Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

---------------------------


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

“ XUẤT KHẨU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI”


Sinh viên thực hiện Lớp

Khoa

Giáo viên hướng dẫn

: Trịnh Ngọc Hân

: Anh 14 - K44D

: KT&KDQT

: Ths. Vũ Huyền Phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 1


Hà Nội - 2009



1

MỤC LỤC


Danh mục bảng

Danh mục hình vẽ biểu đồ

Lời mở đầu

Chương I Một số vấn đề về xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu 1

I. Các khái niệm xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu 1

1. Khái niệm xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu 1

1.1. Khái niệm xuất khẩu và cơ cấu xuất khẩu 1

1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu 3

2. Vai trò của xuất khẩu đối với Việt Nam 4

2.1. Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ 4

2.2. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước (CNH - HĐH) 4

2.3. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển 5

2.4. Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho xã hội và đời sống nhân dân 6

2.5. Xuất khẩu là cơ sở để thực hiện phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại của nước ta 7

3. Các lý thuyết liên quan đến chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu 7

3.1. Lý thuyết Heckscher - Ohlin 7

3.2. Lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế R.Vernon 9

3.3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia 12

II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam 17

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu ở Việt Nam 22

1. ảnh hưởng của tự do hoá thưong mại đến hoạt động xuất khẩu ở 22

Việt Nam 22

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu 23

2.1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá tình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu 23

2.2. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quá tình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu 24

Chương II Tình hình xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu 28

của Việt Nam trong thời gian qua 28

I. Tổng quan về tình hình xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua 28

1. Xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006 28

II. Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006 37

1. .............................................................. Nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu

..................................................................................................................... 38

2. Nhóm hàng nông lâm thuỷ sản 40

3. Nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ 45

III. Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn sau khi gia nhập WTO 49

1. Nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu 51

2. Nhóm hàng nông lâm thuỷ sản 52

3. Nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ 59

IV. Đánh giá chung về cơ cấu xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 - 2008 64

1. Những kết quả đạt được 64

2. Những hạn chế còn tồn tại 67

Chương III Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới 71

I. Dự báo chuyển dịch cơ cáu xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới 71

1. Dự báo nền kinh tế thế giới đến năm 2020 71

2. Tác động của kinh tế thế giới tới chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam

..................................................................................................................... 74

3.1. Đối với nhóm nguyên liệu và khoáng sản 76

3.2. Nhóm hàng nông lâm thuỷ sản 77

3.3. Nhóm hàng công nhiệp và thủ công mỹ nghệ 80

II. Đề xuất đối với Nhà nước 84

1. Giải pháp đổi mới cơ chế hoạt động xuất khẩu 84

2. Các giải pháp phát triển khoa học công nghệ 85

3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 87

4. Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu 88

5. Thu hút vốn đầu tư cho quá trình đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu. 90

5.1. Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào sản xuất phục vụ xuất khẩu. 90

5.2. Tập trung nguồn lực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME- Small and medium enterprises) 91

5.3. Tiếp tục thực thi chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. 92

5.4. Thu hút vốn đầu tư trong dân. 92

III. Giải pháp đối với doanh nghiệp 93

1. Thay đổi quan điểm, chiến lược kinh doanh trong thời kì hội nhập 93

2. Đầu tư vào khoa học công nghệ, hoạt động nghiên cứu (R&D) và nguồn nhân lực 94

3. Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu 95

3.1. Đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại sản phẩm. 96

3.2. Hàng hoá sản xuất ra phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo vệ sinh an toàn. 97

4. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến xuất khẩu ... 98

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Kim ngạch và tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam 26

Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam thời kì 2001 – 2006 28

Bảng 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006 29

Bảng 4: Cơ cấu xuất khẩu phân theo thành phần kinh tế tham gia

xuất khẩu 30


Bảng 5: Xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008

31


Bảng 6: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2007

32

Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001 – 2006 38

Bảng 8: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhóm nông lâm thuỷ sản 40

Bảng 9: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2001 – 2006 45

Bảng 10: Tình hình nhập siêu của Vịêt Nam giai đoạn 2001 – 2007 68

DANH MỤC HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ


Hình 1: Vòng đời sản phẩm và thương mại quốc tế 11


Hình 2: Xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia: Viên kim cương Porter 12


Hình 3: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 33


Hình 4: Diễn biến xuất khẩu cao su từ năm 1999 đến năm 2006 42


Hình 5: Lượng xuất khẩu cà phê từ năm 2000 đến năm 2006 43

LỜI MỞ ĐẦU


Khi nói về cơ cấu kinh tế quốc dân, Nghị quyết 6 của Ban chấp hành Trung ương khoá V đã nhận định: “bằng một cơ cấu kinh tế hợp lý và một cơ chế quản lý thích hợp chúng ta sẽ có khả năng tạo ra một chuyển biến mạnh trong đời sống kinh tế - xã hội”. Đối với ngoại thương cũng vậy, việc thay đổi cơ chế quản lý mà không đi đôi với việc xác định một chính sách cơ cấu đúng đắn sẽ không thể phát triển ngoại thương được nhanh chóng và có hiệu quả.

Trong những năm 80, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách và biện pháp quan trọng để tăng cường công tác xuất khẩu nhằm đáp ứng nhập khẩu. Song những chính sách và biện pháp đó còn mang tính chất chắp vá và bị động, chỉ chú ý nhiều đến vấn đề đổi mới cơ chế nhưng chưa giúp xác định được cơ cấu xuất khẩu (và nhập khẩu) lâu dài và thích ứng. Do đó, trong việc tổ chức sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ cho xuất khẩu còn nhiều lúng túng và bị động. Việc xác định đúng cơ cấu xuất khẩu sẽ có rất nhiều tác dụng tích cực đối với xuất khẩu và nền kinh tế. Nó giúp chúng ta định hướng rõ cho việc đầu tư sản xuất hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu tạo nên những mặt hàng chủ lực xuất khẩu có giá trị cao và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đồng thời giúp định hướng rõ việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật cải tiến sản xuất hàng xuất khẩu. Trong điều kiện thế giới ngày nay khoa học - kỹ thuật ngày càng trở thành một yếu tố sản xuất trực tiếp, không tạo ra được những sản phẩm có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao sẽ khó cạnh tranh trong xuất khẩu. Hơn nữa, xác định được cơ cấu xuất khẩu đúng còn cho phép chuẩn bị thị trường trước để thực hiện cơ cấu. Trước đây, trong điều kiện cơ cấu xuất khẩu được hình thành trên cơ sở “năng nhặt chặt bị” rất bị động trong khâu chuẩn bị thị trường tiêu thụ. Vì vậy, có nhiều lúc có hàng không biết xuất khẩu đi đâu, rất khó điều hoà giữa sản xuất và tiêu thụ. Điều này cũng tạo cơ sở để hoạch định các chính sách phục vụ và khuyến khích xuất khẩu đúng địa chỉ, đúng mặt hàng và đúng mức độ. Qua đó có thể khai thác các thế mạnh xuất khẩu của đất nước.

Đối với nước ta từ trước đến nay cơ cấu xuất khẩu nói chung còn manh mún và bị động. Hàng xuất khẩu chủ yếu còn là những sản phẩm thô, hàng sơ chế hoặc những hàng hoá truyền thống như nông sản, lâm sản, thuỷ sản, hàng

thủ công mỹ nghệ và một số khoáng sản. Với cơ cấu xuất khẩu như vậy, chúng ta không thể xây dựng một chiến lược xuất khẩu hiện thực và có hiệu quả.

Từ những thực tiễn khách quan trên đây, một yêu cầu cấp bách được đặt ra là phải đổi mới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như thế nào, làm thế nào để thay đổi có cơ sở khoa học, có tính khả thi và đặc biệt là phải dịch chuyển nhanh trong điều kiện tự do hoá thương mại ngày nay.

Với lý do trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới” nhằm đưa ra những lý luận cơ bản về xuất khẩu và cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, khảo sát thực trạng và đề ra các giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới.

Đề tài này kết cấu gồm 3 chương:

- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu.

- Chương 2: Tình hình xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.

- Chương 3: Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới.

Đây là một đề tài có nội dung phong phú và phức tạp nhưng trong điều kiện hạn chế về thời gian cũng như giới hạn về lượng kiến thức, kinh nghiệm thực tế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý kiến của các thầy cô cùng các bạn.

Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã tận tình dạy dỗ em trong thời gian qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, Thạc Sỹ Vũ Huyền Phương. Cô đã giúp đỡ em rất nhiều, chỉ bảo tận tình và cung cấp tài liệu giúp em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

CHƯƠNG I‌‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XUẤT KHẨU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU


I. Các khái niệm xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu

1. Khái niệm xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu

1.1. Khái niệm xuất khẩu và cơ cấu xuất khẩu

Xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Trong lí luận thương mại quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài (wikipedia). Có thể hiểu xuất khẩu là quá trình hàng hoá được sản xuất ở trong nước nhưng tiêu thụ ở nước ngoài. Xuất khẩu thể hiện nhu cầu về hàng hoá của các quốc gia khác đối với quốc gia chủ thể. Xuất khẩu còn chỉ ra những lĩnh vực có thể chuyên môn hoá được, những công nghệ và tư liệu sản xuất trong nước còn thiếu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đạt được chất lượng quốc tế. Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo qui định của pháp luật (theo điều 28, mục 1, chương 2 luật Thương mại Việt Nam 2005).

Cơ cấu hàng xuất khẩu là tổng thể các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối liên hệ hữu cơ tương đối hợp thành. Cơ cấu xuất khẩu là quá trình sáng tạo ra của cải vật chất và dịch vụ của một nền kinh tế thương mại tương ứng với một mức độ và trình độ nhất định khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Nền kinh tế như thế nào thì cơ cấu xuất khẩu như thế và ngược lại. Hiểu một cách đầy đủ, cơ cấu hàng xuất khẩu là tổng thể các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối liên hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành [11]. Cơ cấu hàng xuất khẩu được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:

Theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương SITC

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2022