Danh mục hàng hoá thương mại quốc tế tiêu chuẩn (Standard International Trade Clasification) là bảng danh mục phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu dựa trên các công đoạn sản xuất của hàng hoá do Uỷ Ban Thống Kê Liên hợp quốc ban hành. Bản sửa đổi lần thứ 3 năm 1986 của danh mục này chia hàng hoá xuất khẩu thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Hàng thô hoặc mới sơ chế (Primary products), gồm 5 nhóm:
- Lương thực, thực phẩm và động vật sống
- Đồ uống và thuốc lá
- Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu
- Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan
- Dầu, mỡ, chất béo, sáp động thực vật
Nhóm 2: Hàng chế biến hoặc đã tinh chế (manufactured products), gồm 4 nhóm:
- Hoá chất và sản phẩm liên quan
- Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu
Có thể bạn quan tâm!
- Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 1
- Xác Định Lợi Thế Cạnh Tranh Quốc Gia: Viên Kim Cương Porter
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chuyển Dịch Cơ Cấu Xuất Khẩu Ở Việt Nam
- Tổng Quan Về Tình Hình Xuất Khẩu Việt Nam Trong Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
- Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng
- Hàng chế biến khác
Nhóm 3: Hàng không thuộc các nhóm trên
Theo nhóm hàng:
Trong niên giám thống kê của Việt Nam, cơ cấu hàng xuất khẩu được chia thành 3 nhóm hàng dựa trên cơ cấu ngành kinh tế:
- Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
- Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
- Hàng nông - lâm - thuỷ sản
Theo hàm lượng chế biến của sản phẩm
Đây là cách phân loại được đưa ra trong chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Theo đó hàng xuất khẩu được phân chia thành 4 nhóm:
- Khoáng sản
- Nông - lâm - thuỷ - sản
- Hàng chế biến chính
- Hàng chế biến cao
Theo tầm quan trọng của mặt hàng xuất khẩu [11]
Bao gồm 3 nhóm hàng:
- Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong tổng kim ngạch xuất khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi.
- Nhóm mặt hàng xuất khẩu quan trọng là hàng chiếm tỉ trọng không lớn trong kim ngạch xuất khẩu nhưng đối với từng thị trường, từng địa phương lại có vị trí quan trọng.
- Nhóm mặt hàng xuất khẩu thứ yếu gồm nhiều loại, kim ngạch của những loại này thường nhỏ.
Trong phạm vi nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp sẽ đề cập đến cơ cấu hàng xuất khẩu dựa theo tiêu chí nhóm ngành hàng bao gồm: nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu, nhóm hàng nông lâm thuỷ sản, nhóm hàng công nghiệp và thủ công mĩ nghệ. Đây là cách phân loại thường thấy trong báo cáo thường niên của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).
1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu
Cơ cấu xuất khẩu là một yếu tố động, mà sự biến động của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực sản xuất trong nước, nhu cầu của thị trường thế giới ...và trên hết là chính sách ngoại thương của các quốc gia. Muốn xuất khẩu thành công các quốc gia phải biết nắm bắt những điều kiện bên ngoài và phát huy nội lực có sẵn từ bên trong để xây dung được một cơ cấu xuất khẩu hợp lí. Do các yếu tố bên ngoài, mà đặc biệt là thị trường thế giới luôn luôn thay đổi, và chính sách ngoại thương của mỗi quốc gia cũng được thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế nên cơ cấu hàng xuất khẩu cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với xu thế và nhu cầu của thị trường. Đây có thể hiểu là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu là sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu từ trạng thái này sang trạng thái khác nhằm đạt đến một cơ cấu xuất khẩu tối ưu hơn, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế [11].
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu chính là sự thay đổi tỉ trọng các nhóm hàng, các mặt hàng trong tổng nhóm hàng để đáp ứng nhu cầu quốc tế. Để xác định được tỉ trọng này, chúng ta cần đề ra được phương hướng cụ thể,
những chính sách, biện pháp đẩy mạnh những mặt hàng chủ lực, những mặt hàng quan trọng.
Trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, Nhà nước giữ vai trò quan trọng đó là xác định đường lối, phương hướng cho xuất khẩu nói chung và cơ cấu xuất khẩu nói riêng, để có biện pháp phù hợp với mỗi giai đoan phát triển của đất nước đồng thời bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới.
2. Vai trò của xuất khẩu đối với Việt Nam
2.1. Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ
Trong các nguồn thu ngoại tệ cho Ngân sách quốc gia có các nguồn thu chính sau:
- Xuất khẩu hàng hoá - dịch vụ
- Đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp
- Vay nợ của chính phủ và tư nhân
- Kiều bào từ nước ngoài gửi về
- Các khoản viện trợ
Tuy nhiên, khoản thu từ xuất khẩu hàng hoá là tích cực nhất đối với quốc gia vì xuất khẩu không gây ra nợ nước ngoài như các khoản vay của Chính phủ và tư nhân, Chính phủ không bị rằng buộc vào những yêu sách của nước khác như nguồn tài trợ từ bên ngoài, phần lớn ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu thuộc về các nhà sản xuất trong nước được tái đầu tư để phát triển sản xuất, không bị chuyển ra nước ngoài như nguồn đầu tư từ nước ngoài, qua đó cho phép nền kinh tế tăng trưởng chủ động, đỡ bị lệ thuộc vào bên ngoài.
Do đó, đối với bất kì quốc gia nào, để tránh tình trạng nợ nước ngoài, giảm thâm hụt cán cân thanh toán, con đường tốt nhất là đẩy mạnh xuất khẩu. Nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu sẽ làm tăng tổng cung ngoại tệ của đất nước, góp phần ổn định tỉ giá hối đoái, ổn định kinh tế vĩ mô.
2.2. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước (CNH - HĐH)
Sự tăng trưởng của mỗi quốc gia đều đòi hỏi có các điều kiện về nhân lực, tài nguyên, vốn, kĩ thuật. Song không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện trên, trong thời gian hiện nay, các nước đang phát triển đều
thiếu vốn, kĩ thuật lại thừa lao động. Mặt khác, trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH), để thực hiện tốt quá trình này đòi hỏi nền kinh tế phải có đủ cơ sở vật chất để tạo đà phát triển. Để khắc phục tình trạng này các quốc gia phải nhập khẩu máy móc, thiết bị, kĩ thuật tiên tiến.
Hơn nữa, xu thế tiêu dùng trên thế giới ngày nay càng ngày càng coi trọng chất lượng sản phẩm. Để nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, doanh nghiệp buộc phải đầu tư để nâng cao công nghệ của mình - đây là một vấn đề cấp bách đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, xu hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ cũng đang ngày càng phát triển và các nước phát triển muốn chuyển giao công nghệ của họ sang các nước đang phát triển. Hai nhân tố trên có tác động rất quan trọng đến quá trình chuyển giao công nghệ và nâng cao trình độ quốc gia. Tuy nhiên, yếu tố vô cùng quan trọng để quá trình chuyển giao công nghệ có thể diễn ra được đó là cần phải có nguồn ngoại tệ. Xuất khẩu đã phần nào đem lại nguồn thu ngoại tệ và giải quyết vấn đề này. Hoạt động xuất khẩu đã mang về ngoại tệ và từ đó các doang nghiệp có tiền để mua công nghệ sản xuất tiến bộ phục vụ sản xuất trong nước.
2.3. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
Khi xuất khẩu phát triển thì sự phát triển của những ngành sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu tạo ra nhu cầu đối với các ngành sản xuất đầu vào như: điện, nước, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… Các nhà đầu tư sẽ đầu tư mở rộng sản xuất đáp ứng các nhu cầu này, tạo sự phát triển cho công nghiệp nặng. Hơn nữa, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đang thay đổi hết sức mạnh mẽ. Do đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và tất yếu đối với chúng ta.
Ngày nay, trong xu thế mới, chúng ta phải coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất. Điều này có ý nghĩa tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tác động đến sản xuất thể hiện ở những mặt sau:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho những ngành khác phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi ngành dệt may xuất khẩu phát triển sẽ giúp cho các ngành nguyên liệu được phát triển như bông, sợi, thuốc nhuộm…
- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp sản xuất phát triển ổn định.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu tạo ra tiền đề kinh tế - kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này cho thấy, xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kĩ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam. Từ đó, nền sản xuất trong nước được đổi mới, trình độ công nghệ cao hơn phù hợp xu thế phát triển.
- Qua quá trình xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam sẽ chính thức tham gia vào cuộc cạnh tranh về chất lượng, giá cả. Cuộc cạnh tranh này buộc các doanh nghiệp phải đổi mới, phát triển để thích nghi và theo kịp các nước trên thế giới.
Xuất khẩu cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải dần hoàn thiện sản xuất, kinh doanh, xúc tiến mở rộng thị trường.
2.4. Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho xã hội và đời sống nhân dân
Theo tính toán của các nhà kinh tế, nếu đẩy mạnh xuất khẩu, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu thì sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Giải quyết việc làm là một vấn đề hết sức cần thiết, đặc biệt đối với một nước đông dân và lại là dân số trẻ như Việt Nam. Người lao động có việc làm ổn định không chỉ thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn ổn định chính trị, nâng cao đời sống người dân.
Tác động của xuất khẩu đến việc làm và đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu đang trực tiếp là nơi thu hút hàng triệu lao động và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Quan trọng hơn cả là xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm cho cả qui mô và tốc độ của sản xuất tăng lên , các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao và đời sống nhân dân được cải thiện.
2.5. Xuất khẩu là cơ sở để thực hiện phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại của nước ta
Xuất khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại có quan hệ qua lại với nhau. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế. Sau đó, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu. Xuất khẩu góp phần thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại nước ta thông qua:
- Phát triển khối lượng hàng xuất khẩu ngày càng lớn ra thị trường thế giới, nhất là những sản phẩm chủ lực, những sản phẩm mũi nhọn.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu sang những nước mới.
- Thông qua xuất khẩu, tranh thủ khai thác tiềm năng của đối tác.
Nói tóm lại, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước.
3. Các lý thuyết liên quan đến chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu
3.1. Lý thuyết Heckscher - Ohlin
Lý thuyết này được hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển là Eli Heckscher và Bertil Ohlin đưa ra vào những năm đầu thế kỉ 20. Nếu như David Ricacdo nhấn mạnh rằng có lợi thế tương đối là do sự khác biệt về năng suất, và đặc biệt sự khác biệt về năng suất lao động chính là nền tảng của lợi thế tương đối thì lý thuyết H-O thì lại cho rằng lợi thế tương đối xuất phát từ sự khác nhau của các yếu tố sản xuất. Đó chính là các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất: đất đai, lao động và tư bản. Do mức độ sẵn có của các yếu tố này ở các quốc gia là khác nhau nên điều này tạo ra sự khác biệt trong chi phí sản xuất. Lý thuyết H-O được xây dựng trên hai khái niệm cơ bản là hàm lượng các yếu tố và mức độ dồi dào các yếu tố [9]. Một quốc
gia được coi là dồi dào tương đối về lao động (hay về vốn) nếu tỷ lệ giữa lượng lao động (hay lượng vốn) của quốc gia đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng của các quốc gia khác. Chẳng hạn, quốc gia A được coi là dồi dào tương đối về lao động so với quốc gia B nếu LA/KA > LB/KB. Trong đó LA, LB là lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm tại hai quốc gia A và B; KA, KB lần lượt là lượng vốn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm tại 2 quốc gia A và B.
Lý thuyết H - O phát biểu rằng một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối các yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia đó và ngược lại, nhập khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng các yếu tố sản xuất khan hiếm trong nước [9]. Như vậy chúng ta có thể hiểu nội dung cơ bản của học thuyết này như sau: một nước có nguồn cung tài nguyên nào đó lớn hơn tương đối so với nguồn của các tài nguyên khác thì được xem là phong phú về tài nguyên đó và sẽ có xu hướng sản xuất các hàng hoá sử dung các tài nguyên phong phú đó nhiều hơn. Nói một cách khác, các nước có xu hướng xuất khẩu hàng hoá có hàm lượng các yếu tố mà trong nước có nguồn cung cấp dồi dào. Các yếu tố sản xuất càng dồi dào thì chi phí sản xuất càng thấp. Theo như lý thuyết này, những nước giàu tài nguyên thiên nhiên sẽ tập trung xuất khẩu chúng trên thị trường thế giới, những nước có nguồn nhân công lớn và tương đối rẻ sẽ tập trung phát triển những mặt hàng chế biến sử dụng nhiều sức lao động [9].
Các nước đang phát triển như Việt Nam thường dồi dào về lao động, trong khi đó các nước phát triển thường dồi dào về vốn. Do đó, thời gian qua nước ta tập trung cho những mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động như dệt may, giày dép, nông sản là hoàn toàn hợp lí với lý thuyết này. Tuy nhiên, trên thị trường thế giới hiện nay, lợi thế sản xuất những mặt hàng cần nhiều sức lao động đang dần giảm đi và vai trò của vốn trong sản xuất ngày càng tăng lên. Nếu vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu xuất khẩu như trước kia thì Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong xuất khẩu thời gian tới. Nhưng nếu chúng ta biết thay đổi và tận dụng được những lợi thế mới về vốn thì chúng ta sẽ hình thành được những lợi thế quốc gia mới.
3.2. Lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế R.Vernon
Lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế được Raymond Vernon đưa ra vào giữa thập kỉ 60. Lý thuyết này cho rằng các phát minh có thể ra đời ở các nước giàu, nhưng điều đó không có nghĩa là quá trình sản xuất sẽ chỉ được thực hiện ở các nước đó mà thôi [9].
Lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế nghiên cứu về những sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường thế giới. Mỗi một sản phẩm sẽ trải qua 5 pha:
- Pha 0: Đổi mới trong nước: Trong giai đoạn này sản phẩm được tiêu thụ tại nước khởi xướng sản phẩm. Khi sản phẩm mới được giới thiệu, việc sản xuất và tiêu thụ còn mang tính chưa chắc chắn và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp nhân công lành nghề và khoảng cách gần gũi với thị truờng, lúc đó sản phẩm sẽ được sản xuất với chi phí cao, cạnh tranh chỉ diễn ra giữa các công ty ở nước khởi xướng sản phẩm. Chẳng hạn, rất nhiều các sản phẩm mới của thế giới do các công ty Mỹ và trước hết được bán ở thị trường Mỹ (ví dụ: máy quay phim, máy photocopy, máy tính cá nhân...). Theo Vernon sự giàu có của thị trường Mỹ cùng với trình độ công nghệ cao khiến cho ngành công nghiệp của Mỹ phát triển vượt bậc và sáng tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng mới.
- Pha 1: Đổi mới ngoài nước: Trong pha này, hàng hoá thâm nhập thị trường quốc tế thông qua con đường xuất khẩu. Theo thời gian, nhu cầu về các sản phẩm mới này ngày một tăng lên ở các quốc gia có điều kiện thuận lợi khác (chẳng hạn như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản). Thị trường giờ đây bao gồm cả nước khởi xướng sản phẩm và các nước phát triển khác. Cạnh tranh diễn ra chủ yếu giữa các công ty xuất khẩu của nước khởi xướng.
- Pha 2: Tăng trưởng và chín muồi: Trong pha này, xuất khẩu của nước khởi xướng sản phẩm tăng nhanh và đạt mức cao nhất. Công nghệ sản xuất dần dần trở nên chuẩn hoá và phát triển rộng rãi. Sản phẩm bắt đầu được sản xuất ở các nước phát triển khác. Thị trường là những nước phát triển và một số nước đang phát triển, chủ yếu là những nước công nghiệp mới NICs. Thị trường tiêu thụ mở rộng tạo điều kiện cho việc tổ chức sản xuất trên quy mô lớn với chi phí thấp. Chi