Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 2


TÓM TẤT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Đảng và Nhà nước đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16-01-2017 của Bộ Chính trị về phát triển ngành du lịch thành mũi nhọn, trong văn bản có nhận định “ Sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam” và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 với mục tiêu “Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững”. Du lịch Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh được thế giới biết đến nhưng ngành xuất khẩu dịch vụ du lịch còn non trẻ và còn nhiều hạn chế cản trở sự phát triển của ngành. Để có thể phát huy hết những điểm mạnh đang có, ngành dịch vụ du lịch Việt Nam cần có cái nhìn tổng thể, học hỏi các nước phát triển để đưa ra phương hướng phát triển phù hợp và có những thay đổi theo chiều hướng tích cực để phát triển bền vững và là ngành kinh tế mũi nhọn.

Luận văn gồm 03 chương đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề cơ bản liên quan đến XKDV du lịch của một số nước phát triển, với những kết quả đã đạt được như sau:

Thứ nhất, cung cấp các khái niệm cơ bản về dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ du lịch.

Thứ hai, khái quát tiềm năng của ngành du lịch Việt Nam, thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch của Việt Nam và đánh giá tổng quan về hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch tại Việt Nam.

Thứ ba, đưa ra được mục tiêu, định hướng phát triển cho ngành du lịch Việt Nam, từ đó luận văn đề xuất nhóm các giải pháp phát triển cho XKDV du lịch Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025.

Với những kết quả nghiên cứu và sự tổng hợp tài liệu tham khảo, hi vọng luận văn giúp người đọc có cái nhìn tổng quan và chi tiết về xuất khẩu dịch vụ du lịch tại Việt Nam trong thời gian vừa qua.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.


1. Tính cấp thiết của đề tài‌

Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 2

LỜI NÓI ĐẦU


Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam là thành viên của WTO và đã thực hiện các cam kết với tổ chức thương mại lớn nhất trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều sự thay đổi đáng kể. Thương mại dịch vụ nói chung và dịch vụ du lịch đã và đang chứng tỏ là hoạt động kinh tế đầy tiềm năng, ngày giữ một vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội đặc biệt là kinh tế. XKDV hiện nay đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho phần lớn lao động của các quốc gia này.

Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những có nhu cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thoả mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi trọng phát triển du lịch. Ở Việt Nam, du lịch được coi là xu hướng tất yếu, là đầu tàu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mang về một nguồn thu không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam

Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “công nghiệp không có ống khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Đảng và Nhà nước đã nhận định phát triển ngành du lịch thành mũi nhọn. Việc nghiên cứu về du lịch là cấp thiết và đưa ra được cái nhìn tổng quát về ngành du lịch trong gia đoạn hiện tại. Từ đó, Việt Nam mới đạt thêm được thành tựu, phát huy những điểm mạnh vốn có và hạn chế những tồn tại, đưa du lịch phát triển đúng hướng với tiềm năng, hội nhập.

Dịch vụ du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và XKDV du lịch là hướng đi mới giúp Việt Nam cải thiện và tăng trưởng xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong khu vực và trên thế giới, cân bằng cán cân thương mại. Vì vậy, là học viên chuyên ngành kinh tế với mong muốn đóng góp kiến thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dịch vụ nói riêng, người viết đã lựa chọn đề tài: “Xuất khẩu dịch vụ du lịch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”


2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Xuất khẩu dịch vụ du lịch là một lĩnh vực kinh tế xã hội rất phổ biến trên thế giới và có xu hướng phát triển nhanh. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và có những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử - văn hóa. Do vậy, tài liệu và sách báo tham khảo cũng đã có đề cập về nội dung này.

- Thị trường dịch vụ du lịch thế giới và hoạt đông xuất khẩu dịch vụ dịch của Việt Nam – Đỗ Lan Hương, 2014 đã đưa ra tổng quan về thị trường xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam.

- Сáс tài liệu về dịсh vụ và xuất khẩu dịсh vụ сủа WTО, UNDР và сáс tổ сhứс kháс. Сáс bài nghiên сứu này tậр trung đưа rа vаi trò сủа xuất khẩu dịсh vụ, trоng đó сó сả xuất khẩu dịсh vụ du lịсh tới nền kinh tế сủа một quốс giа, nhằm рhụс vụ сhо mụс tiêu рhân tíсh và рhát triển kinh tế.

Ngoài ra, còn một số luận án nghiên cứu, phân tích về ngành du lịch ở những khía cạnh khác nhau:

- Luận văn “Xuất khẩu dịсh vụ du lịсh сủа một số quốс giа trên thế giới và bài họс kinh nghiệm сhо Việt Nаm” сủа Hоàng Thаnh Hằng (2018) đã đưа rа сái nhìn khái quát về xuất khẩu dịсh vụ du lịсh сủа một số quốс giа nổi bật như Mỹ, Singаpоrе và Thái Lаn để từ đó rút rа bài họс kinh nghiệm сhо Việt Nаm. Luận án đã phân tích khách quan về du lịch Việt Nam và tập trung vào việc đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch Việt Nam

- Luận văn “Một số giải pháp thu hút kháсh du lịсh quốс tế đến Việt Nаm” сủа Đоàn Ngọс Diệp (2013) tổng quаn một số lý luận сơ bản về hоạt động thu hút kháсh du lịсh quốс tế dưới góс độ một quốс giа, đưа rа một bứс trаnh tổng quát về thị trường du lịсh nói сhung và đặс điểm thị trường của Việt Nаm. Từ đó đưа rа kế hоạсh, сhiến lượс xúс tiến du lịсh Việt Nаm đối với kháсh du lịсh nước ngoài.

- Luận án “Hoàn thiện hoạch định chiến lược xúc tiến điểm đến của ngành du lịch Việt Nam” của Nguyễn Văn Đảng - Đại học Thương Mại (2007) hệ thống hóa một số vấn đề lí luận mới về điểm đến du lịch, mô hình điểm đến du lịch. Phân tích và khảo sát thực trạng công tác hoạch định chiến lược và đánh giá hoạch định chiến


lược. Xây dựng mô hình tổng quát hoạch định chiến lược xúc tiến hỗn hợp điểm đến du lịch.

Tuy nhiên theo như nghiên cứu, tác giả chưa thấy có tài liệu nào tập trung nghiên cứu và phân tích về hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch tại Việt Nam giai đoạn 2016- 2020.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đưa ra các thực trạng đang còn tồn tại trong ngành dịch vụ du lịch tại Việt Nam, phân tích và đánh giá cụ thể về xuất khẩu dịch vụ du lịch cũng như sự phát triển của ngành qua các giai đoạn. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các nhân định, các giải pháp cụ thể để nâng cao khả năng xuất khẩu dịch vụ du lịch, tăng thêm sức cạnh tranh của ngành dịch vụ du lịch, đảm bảo vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch của Việt Nam.

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về mặt không gian: luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và đánh giá hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch tại Việt Nam.

- Về mặt thời gian: luận văn nghiên cứu tình hình xuất khẩu dịch vụ du lịch tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 và đề xuất giải pháp cho ngành dịch vụ giai đoạn 2020-2025

- Về mặt nội dung nghiên cứu: luận văn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch như các chính sách, thông tư, nghị quyết, thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch tại Việt Nam

5. Phương pháp nghiên cứu

Trоng quá trình nghiên сứu, luận văn sử dụng сáс рhương рháр nghiên сứu сhủ yếu trоng nghiên сứu kinh tế như рhương рháр duy vật biện сhứng và duy vật lịсh sử, рhương рháр hệ thống, рhương рháр рhân tíсh và tổng hợр


Các phương pháp cụ thể như sau: thu thập số liệu, sử dụng tài liệu, dữ liệu thứ cấp, đồ thị, so sánh, đối chiếu, quy nạp, thống kê.

6. Kết câu của đề tài

Ngoài các phần lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng và hình, danh mục các chữ cái viết tắt, đề tài có kết cấu 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch tại Việt Nam

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch tại Việt Nam

7. Kế hoạch triển khai


Trướс hết, táс giả sẽ thu thậр dữ liệu сáс nghiên сứu định tính, сáс lí thuyết liên quаn đến xuất khẩu dịсh vụ du lịсh của Việt Nam. Bên cạnh đó, với dữ liệu định lượng, táс giả sẽ thu thậр quа nguồn số liệu сủа сáс tổ сhứс trên thế giới như WTО, UNDР сũng như сáс wеbsitе сủа сhính рhủ Việt Nаm như Tổng сụс thống kê, Bộ văn hóа thể thао và du lịсh.

Thông quа sự sо sánh, đối сhiếu сáс dữ liệu tổng hợр đượс, kết hợр với lý thuyết nghiên сứu, táс giả đưа rа сái nhìn tổng quаn nhất về thựс trạng xuất khẩu dịсh vụ du lịch tại Việt Nаm, đồng thời đưа rа сáс khuyến nghị, giải рháр сhо xuất khẩu dịсh vụ du lịсh, tầm nhìn 2020 – 2025.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH

1.1 Cơ sở lý luận chung về dịch vụ và dịch vụ du lịch

1.1.1 Khái niệm dịch vụ

Dịch vụ là những sản phẩm kinh tế gồm công việc dưới dạng lao động thể lực, quản lý, kiến thức, khả năng tổ chức và những kỹ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân và tổ chức.

Theo Philip Kotler: “Dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này có thể cung cấp cho chủ thể kia. Trong đó đối tượng cung cấp nhất định phải mang tính vô hình và không dẫn đến bất kỳ quyền sở hữu một vật nào cả. Còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không cần gắn liền với một sản phẩm vật chất nào”

Theo Luật giá năm 2013 về Dịch vụ: Dịch vụ là hàng hóa mang tính vô hình, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng không hề tách rời nhau, bao gồm những loại dịch vụ trong hệ thống các ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA), dịch vụ là “những hoạt động mang tính vô hình nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng, theo đó dịch vụ không nhất thiết phải sử dụng sản phẩm hữu hình, nhưng trong mọi trường hợp đều không diễn ra quyền sở hữu một vật nào cả.”

Như vậy, các định nghĩa trên đều cho thấy các tính chất sau của dịch vụ:


- Dịch vụ mang tính vô hình.

- Là một hoạt động trao đổi giữa người cung cấp và người tiếp nhận dịch vụ và cuối cùng không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả.

- Dịch vụ không nhất thiết phải sử dụng sản phẩm hữu hình/ vật chất.


Theo OECD (2000), định nghĩa về dịch vụ tập trung hơn vào giá trị gia tăng mà dịch vụ mang lại, theo đó, dịch vụ là “một tập hợp nhiều hoạt động kinh tế không trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất hàng hóa, khai mỏ hay nông nghiệp. Dịch vụ bao gồm việc cung cấp cho con người những giá trị tăng thêm bằng sức lao động, lời khuyên, kỹ năng quản lý, giải trí, đào tạo, trung gian môi giới....” Như vậy, dịch vụ được coi là một trong ba ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân, bên cạnh nông nghiệp (bao gồm


nông - lâm - ngư nghiệp) và công nghiệp, và có thể tạo ra cho con người giá trị dưới rất nhiều hình thức khác nhau.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động cung ứng dịch vụ rất đa dạng và phong phú, là hoạt động tạo ra những sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người trong sản xuất và đời sống. Đó có thể là những dịch vụ tiêu dùng như ăn uống, máy móc gia dụng, sửa chữa nhà cửa hay các dịch vụ công cộng như cung ứng điện, nước và vệ sinh đô thị cũng có thể là những dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh như ngân hàng, vận tải, bảo hiểm.

Bản chất của dịch vụ là quá trình vận hành các hoạt động, hành vi dựa vào các yếu tố vô hình nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Nó diễn ra theo một trình tự nhất định bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước khác nhau và mỗi giai đoạn đôi khi sẽ có thêm nhiều dịch vụ phụ, dịch vụ cộng thêm. Dịch vụ đều gắn với mục tiêu là mang lại giá trị nào đó cho người tiêu dùng là những tiện ích, giá trị và giá trị gia tăng mà khách hàng nhận được sau khi sử dụng dịch vụ.

1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ

Dịch vụ có đặc điểm đặc trưng để phân biệt với hàng hóa hữu hình. Những đặc điểm của dịch vụ bao gồm:

- Tính vô hình

- Tính không cách rời giữa cung cấp và tiêu dung dịch vụ

- Tính không đồng đều về chất lượng

- Tính không dự trữ được

- Tính không chuyển đổi sở hữu

a) Tính vô hình

Với hàng hóa hữu hình đều được xác định bời hình dạng, màu sắc cụ thể, dịch vụ lại trái ngược hoàn toàn. Nó mang tính vô hình, làm cho các giác quan của khách hàng không thể nhận biết được trước khi mua dịch vụ. Đây là khó khăn lớn khi bán một dịch vụ so với việc bán hàng hóa hữu hình vì khách hàng không thể cảm nhận được chất lượng khi mua, khó lựa chọn được dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ. Dịch vụ cũng khó quảng cáo hơn khi nhà cung cấp có những chiến lược Marketing cụ thể.


Để giúp khách hàng có đủ thông tin hỗ trợ cho quá trình quyết định mua, doanh nghiệp cần cung cấp cho họ đầy đủ các thông tin cần thiết bằng nhiều phương tiện khác nhau: cung cấp trực tiếp qua đội ngũ bán hàng, chăm sóc khách hàng, qua các hội nghị khách hàng, qua điện thoại miễn phí, và gián tiếp qua các ấn phẩm, quảng cáo, qua các trang web của công ty, trên các nền tảng mạng hội.

b) Tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dung dịch vụ

Hàng hoá được sản xuất tập trung tại một nơi, rồi vận chuyển đến nơi có nhu cầu. Khi ra khỏi dây chuyền sản xuất thì hàng hóa đã hoàn chỉnh. Dó đó, nhà sản xuất có thể đạt được tính kinh tế theo quy mô do sản xuất tập trung, hàng loạt, và quản lý chất lượng sản phẩm tập trung. Nhà sản xuất cũng có thể sản xuất khi nào thuận tiện, rồi cất trữ vào kho và đem bán khi có nhu cầu. Do vậy, họ dễ thực hiện cân đối cung cầu. Nhưng quá trình cung cấp và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời. Người cung cấp dịch vụ và khách hàng phải tiếp xúc với nhau để cung cấp và tiêu dùng dịch vụ tại các địa điểm và thời gian phù hợp cho hai bên. Đối với một số các dịch vụ, khách hàng phải có mặt trong suốt quá trình cung cấp.

Tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dung dịch vụ tác động đến khách hàng: Để trải nghiệm và đánh giá chất lượng dịch vụ, khách hàng phải tới địa điểm cung cấp dịch vụ, tự trải nghiệm dịch vụ, chịu ảnh hưởng bởi người cung cấp dịch vụ và môi trường cung cấp dịch vụ.

Tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dung dịch vụ tác động đến doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khó đạt được tính kinh tế quy mô, khó đạt được cân bằng giữa cung và cầu dịch vụ, mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ

Tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dung dịch vụ tác động đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Họ cần sử dụng mạng lưới đại lý để tiếp cận khách hàng, sử dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Ngoài ra, doanh nghiệp phải xây dựng chính sách cho nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, chính sách dành cho khách hàng thân thiết để tạo mối quan hệ gắn bó với khách hàng.

Trong một số trường hợp, khi không cần đến sự tiếp xúc cá nhân, có thể tách biệt giữa cung cấp và tiêu dùng. Khách hàng có thể mang máy điện thoại, xe máy, quần áo

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí