Cách Sử Dụng Từ Ngữ Trong Truyện Ngắn Xuân Diệu

phóng tư tưởng và bộc lộ cái tôi cá nhân, bởi vậy có thể tìm thấy ở mỗi trang viết những trải nghiệm, suy ngẫm và cái tôi rất riêng của ông ta. Nhà văn lấy chính cuộc đời mình làm chất liệu trong sáng tác là chuyện vốn không xa lạ, tuy nhiên tùy thuộc vào mục đích cũng như cách thức thể hiện để độc giả có đọc tác phẩm như là tự truyện của nhà văn hay không. Mục đích của tự truyện là tìm hiểu một con người có thật với lịch sử hình thành nhân cách, còn tiểu thuyết, mặc dù cũng sử dụng nhân vật, cốt truyện đó nhưng được hư cấu hóa, hoặc được cấp cho một lớp vỏ hư cấu.

Theo quy ước của Philippe Lejeune, người kể chuyện trong tự truyện đồng nhất với nhân vật chính và đồng nhất với tác giả. Tuy nhiên, từ đời thực đến cái tác giả kể lại, được viết ra đã là một khoảng cách, bởi vậy sự đồng nhất tác giả - người kể chuyện - nhân vật chính trong tự truyện chỉ là tương đối. Đó chính là những ký ức được lưu giữ về một thời kỳ đã qua từ trải nghiệm một quãng đời của nhà văn. Có thể thấy, yếu tố tự truyện xuất hiện thể hiện nhu cầu được bộc lộ cái tôi, ý thức phản tỉnh và khuynh hướng nhận thức lại thực tại.

Xuân Diệu cũng là một trong những nhà văn có nhu cầu bộc lộ cái tôi và ý thức phản tỉnh một cách rõ nét. Điều đó không có nghĩa là chỉ có một mình ông mới có nhu cầu đó mà các nhà văn lãng mạn cùng thời cũng sử dụng chất liệu là cuộc sống đời thực và phản ánh qua lăng kính chủ quan và tác phẩm của mình.

Trong số các nhà văn lãng mạn thuộc dòng truyện ngắn trữ tình 1930- 1945 chúng ta có thể thấy Xuân Diệu có những nét khá gần gũi với Hồ Dzếnh khi lấy chính “ đời thực, việc thực” để làm chất liệu cho tác phẩm của mình.

Nếu nhà văn của Chân trời cũ đem những hoài niệm của tuổi thơ, của con người mang trong mình hai dòng máu Hoa- Việt, để luôn đau đáu nỗi tư hương qua nhân vật người chị dâu của tôi, em Dìn…thì Xuân Diệu, trong một tiểu luận mang tên Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Xuân Diệu kể: ông là con một tú tài nho nghèo, dạy học, từ nông thôn chuyển dần ra thành phố. Một chi tiết có ý nghĩa quan trọng hơn: ông là con vợ bé. Điều oái

oăm ở đây là lúc này, má ông vẫn ở với bà ngoại, còn Xuân Diệu cũng như người em trai là Tịnh Hà (Ngô Xuân Sanh) thì ở với đại gia đình, tức bố (mà ông gọi là thầy) và vợ cả của bố (mà ông gọi là mẹ). Bên ngoại cách bên nội độ vài cây số; lâu lâu, bà má tội nghiệp mới được phép đến thăm hai cậu con trai, mà cũng chỉ đứng ngoài cửa, chứ không vào nhà; rồi lại lâu lâu, hai cậu con trai lại trốn về thăm má, thăm ngoại, cho đỡ nhớ thương. Hồi ký Tuổi trẻ Xuân Diệu (do Tịnh Hà ghi) và cuốn sách Đi hoang của Tịnh Hà (cả hai chỉ được xuất bản với một số lượng ít ỏi) cho biết: trong khi Xuân Diệu chọn con đường cắn răng cam chịu, ngoan ngoãn sống với thầy mẹ, dồn tất cả tâm sức vào học, vì biết rằng chỉ có học giỏi mình mới nên người, đền đáp xứng đáng công ơn má là người đã rứt ruột đẻ ra mình thì Tịnh Hà uất ức, phẫn nộ, đã phải bỏ cái đại gia đình kia để sống kiếp lang thang. Chính những năm tháng tuổi thơ ấy cùng với những biến cố gắn với người em trai Tịnh Hà mà Xuân Diệu đã kể lại trong truyện Đứa ăn mày. Nỗi niềm của Sơn- nhân vật trong truyện cũng chính là tâm sự và nỗi niềm của một người anh như Xuân Diệu.

“Thằng Miêng cũng chỉ là một con chó hoang hay một con mèo hoang. Sơn biết thế rõ lắm. Mỗi lần thấy dáng bộ thất thơ không cửa không nhà của một con mèo hay con chó, Sơn lại thương thằng Miêng, đứa em xấu số, bị nhà bỏ, và cũng bỏ nhà, đi hoang. Truyện dài lắm. Dài lắm lắm. Sơn không dám nhớ lại. Những sự khổ xúc xích với nhau thành một cái vòng luẩn quẩn, sờ đến khâu này, tức nhiên động tới khâu kia. Chỉ biết rằng bọn chó mèo hoang làm cho Sơn đớn đau: chúng động tới những hình ảnh tồi tàn, thất thiểu của thằng Miêng, những kỷ niệm mà Sơn gắng đẩy vào một chỗ vắng vẻ, quên lãng nhất của lòng mình.”(Đứa ăn mày ).

Ở một nét nào đó trong Chó mèo hoang, chúng ta thấy bóng dáng hình ảnh em trai Tịnh Hà được Xuân Diệu khắc họa qua nhân vật thằng Được:

“ Đã mấy lần, Sơn nghe thằng Được cau có. Bởi vì mèo ăn hết cơm, hết cá, hết phần của nó đi. Nó ăn sau nên nhà trên ăn còn thừa món gì, thì mèo đã hưởng trước nó, đến lúc nó bưng xuống thì bao nhiêu đĩa đã sạch bong” (Mèo hoang)

Cái tình cảnh của thằng Được trong phận tôi đòi, đứa ở trong truyện có nét giống với những gì mà Hữu Nhuận đã kể lại về Tịnh Hà: “Ở nhà mẹ lớn, Tịnh Hà trở thành một thứ đứa ở, ăn mặc thiếu rách và luôn luôn được “dạy dỗ” bằng nhiều hình phạt nặng nề…”[42,30].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Bạn đọc nào đã cầm trên tay tập truyện Phấn thông vàng thì không thể bỏ qua được truyện Cái hỏa lò. Đây có thể coi là một trong những truyện chứa nhiều yếu tố tự sự cũng như có cốt truyện tương đối rõ ràng mang nhiều yếu tố tự truyện về chính tuổi thơ của Xuân Diệu:

“Mẹ của Siêu, Siêu gọi bằng má. Má Siêu xa thầy Siêu, về bên ngoại ở, Siêu con cá nhỏ giữa hai dòng nước, được về với má trong ít lâu…Khi lên sáu, không biết trời dun dủi thế nào, tôi được rời nhà thầy tôi trong hai tháng, về ở với má tôi, tại nhà bà ngoại.” ( Cái hỏa lò ).

Xuân Diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 - 1945 - 13

Như đã nói ở trên, Xuân Diệu - vì là con phận lẽ, nên được thầy đưa về sống với mẹ cả. Thỉnh thoảng, Xuân Diệu mới được về ở với mẹ đẻ của mình. Vì thế ngay trong truyện, Xuân Diệu cũng đã nói rõ cho người đọc biết cái tình cảnh ấy “ không biết trời dun dủi thế nào, tôi được…về ở với má tôi, tại nhà bà ngoại”.

Và có lẽ cái tình cảnh, lấy chồng nhưng lại không ở với chồng, phải về sống nhờ mẹ (bà ngoại Xuân Diệu) cũng được cảm nhận qua tâm hồn nhạy cảm của cậu bé Siêu trong truyện- hay chính là hóa thân tự truyện của nhà văn về tuổi thơ của mình:

“ Tôi bỗng nghe trong bếp có tiếng kình nhau. Chị Bốn tôi với má tôi chứ còn ai. Chị Bốn là cháu ngoại cũng như tôi, song chị là của bà, hầu hạ bà từ nhỏ đến lớn; má tôi là con, song không thiết bằng. Má đã lấy thầy tôi, xuất giá sao chẳng tòng phu ? Má phải nể chị. Song má không né. Ấy thế mới bất hòa. Cách suy nghĩ này thuộc về ngày nay, tôi đã lớn, nhớ lại chuyện xưa, xét đoán lại…”(Cái hỏa lò).

Việc má về ở nhà bà nhưng lại không ăn chung cơm thịt, cơm cá với bà và Siêu mà lại ở dưới bếp “ăn riêng” chút cơm với muối vừng mặn chát hay chuyện má của Siêu gây hấn với chị Bốn vì tranh dùng chung chiếc hỏa lò

được cậu bé cảm nhận: “chắc má ức, má ghen, má xẳng xớm trong lòng, vì thấy má rời nhà cửa rồi, không còn chặt chẽ bằng một người cháu ngoại” (Cái hỏa lò). Tất cả nội dung, tất cả những chi tiết trong câu chuyện đều khiến người đọc xúc động về một tuổi thơ với thân phận con lẽ mọn của Xuân Diệu. Gắn với đó là những kí ức tuổi thơ của một đứa bé giàu tình cảm - một trái tim giàu tình thương, tình yêu của Xuân Diệu.

3.3 Ngôn ngữ

3.3.1 Khái niệm ngôn ngữ

“ Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm; nó cũng là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm…”[22,148]. M.Gorki cũng từng

nói “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn hoc

". Vì trong tác phẩm văn hoc,

ngôn ngữ văn hoc

là môt

trong những yếu tố quan tron

g nhất thể hiên

cá tính

sáng tạo, phong cách và tài năng nghê ̣thuâṭ của nhà văn.

Ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ là một mã phức tạp được cấu tạo nên từ hệ thống tín hiệu thứ nhất - ngôn ngữ tự nhiên. Khi tham gia vào việc cấu thành tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, nghĩa là tín hiệu ngôn ngữ đã có một chức năng thẩm mĩ, trở thành yếu tố tạo thành của hình tượng nghệ thuật. Nói cách khác, nó trở thành tín hiệu thẩm mĩ có giá trị biểu đạt mới. Hệ thống tín hiệu là cái chung. Sử dụng ngôn ngữ theo những mục đích nhất định là cái riêng. Mỗi nhà văn do xu hướng, sở trường, thị hiếu, tập quán, tâm lý xã hội, cá tính mà hình thành lối nói riêng. “Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả” [34- 115]. Sự độc đáo, đặc sắc không lặp lại của tất cả các yếu tố sáng tác, lối nghĩ, lối cảm, lối thể hiện, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp, kết cấu đoạn mạch, thủ pháp tu từ tạo nên lời văn riêng của nhà văn. “Nó là cái đi chệch của một cái toàn thể, hệ thống so với cái toàn thể của ngôn ngữ nói chung”[34-153].

Dưới đây, chúng tôi tiến hành khảo sát và tìm hiểu sự vận dụng hệ thống tín hiệu ngôn ngữ vào việc hình thành lời văn nghệ thuật của Xuân Diệu ở cách sử dụng từ ngữ.

3.3.2. Cách sử dụng từ ngữ trong truyện ngắn Xuân Diệu

Trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945, các nhà văn thường sử dụng thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, mang tính hình tượng cao. Có thể nói, bằng sức gợi tả cảm xúc, cảm giác thông qua hệ thống ngôn từ, các tác giả của dòng truyện ngắn trữ tình đã mở rộng cánh cửa đi vào khám phá thế giới nội tâm của nhân vật, soi chiếu và lý giải những rung động, những biến đổi tinh vi trong đời sống tâm hồn con người, đồng thời mở ra những cánh cửa khác đến với thế giới vạn vật xung quanh, thiên nhiên và cảnh vật.

Xuân Diệu là một trong những nghệ sĩ đi tiên phong trong việc giải phóng từ ngữ khỏi những khuôn khổ chật hẹp của văn thơ truyền thống và thổi vào đó làn gió mát của cái mới và sự cách tân. Vì vậy, Xuân Diệu rất có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ nhằm tăng giá trị biểu đạt cho những sáng tác của mình. Quả như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nói “văn xuôi trước Cách mạng của Xuân Diệu là "những áng văn thật đẹp, lời chau, ý chuốt, chứa đầy chất thơ” [72,98].

Nhìn chung, những "lời chau ý chuốt" này được Xuân Diệu xây dựng hầu hết bằng những từ thuần Việt. Ông rất ít sử dụng những từ Hán Việt, chỉ có rất ít trường hợp có lẽ không chọn được từ thuần Việt thay thế thì tác giả mới dùng từ Hán Việt. Hệ thống từ ngữ trong văn xuôi Xuân Diệu chứng tỏ tiếng Việt đã đến độ hoàn toàn có khả năng diễn tả đầy đủ, sát thực, sinh động mọi cung bậc tình cảm phong phú và tinh vi của con người. Đồng thời đó cũng là cách biểu hiện, là cách để Xuân Diệu rời xa, chống lại những ước lệ mòn sáo của văn học trung đại.

Hầu như tất cả các loại từ của tiếng Việt đều được Xuân Diệu sử dụng vào việc xây dựng tác phẩm của ông. Tuy nhiên, sự độc đáo trong việc sử dụng từ của Xuân Diệu nổi bật hơn cả ở một số trường hợp.

3.3.2.1 Sử dụng danh từ:

Chúng ta biết rằng, danh từ là loại từ dùng để định danh. Văn xuôi Xuân Diệu là cả một thế giới trữ tình. Xuân Diệu đã kết hợp danh từ với một tập hợp từ khác tạo thành thành cụm danh từ:

Cùng một danh từ "cái hôn", Xuân Diệu tạo ra những cụm danh từ khác nhau biểu cảm các trạng thái khác nhau của sự tiếp xúc nhục thể kỳ diệu này.

- Cái hôn khoái lạc; Cái hôn ngọt ngào; Cái hôn ấm; Cái hôn nhẹ; Cái hôn chờ đợi lâu ngàn năm; Cái hôn tủi tủi; Cái hôn yêu đương; Cái hôn mơ màng; Cái hôn nhẹ; Cái hôn mê ly…

Cùng chỉ một danh từ “con đường”, song Xuân Diệu đã kết hợp danh từ này với các từ ngữ khác để tạo thành: Con đường sắc xanh không dải nhựa; Con đường thơ mộng; Con đường đời; Con đường mờ mịt; Con đường phiêu lưu vạn dặm phong trần…

Và “buổi chiều”, cái thời khắc dễ làm tâm hồn người ta nảy sinh những cảm xúc, được Xuân Diệu miêu tả với những sắc thái:

- Buổi chiều triền miên của sự vật và linh hồn

- Buổi chiều rất đỗi ngẩn ngơ

- Buổi chiều trong nhà và trong tâm lí

Bằng cách kết hợp này Xuân Diệu đã tạo nên một sắc thái nghĩa mới cho danh từ. Mỗi danh từ tham gia vào sự kết hợp này bao nhiêu lần sẽ có bấy nhiêu sắc thái mới.

Mặt khác, cách kết hợp này còn tạo ra những ngữ danh từ có phần phụ sau là một tập hợp các từ có tác dụng biểu cảm, khu biệt nét nghĩa cho thành phần trung tâm. Vì vậy, các tên gọi của Xuân Diệu không chỉ dừng lại ở cách gọi tên thông thường mà trở thành những tên gọi có dấu ấn, vừa để gọi tên nhưng cũng đồng thời ghi lại những cảm xúc, cảm giác, ấn tượng gắn với chính nó.

Thí dụ khi miêu tả hình ảnh Em Tuổi Nhỏ lúc biệt ly với nhân vật tôi - anh Người lớn - để vào quá khứ (trong tác phẩm "Giã từ tuổi nhỏ") Xuân Diệu viết:

- Miệng cười gượng

- Môi thắm hơi buồn

- Mắt xanh quá

Hoặc đây là những gì anh Người lớn đã giao lại cho em Tuổi nhỏ:

- Hiên trường có tiếng guốc vang

- Nhà chơi đầm ấm những chiều mưa

- Mảnh sân rộn ràng khi ong vỡ

- Khoảng vườn hoang dại để những chiều hồn bạn ra ngồi mà tủi thương.

- Ngọn đèn canh thâu ánh vàng thao thức

- Chiều duyên dáng cách thơ ngây

- Nắng vàng thương nhớ

- Mây sớm an lành

Và những tên gọi có dấu ấn này thực ra là cách để cho Xuân Diệu cụ thể hóa những trạng thái cảm xúc cô đọng trong thế giới trữ tình của mình ở tuổi thơ, đồng thời khiến cho lời văn của ông trở lên xúc tích mà giàu hình ảnh.

Nếu để ý thêm một chút, chúng ta cũng nhận ra rằng, Xuân Diệu rất hay sử dụng các danh từ được kết hợp với các tính từ để tăng thêm sức biểu hiện và hình ảnh cho các sự vật được ông miêu tả. Ngay nhan đề của các tác phẩm cũng được Xuân Diệu ý thức sử dụng các cụm danh từ ( Danh từ + tính từ ):

- Chú lái khờ

- Phấn thôngvàng

- Người học trò tốt

- Bà chúa vinh quang

- Suối tóc đẹp


3.3.2.2 Việc sử dụng động từ

Là con người luôn nóng hổi nhịp đập với tình yêu, với cuộc sống, Xuân Diệu sử dụng khá nhiều các động từ, đặc biệt là sử dụng khá nhiều động từ chỉ trạng thái hay còn gọi là động tính từ như: vui, buồn, sung sướng, vuốt ve, xót xa, nhớ, yêu, khát khao, lo âu, làm duyên, say mộng, thơ thẩn... để giãi bày tường tận những sắc thái của lòng người trong các sáng tác văn xuôi của mình

Bên cạnh đó, Xuân Diệu cũng đã đưa động từ vào ngữ động từ - tính từ, nhằm tạo sắc thái nghĩa cụ thể cho động từ, giúp ông có thể bộc lộ tận góc cạnh những trạng thái của lòng người:

- Thắc mắc lẫn kinh dị trong nỗi xót thương

(Thương vay)

- (Rét đông) khía vào thịt da làm dậy cả máu xương

(Giã từ tuổi nhỏ)

- Say điên vui dại hòa lẫn trong ngây ngất của người khờ

(Chú Lái Khờ)

- (Nắng hạ) đốt người một cách cực lạc

- Van rát cổ

- Nhớ thương hoài

- Giã từ ly biệt

- Cười gượng

- Nuốt đắng cay

(Giã từ tuổi nhỏ)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024