Nhân Vật Trữ Tình Mang Yếu Tố Tư Tưởng

người đọc một quan niệm đẹp về một tình yêu chân chính của con người. Yêu là đem hạnh phúc đến cho người, là không toan tính và không cần đền đáp... như “tình yêu của loài cây xa xôi viễn vọng” kia.

Cũng có khi cảm xúc của Xuân Diệu lại được nhân hóa lên, nội tâm hóa vào những đồ vật thiên nhiên. Đó là trường hợp truyện Hoa học trò. Xuân Diệu mượn tình cảm và con mắt của lũ học trò mà miêu tả hoa phượng. Hoa phượng vẫn như cảm nhận thông thường là biểu tượng cho mùa hè, mùa thi cử, phượng thấu hiểu những tình cảm vui, buồn của tuổi học trò. Đến kì nghỉ hè, lũ học trò phải tạm xa trường, phượng ở lại một mình. Phượng buồn, phượng lim dim ngủ. Gió thổi qua, hoa phượng giật mình, một cơn mưa hoa rụng. Hoa tàn theo tháng ngày, lần lượt lìa cành. Màu đỏ sẫm, mục nát trên thảm cỏ, nhưng vẫn lưu luyến giành lại một chút vui vẻ bằng mấy bông phượng cuối mùa để nói lời chia ly đầy cảm động: “Anh em học cho hay, hoa phượng sẽ gặp lại các anh lúc cuối năm trong lời chia ly rẽ rời, và lại nói cùng các anh cái tâm sự thiết tha của mùa hạ(Hoa học trò). Trong trang viết của Xuân Diệu, hoa phượng là thứ hoa “không thơm”, “chưa hẳn là đẹp”, nhưng lại có “một linh hồn sắc sảo mênh mang”. Nó gắn với những vui buồn, vương vấn của tuổi học trò và gợi biết bao hoài niệm về một thời cắp sách.

Tất cả những truyện ý tưởng của Xuân Diệu đều không có truyện mà thường chất chứa những suy tư, cảm xúc của tác giả về một cảnh đời, một mảnh đời hay những xao xuyến của lòng người...để từ đó khơi gợi lên trong người đọc những trăn trở, nghĩ suy về sự sống, về tuổi trẻ cũng như nghệ thuật. Truyện vì thế luôn được người đọc tiếp nhận như những thông điệp giàu ý nghĩa triết lý nhân sinh.

Truyện ngắn của Xuân Diệu thiên về thể hiện cảm xúc, cảm giác tâm trạng con người hơn là sự miêu tả thế giới khách quan. Để khai thác triệt để thế giới cảm xúc, cảm giác tâm trạng, Xuân Diệu có tài đặt nhân vật vào các tình huống truyện để khêu gợi tâm lý. Ở đây, nhà văn có vẻ khách quan khi tạo cái cớ cho nhân vật giãi bày nỗi niềm tâm sự. Vì thế, tình huống truyện góp phần thể hiện những cung bậc tình cảm khác nhau của con người. Dĩ

nhiên, tình huống truyện còn góp phần làm nổi bật tính cách và bộc lộ cảm xúc tâm trạng nhân vật. Điều này, ta có thể lấy bất cứ truyện nào cũng có thể thấy rõ nghệ thuật tạo tình huống truyện của Xuân Diệu.

Trong truyện Giao lại, Xuân Diệu tạo ra tình huống tâm trạng cho nhân vật “Anh” đứng trước cảnh phải chia tay với “Giang sơn tuổi nhỏ” đầy thơ mộng, lưu luyến và bịn rịn. Xuân Diệu viết: “Giang sơn tuổi nhỏ, tôi buông ra mà không muốn buông hẳn, lòng băn khoăn không biết những vưu vật của tạo hóa, bạn sau tôi có biết giữ gìn chăng?”.

Tâm trạng nhân vật có sự giằng co, vui buồn, luyến tiếc, xót xa vì phải rời xa cái thiên đường tuổi nhỏ - một thứ vườn trời đầy sự quyến rũ khi “mỗi sáng mai, tung chăn đã nghe rạo rực tiếng mùa; chim hót trên cành gần cửa, máu reo khắp cả tứ chi. Bừng mắt dậy, mà cả trời đất cũng bừng mắt dậy...

Cuộc sống đẹp đẽ làm sao, nhưng người ta không thể ở mãi cái tuổi mười lăm, mười sáu ấy được. Phải “Giao lại”, phải “nhường chỗ cho em đi đến” một cách vui vẻ, tự nguyện: “thôi anh bước qua, giao lại cho các em, giao lại cho các em; chúc các em muôn nghìn tươi đẹp!”. Tình huống “giao lại” được Xuân Diệu dẫn dắt trong thế giằng co nhưng không thể “cưỡng lại”. Sự dẫn dắt đó giúp người đọc nhận rõ hơn tâm tư của nhân vật, tâm trạng đó được diễn giải vừa tự nhiên, vừa hợp logic.

Cũng tương tự, trong truyện Tỏa nhị Kiều, tác giả đặt nhân vật “Tôi” vào tình huống là người hàng ngày chứng kiến cảnh sống nhạt nhẽo như không của các nhân vật Quỳnh, Giao và Phan rồi để nhân vật bộc lộ những thương cảm của mình trước cuộc sống của họ. Từ đó, người đọc nhận ra triết lý về một cuộc sống nhạt nhẽo, bằng phẳng như cái ao đời tù đọng, một cuộc sống không ra sống mà tác giả gửi trong tình huống truyện.

Cho nên, nhìn từ đặc điểm kết cấu tạo tình huống truyện, ta thấy trong truyện của Xuân Diệu không xuất hiện những tình huống gay cấn, ly kỳ. Truyện thường giản đơn, thưa thoáng, gọn nhẹ, ít sự kiện, nhưng lại giàu cảm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

xúc, cảm nghĩ, tạo những tình huống để nhân vật có cơ hội bộc lộ suy nghĩ cùa mình.

Chúng ta có thể tìm thấy ở văn xuôi Xuân Diệu nhiều trạng huống tâm trạng; có khi chỉ đơn thuần là sự tả, có khi lại là sự lí giải, thậm chí là những triết lý, có khi đi từ thất bại đến chiến thắng hoặc chỉ là sự chấp nhận tuân thủ qui luật... để từ đó Xuân Diệu gửi đi những thông điệp khẳng định, ngợi ca hay xót thương hoặc phủ định...Tất cả được cuốn vào mạch chảy của dòng tâm trạng thường tuôn trào một hơi, một mạch suốt chiều dài tác phẩm

Xuân Diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 - 1945 - 12

Như vậy, với cách tạo tình huống truyện đặt trong kết cấu theo kiểu tâm lí; kết cấu theo dòng tâm trạng, nhân vật không được dựng nên bởi chuỗi các sự việc chính xoay quanh nhân vật, biến cố, sự việc hay hành động mà chủ yếu bằng diễn biến tâm lý, cảm xúc. Với Xuân Diệu, “truyện đời chỉ là cái cớ để cởi mở những chuyện lòng. Đúng như ông đã nói, ở văn xuôi của ông, dù là truyện cũng có rất “ít đời” nhưng bù vào đó là “rất nhiều tâm hồn” hợp lại. Hầu như không có dấu ấn của thế sự, cái mà Xuân Diệu mang đến cho ta là thế giới của niềm cảm xúc. Nó thuộc về tâm linh, nơi mà người ta dường như chỉ cảm thấy mà không nhìn thấy

Qua kết cấu tâm lý; kết cấu theo dòng tâm trạng của nhân vật trong các truyện ngắn của Xuân Diệu, chúng tôi thấy đây cũng là kết cấu được nhiều tác giả trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 (Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, Thanh Châu) sử dụng trong các sáng tác của mình. Nhờ kiểu kết cấu này mà các truyện ngắn của họ thường có cốt truyện cơ bản, ít nhân vật, hành động, số lượng nhân vật cũng không nhiều. Vậy mà chính những truyện tưởng chừng đơn giản ấy lại làm rung động và ưu tư biết bao thế hệ bạn đọc. Nhờ vào cách chọn được một kết cấu phù hợp đã tạo nên những sức hấp dẫn lớn lao cho những truyện ngắn của Xuân Diệu nói riêng và dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 nói chung.


3.2 Nhân vật

3.2.1 Nhân vật trữ tình mang yếu tố tư tưởng

Vào thế giới truyện ngắn của Xuân Diệu trước cách mạng, người ta thấy mỗi tác phẩm thường có một nhân vật trung tâm, thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Thông qua nhân vật này, tác giả trực tiếp phát biểu quan điểm của mình về thế giới, thể hiện tâm trạng của mình trước những cảnh đời. Có thể xem đây là nhân vật trữ tình duy nhất thể hiện tính chất độc thoại đầy chất thơ của tác phẩm. Các nhân vật khác chỉ là những cái cớ, những cái bóng, nếu không giữ vai trò làm nền cảnh thì cũng chỉ là nguyên nhân để nhân vật trữ tình phát biểu những suy tưởng của mình.

Chính vì thế nhân vật nhiều khi là sự hóa thân của tác giả để trình bày những quan niệm, quan điểm nhân sinh...Nhà văn thường gửi gắm vào nhân vật của mình những suy tư, trải nghiệm, những đúc kết, nhận xét khái quát thiên về lý tính, đậm màu sắc của một triết nhân.Nhân vật trong văn xuôi Xuân Diệu không được xây dựng theo những nguyên tắc nghiêm ngặt như trong tác phẩm tự sự truyền thống. Truyện của Xuân Diệu vì thế thiên về thể hiện cảm giác, cảm xúc, tâm trạng con người cái tôi chủ thể trữ tình hơn là miêu tả bức tranh xã hội...Cho nên, thế giới nhân vật trong truyện ý tưởng ít hành động mà thường đi sâu suy nghĩ, hồi tưởng, liên tưởng...

Trong 24 truyện (17 truyện trong tập Phấn thông vàng và 7 truyện trong tập Trường ca) Xuân Diệu đã tạo ra một thế giới nhân vật. Nét chung của nhân vật trong văn xuôi Xuân Diệu là không giống nhân vật trong tác phẩm tự sự “được khắc họa đầy đặn, nhiều mặt”. Song ở truyện ý tưởng, nhà văn có nhiều lợi thế hơn khi không những làm nhiệm vụ của một nhà văn mà còn cất lên tiếng nói của một triết nhân. Dòng cảm xúc, dòng ý tưởng là sợi dây để nhà văn giăng mắc vào đó những “cảm niệm triết học” của mình khi dẫn dắt nhân vật qua những sự kiện, biến cố...

Nhân vật trữ tình của Xuân Diệu xuất hiện dưới nhiều dạng thức. Có khi là sự hóa thân của một nhân vật cụ thể, trong cuộc như Siêu trong Cái hỏa lò, Hứa trong Cái dây không đứt, Sơn trong Đứa ăn mày... Có khi lại xuất hiện gián tiếp trong vai người kể truyện như ở Chú Lái Khờ, Người lệ ngọc, Người học trò tốt, Phấn thông vàng...có khi xuất hiện trong vai nhân vật tôi

như ở Giã từ tuổi nhỏ, Thư tình, mùa thu Thương vay, Tỏa nhị Kiều...Có khi được nội hóa vào những đồ vật, hoặc thiên nhiên như ở Hoa học trò, Truyện cái giường. Có khi tác giả trực tiếp mở lòng mình cho dòng cảm xúc tuôn trào liên tục, sôi nổi như ở Lệnh, Trong vườn mơn trớn, Đẹp trai.

Chẳng hạn như chàng họa sĩ trong truyện Phấn thông vàng. Đó quả là hình bóng của cái “tôi” Xuân Diệu. Chàng đã dâng hiến lòng mình cho ba mối tình: ba lần chở, ba lần mất, dốc cạn hết cả nhụy lòng”... “chàng thất tình như một người triệu phú bỗng dưng chỉ còn hai bàn tay không” (Phấn thông vàng). Đau khổ, thất bại đó dẫn đến những tác phẩm do chàng tạo ra cũng như vô hồn, vô nghĩa. Những tranh chàng vẽ, dẫu rằng đẹp, song không có tinh thần sự sống, sắc màu không hồi hộp niềm yêu”. Và rồi sự tình cờ, ngẫu nhiên đưa chàng đến với rừng thông. Chàng chứng kiến vẻ đẹp của rừng thông xa lạ kia, chàng cảm nhận sâu sắc hơn điều này: “Tình yêu của loài cây xa xôi, viễn vọng như thế, không tính toán gần gũi như của loài người. Từ đó, chàng họa sĩ “đã mở lòng nhận lấy bài học ngụ trong bài thơ của phấn thông vàng”. Bài học này chính là của Xuân Diệu, mang tính chất triết lý, nhưng được nhân vật phát ngôn. Chính bài học đó đã đem lại cho chàng họa sĩ cảm hứng sáng tạo. Chàng “vội vàng chạy về quán trọ để rồi đi tìm lại cuộc đời, lăn vào sự sống mà yêu, yêu mà cho, cho tất cả lòng tươi thắm của chàng, ba năm ròng chàng tưởng đã cạn rồi, nhưng kỳ thực vẫn là một nguồn vô tận”.

Qua nhân vật họa sĩ, tác giả muốn bày tỏ một nguyên lý cơ bản của sáng tạo nghệ thuật. Đó là chừng nào anh đánh mất tình yêu với cuộc sống, với cuộc đời này thì chừng ấy anh chẳng có thể sáng tác được gì, nếu có thì tác phẩm của anh cũng chỉ là sự lắp khép những câu chữ mà thôi. Phải thực sự yêu, thực sự dâng hiến cho cuộc đời, không xin, không đòi lại, thoát ra khỏi tính toán, vụ lợi, lúc đó tác phẩm của người nghệ sĩ mới như gió kia đưa hương về muôn nơi, cho cuộc đời, như hoa thông kia đem tình yêu cho mọi chốn, mọi nẻo, không hề toan tính vị kỷ. Ý nghĩa triết lý nhân sinh và ý nghĩa nghệ thuật từ nhân vật họa sĩ là như vậy.

Theo Xuân Diệu, đã sinh ra trên đời mang lấy nghiệp “đa đoan” nghệ sĩ thì phải “sống toàn thân và thức nhọn giác quan”. Người nghệ sĩ cũng như phấn thông vàng, như Chú lái khờ. Chú là người giàu có nhưng không hề ham hố, giữ gìn, không tiếc gì. Chú đã cho đời tất cả của cải. Từ hình tượng chú lái khờ, Xuân Diệu muốn nói lên cái thiên chức nghệ sĩ của mình. Người nghệ sĩ không thể đóng kín tâm hồn mà phải mở rộng để đón nhận và ban phát những tình cảm tốt đẹp cho cuộc đời, cho mọi người, như chú lái khờ, hào phóng ban phát ngọc vàng châu báu cho bốn phương.

Mến yêu cuộc sống, Xuân Diệu muốn thổi bùng lên khát vọng sống, khát vọng hưởng thụ trong mỗi con người. Ông lên án cuộc đời buồn tẻ, nhịp sống lê thê, lay lắt kéo dài trong những khuôn thước, quy định luân lý xưa cũ. Cho nên, khi viết Tỏa Nhị Kiều Người học trò tốt, Xuân Diệu muốn đem đến cho người đọc một thứ triết lý nhân sinh là cách sống. Sống là cống hiến và hưởng thụ. Hai phạm trù đó phải hài hòa. Cậu học trò Nguyễn Trung Tư (Người học trò tốt) suốt đời học, lúc nào cũng đứng nhất, lúc nào cũng thủ khoa. Cậu có một ý chí học đến kỳ lạ: “Chàng học trong ngày và trong đêm, cả trưa và cả khuya”. Nhân vật này đối lập với hai nàng Quỳnh và Giao Tỏa nhị Kiều. Hai cô là kiểu nhân vật chẳng có gì nổi bật, chẳng có niềm say mê nào. “Hai cô không có việc gì làm”, “Không sắc, không duyên, và cũng không có tiền, chỉ có hiền lành”. “Hai cô cũng hết vào lại ra. Đối với hai cô, cái gì đang đợi ở phía trước? Kết cục của câu chuyện Người học trò tốt cũng không sáng sủa hơn. Đó cũng là một cái chết khi đang sống. Một cuộc sống chỉ tồn tại sinh học, không biết tận hưởng niềm vui của cuộc đời. “Chàng tự đẩy mình vào sự học hành, trong sự chinh phục ngôi thứ, bằng cấp, và chỗ làm; và khi chàng thành công là lúc chàng thất bại hẳn”. Hai truyện ngắn, hai kiểu nhân vật nhưng đều đi đến cùng một quan điểm triết lý nhân sinh của Xuân Diệu. Đó là khẳng định giá trị đích thực ở đời này. Trong cuộc sống, con người phải biết cách sống, biết cách tận hưởng những lạc thú tự nhiên vốn dĩ của con người và rất người.

Truyện cái giường, nhân vật nấp dưới số phận một cái giường, một hình ảnh ẩn dụ về số phận của cuộc đời con người. Cái giường cũng bước những thăng trầm của cuộc sống. “Xưa kia, tôi đẹp, tôi mới. Tôi lại đẹp nhất, mới nhất, không một kẻ nào cùng loại có thể sánh được”...Cái giường trở thành người bạn chí thiết của con người và chứng kiến hết thảy niềm vui, nỗi buồn của con người. Ở đây, Xuân Diệu muốn ca ngợi ý nghĩa cuộc đời, ý nghĩa sự sống. Ông muốn nhấn mạnh như một triết lý gửi vào nhân vật tượng trưng này là lòng thương cảm cho cái giường. Chính cái giường, làm sân khấu cho sự đổi thay. Cái giường như một chủ thể trữ tình, một nhân vật ý thức được về ý nghĩa cuộc sống và cả sự đổi thay của lòng người. Mượn lời cái giường. Xuân Diệu viết: “Mười bốn năm trời, đời của tôi chẳng mấy chốc mà già với đời của người. Mọi vật đều thay bậc đổi ngôi, sự dâu bể của cuộc đời, cho đến gỗ cũng phải chịu”. Đi tìm lời an ủi cho những số phận như cái giường, kết thúc câu chuyện, Xuân Diệu bộc lộ một quan điểm của thuyết luân hồi. Cái giường có khát khao được biến thành khói để bay về xứ sở rừng xanh, nơi đã sinh ra nó: “Lửa hồng đâu? Ta nhớ rừng xanh! Ta nhớ đời cây! Ta muốn về quê hương, quê hương chung của muôn vật muôn loài, ở đó tất cả đều như nhau, không phân biệt gì nữa”...

Ở tác phẩm Đứa ăn mày, số phận của thằng Miêng được gợi ra qua ký ức của anh trai nó. Và thực chất câu chuyện về đứa em xấu số bị nhà bỏ và cũng bỏ nhà đi hoang là cách để Xuân Diệu đặc tả tâm trạng của Sơn, là tình cảm của Sơn đối với đứa em mình.

Trong truyện Sợ, Xuân Diệu xây dựng một mối tình của hai nhân vật Phi và Châu. Đây là hai cá tính nhưng có nét chung là lớp thanh niên lớn lên trong nề nếp, chưa bị cái nhơ bẩn của cuộc đời làm hoen ố. Buổi đầu từ biết đến yêu, “Châu và Phi đồng một niềm dịu dàng êm ái”. Nhưng rồi họ dần dần xa nhau bởi đi vào ái tình, những quan niệm về tình yêu của Châu “Ái tình như một sự tiến tới: Cho thêm, đòi mãi, yêu dấu thêm luôn” khiến cho Phi “sợ”. Vì thế, Xuân Diệu viết “Tình yêu có mực thước bao giờ! Lúc nào người ta cũng quá đáng”. Hai người vẫn yêu nhau nhưng cô gái không chấp nhận

tình yêu quá mãnh liệt của Châu. Bởi vì chỉ một nguyên nhân: “Nàng sợ, nàng sợ...” Đối với Châu, “Chỉ biết rằng Châu đã được một bài học khôn, giá bằng nước mắt”. Bài học đó là: Tình yêu chỉ có thể được duy trì, bền vững khi có sự đồng cảm của hai trái tim và có được hay không là do quan niệm về tình yêu của mỗi người. Câu chuyện vì thế không những hàm chứa một triết lý mà còn ánh lên vẻ đẹp của một tứ thơ. Cho nên, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh có tổng kết: “...Văn xuôi Xuân Diệu là văn xuôi của một người làm thơ, của một thi sĩ đầy kinh nghiệm. Đọc những áng văn của ông, thấy rất nhiều kỹ thuật thơ được vận dụng[72,104].

Cái dây không đứt là một bức thư tình thú vị, là tâm sự của một chàng trai đang yêu, là cách chinh phục làm hòa sự giận hờn, tìm lại sự nồng nàn trong tình yêu.

Tám bức thư tình, mùa thu “lại là cả một lớp tâm trạng của một chàng trai đang yêu”. Từ cái thư lần đầu “sợ sệt và ngại ngùng như sẽ có điều không hay xảy tới” cái ước mong được chấp nhận và cả sự không dấu được lòng ta khi quyến luyến một người, có cả cái cảm giác “dài ghê gớm quá” của sự chờ đợi... Có thể nói Thư tình, mùa thu mang theo chín bậc tình yêu” đầy lo âu, hồi hộp, nhớ nhung, cả nỗi khát thèm được ngắm nhìn người yêu “một chút” để thấy “nhiều chút đê mê”.

Thân thể cũng là tác phẩm chứa đầy khát khao đến với tình yêu bảy chàng trai trẻ khi người ta có tuổi hai mươi.

Sợ lại một sắc thái riêng. Đó là đối lập giữa cái ào ạt, mạnh mẽ trong tình yêu của Châu và sự sợ hãi không kịp, không thể đón nhận tình yêu của Phi – một tâm hồn á Đông “chỉ có sự bình yên nghỉ ngơi...”

3.2.2 Nhân vật mang yếu tố tự truyện

Nhà văn Mỹ Thomas Wolf cho rằng: Mọi tác phẩm nghiêm túc suy đến cùng đều là có tính chất tự truyện, một người nếu muốn sáng tạo một cái gì chân thực và có giá trị thì phải sử dụng kinh nghiệm và tài liệu trong cuộc sống của mìnhQuả thật, mỗi nhà văn khi cầm bút đều xuất phát từ nhu cầu giải

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí