cần thiết phải bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành đầy đủ cho ngành BHXH, theo đó cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật BHXH năm 2014 theo hướng bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành về giải quyết, chi trả, thanh quyết toán các chế độ BHXH và giám định, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT cho cơ quan BHXH và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT của cơ quan BHXH theo hướng bổ sung chức năng chuyên ngành đầy đủ cho cơ quan BHXH, bởi cơ quan BHXH đã có cơ cấu tổ chức thanh tra, kiểm tra theo ngành dọc từ Trung ương tới tỉnh và có đủ đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT, kiểm tra đã được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ về nghiệp vụ thanh tra; có chuyên môn, nghiệp vụ về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện hợp đồng KCB BHYT, quản lý chi trả đảm bảo chế độ người lao động ở đơn vị sử dụng lao động.
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
3.3.1. Cải cách thủ tục hành chính trong công tác giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội
Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động, người lao động tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH theo đúng quy định của pháp luật cần tiếp tục được coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Ngành BHXH để góp phần ổn định cuộc sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đảm bảo an ninh chính trị và an sinh xã hội.
Trong 5 năm (từ năm 2013-2017), số lượng thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH đã được cắt giảm mạnh từ 115 thủ tục xuống còn 28 thủ tục (giảm trên 75%). Tính riêng năm 2017, giảm từ 32 thủ tục xuống còn 28 thủ tục và đến năm 2019 còn 27 thủ tục [3] (hiện 27 thủ tục này đều đã được cập
nhật lên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, công khai trên Trang thông tin điện tử ngành BHXH và tổ chức niêm yết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện, đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận, thuận tiện khi giải quyết công việc); rút ngắn thời hạn cấp sổ BHXH từ 20 ngày xuống còn 5 ngày, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) từ 7 ngày xuống còn 5 ngày (riêng với người hưởng trợ cấp thất nghiệp không quá 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định), cấp lại thẻ BHYT không thay đổi thông tin được thực hiện trong ngày.
Riêng số giờ thực hiện thủ tục hành chính từ 335 giờ năm 2016 giảm xuống còn 49 giờ/năm 2017. Với việc thực hiện giao dịch điện tử trong tất cả các khâu (từ thu, nộp đến quản lý chi, trả) thì số lần thực hiện giao dịch điện tử giảm từ 12 lần/năm xuống còn 1 lần/năm. Đặc biệt, năm 2017, BHXH Việt Nam xếp thứ 2/20 trong số các bộ, ngành về chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin, tăng 18 bậc so với năm 2016 và là đơn vị đứng đầu trong các cơ quan thuộc Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển Chính phủ điện tử trong năm 2018.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, Ngành BHXH cần tiếp tục coi cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện giao dịch về BHXH, theo đó cần tăng cường rà soát, đánh giá sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý, hiệu quả của quy định thủ tục hành chính hiện hành, chủ động cắt giảm những thủ tục không cần thiết và giảm tối đa chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các quy định về thủ tục hành chính và phát sinh thủ tục hành chính ngoài quy định, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận dịch vụ và giải quyết các chế độ, chính sách BHXH một cách công khai, minh bạch, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Cùng với việc triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông, giao dịch điện tử, cần bổ sung, sửa đổi các quy định phân cấp trong điều hành, quản lý, giải quyết các thủ tục liên quan đến BHXH, BHYT, cần tiếp tục hoàn thiện quy trình tiếp nhận, trả hồ sơ và giải quyết mỗi loại công việc liên quan xét duyệt chế độ, in, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT ở cấp tỉnh và cấp huyện (làm rò thêm các bước thực hiện, thời gian thực hiện và trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân thực hiện), đề cao trách nhiệm của cơ quan BHXH về đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN (xét duyệt hồ sơ hưởng, chi trả các chế độ BHXH, BHYT; in, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT).
3.3.2. Ứng dụng công nghệ tin trong quản lý nhằm hạn chế vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Thực Hiện Công Tác Ttkt Ngành Bhxh Từ Năm 2016 Đến Hết Năm 2019
- Số Nợ Bảo Hiểm Xã Hội Từ Năm 2016 Đến Hết Năm 2019
- Yêu Cầu Hoàn Thiện Pháp Luật Và Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm Trong Lĩnh Vực Bảo Hiểm Xã Hội
- Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - 9
- Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - 10
- Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.
Ứng dụng công nghệ tin trong quản lý được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, trọng tâm là xây dựng hệ thống phần mềm về quản lý hoạt động BHXH, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung của toàn Ngành BHXH.
Việc xây dựng các phần mềm nghiệp vụ hiện đại, liên thông để chia sẻ thông tin và thực hiện các nghiệp vụ xét duyệt, quản lý BHXH trên các phần mềm một cách đầy đủ và tự động, thống nhất, công khai, minh bạch là biện pháp quan trọng để hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. Cần xây dựng và từng bước sử dụng thẻ BHXH điện tử thay thế sổ BHXH hiện hành, theo đó mọi dữ liệu về quá trình tham gia BHXH, những biến động về lương, mức đóng, những thay đổi nhân thân v.v... được quản lý trên phần mềm thống nhất toàn quốc, việc giải quyết các chế độ BHXH sẽ không phải phụ thuộc vào sổ BHXH như hiện nay, việc nâng cấp các phần mềm hiện có nhằm đảm bảo các ứng dụng nghiệp vụ, duy trì hoạt động ổn định và đáp ứng các yêu cầu cấp bách về thay đổi và phát sinh nghiệp vụ; bên cạnh đó cần sớm hoàn
thiện việc cơ sở dữ liệu người hưởng BHXH kết nối liên thông với chương trình xét duyệt các chế độ BHXH và các cơ sở dữ liệu khác, điều này có tác dụng thiết thực trong việc tra cứu thông tin khi giải quyết đề nghị cấp lại sổ BHXH cũng như trong việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH. Ngoài ra, đây còn là căn cứ để thực hiện việc rà soát (hậu kiểm) tại BHXH Việt Nam. Việc nâng cấp tính năng bảo mật, phân quyền trong thực hiện nghiệp vụ đảm bảo lưu dấu khi có các can thiệp để chỉnh sửa dữ liệu của chương trình cũng góp phần xác định được trách nhiệm của các cá nhân trong thực hiện nghiệp vụ.
Đặc biệt, cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp phần mềm nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra - một phần mềm trong hệ thống phần mềm ứng dụng của BHXH Việt Nam nhằm hiện đại hóa công tác quản lý, giảm tải sử dụng văn bản giấy và sổ sách ghi chép tay; tiết kiệm thời gian cho cán bộ trong công tác báo cáo, tổng hợp; hỗ trợ các tiện ích để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, đồng thời công tác quản lý hoạt động thanh tra, kiểm tra được toàn diện, bao quát và đồng bộ hơn từ BHXH huyện, thị đến BHXH tỉnh và BHXH Việt Nam…
3.3.3. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra ngành Bảo hiểm xã hội
Nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH chính là nhân tố con người làm công tác thanh tra, kiểm tra, bao gồm phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm của cán bộ.
Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra nói chung và cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra ngành BHXH nói riêng để có phẩm chất đạo đức, kỹ năng, kinh nghiệm nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là công việc có ý nghĩa lâu dài đối với việc củng cố, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát
hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH. Hàng năm cần tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra theo từng chuyên ngành cụ thể nhằm trang bị nội dung thiết thực, hữu ích, trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết, chuyên sâu, đồng thời, trao đổi và giải đáp các tình huống cụ thể và cả những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thanh tra, kiểm tra thực tế tại đơn vị, qua đó giúp cán bộ nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực BHXH và trang bị kiến thức cơ bản về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra, nguyên tắc tiến hành, quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, kiểm tra, các mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, xử phạt VPHC; việc thu xác minh, thập tài liệu, chứng cứ, việc thực hiện trình tự, thủ tục khi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, …
Cần tiếp tục tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác BHXH, BHYT ở các đơn vị sử dụng lao động nắm vững các văn bản quy định, hướng dẫn để phối hợp tốt việc thực hiện chế độ, chính sách ở từng đơn vị; đẩy mạnh phong trào học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành công việc thường xuyên; thực hiện tốt Quy định “Chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên, công chức viên chức ngành BHXH” nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành để phục vụ nhân dân tốt hơn. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ ngành BHXH về tư duy phục vụ và cung cấp sản phẩm dịch vụ công đối với khách hàng thụ hưởng là các đối tượng tham gia BHXH và tiếp thu sự đánh giá về độ hài lòng với sản phẩm dịch vụ mà ngành BHXH cung cấp cho họ. Mức độ hài lòng của những khách hàng này là cơ sở để đánh giá năng lực, hiệu quả làm việc cũng như chính sách khen thưởng đối với cán bộ.
Bên cạnh đó cần định kỳ đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và bố trí công việc phù hợp với trình độ, năng lực, kinh nghiệm
mỗi người theo từng vị trí việc làm đã xác định; phân công nhiệm vụ rò ràng, cụ thể gắn liền với quyền hạn, trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân; thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức viên chức để đáp ứng công việc theo từng vị trí đảm nhiệm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
3.3.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật và công khai thông tin tình hình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BHXH tới mọi người dân tham gia BHXH, đặc biệt là đối với chủ sử dụng lao động và người lao động để họ nắm được quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện các quy định về BHXH, qua đó giảm thiểu được các vi phạm do không hiểu biết về quy định của pháp luật. Khi biết được các chế tài nghiêm khắc áp dụng đối với hành vi VPPL trong lĩnh vực BHXH, họ sẽ có thái độ cẩn trọng hơn khi thực hiện để tránh rơi vào trường hợp vi phạm quy định, khi đã để xảy ra vi phạm họ sẽ tuân thủ nghiêm chỉnh các quyết định xử phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khắc phục hậu quả đã gây ra. Theo đó, nội dung tuyền truyền cần chú trọng tới các hành vi bị coi là VPPL trong lĩnh vực BHXH, thẩm quyền xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, … Hình thức tuyên truyền, giáo dục cũng cần đa dạng, phong phú hơn, kết hợp nhiều cách thể hiện khác nhau: Qua Đài Truyền hình, Truyền thanh của Trung ương và địa phương, lập các website, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về VPPL trong lĩnh vực BHXH, treo các băng rôn, áp phích với các khẩu hiệu tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật về BHXH, ...
Cần tăng cường vai trò của công cụ thông tin, công khai thông tin tình hình vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, nội dung của việc công khai thông tin là biểu dương những chủ thể thực hiện tốt, phê bình những chủ
thể thực hiện chưa tốt, có hành vi sai phạm với mục đích tạo sức ép đối với các chủ thể thực hiện chưa nghiêm chỉnh và khuyến khích những chủ thể thực hiện tốt quy định của pháp luật trong lĩnh vực BHXH.
3.3.5. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh lực bảo hiểm xã hội
Tích cực thực hiện các quy chế phối hợp, đặc biệt là sự phối hợp chia sẻ thông tin giữa cơ quan BHXH với các cơ quan liên quan trong công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi VPPL về BHXH góp phần quan trọng trong việc bảo vệ trật tự quản lý kinh tế và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội: Phối hợp với cơ quan thuế trong trao đổi thông tin về tổ chức và cá nhân trả thu nhập từ tiền lương tham gia đóng các khoản BHXH bắt buộc và nộp thuế để phối hợp quản lý thu các khoản BHXH, …
Cần tăng cường quan hệ phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong quản lý và đấu tranh phòng chống tội phạm, VPPL trong lĩnh vực BHXH, thông qua việc ký và thực hiện các Quy chế phối hợp, đặc biệt là sự phối hợp giữa BHXH Việt Nam và Bộ Công an nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm (Quy chế phối hợp số 3461/QCPH-TCCS-BHXH ngày 16/8/2017 giữa Tổng cục Cảnh sát và BHXH Việt Nam trong công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi VPPL về BHXH, BHYT, BHTN, theo đó: Cần nghiêm túc thực hiện những nguyên tắc, nội dung và phương pháp phối hợp ở tất cả các cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện) giữa lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm và quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội và BHXH Việt Nam nhằm tăng cường, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi VPPL góp phần bảo đảm an ninh, giữ gìn trật tự an toàn trong hoạt BHXH, BHTN, BHYT.
Bên cạnh đó, cần thực hiện đầy đủ các nội dung phối hợp: Phối hợp
phòng, chống các loại tội phạm và các hành vi VPPL trong lĩnh BHXH, BHTN, BHYT; phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các hành VPPL hình sự trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT; phối hợp bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, cá nhân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan BHXH các cấp và phối hợp bảo đảm an toàn đối với hoạt động của cơ quan BHXH.
Quan hệ phối hợp giữa hai bên là quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật và theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên. Việc phối hợp phải thường xuyên, kịp thời và hiệu quả; đồng thời bảo đảm sự chủ động, tích cực, đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát và Lãnh đạo BHXH Việt Nam. Thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin về các hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi VPPL trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT. Việc trao đổi thông tin và tài liệu có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi VPPL trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT phải được phê duyệt của lãnh đạo có thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật.