Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh - 9

đi đúng hướng nhằm đạt kết quả cao nhất, phải luôn có thái độ giao tiếp hòa nhã, vui vẻ, cởi mở và sẵn sàng hợp tác, còn phải chân thành và tự tin. Mỗi cá nhân phải xây dựng cho mình đức tính tự tin. Chỉ có tự tin thì mới chủ động và mạnh dạn để thiết lập các mối quan hệ tốt với các cá nhân, cơ quan và tổ chức khác.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

THADS là ngành ra đời sau so với các ngành khác trong hệ thống tư pháp nước ta như Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, vì thế không thể tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm trong việc thực hiện công tác thi hành án. Thông qua Chương 3 tác giả đã nêu lên một số giải pháp đề khắc phục những khó khăn cũng như những hạn chế đang tồn tại trong công tác THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng và đưa ra một số kiến nghị sửa đổi nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác thi hành án tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

Để thực hiện trơn tru các công việc đó cần sự quan tâm của các quan ban ngành trong việc phối hợp một cách nhiệt tình và kịp thời với cơ quan THADS. Ngoài ra phải kế đến những cơ quan như Chính phủ, Quốc hội, Bộ tư pháp trong việc hoàn thiện các quy định, thể chế về THADS, nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, phải ưu tiên hoàn thiện LTHADS, thường xuyên xem xét thực tiễn THADS để có hướng sửa đổi và điều chình luật cũng như ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn cho công tác THADS.

KẾT LUẬN

THADS là một hoạt động của Nhà nước đang được xã hội hóa, mang tính chất hành chính - tư pháp, là một trong những phương pháp để thực thi quyền lực nhà nước, đồng thời cũng là biện pháp để đảm bảo nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa. Pháp chế đòi hỏi phải chấp hành nghiêm chỉnh các phán quyết nhân danh công lý mà Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền đã tuyên. Thông qua hoạt động thi hành án, những bản án, quyết định của Tòa án và của cơ quan có thẩm quyền được thực thi, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức được bảo vệ, công bằng xã hội được bảo đảm.

Phán quyết của Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước sẽ chỉ là quyết định trên giấy nếu không được tổ chức thi hành hoặc thi hành không đầy đủ trên thực tế. Hoạt động thi hành án kém hiệu quả sẽ làm vô hiệu hóa toàn bộ hoạt động của các cơ quan tố tụng ở giai đoạn trước, gây tổn hại đến trật tự, kỷ cương làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật. Vì vậy, thi hành án nói chung, THADS nói riêng có vai trò rất lớn trong việc góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[11]

Trong những năm qua công tác THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng tại Quận 2 đã đạt được nhiều thành tựu, khẳng định được vai trò và vị trí của mình, không ngừng nâng cao chất lượng trong công tác thi hành đảm bảo cho công tác thi hành án kịp thời, đúng pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn có những khó khăn, vướng mắt trong công tác thi hành án phạt tiền, vẫn còn tình trạng án tồn động nhiều năm chưa có hướng giải quyết.

Để nâng cao chất lượng trong công tác thi hành án tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu và bước đầu đưa ra một số quan điểm về thực hiện pháp luật THADS và đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật THADS, từ đó góp phần đảm bảo thực hiện quyền lực nhà nước trong THADS có hiệu quả và thống nhất. Bên cạnh đó, đưa ra những đề xuất nhằm

nâng cao hiệu quả công tác thi hành án phạt tiền từ thực tiễn Quận 2, đồng thời kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền như Chính phủ, Quốc hội, Bộ tư pháp xem xét sửa điều chỉnh một số điều trong LTHADS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh - 9

1. Trần Nguyên Anh (2019) “Nơi chính quyền đỏ mắt tìm dân”,

<https://www.tienphong.vn/ban-doc/noi-chinh-quyen-do-mat-tim-dan-1480102.tpo> , (28/10/2019)

2. Bản án số 57/2016/HSST ngày 21 tháng 07 năm 2016 của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.

3. Bản án số 14/2020/HS-ST ngày 14 tháng 02 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

4. Bộ Tư Pháp – Bộ Công An (2012) Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT- BTP-BCA về Quy định cụ thể việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong thi hành án dân sự, ban hành ngày 30/03/2012, Hà Nội

5. Bộ Tư Pháp – Bộ Công An – Bộ Tài Chính (2013) Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT/BTP-BCA-BTC về Hướng dẫn trình tự, thủ tục, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân, ban hành ngày 06/02/2013, Hà Nội

6. Chính phủ (2015) Nghị định 62/2015/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thi hành án dân sự, ban hành ngày 18/7/2015, Hà Nội

7. Lê Thanh Giang (2019) “Một số ý kiến bàn về công tác phối hợp trong thi hành án dân sự”,

<https://thads.moj.gov.vn/dongthap/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/view_detail.aspx?itemid=12>, (18/07/2019)

8. Hoàng Thanh Hoa (2019) “Đổi mới thủ tục thông báo trong thi hành án dân sự”, <https://baophapluat.vn/tu-phap/doi-moi-thu-tuc-thong-bao-trong-thi-hanh-an-dan-su-463669.html>, (29/7/2019)

9. Phùng Thị Hải Ngọc (2015) Hình Phạt Tiền Trong Luật Hình Sự Việt Nam, Luận án thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.


10. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2020) “Một số khó khăn vướng mắt về việc áp dụng hình phạt tiền trong BLHS”, < https://vienkiemsathaiphong.gov.vn/vks/132/3105/4272/16266/Kiem-sat-

vien-viet/Mot-so-kho-khan-vuong-mac-ve-viec-ap-dung-hinh-phat-tien-trong-BLHS.aspx>, (14/04/2020)

11. Trần Mạnh Quân (2013) Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận án thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Quốc Hội (2014) Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, ban hành ngày 11/12/2014, Hà Nội.

13. Quốc hội (2017) Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, ban hành ngày 20/6/2017, Hà Nội.

14. Nguyễn Trọng Tài (2017) “Bất cập trong công tác xét miễn, giảm các khoản thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 61 luật thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi bổ sung năm 2014)”,

<https://thads.moj.gov.vn/binhdinh/noidung/tintuc/Lists/HoatDongCuaCacChiCuc/View_Detail.aspx?ItemID=40>, (14/06/2017).

15. Nguyễn Khoa Kiều Tâm (2019) “Những lưu ý khi kiểm sát việc chuyển giao Bản án, Quyết định của Tòa án cho Cơ quan thi hành án dân sự”,

<https://baovephapluat.vn/cai-cach-tu-phap/thuc-tien-kinh-nghiem/nhung-luu-y-khi-kiem-sat-viec-chuyen-giao-ban-an-quyet-dinh-cua-toa-an-cho-co-quan-thi-hanh-an-dan-su-68641.html>, (25/04/2019).

16. Hoàng Thị Thu Trang (2016) “Hoàn thiện quy định về xác minh điều kiện thi hành án dân sự”, < https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/hoan-thien-quy-dinh-phap-luat-ve-xac-minh-dieu-kien-thi-hanh-an-dan-su-6412/>, (2016).


17. Khanh Vũ (2009) “Phân biệt hình phạt chính và hình phạt bổ sung”,

<https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/co-gi-moi-hom-nay/phan-biet-hinh-phat-chinh-va-hinh-phat-bo-sung-196>, (23/03/2019)

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí