ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
PHẠM THANH TÂM
PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính qui Khóa học: QH-2012_L
Hà Nội, năm 2016.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại - 2
- Khái Quát Chung Về Khuyến Mại Nhằm Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
- Đặc Trưng Pháp Lý Của Khuyến Mại Nhằm Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
PHẠM THANH TÂM
PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính qui Khóa học: QH-2012_L
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GV TH.S TRẦN ANH TÚ
Hà Nội, năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình nghiên cứu và học tập của em cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình từ thầy Trần Anh Tú. Mọi tham khảo, trích dẫn đều có nguồn rõ ràng.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài khóa luận của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016.
Sinh viên thực hiện Phạm Thanh Tâm
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 9
1.1. Khái quát chung về khuyến mại 9
1.1.1. Khái niệm về khuyến mại 9
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động khuyến mại 11
1.1.3. Các hình thức khuyến mại 13
1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động khuyến mại 17
1.2. Khái quát chung về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 24
1.2.1. Khái niệm về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 24
1.2.2. Đặc trưng pháp lý của khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. 25
1.2.3. Tác động của hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh .. 27 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TẠI VIỆT NAM 29
2.1. Các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo Luật cạnh tranh 2004 29
2.1.1. Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng 29
2.1.1. Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng 35
2.1.2. Phân biệt đối xử với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại 39
2.1.3. Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình 41
2.2. Xử lý các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 45
2.2.1. Cơ quan có thẩm quyền xử lý 45
2.2.2. Trình tự, thủ tục xử lý hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 48
2.2.3. Chế tài đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh ... 49
CHƯƠNG 3. HƯỚNG GIẢI QUYẾT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 53
3.1. Hướng giải quyết đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 53
3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay 61
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU 68
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có những sự vận động mạnh mẽ, được vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ này, nước ta đang dần dần hội nhập với nền kinh tế thị trường. Đây là những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia và tồn tại trong đó nhiều vấn đề liên quan chi phối nhiều khía cạnh của nền kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển cân bằng của nền kinh tế và cho cuộc sống của mỗi người dân, một trong những vấn đề đó là cạnh tranh mà điều đáng chú ý là cạnh tranh không lành mạnh. Khi bước vào môi trường kinh doanh tự do để tạo bước chuyển cho nền kinh tế phát triển năng động thì cạnh tranh trong mua bán hàng hoá là cần thiết và không thể tránh khỏi. Mỗi một nhà sản xuất luôn muốn kiếm lợi nhuận thật nhiều và mua bán hàng hoá đòi hỏi phải có chiến lược và có thể bao gồm cả thủ đoạn không đẹp để hạ gục đối thủ cạnh tranh với mình. Có nhiều biện pháp sử dụng trong cạnh tranh như: quảng cáo, khuyến mại, cạnh tranh bằng giá cả… Bất kỳ một sản phẩm nào làm ra đều cần được đưa tới người tiêu dùng bằng nhiều cách khác nhau để làm sao thu hút thật nhiều khách hàng mà khuyến mại một trong những hoạt động rất thường được sử dụng để giới thiệu hàng hoá của mình như: hàng loạt các chương trình khuyến mại diễn ra rầm rộ… nhằm kích thích sức mua của khách hàng cho một loại sản phẩm nào đó. Có những nhà sản xuất, kinh doanh vì không cạnh tranh được với những hãng khác thì lại dùng những biện pháp không đẹp để cạnh tranh không lành mạnh bằng nhiều thủ đoạn khác nhau: bán phá giá hàng hoá, gièm pha quảng cáo so sánh nói xấu sản phẩm của doanh nghiệp khác… Những vụ việc, vấn đề này phải được pháp luật can thiệp và xử lý kịp thời để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng. Luật cạnh tranh ra đời năm 2004 trong đó có quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. Đây là hành lang pháp lý quan trọng tạo ra sự cạnh tranh công bằng trong hoạt động kinh doanh, sự
yên tâm cho các nhà sản xuất và cả những nhà đầu tư vào kinh doanh. Nhưng pháp luật cũng không thể quy định bao quát hết và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh với thủ đoạn ngày càng diễn ra tinh vi hơn xuất hiện ngày càng nhiều. Ngày nay, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại xảy ra càng đa dạng và ảnh hưởng lớn đến lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp khác và đặc biệt là của người tiêu dùng, tuy Luật cạnh tranh 2004 đã được ban hành để nhằm hạn chế, khắc phục và xử lý các hành vi vi phạm nhưng trên thực tế thì việc áp dụng, thực thi Luật cạnh tranh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được giải quyết để góp phần bảo vệ lợi ích chung của xã hội và cũng để bình ổn môi trường cạnh tranh, tạo khung pháp lý vững chắc để các doanh nghiệp hoạt động theo khuôn khổ pháp luật và luôn cạnh tranh công bằng. Chính vì những lẽ trên nên người viết đã chọn đề tài “Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của người viết khi nghiên cứu đề tài này là để tìm hiểu những quy định về cạnh tranh không lành mạnh và khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, về thẩm quyền cũng như chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm. Từ đó, người viết xem xét những quy định của pháp luật về lĩnh vực này có phù hợp với tình hình trên thực tế đang diễn ra hay không, đồng thời những quy định này có mang lại hiệu quả hay không nhằm đưa ra một số kiến nghị đề xuất và giải pháp để phần nào khắc phục những hạn chế còn tồn tại cũng như củng cố vũng chắc thêm hành lang pháp lý.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài người viết tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật về hoạt động khuyến mại theo Luật thương mại 2005 và Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, Nghị định 68/2009/NĐ- CP ngày 06 tháng
08 năm 2009 sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và Nghị Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2005 quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
Bên cạnh, người viết cũng nghiên cứu những quy định cụ thể về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, thẩm quyền xử lý và chế tài đối với hành vi này như thế nào theo Luật cạnh tranh 2004, được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2005.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài của mình người viết đã sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, sau đó tổng hợp lại để đưa ra những khái niệm và quan điểm cơ bản nhất về cạnh tranh không lành mạnh và khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng phương pháp phân tích luật viết để tìm hiểu những quy định cụ thể của pháp luật, từ đó có thể nêu lên thực trạng và phương hướng giải quyết những mặt còn tồn tại của luật.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài “Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại” bao gồm:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung: gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về cạnh tranh không lành mạnh và khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Chương 2: Quy định của pháp luật về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam.
Chương 3: Hướng giải quyết và một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay.
- Phần kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo.