Các Can Thiệp Gián Tiếp Và Thông Tin Giáo Dục Truyền Thông Dinh Dưỡng


đa vi chất dinh dưỡng cho PNMT cũng rất có hiệu quả đối với PCSDD và thiếu máu ở trẻ em [78], [90], [93]. Nhưng ở nhiều nước những can thiệp này chưa được triển khai ở quy mô lớn [93].

1.3.1.3. Các can thiệp gián tiếp và thông tin giáo dục truyền thông dinh dưỡng


Hiệu quả của các can thiệp thông tin giáo dục truyền thông dinh dưỡng: Các can thiệp tuyên truyền vào nhóm đối tượng đích là cán bộ y tế (CBYT), nhân viên tiếp cận cộng đồng được tiến hành ở một số nước cho thấy đã có hiệu quả thay đổi thực hành NDTN của bà mẹ và TTDD của trẻ. Tại Pakistan, nghiên cứu can thiệp tập huấn cho CBYT tại tuyến YTCS về kỹ năng tư vấn cho thấy tăng tỷ lệ phát triển của trẻ trong nhóm can thiệp, với tác dụng lớn nhất quan sát thấy ở trẻ lứa tuổi từ 12 tháng trở lên [137]. Tại Thụy Điển nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của đào tạo cho nữ hộ sinh và y tá chăm sóc hậu sản định hướng quá trình tư vấn hỗ trợ các bà mẹ về việc cho con bú. Kết quả cho thấy chương trình đào tạo liên quan với giảm số lượng trẻ sơ sinh sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ trong 1 tuần đầu sau sinh và trì hoãn việc giới thiệu các sản phẩm thay thế sữa mẹ sau khi xuất viện [89]. Tại Công Gô, nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các tình nguyện viên cộng đồng trong việc thúc đẩy NCBSMHT tại một khu vực có tỷ lệ SDD cao. Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu trong nhóm can thiệp cao hơn trong nhóm chứng 57,7% [81]. Nghiên cứu ở Nigeria, tình nguyện viên nữ tư vấn cho các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ qua thăm hộ gia đình. Kết quả, tư vấn là một chiến lược hữu ích cho việc thúc đẩy NCBSMHT trong sáu tháng đầu [114]. Tại Nam Phi chương trình vãng gia bán nghiệp dư được phát triển để cải thiện dinh dưỡng ở trẻ em. Các bà sơ Mentor được đào tạo để tiến hành thăm hộ gia đình trong một năm, hỗ trợ bà mẹ giải quyết vấn đề về dinh dưỡng. Kết quả sau 3 tháng, trẻ em trong điều kiện can thiệp có nhiều khả năng phục hồi thể trạng (đạt tiêu chuẩn cân nặng theo tuổi) hơn trẻ em trong nhóm chứng [118]. Hoạt động cộng tác viên (CTV) dinh dưỡng, được đào tạo bời các chuyên gia dinh dưỡng đồng thời với trợ giúp lương thực cũng có hiệu quả qua các nghiên cứu ở Nam Phi và Úc [111], [125].

Tulio Konstanlyner và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả của tập huấn đối với các giáo viên bảo mẫu chăm sóc hàng ngày cho những trẻ em thiếu máu trong vườn trẻ tại 8 trung tâm nuôi trẻ tại Sao paulo, Brazil. Can thiệp đã được


thiết lập ở 4 trung tâm nuôi trẻ và có đối chứng. Đối tượng nghiên cứu là 250 trẻ từ các trung tâm. Kết quả cho thấy trẻ em trong nhóm không can thiệp có nguy cơ thiếu máu cao gấp 2,1 lần (95% CI: 1,04- 4,30) so với nhóm can thiệp [100].

Các chương trình giáo dục sức khỏe, tư vấn dinh dưỡng cho người nuôi dưỡng trẻ và cộng đồng đã được chứng minh có hiệu quả. Bhutta và cộng sự đã thu thập các nghiên cứu can thiệp thử nghiệm có đối chứng từ các nguồn số liệu, các thư viện lưu trữ liên quan. Kết quả phân tích cho thấy các chiến lược khuyến khích bú sữa mẹ có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tử vong của trẻ, nhưng ảnh hưởng đến tỷ lệ SDD thấp còi không nhiều. Trong cộng đồng có đầy đủ thức ăn, giáo dục về ABS cho bà mẹ sẽ làm tăng chiều cao theo tuổi của trẻ với z-score là 0,25 (95% CI: 0,01-0,49) trong khi cung cấp thực phẩm bổ sung (có giáo dục hoặc không giáo dục bà mẹ) ở cộng đồng không có đủ thức ăn làm tăng chiều cao theo tuổi của trẻ với z-core 0,41 (95% CI: 0,05-0,76) [83].

Các can thiệp như theo dõi sự phát triển của trẻ, phối hợp với giáo dục bà mẹ, vận động cộng đồng và bà mẹ sử dụng các dịch vụ CSSK ban đầu làm giảm tỷ lệ SDD ở trẻ đã được chứng minh ở nhiều nghiên cứu như nghiên cứu tại Senegal, Malawi và những nghiên cứu được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới [82], [92], [94]. Nghiên cứu tại Senegal đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng (Dự Án Tăng Cường Dinh Dưỡng Senegal từ năm 2004 đến 2006) nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi tại Senegal, với thiết kế đánh giá trước và sau can thiệp có nhóm đối chứng. Các hoạt động can thiệp được thực hiện trong vòng 2 năm bao gồm vận động CBYT và CTV dinh dưỡng cung cấp dịch vụ, theo dõi sự tăng trưởng của trẻ và tư vấn cho bà mẹ có con nhỏ, khuyến khích thai phụ và bảo mẫu tìm kiếm dịch vụ y tế dự phòng như chăm sóc trước và sau khi sinh, tiêm chủng, tẩy giun và bổ sung vi chất. Kết quả can thiệp vận dộng cộng đồng và bà mẹ đã làm thay đổi đáng kể chiều hướng SDD ở trẻ so với quần thể tham chiếu. Tỉ lệ chênh lệch SD của trẻ nhẹ cân ở các làng sau khi can thiệp là 0,83 (95% CI: 0,68-1,00) [92]. Tuy nhiên thông qua việc tổng hợp phân tích các can thiệp người ta thấy rằng, chỉ theo dõi cân nặng hay sự phát triển của trẻ đơn thuần sẽ không có hiệu quả trong việc làm giảm SDD ở trẻ [83].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Armer Imdad và cộng sự đã tiến hành xem xét một cách hệ thống về các thử nghiệm ngẫu nhiên và bán ngẫu nhiên đã được công bố trên PubMed, thư viện


Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa - 5

Cochrane và cơ sở dữ liệu của TCYTTG trong khu vực. Các tác giả đưa ra giả thuyết rằng thức ăn bổ sung và giáo dục người mẹ về thức ăn bổ sung sẽ cải thiện đáng kể TTDD của trẻ trong nhóm can thiệp so với đối chứng, sau đó tiến hành phân tích Meta về sự thay đổi trọng lượng và chiều cao của trẻ qua 17 nghiên cứu đã được chọn. Kết quả cho thấy cung cấp thức ăn bổ sung thích hợp (có hoặc không tư vấn dinh dưỡng) và can thiệp giáo dục bà mẹ đơn thuần về ABS đều có hiệu quả cải thiện các chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ [95].

Hiệu quả can thiệp tăng cường sản xuất thực phẩm hộ gia đình: Tăng thu nhập hộ gia đình và tăng tính sẵn có của thực phẩm sẽ dẫn đến tăng sử dụng lương thực thực phẩm, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Đây là một chiến lược cần được thực hiện ở phạm vi rộng và là chương trình dài hạn. Có bằng chứng rằng nuôi trồng tại hộ gia đình có thể làm tăng tính đa dạng chế độ ăn của trẻ và giảm thiếu hụt chất dinh dưỡng [82], [94], [113].

Hiệu quả của tăng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK, nước sạch và vệ sinh môi trường: Một phân tích dân số ở Mexico và hệ thống Giám sát dinh dưỡng quốc gia đã chỉ ra rằng những chương trình hỗ trợ tiền mặt cho các hộ gia đình để tiếp cận các dịch vụ CSSK đã và đang thành công nhất một khi hàng lọat các can thiệp hiệu quả chi phí thấp khác cũng được tiến hành đồng thời như tiêm chủng mở rộng, cung cấp nước sạch và cung cấp vitamin A [94], [113].

Ngoài ra việc tạo môi trường thuận lợi và tăng ảnh hưởng của cộng đồng trong quá trình ra quyết định, nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội ở các nước Nam Á, Cận Sa mạc Saharan ở châu Phi, Mỹ Latin và vùng biển Caribe, cơ cấu lại chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô ở Trung Quốc và Thái Lan cũng gián tiếp làm giảm tình trạng SDD ở trẻ em đã được chứng minh qua các nghiên cứu [113].

1.3.2. Các can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng tại Việt Nam


1.3.2.1. Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng


Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam là một trong những nước có những tiến bộ vượt bậc trong cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em và bà mẹ. Chính phủ đã cam kết giảm tỷ lệ thấp còi trong cộng đồng. Giảm tỷ lệ SDD ở trẻ là một trong những chỉ tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc và các cấp. Điều này đã góp phần quan trọng trong


chỉ đạo và nâng cao trách nhiệm của chính quyền tại các địa phương. Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã đưa nội dung PCSDD vào chương trình nghị sự tại Quốc hội và khuyến nghị các đại biểu dân cử các cấp giám sát việc thực hiện chương trình PCSDD tại các địa phương, hỗ trợ kinh phí địa phương cho PCSDD [70].

Dự án PCSDD quốc gia giai đoạn 2006-2010 đã được triển khai trên toàn quốc với nhiều can thiệp khác nhau bao gồm truyền thông GDDD, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng như vitamin A cho trẻ em từ 6-36 tháng tuổi, cung cấp viên sắt và viên đa vi chất dinh dưỡng cho PNMT. Thử nghiệm gói can thiệp toàn diện (tẩy giun, và sử dụng viên đa vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ tiền mang thai) đã được triển khai thí điểm tại một số huyện, phục hồi trẻ SDD ở một số ít vùng khó khăn, theo dõi tăng trưởng trẻ em, mở một số phòng tư vấn dinh dưỡng tại các cơ sở y tế tại 21 tỉnh [70]. Các chương trình hợp tác quốc tế cũng được đẩy mạnh trong các lĩnh vực nâng cao năng lực hoạt động cho cán bộ dinh dưỡng ở các cấp và hỗ trợ cho chương trình cung cấp vitamin A [70]. Một số nghiên cứu đánh giá đã chứng minh được hiệu quả của chương trình PCSDD đối với tình trạng dinh dưỡng của trẻ và KT-TH thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ tại các địa phương [33], [34], [63].

Theo nhận định của Viện dinh dưỡng (VDD), dự án PCSDD quốc gia giai đoạn 2006-2010 còn có những tồn tại. Các can thiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng còn phụ thuộc vào hỗ trợ của UNICEF và các tổ chức quốc tế. Tính bền vững của các chương trình chưa được đảm bảo, phần lớn hoạt động phải dựa vào ngân sách, tính chủ động trong xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết của các địa phương còn hạn chế [70]. Những khó khăn tồn tại khi thực hiện can thiệp GDDD cho CTV dinh dưỡng, y tế thôn bản là trình độ của giảng viên tuyến huyện chưa đảm bảo, ngân sách dành cho tập huấn chưa đủ và chưa có chất lượng [70].

1.3.2.2. Hiệu quả của các can thiệp qua các nghiên cứu


Hiệu quả của các can thiệp trực tiếp bổ sung vitamin A và các vi chất dinh dưỡng: Can thiệp được chứng minh có hiệu quả và đã được triển khai trên diện rộng toàn quốc là bổ sung Vitamin A, vận động sản xuất và sử dụng muối Iode [6], [36], [48], [70]. Các can thiệp bổ sung kẽm, viên đa vi chất dinh dưỡng, bột dinh dưỡng được thử nghiệm ở một vài nghiên cứu và được đánh giá có hiệu quả [21] [44]. Kết


quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hà và cộng sự cho thấy bổ sung kẽm và Sprinkles (đa vi chất) có hiệu quả tốt đối với chỉ số nhân trắc ở trẻ thấp còi [16]. Nghiên cứu bổ sung đa vi chất (Davin-kid) đã có hiệu quả tích cực đối với tăng trưởng và TTDD, bệnh tật của trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi tại Sóc Sơn [30]. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để trẻ và bà mẹ có đủ những vi chất này bằng nguồn thực phẩm sẵn có, tại một nước mà kinh tế đã phát triển hơn không thuộc nước nghèo nữa.

Hiệu quả của các can thiệp gián tiếp thông tin giáo dục truyền thông: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những yếu tố quan trọng liên quan với tình trạng SDD ở trẻ là KT-TH nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và GDDD [62], [67], [97]. Khi bà mẹ thiếu kiến thức dẫn đến cho trẻ ABS thiếu về chất lượng cũng như số lượng. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bệnh không thích hợp, ép trẻ ăn quá mức không cho trẻ ăn theo đáp ứng đều có thể làm cho trẻ SDD hoặc chán ăn kéo dài và dẫn đến SDD [7], [77]. Điều này là cơ sở cho các khuyến nghị thiết kế các chương trình can thiệp phù hợp tại từng địa phương để tăng KT-TH và thay đổi hành vi (TĐHV) của bà mẹ. Trong những năm qua một số can thiệp GDDD đã được tiến hành tại một số địa phương, được đánh giá có hiệu quả. Các chương trình này có thể chỉ là GDDD, hoặc GDDD kết hợp với cấp vốn nhỏ, tạo nguồn thực phẩm sẵn có hoặc phát triển kinh tế hộ gia đình [4], [8], [14]. Thậm chí gần đây một nghiên cứu truyền thông cho người cha có nhóm đối chứng thực hiện tại Chí Linh, Hải Dương cho thấy GDDD cho người cha trong vòng một năm bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp đã tăng kiến thức của người cha về NCBSMHT so với nhóm chứng [1].

Hoàng Khải Lập đã triển khai nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng tại 2 xã của huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên với thời gian can thiệp 12 tháng, trên nhóm đối tượng bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi. Ở nhóm chứng trẻ được nuôi dưỡng bình thường, nhóm can thiệp, trẻ được ăn những thức ăn do bà mẹ đã được GDDD chuẩn bị. Kết quả KT-TH của bà mẹ tăng ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thể thấp còi giảm ở xã can thiệp nhiều hơn so với nhóm chứng [35].

Phạm Hoàng Hưng đã triển khai nghiên cứu đánh giá hiệu quả truyền thông tích cực đến đa dạng hóa bữa ăn và TTDD bà mẹ trẻ em tại 2 xã huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, với thiết kế can thiệp cộng đồng, so sánh trước sau, có nhóm đối chứng. Đối tượng là bà mẹ có con từ 6-24 tháng, bà mẹ tuổi sinh đẻ 20-35, trẻ em 6-24


tháng. Can thiệp GDDD được thực hiện trong 18 tháng với các hình thức phát tờ rơi, poster phòng chống thiếu máu, in những thông điệp chính về các biện pháp phòng chống thiếu máu, tập huấn cho CBYT, CTV dinh dưỡng và cán bộ hội phụ nữ (HPN), tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức tại các trường học khối phổ thông, hội thi vườn cây rau xanh do hội nông dân, HPN và CTV dinh dưỡng đảm nhiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy KT-TH của bà mẹ tăng, tần suất tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật giàu sắt tăng lên có ý nghĩa tại xã can thiệp. Chỉ số đa dạng hóa nhóm và loại thực phẩm tăng, nồng độ Hb của bà mẹ tăng, tỷ lệ thiếu máu giảm [25]. Tuy nhiên nghiên cứu này có nhược điểm cỡ mẫu nhỏ.

Tương tự can thiệp thử nghiệm kết hợp giữa GDDD với cung cấp vốn nhỏ hoặc hướng dẫn nuôi trồng để tạo nguồn thức ăn sẵn có cho trẻ em cũng được cho là có hiệu quả. Mai Văn Quang đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng tổng hợp thực hiện tại 5 xã ở huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999-2007 [57]. Nghiên cứu có thiết kế đánh giá trước và sau can thiệp, không có nhóm đối chứng. Can thiệp bao gồm cân trẻ, chấm biểu đồ tăng trưởng, tổ chức nấu cháo dinh dưỡng, tuyên truyền giáo dục phục hồi trẻ SDD, chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho bà mẹ có thai, thăm hộ gia đình, phát triển vườn ao chuồng, cải thiện bữa ăn gia đình bằng thức ăn sẵn có để PCSDD, chăm sóc thai nghén, cung cấp hạt, cây và con giống cho các gia đình có con SDD và phụ nữ có thai, tổ chức tham quan các mô hình làm kinh tế giỏi và nhân rộng ra cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy can thiệp tác động tích cực đến TTDD trẻ em, hành vi sức khỏe của người mẹ được cải thiện rõ rệt. Nghiên cứu này có can thiệp đa dạng, và thời gian tương đối phù hợp cho chuỗi kết quả dài. Tuy nhiên thiết kế nghiên cứu là đánh giá trước và sau can thiệp không có nhóm đối chứng, cho nên kết quả nghiên cứu có thể còn hạn chế.

Phou Sophal và cộng sự tiến hành đánh giá can thiệp GDDD nhóm nhỏ, có nhóm chứng sau 12 tháng. Đối tượng là trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ tại 4 xã thuộc huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn [52]. Kiến thức nuôi dưỡng chăm sóc trẻ được truyền đạt hàng tháng cho các bà mẹ với nguyên tắc cụ thể “cầm tay chỉ việc” tập trung vào 4 nội dung: Hướng dẫn cho trẻ ăn bổ sung, hướng dẫn nguồn thực phẩm tại chỗ, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp tính, sử dụng biểu đồ theo dõi tăng trưởng. Bà mẹ được phát tài liệu những thực hành dinh dưỡng cơ


bản. Bà mẹ có con SDD được cấp vốn nhỏ để tăng gia tạo nguồn thực phẩm tại gia đình. Kết quả cho thấy GDDD nhóm nhỏ với sự hướng dẫn thường xuyên chi tiết cụ thể của CTV dinh dưỡng đối với bà mẹ đã có hiệu quả làm tăng chiều cao, cân nặng của trẻ ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ SDD cân nặng theo tuổi của hai nhóm qua các thời điểm nghiên cứu nói chung ở nhóm can thiệp đều thấp hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê ở thời điểm 8 tháng và 12 tháng sau can thiệp. Chỉ số HAZ- score không thay đổi sau một năm can thiệp. Chỉ số WAZ-score ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm không can thiệp [52]. Can thiệp bổ sung viên sắt/folic kết hợp truyền thông giáo dục về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng có hiệu quả tốt hơn trong cải thiện TTDD và dự trữ sắt của phụ nữ tuổi sinh đẻ [39].

Hiệu quả của giáo dục truyền thông với huy động nguồn lực sẵn có tại cộng đồng, tăng cường nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em: Nguyễn Minh Tuấn đánh giá hiệu quả can thiệp tại Thái Nguyên. Xã can thiệp được thử nghiệm các giải pháp huy động cộng đồng chăm sóc dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Sán Chay như đào tạo nâng cao năng lực CTV dinh dưỡng người Sán Chay, truyền thông dinh dưỡng có sự tham gia của cộng đồng và hướng dẫn thực hành chế biến bữa ăn bổ sung luân phiên tại hộ gia đình bằng thực phẩm sẵn có ở địa phương. Kết quả cho thấy kiến thức của bà mẹ cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ SDD đã giảm ở cả 3 thể, giảm đáng kể là SDD thể nhẹ cân, từ 41,6% xuống 32,1% và SDD độ II giảm từ 6,9% xuống 2,6% [64].

1.3.3. Các ưu điểm và nhược điểm của mô hình can thiệp trước đây


Các can thiệp trên thế giới đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau, tập trung vào nhiều lĩnh vực và nguyên nhân khác nhau của SDD trẻ em. Can thiệp trực triếp cung cấp dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng cho những nhóm trẻ có nguy cơ cao SDD và PNMT đã có hiệu quả nhưng tính bền vững của chương trình thấp vì nguồn lực luôn có giới hạn. Tại Việt Nam các can thiệp trực tiếp hầu hết dựa vào nguồn viện trợ từ nước ngoài. Các can thiệp gián tiếp mang tính bền vững có tính khả thi cao, khả năng bao phủ rộng đó là các chương trình GDDD cho bà mẹ, thiết lập đội ngũ tuyên truyền viên, chuyên trách dinh dưỡng. Nếu như hiệu quả tổng thể của một chương trình được tính bằng tích số giữa hiệu quả của can thiệp và độ bao phủ, thì các can thiệp GDDD cho các nhóm đối tượng đích của chương trình PCSDD có lẽ sẽ cho hiệu quả tổng thể cao một khi độ bao phủ rộng.


Can thiệp GDDD cho bà mẹ kết hợp với nuôi trồng tại hộ gia đình và vay vốn nhỏ để tăng lượng lương thực thực phẩm có hiệu quả trong PCSDD. Các chương trình này có tính bền vững cao, độ bao phủ và tính khả thi là tương đối. Tuy nhiên với tình trạng đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh như hiện nay thì không phải hộ gia đình nào cũng có thể có điều kiện nuôi trồng để tăng nguồn lương thực thực phẩm. Hiện nay chưa có mô hình PCSDD nào có phòng tư vấn ngay tại tuyến YTCS, kết hợp với các loại hình truyền thông trực tiếp và gián tiếp khác một cách đa dạng để GDDD cho bà mẹ. Với mong muốn xây dựng mô hình truyền thông đa dạng, có chất lượng, có khả năng nhân rộng và có thương hiệu, mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến YTCS đã được xây dựng và đưa vào thử nghiệm nhằm cung cấp kiến thức và GDDD cho các bà mẹ đặc biệt là các bà mẹ ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin cập nhật nhất.

1.4. Các loại hình và phương tiện truyền thông


1.4.1. Những khái niệm cơ bản


Tuyên truyền: Là đưa các thông tin một chiều lặp đi lặp lại nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau về cùng một chủ đề và trong một thời gian nhất định, nhằm thuyết phục đối tượng chấp nhận những ý tưởng quan điểm hay hành vi nào đó. Nhược điểm lớn nhất của nó là mang tính áp đặt, thiếu dân chủ và có thể gây ra các định hướng sai lầm trong suy nghĩ và hành động của những đối tượng nhận tin [2].

Truyền thông: Là một quá trình tác động có kế hoạch có mục đích nhằm thúc đẩy đối tượng đích tiến tới một hành vi mới hoặc sử dụng một dịch vụ mới có lợi cho sức khỏe. Đó là một quá trình tác động qua lại liên tục giữa truyền thông viên với đối tượng được truyền thông để cùng nhau chia sẻ các thông tin, ý kiến, thái độ, tình cảm kỹ năng về cùng một vấn đề được quan tâm và dẫn tới những thay đổi hành vi của đối tượng. Đặc trưng quan trọng của truyền thông là tính hai chiều hay nhiều chiều [2].

Giáo dục sức khỏe: Là sự kết hợp các kinh nghiệm học tập nhằm tạo thuận lợi cho sự thay đổi hành vi sức khỏe của các đối tượng học tập. Đó là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm và lý trí của con người nhằm giúp họ thay đổi hành vi có hại cho sức khỏe bằng hành vi có lợi cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng [2].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022