Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa - 2

4.1.2. Tình trạng thiếu máu của trẻ 117

4.1.3. Yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ em 119

4.2. Xây dựng triển khai mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở 122

4.2.1. Xây dựng mô hình 122

4.2.2. Kết quả hoạt động mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến YTCS 134

4.3. Đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở 136

4.3.1. Hiệu quả của can thiệp tới kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ 136

4.3.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp đối với tình trạng dinh dưỡng của trẻ 141

4.3.3. Hiệu quả can thiệp với tình trạng thiếu máu của trẻ 146

4.4. Khả năng áp dụng mô hình truyền thông đa dạng 148

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN 150

KHUYẾN NGHỊ 153

Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa - 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO 154

PHỤ LỤC 1: MÔ HÌNH NIỀM TIN SỨC KHỎE PCSDD TRẺ EM 170

PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 36 THÁNG 171

PHỤ LỤC 3: PHIẾU HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 185

PHỤ LỤC 4: ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC – THỰC HÀNH 192

PHỤ LỤC 5: ẢNH TÀI LIỆU TẬP HUẤN 211

PHỤ LỤC 6: GIẤY ĐỒNG Ý CHO TRẺ ĐƯỢC LẤY MÁU XÉT NGHIỆM 211

PHỤ LỤC 7: PHIẾU XÉT NGHIỆM 212

PHỤ LỤC 8: PHIẾU ĐIỀU TRA NHÂN TRẮC TRẺ EM 212

GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA VÀO QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 214


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. 1: Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo các chỉ số z-score 21

Bảng 1. 2: Đánh giá mức độ suy dinh dưỡng ở trong cộng đồng 21

Bảng 1. 3: Phân loại ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của thiếu máu 23

Bảng 1. 4: Phân bố tình trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi theo các vùng sinh thái ... 24 Bảng 1. 5: Một số chỉ số cơ bản về các xã nghiên cứu năm 2011 46


Bảng 3. 1: Thông tin chung về bà mẹ và hộ gia đình 72

Bảng 3. 2: Thực hành cho trẻ bú sữa mẹ của các bà mẹ 78

Bảng 3. 3: Một số chỉ số thực hành khác 80

Bảng 3. 4: Mô hình hồi quy dự đoán yếu tố liên quan đền SDD thể nhẹ cân 82

Bảng 3. 5: Mô hình hồi quy dự đoán yếu tố liên quan đền SDD thể thấp còi 83

Bảng 3. 6: Mô hình hồi quy dự đoán yếu tố liên quan tới tình trạng thiếu máu ở trẻ85 Bảng 3. 7: Độ bao phủ của dịch vụ tư vấn tại tháng thứ 12 của can thiệp 88

Bảng 3. 8: Số lượt khách hàng được tư vấn theo nhóm đối tượng đích 89

Bảng 3. 9: Số buổi truyền thông trực tiếp cho các nhóm đối tượng tại cộng đồng.. 91 Bảng 3. 10: Loại tài liệu tập huấn 93

Bảng 3. 11: Số cán bộ y tế và CTV được tập huấn 94

Bảng 3. 12: So sánh tỷ lệ bà mẹ được cộng tác viên tiếp cận trước và sau can thiệp95

Bảng 3. 13: So sánh nguồn cung cấp thông tin cho bà mẹ giữa xã CTTT và xã chứng tại hai thời điểm trước và sau can thiệp 97

Bảng 3. 14: So sánh nguồn cung cấp thông tin cho bà mẹ giữa xã CTNTvà xã chứng tại hai thời điểm trước và sau can thiệp 99

Bảng 3. 15: Hiệu quả thay đổi kiến thức của bà mẹ sau can thiệp 101

Bảng 3. 16: Hiệu quả thay đổi thực hành của bà mẹ sau can thiệp 102

Bảng 3. 17: So sánh các giá trị z-score của trẻ 0-36 tháng tuổi giữa các xã nghiên cứu tại hai thời điểm trước và sau can thiệp 105

Bảng 3. 18: So sánh giá trị z-score WAZ theo nhóm tuổi của trẻ ở xã CTTT tại hai thời điểm trước và sau can thiệp 107

Bảng 3. 19: So sánh giá trị trung bình z-score HAZ theo nhóm tuổi của trẻ ở xã CTTT tại hai thời điểm trước và sau can thiệp 108

Bảng 3. 20: So sánh giá trị z-score WAZ theo nhóm tuổi của trẻ ở xã CTNT tại hai thời điểm trước và sau can thiệp 109

Bảng 3. 21: So sánh giá trị z-score HAZ theo nhóm tuổi của trẻ ở xã CTNT tại hai thời điểm trước và sau can thiệp 110

Bảng 3. 22: So sánh tỷ lệ thiếu máu ở trẻ 6-36 tháng tuổi giữa các xã can thiệp và xã chứng tại hai thời điểm trước và sau can thiệp 111

Bảng 3. 23: So sánh nồng độ trung bình Hb ở trẻ 6-36 tháng giữa các xã nghiên cứu

................................................................................................................................ 112


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3. 1: Tình trạng SDD của trẻ chia theo độ 73

Biểu đồ 3. 2: Phân bố tỷ lệ các thể SDD theo nhóm tuổi 74

Biểu đồ 3. 3: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo giới 75

Biểu đồ 3. 4: Phân bố các thể SDD của trẻ theo xã nghiên cứu trước can thiệp 75

Biểu đồ 3. 5: Phân bố thiếu máu theo các xã nghiên cứu 76

Biểu đồ 3. 6: Phân bố tình trạng thiếu máu theo giới và theo độ thiếu máu 76

Biểu đồ 3. 7: Tỷ lệ thiếu máu và nồng độ trung bình Hb theo nhóm tuổi 77

Biểu đồ 3. 8: Tỷ lệ SDD nhẹ cân giữa các xã ở thời điểm trước và sau can thiệp. 103 Biểu đồ 3. 9: Tỷ lệ SDD thấp còi giữa các xã ở thời điểm trước và sau can thiệp 103 Biểu đồ 3. 10: Tỷ lệ SDD gày còm giữa các xã ở thời điểm trước và sau can thiệp104

Biểu đồ 3. 11: So sánh nồng độ trung bình Hb theo nhóm tuổi tại xã CTNT tại hai thời điểm trước và sau can thiệp 112

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1. 1: Nguyên nhân suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em 25

Sơ đồ 1. 2: Mô hình sinh thái học 26

Sơ đồ 1. 3: Mô hình phòng chống các vấn đề sức khỏe liên quan đến YTCC 28


Sơ đồ 2. 1: Thiết kế can thiệp tổng thể 49

Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng 50

Sơ đồ 2. 3: Truyền thông đa dạng và đối tượng đích 52

Sơ đồ 2. 4: Hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát 55


DANH MỤC ẢNH


Ảnh 1. 1: Bản đồ tỉnh tỉnh Khánh Hòa và 3 địa điểm nghiên cứu (màu đỏ) 47


Ảnh 3. 1: Phòng tư vấn và lô gô thương hiệu Mặt trời Bé Thơ 86


ĐẶT VẤN ĐỀ


Suy dinh dưỡng (SDD) là một trong những vấn đề Y tế công cộng hàng đầu ở các nước đang phát triển. Người ta ước tính có khoảng 178 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới ở các nước đang phát triển bị SDD thể thấp còi và 55 triệu trẻ SDD thể gầy còm [117]. SDD thấp còi, gày còm nặng và kém phát triển bào thai là nguyên nhân của 2,2 triệu tử vong, 21% số năm tàn tật của cuộc đời đã được điều chỉnh ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu [117]. Hiện nay quá trình giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em tại các nước đang phát triển vẫn rất chậm. Việt Nam là một trong 36 quốc gia có tỷ lệ SDD cao nhất thế giới, đặc biệt là tỷ lệ thấp còi [132]. Tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi trong giai đoạn 2006-2010 thể nhẹ cân giảm từ 23,4% đến 17,5%, thể thấp còi giảm từ 35,2% đến 29,3% [70].

Tỉnh Khánh Hòa giai đoạn năm 2006-2010 tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân giảm từ 22,2% đến 15,7%, thể thấp còi từ 29,6% đến 27,2% [72]. Theo điều tra của Sở Y tế Khánh Hòa tháng 6/2010 cho thấy thực hành chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ chưa đạt. Tỷ lệ cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu rất thấp, gần 50% số trẻ được bà mẹ cho bú trong giờ đầu, khoảng 85% trẻ được cho ăn dặm đúng độ tuổi, nhưng chỉ 50% đạt được sự đa dạng bữa ăn tối thiểu [54]. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều nguyên nhân gây SDD ở trẻ, trong đó kiến thức thực hành (KT-TH) chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ là một trong những nguyên nhân chính yếu [17], [51], [62], [63]. Các can thiệp phòng chống SDD có hiệu quả và thành công là những can thiệp vào thời kỳ mang thai của bà mẹ và hai năm đầu đời của trẻ. Giai đoạn này được coi là những cửa sổ cơ hội cho phòng chống SDD ở trẻ em [94], [103]. Tăng cường hoạt động truyền thông dinh dưỡng và xây dựng mô hình truyền thông thích hợp tại địa phương có khả năng nhân rộng là một trong những giải pháp của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng và của tỉnh Khánh Hòa. Câu hỏi nghiên cứu Mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến Y tế cơ sở có hiệu quả đối với kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ (NDTN) của bà mẹ, cải thiện tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của trẻ và có khả năng triển khai trên diện rộng hay không? Để trả lời cho câu hỏi nêu trên nghiên cứu “Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại


tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở tỉnh Khánh Hòađã được tiến hành. Mô hình truyền thông đa dạng bao gồm truyền thông trực tiếp thông qua tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm cho người nuôi dưỡng trẻ và truyền thông gián tiếp thông qua các kênh truyền thông khác. Việc xây dựng và triển khai mô hình can thiệp đã được hỗ trợ một phần từ dự án “Nuôi dưỡng & Phát triển”.

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm căn cứ khoa học và thực tiễn về hiệu quả của mô hình đối với kiến thức thực hành của người nuôi dưỡng trẻ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ cũng như cách xây dựng, triển khai hoạt động của mô hình. Từ đó xem xét khả năng nhân rộng mô hình để góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1. Mô tả thực trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em 0- 36 tháng tuổi tại các xã nghiên cứu tỉnh Khánh Hòa năm 2011.

2. Xây dựng và triển khai mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em từ 0-24 tháng tuổi ở tỉnh Khánh Hòa

3. Đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em từ 0-24 tháng tuổi tại các xã nghiên cứu tỉnh Khánh Hòa sau một năm can thiệp.


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Suy dinh dưỡng ở trẻ em


1.1.1. Khái niệm và các hình thái suy dinh dưỡng ở trẻ em


SDD là tình trạng của cơ thể gây ra bởi thiếu thức ăn, hoặc thừa thức ăn và còn có nghĩa chính là “Nuôi dưỡng không tốt”. SDD thường do sử dụng không đủ protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng nên đã ảnh hưởng tới khả năng phát triển tối ưu của trẻ về thể chất, cũng như nhận thức [32], [66], [79], [121]. Trẻ SDD có nguy cơ bị nhiễm trùng thường xuyên dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong sớm ở trẻ [86], [127]. Ngoài ra SDD còn ảnh hưởng đến chiều cao và khả năng lao động sản xuất của trẻ khi trưởng thành [32], [69], [124].

SDD có 4 hình thái chính: SDD năng lượng protein, thiếu hụt sắt & thiếu máu, thiếu hụt vitamin A và các bệnh do thiếu hụt Iode. Ở trẻ SDD các hình thái SDD có thể đan xen lẫn nhau, trẻ không chỉ thiếu năng lượng protein mà còn có thể thiếu hụt ít nhất một hoặc đồng thời nhiều vi chất dinh dưỡng khác như iode, vitamin A, sắt hoặc kẽm ở mức tiền lâm sàng hoặc lâm sàng [15], [108], [121]. Cụm từ SDD sử dụng để mô tả tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay, chủ yếu là để chỉ tình trạng SDD năng lượng protein và được đánh giá bằng các chỉ số nhân trắc. Dựa vào cách đánh giá các chỉ số nhân trắc này người ta có cách phân loại các thể SDD khác nhau như SDD nhẹ cân (cân nặng của trẻ so với tuổi), SDD thấp còi (chiều cao của trẻ so với tuổi), và SDD gày còm [53]. Biều hiện lâm sàng nặng của SDD năng lượng protein còn được biết đến là thể Kwashiorkor, Maramus và thể kết hợp Maramus – Kwashiorkor.

1.1.2. Suy dinh dưỡng năng lượng protein và các hậu quả


SDD năng lượng protein được xem là nguyên nhân quan trọng hàng đầu của SDD thấp còi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em bị thấp còi sau này sẽ trở thành người lớn có chiều cao thấp và khả năng lao động giảm [69]. SDD và nhiễm trùng là một vòng xoắn bệnh lý. Khi trẻ bị SDD khả năng chống đỡ với bệnh tật giảm, trẻ dễ bị cảm nhiễm với bệnh nhiễm trùng, nhất là bệnh đường hô hấp và đường ruột [65], [86], [117], [121]. Trẻ SDD có khả năng đáp ứng miễn dịch kém hơn trẻ không suy dinh dưỡng. SDD làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch [124].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022