nâng cao kỹ năng giao tiếp và cải thiện thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ, giảm tình trạng trẻ nhỏ từ 6-24 tháng chậm phát triển [137]. Kết quả nghiên cứu tại Pakistan cho thấy các kỹ năng giao tiếp và hoạt động tư vấn của CBYT tốt hơn đáng kể trong nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ cũng tốt hơn đáng kể trong nhóm can thiệp so với nhóm chứng sau 180 ngày can thiệp. Tăng tỷ lệ phát triển của trẻ trong nhóm can thiệp, với tác dụng lớn nhất quan sát thấy ở trẻ lứa tuổi từ 12 tháng trở lên [137]. Như vậy can thiệp tư vấn dinh dưỡng đã có tác động tích cực nhất tới sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ nhóm tuổi từ 12 tháng trở lên. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả của dự án GDDD và tham gia nông nghiệp đối với sự phát triển của trẻ ờ bắc Malawi [82]. Sau 6 năm can thiệp kết quả cho thấy có sự cải thiện giá trị WAZ của trẻ ở các làng tham gia tích cực vào dự án này và làng tham gia dài nhất [82]. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của một can thiệp dựa vào cộng đồng để cải thiện tình trạng dinh dưỡngở trẻ nhỏ ở Senegal [92] cũng cho kết quả giảm đáng kể nguy cơ trẻ SDD ở trẻ. Tỷ suất chênh OR đối với SDD ở làng có chương trình can thiệp là 0,83 (95% CI: 0,68; -1,00) [92].
So sánh với các nghiên cứu tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu này cũng tương tự. Trần Thành Đô và cộng sự đã đánh giá xu hướng thay đổi giá trị trung bình z- score của các chỉ số nhân trắc trong các điều tra TTDD ở trẻ em tại Việt Nam từ năm 2003 - 2011. Kết quả cho thấy trong giai đoạn từ năm 2003- 2011, giá trị trung bình z-score của WAZ liên tục tăng với tốc độ 0,048 z-score/năm và z-score của HAZ cũng tăng với tốc độ 0,049Z-score/năm. Như vậy giá trị trung bình z-score tại xã CTTT trong nghiên cứu này đã đạt được cao hơn so với điều tra toàn quốc nêu trên. Sự khác nhau này là do hiệu quả của can thiệp và độ tuổi của đối tượng can thiệp dưới 24 tháng. Đối tượng trẻ em trong đánh giá TTDD toàn quốc là trẻ dưới 5 tuổi và bao gồm tất cả các vùng miền sinh thái khác nhau trong đó có cả miền núi là nơi có tỷ lệ SDD khá cao, nên tăng trưởng giá trị z-score sẽ thấp hơn [10].
Các giá trị trung bình z-core của trẻ em trong nghiên cứu này cũng cao hơn các giá trị trung bình z-score của trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại Yên Bái. Nghiên cứu
tại Yên Bái có can thiệp GDDD 18 tháng. SCT các giá trị trung bình bình WAZ của trẻ em dưới 24 tháng đã tăng từ (-1,52 ± 1,20) lên (-1,32 ± 1,05), giá trị trung bình HAZ tăng từ (-1,77±1,47) lên (-1,52±1,30) [4]. Nghiên cứu của Phou Sophan và cộng sự cũng cho kết quả tương tự với can thiệp GDDD nhóm nhỏ trong 12 tháng tại Bắc Cạn. Giá trị WAZ tăng cao hơn ở các xã can thiệp so với xã chứng ở các thời điểm SCT 4 tháng, 8 tháng và 12 tháng và giá trị HAZ cao hơn so với xã chứng ở thời điểm SCT 4 tháng [51]. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng của Nguyễn Thanh Hà và cộng sự tại Bắc Ninh với can thiệp bổ sung kẽm và sprinkles (đa vi chất) cho những trẻ SDD thấp còi, sau 6 tháng can thiệp các giá trị z-score WAZ, HAZ, WHZ đều tăng rất đáng kể ở các nhóm can thiệp so với nhóm chứng [16]. Bổ sung trực tiếp kẽm và đa vi chất cho trẻ bị SDD thấp còi đã có hiệu quả rõ rệt ở tất cả các nhóm can thiệp và thay đổi tích cực TTDD của trẻ thể hiện ở việc tăng tất cả các giá trị z-score và tình trạng thiếu máu chỉ sau 6 tháng can thiệp. Các can thiệp bổ sung đa vi chất khác cũng có hiệu quả tích cực đối với tăng trưởng và TTDD, bệnh tật của trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi [30].
Như vậy cũng giống như các can thiệp trực tiếp, can thiệp gián tiếp GDDD qua mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến YTCS đã tác động thay đổi các chỉ số z-score của trẻ thông qua thực hành đúng về NDTN của bà mẹ. Trẻ có KPA đầy đủ hơn và đa dạng hơn đã cải thiện được TTDD. Trong thực tế cũng đã có nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa các nhóm thực phẩm tiêu thụ và TTDD của trẻ [75]
4.3.3. Hiệu quả can thiệp với tình trạng thiếu máu của trẻ
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu Tố Liên Quan Tới Tình Trạng Thiếu Máu Ở Trẻ
- Những Bài Học Rút Ra Từ Xây Dựng Và Triển Khai Mô Hình Can Thiệp
- Hiệu Quả Thay Đổi Thực Hành Nuôi Dưỡng Trẻ Nhỏ Của Bà Mẹ
- Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa - 20
- Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa - 21
- Phiếu Phỏng Vấn Bà Mẹ Có Con Dưới 36 Tháng Tuổi Tại Tỉnh Khánh Hòa Năm 20….
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Trước can thiệp xã CTNT có tỷ lệ thiếu máu cao nhất trong 3 xã nghiên cứu, tỷ lệ thiếu máu ở xã CTTT và xã chứng không khác nhau. SCT tình trạng thiếu máu của trẻ đã giảm ở cả 3 xã. Tại xã CTTT tỷ lệ thiếu máu giảm từ 28,4% xuống 19,7%. Tại xã CTNT tỷ lệ thiếu máu giảm từ 44,9% xuống 25% một cách có ý nghĩa thống kê. Tại xã chứng tình trạng thiếu máu giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Hiệu quả can thiệp ở xã CTNT là 30,7% cao hơn so với xã CTTT 16,9%. Tương tự SCT nồng độ trung bình Hb của trẻ ở xã CTNT tăng hơn so với trước can
thiệp. Nồng độ trung bình Hb của trẻ ở xã CTTT thay đổi không có ý nghĩa thống kê. Như vậy nơi có tỷ lệ thiếu máu cao, nồng độ trung bình Hb thấp hơn, hiệu quả can thiệp sẽ cao hơn.
Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với các nghiên cứu đã được tiền hành trước đây. Các can thiệp bổ sung sắt trực tiếp cho đối tượng có nguy cơ, bổ sung sắt vào thực phẩm, hoặc bổ sung viên sắt kết hợp với GDDD, hoặc chỉ GDDD đơn thuần cho bà mẹ đã được chứng minh rất hiệu quả đối với tình trạng thiếu máu của trẻ ở nhiều nghiên cứu [9], [25], [39], [115]. Nghiên cứu tại Indonesia cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ sữa tăng cường sắt đối với tình trạng giảm thiếu máu ở trẻ em từ 6-59 tháng tuổi [115]. Từ Ngữ và cộng sự tiến hành can thiệp trong 12 tháng với 2 nhóm. Một nhóm được nhận hỗ trợ bột có tăng cường vi chất (sản phẩm của công ty nutrifood) các loại bột sữa, bột trứng, bột cà rốt, (60 g/một ngày), một nhóm được hỗ trợ mua thực phẩm tự nhiên 2400 đồng/ngày để mua thực phẩm và cả hai nhóm đều được giáo dục về ABS. Tỷ lệ thiếu máu giảm 10% ở nhóm ăn tự nhiên và 20% ở nhóm bổ sung bột tăng cường vi chất [44].
Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Hồ Thu Mai và Lê Bạch Mai với can thiệp bổ sung Ferlin (Thành phần có nguyên tố sắt và các vitamin) cho nhóm đối tượng trẻ từ 6-23 tháng tuổi trong khoảng thời gian 3 tháng đã làm giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ từ 64,1% xuống còn 9,4%, nồng độ Hb trung bình tăng từ (9,7 ± 0,8) tăng lên (9,9 ± 0,7). HQCT với tình trạng thiếu máu ở trẻ là 58,2% [40]. Điều này cho thấy tình trạng thiếu máu của trẻ sẽ được cải thiện rất nhanh và hiệu quả cao khi lượng sắt và vitamin được bổ sung từ ngoài vào đều đặn. GDDD cho bà mẹ gián tiếp làm tăng sắt, vitamin thông qua sử dụng thực phẩm giàu sắt, đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn của trẻ cũng làm giảm thiếu máu. Vì vậy giáo dục phòng chống thiếu máu, sử dụng thực phẩm giàu sắt, đa dạng thực phẩm cũng là một biện pháp rất hiệu quả để phòng chống thiếu máu cho trẻ em. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với nghiên cứu của Phạm Hoàng Hưng có can thiệp tuyên truyền tích cực tới hiệu quả đa dạng hóa bữa ăn. SCT 18 tháng nồng độ trung bình Hb của trẻ em dưới 24 tháng tuổi đã tăng từ (10,5 ± 1,1) lên (11,7 ± 1,0).
Tỷ lệ thiếu máu giảm từ 55% xuống 23,3%, hiệu quả can thiệp 53,2% cao hơn so với kết quả nghiên cứu này [25]. Sự khác biệt này có thể do thời gian can thiệp của Phạm Hoàng Hưng dài hơn. Nghiên cứu của Đinh Đạo tại Quảng Nam với can thiệp GDDD dựa vào chức sắc uy tín trong cộng đồng trong 12 tháng. Nhóm đối tượng là trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số cũng cho kết quả giảm tỷ lệ thiếu máu 15,5% sau can thiệp, HQCT=17,8% [9].
Mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến YTCS đã có hiệu quả tới tình trạng thiếu máu của trẻ. Khi triển khai can thiệp truyền thông, các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng SDD và thiếu máu của trẻ trên địa bàn nghiên cứu đã được sử dụng để xây dựng các thông điệp truyền thông tuyên truyền cho các bà mẹ và cộng đồng. Thông điệp sử dụng đa dạng thực phẩm và phòng chống thiếu máu cho trẻ đã được truyền tải tới các nhóm ĐTĐ. Việc khuyến khích bà mẹ có trẻ trên 6 tháng tuổi sử dụng sữa & các sản phẩm của sữa cũng được tăng cường. Kết quả nghiên cứu gợi ý nên chọn ưu tiên can thiệp vào lĩnh vực phòng chống thiếu máu vì tỷ lệ thiếu máu ở trẻ cao và HQCT mang lại cao, đặc biệt tại khu vực nông thôn.
4.4. Khả năng áp dụng mô hình truyền thông đa dạng
Mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến YTCS đã được thiết lập. Cán bộ trực tiếp tham gia chương trình đã được đào tạo đầy đủ về kỹ năng tư vấn, kiến thức NDTN và lập kế hoạch truyền thông. Họ đã có cơ hội phát huy khả năng thông qua việc tự lập kế hoạch truyền thông. Mô hình can thiệp có đối tượng cụ thể, nội dung hoạt động rõ ràng, kết hợp các loại hình truyền thông đa dạng phong phú linh hoạt.
Tuyền thông trực tiếp kết hợp với truyền thông gián tiếp đã làm tăng tính toàn diện của hoạt động truyền thông. Các hoạt động truyền thông bao gồm tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm, tuyên truyền nhóm tại các thôn, tổ dân phố, kết hợp với các hoạt động khác của HPN và của UBND xã và TYT. Mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến YTCS có thể coi là nơi truyền thông ban đầu các kiến thức cập nhật nhất về NDTN cho một số lượng lớn các thế hệ bà mẹ tại địa phương.
Các đối tượng được phỏng vấn như lãnh đạo TTYT, đại diên UBND xã, HPN và các CBYT, CTV và bà mẹ đều đánh giá tốt về nội dung hoạt động và hiệu quả của can thiệp. Hầu hết các bà mẹ đều hài lòng với dịch vụ tư vấn và các hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng. Mô hình đã và đang xây tạo dựng thương hiệu đối với cộng đồng.
Sau một năm hoạt động mô hình truyền thông đã làm tăng tiếp cận của bà mẹ với thông tin NDTN, tăng KT-TH của bà mẹ, góp phần làm thay đổi tập quán cũ và dần tạo ra những chuẩn mực mới trong NDTN tại địa phương. Can thiệp đã gián tiếp tác động cải thiện TTDD và làm giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em.
Mô hình truyền thông đã hỗ trợ và tăng cường hiệu quả chương trình PCSDD tại địa phương và có tính bền vững. Có thể lồng ghép mô hình vào chương trình chăm sóc sức khỏe khác tại địa phương. Chi phí vận hành truyền thông có thể đưa vào ngân sách như ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia hoặc từ kinh phí địa phương do Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt. Thậm chí tiến tới thu phí dịch vụ tư vấn bà mẹ. Mô hình có khả năng áp dụng và nhân rộng trên địa bàn can thiệp.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em 0- 36 tháng tuổi tại các xã nghiên cứu tỉnh Khánh Hòa năm 2011.
- SDD trẻ em từ 0-36 tháng tuổi tại các xã nghiên cứu thuộc các huyện thị đồng bằng ven biển tỉnh Khánh Hòa ở mức thấp với các tỷ lệ như sau SDD nhẹ cân 10,1%, SDD thấp còi 18,4%, SDD gày còm 3,6% và béo phì 2,6%. Yếu tố liên quan tới tình trạng SDD nhẹ cân ở trẻ bao gồm thực hành nuôi dưỡng trẻ kém, cân nặng sơ sinh thấp và trẻ ăn bổ sung sớm. Yếu tố liên quan tới SDD thấp còi: Thực hành nuôi dưỡng trẻ kém, cân nặng sơ sinh thấp, trẻ ăn bổ sung sớm, chi tiêu cho ăn uống bình quân đầu người thấp, bà mẹ có trên 2 con, trẻ đi học nhà trẻ mẫu giáo và trẻ không sử dụng sữa & sản phẩm của sữa trong 24 giờ qua. Yếu tố liên quan tới SDD gày còm: Thực hành nuôi dưỡng trẻ kém, cân nặng sơ sinh thấp.
- Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ 6-36 tháng tuổi trong cộng đồng ở mức độ trung bình 37,9%. Trong đó tỷ lệ thiếu máu nhẹ 23,2%, thiếu máu vừa 14,7%. Có hai yếu tố liên quan tới tình trạng thiếu máu ở trẻ bao gồm sử dụng đa dạng thực phẩm không đạt và trẻ không sử dụng sữa & sản phẩm của sữa trong 24 giờ qua.
2. Xây dựng và triển khai mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
- Đặc điểm của mô hình: Mô hình đã được thiết lập với hệ thống tổ chức và mạng lưới hoạt động từ tỉnh tới xã. Đối tượng đích chính của mô hình là phụ nữ mang thai 3 tháng cuối và bà mẹ nuôi con nhỏ. Mô hình sử dụng phối hợp cả hai loại hình truyền thông trực tiếp, truyền thông gián tiếp và đa dạng hóa kênh truyền thông. Phòng tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ với thương hiệu Mặt Trời Bé Thơ được đặt tại trạm y tế là một trong những cấu phần chính của mô hình.
- Các hoạt động và yếu tố đóng vai trò quan trọng của mô hình: Đào tạo chuyên môn và kỹ năng truyền thông cho các nhóm đối tượng tham gia triển khai chương trình, tài liệu hướng dẫn chuyên môn cho 3 nhóm đối tượng quản lý phòng tư vấn, cán bộ y tế thực hiện truyền thông và cộng tác viên đã được biên soạn, đa dạng và sẵn có tài liệu truyền thông. Hơn 20 loại tài liệu truyền thông được sản xuất đa dạng về hình thức và chủng loại. Hoạt động chủ chốt của mô hình là tư vấn nhóm tại PTV kết hợp với các biện pháp truyền thông gián tiếp được thực hiện ở cả 3 tuyến tỉnh, huyện và xã.
- Kết quả chính đã đạt được: Sau một năm triển khai hoạt động các chỉ số quá trình đều đạt được các chỉ tiêu đề ra ở cả hai xã can thiệp. Cộng tác viên tăng tiếp cận hộ gia đình ở các xã can thiệp cao hơn so với xã chứng. Tỷ lệ tiếp cận ở xã can thiệp thành thị tăng từ 27,4% lên 61,1%, xã can thiệp nông thôn tăng từ 18,9% lên 56,7%. Độ bao phủ cung cấp thông tin ở nhóm xã can thiệp tăng cao hơn so với xã chứng.
3. Đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng mô hình
3.1. Mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở đã có hiệu quả cải thiện kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ
Sau 12 tháng can thiệp kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ ở hai xã can thiệp đã được cải thiện tốt hơn so với xã chứng. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đạt ở xã can thiệp thành thị tăng từ 31,9% lên 78,1%, ở xã can thiệp nông thôn tăng từ 29,6% lên 62,2%; xã chứng từ 34,1% lên 53,3%. Tỷ lệ bà mẹ có thực hành đạt ở xã can thiệp thành thị tăng từ 69,4% lên 89,3%, ở xã can thiệp nông thôn tăng từ 56,3% lên 75,6%, xã chứng tăng từ 66,7% lên 70,7%.
3.2. Mô hình đã có hiệu quả bước đầu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của trẻ sau một năm can thiệp
- Các giá trị trung bình z-score của trẻ 0-36 tháng tuổi tại các xã can thiệp đã tăng cao hơn khi so sánh với xã chứng. Tại xã can thiệp thành thị giá trị trung bình z-score cân nặng theo tuổi (WAZ) tăng từ (-0,65 ± 1,08) lên (-0,44 ±
1,03), giá trị trung bình z-score chiều cao theo tuổi (HAZ) tăng từ (-1,01 ± 1,1); lên (-0,59 ± 1,18). Tại xã can thiệp nông thôn giá trị trung bình z-score chiều cao theo tuổi (HAZ) tăng từ (-1,12 ± 1,10); lên (-0,85 ± 1,04). Các giá trị trung bình z-score cân nặng theo tuổi (WAZ) và cân nặng theo chiều cao (WHZ) thay đổi không có có ý nghĩa thống kê.
- Sau can thiệp tỷ lệ thiếu máu của trẻ giảm nhiều hơn ở hai xã can thiệp so với xã chứng. Tỷ lệ thiếu máu giảm từ 28,4% xuống 19,7% ở xã can thiệp thành thị và giảm từ 44,9% xuống 25% ở xã can thiệp nông thôn, xã chứng từ 40,3% xuống 34,8%. Nồng độ trung bình Hb tăng ở xã can thiệp nông thôn từ (10,9 g/dl ± 1,1 g/dl) lên (11,4 g/dl ± 0,89 g/dl), nhưng không tăng ở xã can thiệp thành thị.
3.3. Khả năng áp dụng mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở
- Nhìn chung độ bao phủ của mô hình tương đối tốt, nhưng độ bao phủ của riêng phòng tư vấn chưa cao sau một năm hoạt động. Độ bao phủ của PTV đối với nhóm PNMT 3 tháng cuối 48% ở xã can thiệp thành thị và 45% ở xã can thiệp nông thôn. Độ bao phủ đối với nhóm bà mẹ có con từ 0-23 tháng 50,8% ở xã can thiệp thành thị và 27,6% ở xã can thiệp nông thôn.
- Đã và đang tạo dựng được thương hiệu “Mặt Trời Bé Thơ”.
- Môi trường thuận lợi cho hoạt động của can thiệp. Can thiệp nhận được sự đồng tình ủng hộ của bà mẹ, cán bộ y tế và các bên liên quan. Những người tham gia chương trình can thiệp, lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương và bà mẹ đều đánh giá cần có mô hình ngay tại tuyến y tế cơ sở để cung cấp những thông tin cơ bản ban đầu cho số đông các bà mẹ.
- Mô hình đã được đánh giá hiệu quả, phù hợp với địa phương và có khà năng duy trì. Nên nhân rộng mô hình tại các TYT ven đô, nông thôn và có lượng bệnh nhân khám chữa đông. Mô hình là cơ sở tốt cho việc thực hiện chiến lược quốc gia về cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em.