Tình Trạng Suy Dinh Dưỡng Của Trẻ Trước Can Thiệp


sánh trước và sau can thiệp (P>0,05). Có sự khác biệt về tỷ lệ hộ nghèo (trước can thiệp hộ nghèo 13,6%, sau can thiệp giảm còn 6,8%) với χ2 = 20,4, p<0,0001. Chi tiêu cho ăn uống tăng lên sau can thiệp. Chi cho ăn uống trên 400 ngàn đồng/người/tháng tăng từ 48,3% trước can thiệp (TCT) lên 81% SCT (p<0,0001).

3.1.2. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ trước can thiệp


Biểu đồ 3 1 Tình trạng SDD của trẻ chia theo độ Biểu đồ 3 1 trình bày kết 1

Biểu đồ 3. 1: Tình trạng SDD của trẻ chia theo độ


Biểu đồ 3.1 trình bày kết quả phân tích TTDD 810 trẻ em trong mẫu nghiên cứu vào thời điểm điều tra TCT cho thấy tỷ lệ SDD thể nhẹ cân 10,1%, khoảng tin cậy 95% (KTC 95%: 8,2-12,4), SDD nhẹ cân độ I (8,7%), độ II (1,4%). Tỷ lệ SDD thấp còi 18,4% (KTC 95%: 15,9-21,2), SDD thấp còi độ I (14,7%), độ II (3,7%). SDD thể

gày còm tương đối thấp: 3,6% (KTC 95%: 2,5-5,1), gày còm độ I (2,9%), gày còm độ II (0,7%).


Biểu đồ 3 2 Phân bố tỷ lệ các thể SDD theo nhóm tuổi Biểu đồ 3 2 cho 2


Biểu đồ 3. 2: Phân bố tỷ lệ các thể SDD theo nhóm tuổi


Biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân tăng dần theo nhóm tuổi, nhưng không có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm tuổi một cách có ý ghĩa thống kê với (χ2 =0,07, df=3; χ2 of linearity =0,32, df =2; P=0,85). Tuy nhiên biểu đồ biểu diễn tỷ lệ SDD nhẹ cân tăng dần theo một độ dốc nhất định một cách có ý nghĩa thống kê với χ2of slope = 6,68, df = 1, P<0,05). Điều này có thể giải thích rằng đã có sự tích lũy tỷ lệ SDD nhẹ cân qua các lứa tuổi và không được cải thiện phục hồi. Có sự khác biệt về tỷ lệ SDD thể thấp còi giữa các nhóm tuổi. Nhóm có tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất là 12-23 tháng (26,6%,) sau đó đến nhóm tuổi 24-36 tháng với tỷ lệ 22,2%, thấp nhất là nhóm dưới 12 tháng tuổi với tỷ lệ 6,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với χ2=40,7; P<0,0001. Tỷ lệ SDD thể gày còm không khác biệt theo nhóm tuổi với χ2= 2,78; P>0,05.


Biểu đồ 3 3 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo giới Biểu đồ 3 3 mô tả 3


Biểu đồ 3. 3: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo giới


Biểu đồ 3.3 mô tả TTDD của 810 trẻ em trong mẫu nghiên cứu theo giới. Kết quả cho thấy tỷ lệ SDD ở cả 3 thể thấp còi, nhẹ cân, gày còm đều không khác biệt giữa nam và nữ với các giá trị χ2= 3,2, p> 0,05.


Biểu đồ 3 4 Phân bố các thể SDD của trẻ theo xã nghiên cứu trước can 4

Biểu đồ 3. 4: Phân bố các thể SDD của trẻ theo xã nghiên cứu trước can thiệp


Biểu đồ 3.4 cho biết tỷ lệ SDD trẻ em theo xã nghiên cứu vào thời điểm TCT. SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi không khác biệt giữa các xã nghiên cứu với (với χ2= 4,6; P>0,05) và (χ2= 0,3; P>0,05) một cách tương ứng. Nhưng có sự khác biệt về tỷ lệ SDD thể gày còm ở xã CTNT so với xã CTTT và xã chứng một cách tương ứng 6,3%; 1,9%; 2,6% và có ý nghĩa thống kê (với χ2= 8,9; P<0, 05).


3.1.3. Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng của trẻ


(n= 203 trẻ 6-36 tháng tuổi được xét nghiệm Hb)


Biểu đồ 3 5 Phân bố thiếu máu theo các xã nghiên cứu Biểu đồ 3 5 cho thấy 5

Biểu đồ 3. 5: Phân bố thiếu máu theo các xã nghiên cứu


Biểu đồ 3 5 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở xã CTTT CTNT và xã chứng lần lượt 6

Biểu đồ 3.5 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở xã CTTT, CTNT và xã chứng lần lượt một cách tương ứng như sau: 28,4%; 44,9%; 40,3% và khác nhau không có ý nghĩa thống kê (với χ2= 4,2; P>0,05). Tuy nhiên khi so sánh tỷ lệ thiếu máu giữa xã CTTT với xã CTNT có sự khác biệt với χ2= 4,2 ; P<0,05.


Biểu đồ 3. 6: Phân bố tình trạng thiếu máu theo giới và theo độ thiếu máu Biểu đồ 3.6 trình bày tình trạng thiếu máu theo giới và độ thiếu máu. Kết quả

cho thấy tỷ lệ thiếu máu chung ở trẻ là 37,9%, thiếu máu nhẹ 23,2%, thiếu máu vừa


14,7%. Không có sự khác biệt về tình trạng thiếu máu giữa nam và nữ với χ2= 3,23; P>0,05


Biểu đồ 3 7 Tỷ lệ thiếu máu và nồng độ trung bình Hb theo nhóm tuổi Biểu 7


Biểu đồ 3. 7: Tỷ lệ thiếu máu và nồng độ trung bình Hb theo nhóm tuổi


Biểu đồ 3.7 trình bày tỷ lệ thiếu máu và nồng độ trung bình Hb theo nhóm tuổi của trẻ trong mẫu điều tra trước can thiệp cho thấy tỷ lệ thiếu máu khác nhau giữa các nhóm tuổi một cách có ý nghĩa thống kê. Nhóm tuổi 6-11 tháng có tỷ lệ thiếu máu cao nhất (59,2%), nhóm 12-23 tháng (35,3%) và nhóm 24-36 tháng (24,6%). Như vậy tuổi của trẻ càng lớn thiếu máu càng giảm với χ2= 11,7; P<0,05.

Có sự khác biệt về nồng độ trung bình Hb giữa các nhóm tuổi. Nhóm tuổi càng cao nồng độ trung bình càng lớn một cách có ý nghĩa thống kê (với F=47,2; P<0,001). Nồng độ trung bình Hb của trẻ tăng theo nhóm tuổi 10,8 g/dl (6-11 tháng); 11,2 g/dl (12-23 tháng); 11,8 g/dl (24-35 tháng).

3.1.4. Một số chỉ số thực hành bú mẹ


Bảng 3. 2: Thực hành cho trẻ bú sữa mẹ của các bà mẹ


( N=134 trẻ dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ, hoặc bú bình)


Bú mẹ

n

Tỷ lệ %

Bú mẹ hoàn toàn

50

37,3

Bú mẹ chủ yếu

37

27,6

Bú mẹ

43

32,1

Bú bình

4

3,0

Tổng số

134

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Bảng 3.2 trình bày các chỉ số bú mẹ ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trong số 136 trẻ có 2 trẻ không còn bú mẹ hoặc bú bình mà đã ABS hoàn toàn. Trong số 134 trẻ có 37,3 % bú mẹ hoàn toàn, 27,6% bú mẹ chủ yếu, 32,1% bú mẹ, 3% bú bình.

Bú sữa mẹ hoàn (BSMHT) là trẻ chỉ bú sữa mẹ hoặc bú vú nuôi ngoài ra không sử dụng thêm chất gì khác. Kết quả PVS cho thấy các nguyên nhân dẫn đến bà mẹ không cho trẻ BSMHT trong 6 tháng đầu bao gồm nhận thức và niềm tin của bà mẹ về sữa mẹ. Bà mẹ chưa tin tưởng ở khả năng tiết sữa của bản thân, khả năng dinh dưỡng của sữa mẹ, chưa biết những lợi ích của việc cho trẻ bú sớm, chưa biết lợi ích của sữa non. Ngay sau sinh bà mẹ chưa xuống sữa, trẻ khóc đòi ăn nên bà mẹ mất kiên nhẫn cho trẻ ăn sữa công thức hoặc thức uống khác. Một bà mẹ đã nói “Lúc đó sinh ra cháu nó khóc, em thì chưa có sữa nên em cho bé ăn sữa bột” (Bà mẹ 21 tuổi) “Nói chung là sữa ngoài hơn chị, vì sữa mẹ ít cho nên không đủ cho cháu, nên cháu không thích lắm” (BM, 21 tuổi). Hoặc do bà mẹ thiếu kiến thức về cơ chế tiết sữa, thiếu kiến thức về sữa mẹ, nên bà mẹ không cho trẻ bú, dẫn tới cương tức vú, áp xe vú, trẻ không bú hậu quả mất sữa. “Hôm em nằm ở bệnh viện sinh, thấy con nhỏ nằm cạnh sinh mổ sau 4 ngày vẫn chưa cho em bú, bị cương tức, rồi sau nó bị áp xe vú không cho em bú luôn” (TLN).


Kết quả phỏng vấn các bà mẹ cũng cho thấy một số nguyên nhân khác khiến trẻ không được bú sữa mẹ ngay sau sinh là do mổ đẻ, đẻ non hoặc chính CBYT cũng là một yếu tố thúc đẩy bà mẹ sử dụng sữa bột ở phòng sinh trong một số bệnh viện.

Bà mẹ phải đi làm 4 tháng sau sinh, đặc biệt là tại các khu công nghiệp là một trong những lý do chính để trẻ phải ABS sớm hoặc ăn sữa công thức. Bà mẹ chưa tin tưởng vào việc vắt sữa để lại cho con uống có đảm bảo vệ sinh an toàn hay không. Hơn nữa họ nghĩ có vắt sữa để lại cũng không thể đủ sữa theo nhu cầu của trẻ “Tại vì em đang chuẩn bị đi làm nên em tập cho cháu uống sữa ngoài, nhưng cháu rất ít uống” (BM 5). “Chắc là sữa vắt ra để lại sẽ không tốt, vả lại vắt sữa để lại cho bé cũng không đủ cho bé bú” (BM 6). “Vắt sữa để được ở bên ngoài như bác sĩ nói thì cũng có một số người biết thôi, không phải ai cũng biết được điều đó hết, cho nên cứ nghĩ sữa mẹ mà vắt ra rồi nó sẽ hư thì không ai dám cho con mình uống hết” (TLN)

Bú mẹ chủ yếu là trẻ được bú mẹ, bú vú nuôi như là nguồn nuôi dưỡng chính, cho phép trẻ nhận thêm những thức khác như uống nước, nước hoa quả, ngoài ra không sử dụng chất gì khác đặc biệt là sữa công thức hoặc chất lỏng có nguồn gốc thực phẩm. Với những bà mẹ đã biết nuôi con bằng sữa mẹ, không cho trẻ ăn sữa công thức, không cho ABS nhưng vẫn có thể cho trẻ uống nước với quan niệm đã có từ lâu đời truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nếu không cho trẻ uống nước trẻ sẽ rụng tóc. “Nói chung là em cũng không rành, mấy bà mẹ khác nói cho trẻ uống nước để khỏi rụng tóc” (BM 6). Hoặc bà mẹ nghĩ trẻ sẽ khát “Vì nó nhỏ, nó cũng như mình thôi, nó cũng cần lượng nước đủ trong người chứ, không cho nó uống thì nó khát” (BM 5).

Bú mẹ là trẻ bú sữa mẹ, bú vú nuôi và nhận thêm bất kỳ loại thức ăn, nước uống nào khác bao gồm cả sữa công thức, sữa hộp. Trẻ ABS sớm cũng là một nguyên nhân làm tỷ lệ BSMHT thấp. ABS sớm bị ảnh hưởng bởi tập quán địa phương và quan niệm, hiểu biết chưa đầy đủ của bà mẹ vào sữa mẹ. Ngoài ra bà mẹ chịu ảnh hưởng từ mẹ chồng hoặc mẹ đẻ trong thực hành NDTN “Dạ tại vì má nói khoảng 3 tháng 10 ngày cho bé ăn. Nếu mà theo quan niệm thì hồi xưa ai cũng 3 tháng 10 ngày là cho ăn dặm nên em làm theo” (BM8). Bà mẹ cho ăn sớm hơn vì nghĩ rằng “Em bé không muốn bú nữa, bú mẹ cũng làm biếng nữa, hình như em bé đòi ăn hay sao đó”. Điều này cho thấy bà mẹ thiếu kiến thức về NDTN và cần được tư vấn để thay đổi quan niệm lòng tin.


Bảng 3. 3: Một số chỉ số thực hành khác


Các chỉ số

n

Tỷ lệ %

Bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh (N =796 trẻ từng bú mẹ)

501

62,9

Trẻ 12-15 tháng tuổi vẫn còn bú mẹ (N=82)

64

78,0

Trẻ 6-8 tháng tuổi được ăn bổ sung (N=69)

68

98,6

Trẻ được ăn đa dạng khẩu phần ăn tối thiểu đạt *


( từ 5/8 nhóm thực phẩm trở lên) (N=674)

604

89,6

Ghi chú: Đa dạng khẩu phần ăn tối thiểu (áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên)


Bảng 3.3 trình bày một số chỉ số thực hành khác của bà mẹ cho thấy tỷ lệ bú mẹ sớm trong giờ đầu sau sinh là 62,9% . Tỷ lệ trẻ từ 12-15 tháng tuổi còn bú mẹ 78%. Trẻ từ 6-8 tháng tuổi được ABS cao 98,6%. Trẻ được ăn đa dạng khẩu phần ăn tối thiểu đạt tới 89,6%.

Về việc cho trẻ cai sữa trước 24 tháng tuổi, PVS cho thấy bà mẹ có thể nhận tác động từ nhiều nguồn khác nhau như mẹ đẻ mẹ chồng “Ba má nói thì cho bú cỡ đó thôi chứ còn chất đâu nữa. Cho nó bỏ bú để nó uống sữa ngoài rồi nó ăn uống vô. Cho nó mập mập lên” (BM 10) .

Kết quả PVS và TLN cho thấy bà mẹ có thực hành tốt về sử dụng đa dạng thực phẩm cho trẻ, nên tỷ lệ đa dạng thực phẩm tối thiểu không đạt chỉ là 10.1%. “Tôm, cua, cá, cho ăn đổi món hoài à. Nấu cháo thì nấu thịt heo, thịt nạc bầm với lại cà rốt, khoai tây, nấu cái đó cho nó ăn” (BM7).

Tuy nhiên vẫn có bà mẹ gặp khó khăn và không có cách giải quyết là tình trạng biếng ăn của trẻ: “Khó khăn nhất là bé của em nó rất biếng ăn mà bú thì cũng ít, cho nên em không biết làm cách nào để giúp cải thiện tình trạng đó” (BM 23). Trẻ biếng ăn có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có một nguyên nhân liên quan đến KT-TH của bà mẹ, đó có thể là sai lầm về phương pháp cho ăn, không cho trẻ ăn theo đáp ứng hoặc cho trẻ ABS sớm.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022