Marketing lãnh thổ với việc thu hút đầu tư phát triển ở tỉnh Thái Nguyên - 25


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Kỹ năng xúc tiến đầu tư, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Phương Bắc (2002), Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Quyết định 1387/2005/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 12 năm 2005, về việc xử lý các quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư trái pháp luật do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.

4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 108/2006/NĐ-CP, ngày 22 tháng 9 năm 2006, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.

5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 4/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

6. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (2001), Marketing địa phương quyển 1+2 (tài liệu dịch), thành phố Hồ Chí Minh.

7. Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại (2005), Thái Nguyên - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

8. Cục Thống kê Thái Nguyên (2008), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2008, Thái Nguyên.

9. Vũ Trí Dũng (2005), Marketing địa phương và vùng lãnh thổ với việc thu hút đầu tư để phát triển, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B2005.38.114, Hà Nội.

Marketing lãnh thổ với việc thu hút đầu tư phát triển ở tỉnh Thái Nguyên - 25

10. Vũ Trí Dũng (2007), Giáo trình marketing công cộng, Nhà xuất bản Đại học


Kinh tế quốc dân, Hà Nội.


11. Vũ Trí Dũng, Phạm Công Toàn (2008), Hiểu biết quá trình lựa chọn địa điểm đầu tư - nội dung quan trọng của marketing địa phương, Tạp chí Quản lý kinh tế số 23, năm 2008

12. Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007), Nghị quyết số 13/2007/NQ- HĐND ngày 14/12/2007 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 của tỉnh Thái Nguyên.

13. Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007), Nghị quyết số 14/2007/NQ- HĐND ngày 14/12/2007 về nguyên tắc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên năm 2008.

14. http://www.pcivietnam.org/province_profile_detail.php?province=58(2006, 2007, 2008, 2009), chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Bắc Ninh.

15. http://www.pcivietnam.org/province_profile_detail.php?province=60(2006, 2007, 2008, 2009), chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Hải Dương.

16. http://www.pcivietnam.org/province_profile_detail.php?province=56(2006,

2007, 2008, 2009), chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Hưng Yên.


17. http://www.pcivietnam.org/province_profile_detail.php?province=44(2006, 2007, 2008, 2009), chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Phú Thọ.

18. http://www.pcivietnam.org/province_profile_detail.php?province=45(2006, 2007, 2008, 2009), chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Thái Nguyên.

19. http://www.pcivietnam.org/province_profile_detail.php?province=55(2006, 2007, 2008, 2009), chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc.

20. http://www.thainguyen.gov.vn/vn2/Default.asp?Id_DB=184&strContent=2&strShow=5(2009), bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên.

21. http://www.thainguyen.gov.vn/vn2/Default.asp?Id_DB=182&strContent

=2&strShow=6(2009), điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên.


22. http://www.thainguyen.gov.vn/vn2/Default.asp?Id_DB=385&strContent=7&strShow=36(2009), Khu công nghiệp Sông Công, Thái Nguyên.

23. John Quelch (2005), Tiếp thị địa phương và quốc gia theo cách nào?, http://vietnamnet.vn/bantrontructuyen/2005/02/372410/ Cập nhật lúc 06:31, Thứ Sáu, 04/02/2005 (GMT+7).

24. Kenichi Ohno (2006), Hoạch định chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản - Bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam VDF - Diễn đàn phát triển Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

25. Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường (2006), Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội, Diễn đàn phát triển Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

26. Michael P.Todaro (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

27. MPI - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, JICA - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (2003), Nghiên cứu về chiến lược xúc tiến FDI tại nước CHXNCN Việt Nam (Báo cáo cuối cùng), Hà Nội

28. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2007), Giáo trình kinh tế đầu tư,

Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.


29. Paul A Samuelson - Wiliam D. Nordhalls (2007), Kinh tế học - tập 2, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

30. Philip Kotler (Phan Thăng dịch, 2000), Quản trị marketing, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

32. Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám Thống kê 2008, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.


33. Trần Chí Thiện và nhóm nghiên cứu (2006), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, mã số KT-04-06, Sở khoa học và công nghệ tỉnh Thái Nguyên.

34. Trần Minh Đạo (2008), Giáo trình marketing căn bản, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

35. USAID và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Đánh giá tác động của 5 năm triển khai Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đối với thương mại, đầu tư và cơ cấu kinh tế của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội.

36. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2001), Quyết định 60/2001/QĐ-UB ngày 26/6/2001 v/v quy định ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh.

37. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2002), Quyết định 104/2002/QĐ-UB ngày 30/8/2002 v/v bổ sung một số điều của quy định ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

38. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2004), Các văn bản liên quan đến đầu tư nước ngoài trên địa bản tỉnh Thái Nguyên.

39. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

40. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Nghị quyết 10/2005/NQ-HĐND ngày 22/7/2005 về chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

41. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2000), Nền kinh tế tri thức - Nhận thức và hành động, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

42. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2006), Luật Đầu tư năm 2005, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.

43. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2009), Kinh tế Việt Nam 2008, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.


Tài liệu tiếng Anh


44. Berkowitz, Kerin, Hartley, Rudelious (1994), marketing, 4th edition, Von Hoffmann Press, United States of America.

45. http://placemarketingcompany.com/place.htm(2008), The place marketing professional.

46. Kotler, Haider, Rein (2010), Marketing places, free press, United States of America.


PHỤ LỤC 1: CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN


1. Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên: Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp số 1

- Vị trí: Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp số 1 nằm trong địa giới hành chính thuộc phường Tân Lập, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 6 km về phía Nam. Phía Bắc giáp Gò Khảo, phía Nam giáp quốc lộ 3, phía Đông giáp suối Loàng, phường Phú Xá, phía Tây giáp khu tập thể cơ khí 19-5.

- Năng lực: Khu vực thiết kế có diện tích khoảng 34 ha có hệ thống cấp và thoát nước đến tận chân bờ rào. Điện sản xuất được cung cấp trong toàn khu vực.

- Hiện trạng: Hiện cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp số 1 đã lấp đầy. Hầu hết các doanh nghiệp đều đã đi vào hoạt động, một số đang trong giai đoạn xây dựng, lắp đặt thiết bị và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2010.

2. Trên địa bàn thị xã Sông Công:

2.1 Khu công nghiệp Sông Công

- Vị trí: Nằm ở cửa ngõ vào trung tâm thị xã Sông Công, tiếp giáp với quốc lộ 3, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 18km và cách trung tâm thủ đô Hà Nội 62km. Khu công nghiệp Sông Công có vị trí khá thuận lợi cho các nhà đầu tư.

- Năng lực: Diện tích sử dụng của khu công nghiệp Sông Công là 55ha, điều kiện điện, nước đầy đủ. Khu công nghiệp Sông Công được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, có trụ sở đặt ngay tại khu công nghiệp. Ban quản lý có trách nhiệm đón nhận và giải quyết kịp thời mọi ý kiến của doanh nghiệp trong phạm vi cho phép, thay mặt doanh nghiệp đề đạt ý kiến lên cơ quan quản lý chức năng cấp trên.

Có thể coi, Khu công nghiệp Sông Công là khu công nghiệp lý tưởng nhất cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên. Nhưng đáng tiếc là diện tích của khu công nghiệp Sông Công quá nhỏ và hiện không thể mở rộng thêm nữa.


- Hiện trạng: Hiện khu công nghiệp Sông Công đã được lấp đầy với phần lớn là các doanh nghiệp trong ngành cơ khí và vật liệu xây dựng đã gắn bó từ rất lâu với việc đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.

2.2 Khu công nghiệp nhỏ Khuynh Thạch và Nguyên Gon

- Vị trí:

KCN nhỏ Khuynh Thạch được tính từ km 19 đến km 21, nằm trong địa giới hành chính phường Cải Đan thuộc thị xã Sông Công.

KCN nhỏ Nguyên Gon có vị trí từ quốc lộ 3, dọc đường đi trường công nhân Việt Đức đến kênh hồ Núi Cốc, nằm trong địa giới hành chính phường Cải Đan thuộc thị xã Sông Công.

Hai khu công nghiệp nhỏ (Khuynh Thạch và Nguyên Gon) đều nằm trong địa giới hành chính phường Cải Đan thuộc phía đông thị xã Sông Công và có giới hạn như sau: Phía Đông giáp dân cư xóm Khuynh Thạch, phố Mới và xóm Bẫy; Phía Bắc giáp dân cư xóm Khuynh Thạch, xóm Gáo; Phía Nam giáp dân cư xóm Nguyên Gon; và phía Tây giáp kênh hồ Núi Cốc.

- Năng lực: Quy mô hai khu công nghiệp nhỏ trên có diện tích khoảng 40 ha, trong đó: Khu công nghiệp nhỏ Khuynh Thạch có diện tích 20ha và Khu công nghiệp nhỏ Nguyên Gon có diện tích khoảng 15-20ha.

3. Trên địa bàn Huyện Phổ Yên

3.1 Khu công nghiệp nhỏ Nam Phổ Yên

- Vị trí: Khu quy hoạch nằm trong địa giới thuộc xã Trung Thành và xã Thuận Thành, cách trung tâm huyện 7 km về phía nam theo quốc lộ 3.

- Năng lực: Diện tích, loại đất: diện tích toàn khu là 39 ha, toàn bộ là đất 2 vụ lúa và chia làm 2 cụm: cụm 6A là 19 ha, cụm 6B là 20 ha.

3.2 Khu công nghiệp nhỏ cụm cảng Đa Phúc

- Vị trí: Khu vực quy hoạch nằm trong địa giới xã Thuận Thành, cách trung tâm huyện 9,5 km về phía nam và cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 33,5 km về phía nam theo quốc lộ 3


- Năng lực:

Diện tích: toàn khu có 7,9 ha và được chia thành 3 cụm nhỏ: Cụm 7A: có diện tích 3 ha.

Cụm 7B: có diện tích 1,8 ha. Cụm 7C: có diện tích 3,1 ha.

3.3 Khu công nghiệp nhỏ Tân Hương

- Vị trí: Khu quy hoạch nằm trong địa giới xã Tân Hương, cách Trung tâm huyện Phổ Yên 3,6 km và cách Trung tâm thành phố Thái Nguyên 27,6 km về phía Nam theo quốc lộ 3.

3.4 Khu công nghiệp nhỏ Đồng Tiến

- Vị trí: Khu vực quy hoạch thuộc địa phận xã Đồng Tiến, cách trung tâm huyện lỵ 1,5 km về phía Bắc và cách Trung tâm thành phố Thái Nguyên 25,5 km về phía Bắc theo quốc lộ 3.

3.5 Khu công nghiệp nhỏ thị trấn Bắc Sơn

- Vị trí: Khu vực thiết kế nằm trong địa giới thị trấn Bắc Sơn, cách trung tâm huyện lỵ Phổ Yên 10 km.

3.6 Khu công nghiệp nhỏ Tân Trung - Thống Thượng

- Vị trí: Khu vực quy hoạch thuộc xã Đắc Sơn, cách trung tâm huyện lỵ Phổ Yên 4,5 km về phía Tây và cách Trung tâm thành phố Thái Nguyên 28,4 km.

- Năng lực: Tổng diện tích toàn khu có 50 ha.

3.7 Khu công nghiệp nhỏ Vân Thượng

- Vị trí: Khu công nghiệp nhỏ Vân Thượng nằm trên địa bàn xã Hồng Tiến, cách trung tâm huyện lỵ Phổ Yên 4 km về phía Bắc, cách Trung tâm thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam.

- Năng lực: Tổng diện tích toàn khu có 69 ha và được chia làm 2 cụm:

+ Cụm 12A: Diện tích 47 ha

+ Cụm 12B: Diện tích: 22 ha

3.8 Khu công nghiệp nhỏ TT Bãi Bông

- Vị trí: Khu quy hoạch nằm trong thị trấn Bãi Bông.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 24/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí