Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển du lịch sinh thái vùng duyên hải cực Nam Trung bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 - 21


tích SWOT về DLST của vùng được thiết lập nhằm tạo cơ sở cho việc hoạch định các giải pháp phát triển và đề xuất những kiến nghị cần thiết.

Do DLST là một nội dung rất sâu rộng và phức tạp, nên luận án chỉ đi sâu phân tích một số nội dung cốt lõi,và trong thời gian từ 1995 đến nay, nội dung chú trọng nhiều hơn đến phân tích đặc điểm nguồn “cung” của địa bàn DLST, riêng yếu tố “cầu” được nghiên cứu trên góc độ mức độ cảm nhận, và tổng hợp từ thực tiễn hoạt động trong phạm vi giới hạn ở vùng DHCNTB, cụ thể là tại hai điểm đến mang tính chất động lực về DLST của toàn vùng là: Mũi Né-PhanThiết, Ninh Chữ-Vĩnh Hy.

Gắn với những nội dung thực trạng hoạt động, để làm căn cứ hoạch định chiến lược phát triển, các quan điểm phát triển cũng lần lượt được nêu, từ cấp vĩ mô toàn quốc, đến các chương trình hành động quốc gia về phát triển du lịch của các vùng- miền, các quan điểm của các tỉnh, còn có nghiên cứu phân tích các nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến việc đề xuất giải pháp. Trong nội dung các giải pháp được chia thành 2 nhóm chính: nhóm giải pháp về sinh thái môi trường và nhân văn, nhóm giải pháp về các yếu tố phát triển. Trong từng nhóm giải pháp được chia thành các giải pháp thành phần có nội dung chi tiết và cụ thể. Để tạo hiệu quả đồng bộ trong thực hiện các giải pháp, một số kiến nghị với các cấp liên quan như với Chính phủ, với các tỉnh, với các doanh nghiệp, và với người dân và cộng đồng cũng được đưa ra.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển du lịch sinh thái vùng duyên hải cực Nam Trung bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 - 21

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2023