Mẫu Định Lượng Sử Dụng Cho Cả Hai Nghiên Cứu Mô Tả Cắt Ngang Và Can Thiệp Cộng Đồng.


- Chỉ đạo việc thực hiện nghị định 21 tại các cơ sở y tế: Hội thảo về thực hiện nghị định 21 và ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện tại các cơ sở y tế.

- Thành lập và đưa vào hoạt động các PTV có cùng thương hiệu tại tuyến huyện và tỉnh.

- Các TYT xã can thiệp chủ động lập kế hoạch truyền thông:

CBYT xã sẽ tự làm thêm những dụng cụ trực quan phục vụ cho buổi tư vấn, tìm kiếm chia sẻ tài liệu truyền thông với các chương trình khác, lồng ghép gia tăng các dịch vụ sẵn có tại trạm với dịch vụ tư vấn để tăng lượng khách hàng. Đây cũng là một cách tiếp cận của can thiệp. Sau mỗi buổi truyền thông CBYT sẽ đánh giá và rút kinh nghiệm để lập kế hoạch cho buổi truyền thông khác.

Tại PTV ngoài tư vấn cá nhân cho các đối tượng đích tự tìm đến PTV, CBYT chủ động mời các nhóm bà mẹ (đối tượng đích) đến để tư vấn theo chủ đề mỗi tuần từ 1-2 lần. Tại cộng đồng trong năm can thiệp, mỗi thôn của mỗi xã can thiệp được tuyên truyền từ 1-2 lần về tất cả các chủ đề. Ngoài ra các hoạt động tuyên truyền lồng ghép cũng được tiến hành như tuyên truyền trong họp tổ vay vốn, lồng ghép TCMR và lồng ghép với các hoạt động của chương trình y tế khác tại TYT.

- Quảng bá PTV và thương hiệu PTV: Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, quảng bá thương hiệu bằng hệ thống nhận diện thương hiệu, bằng đảm bảo chất lượng dịch vụ tư vấn mà khách hàng được cung cấp.

2.3.2.8. Phương pháp xây dựng bộ công cụ can thiệp


2.3.2.8.1. Căn cứ xây dựng bộ công cụ can thiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.


Căn cứ vào các nhóm đối tượng đích (ĐTĐ), căn cứ vào mô hình can thiệp và mục tiêu can thiệp để xây dựng nội dung và công cụ can thiệp. Các nội dung và công cụ can thiệp đã xây dựng bao gồm:

Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa - 8

- Xây dựng tài liệu tập huấn cho nhóm đối tượng đích 2 (giảng viên nguồn tỉnh và huyện, CBYT xã và CTV). Các kiến thức này bao gồm Nuôi dưỡng trẻ nhỏ, truyền thông thay đổi hành vi và kỹ năng tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm.

- Với nhóm đối tượng đích chính- bà mẹ: Xây dựng thông điệp truyền thông và tài liệu truyền thông (TLTT) như tờ rơi, ápphích, sách bỏ túi, tờ gấp, pano...


2.3.2.8.2. Xây dựng bộ công cụ can thiệp


Xây dựng tài liệu tập huấn


Nội dung chính của bộ tài liệu: Bao gồm 3 chủ đề Quản lý và vận hành PTV Mặt trời bé thơ; Tư vấn NDTN tại cơ sở y tế (tài liệu tập huấn cho CBYT); Truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng về NDTN (tài liệu tập huấn cho CTV).

Nhóm biên soạn tài liệu: Nhóm kỹ thuật và chuyên gia từ Trung tâm Đào tạo Thực phẩm Dinh dưỡng - VDD, trung tâm Giáo dục Truyền thông Sức Khỏe - Bộ Y Tế và chuyên gia của tổ chức A&T.

Các bước tiến hành: Rà soát lại tất cả các khuyến cáo hiện nay của TCYTTG và của VDD về lĩnh vực nuôi dưỡng chăm sóc trẻ nhỏ, các tài liệu về truyền thông thay đổi hành vi, các kỹ năng tư vấn, kỹ năng truyền thông. Lựa chọn các nội dung phù hợp nhất, cập nhật nhất đưa vào tài liệu tập huấn. Sau khi lựa chọn đầy đủ các nội dung cần thiết, trên cơ sở đó xây dựng các bài giảng ngắn gọn, dễ hiểu, liên tục theo trình tự thông tin. Với tài liệu giảng viên có thêm hướng dẫn giảng chi tiết, mục tiêu bài giảng, danh mục các dụng cụ hỗ trợ giảng dạy. Với tài liệu thuộc đối tượng CTV, nội dung nhất quán với các tài liệu của giảng viên và học viên là CBYT, nhưng đơn giản hơn, dễ hiểu hơn, ngắn gọn hơn, phù hợp hơn với đối tượng CTV.

Xây dựng thông điệp truyền thông


Phân tích ĐTĐ thông qua TLN, PVS đối tượng, CBYT và kết quả phân tích định lượng. Phân tích đặc điểm chung của ĐTĐ: trình độ học vấn, tuổi trung bình của bà mẹ, nghề nghiệp, các nguồn thông tin họ thường tiếp cận. Nhóm trẻ SDD, nhóm trẻ không SDD, nhóm bà mẹ đang mang thai, nơi khám thai, nơi bà mẹ lựa chọn sinh bé là những thông tin quan trọng để lập kế hoạch truyền thông thích hợp tới từng nhóm đối tượng riêng biệt. Ví dụ: Nhóm đối tượng mang thai sẽ được tư vấn nhóm, bà mẹ có con SDD sẽ được tư vấn cá nhân để bà mẹ tìm ra giải pháp và cam kết thực hiện (thực hiện tại phòng tư vấn, hoặc tại hộ gia đình) .


Phân tích các yếu tố tiền đề: Kiến thức, thái độ, niềm tin, thực hành về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhỏ của nhóm ĐTĐ. Phân tích các yếu tố tăng cường củng cố hành vi thi thói quen: Môi trường gia đình, ảnh hưởng của bạn bè người thân, tập quán.

Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi: Các hoạt động của các dự án đang có trên địa bàn liên quan đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Các loại tài liệu sẵn có

Lựa chọn thông điệp truyền thông và sản xuất các tài liệu truyền thông


Lựa chọn và xây dựng các nội dung truyền thông sẽ dựa trên các tiêu chí sau: Đáp ứng các mục tiêu cụ thể, phù hợp với trình độ nhận thức và các đặc điểm tâm sinh lý của các đối tượng đích cũng như phong tục tập quán địa phương. Thông điệp bắt đầu bằng những điểm chính, chủ chốt, hấp dẫn đối tượng về cả hình thức lẫn nội dung, khoa học và thực tiễn. Hành động yêu cầu đối tượng thực hiện phải có tính khả thi. Đơn giản rõ ràng, dễ hiểu, diễn đạt bằng ngôn ngữ địa phương. Thông điệp sử dụng lời kêu gọi/thuyết phục hành động thích hợp với đối tượng và thu hút đối tượng. Thông điệp không gây hại hoặc làm khó chịu người khác khi họ xem. Tài liệu truyền htông được thiết kế cả về mỹ thuật trước khi thử nghiệm.

Thử nghiệm bộ công cụ can thiệp:


Thử nghiệm tài liệu tập huấn: Giảng thử cho các chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh và các cán bộ y tế khác, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa lại các phần theo góp ý học viên hoặc theo phản hồi của học viên. Phân công cán bộ theo dõi quan sát các buổi giảng thử để tìm ra những lỗi của tài liệu, ghi chú đánh dấu, để chỉnh sửa.

Phương pháp thử nghiệm thông điệp truyền thông và một số tài liệu truyền thông: Phỏng vấn sâu và phỏng vấn theo bảng kiểm các đối tượng đích về thông điệp truyền thông, về bản in màu thử các tài liệu truyền thông, chỉnh sửa theo góp ý.

Sau khi thử nghiệm và chỉnh sửa các tài liệu truyền thông chính thức được đưa vào sản xuất


2.3.3. Cỡ mẫu phương pháp chọn mẫu


2.3.3.1. Mẫu định lượng sử dụng cho cả hai nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp cộng đồng.

Cỡ mẫu phỏng vấn bà mẹ và cân đo trẻ (N1)

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu thử nghiệm giả thuyết hai quần thể với kiểm định một phía:

n

z1

n: Cỡ mẫu cần thiết


2p(1p) z1

(p1


2

p1(1p1)p2(1p2 )

2

p )2


P1 = 50% (Tỷ lệ thực hành đúng của bà mẹ )

P2 = 68% (Ước lượng tỷ lệ thực hành tăng sau can thiệp)


= (P1+P2)/2

Z 1-α = 1,64 : Hệ số tin cậy với mức ý nghĩa α = 0,05 (kiểm định 1 phía) (1- β ) = 90% : Hiệu lực của kiểm định.

Sử dụng phần mềm Sample Size của TCYTTG để tính toán cỡ mẫu theo các tiêu chí trên cho cỡ mẫu cần can thiệp trong mỗi nhánh của nghiên cứu phỏng thực nghiệm là n=126. Để tăng hiệu quả thiết kế (DE) ta nhân với 2, cộng thêm 10% từ chối không tham gia, cỡ mẫu chính thức cần có cho mỗi nhánh và làm tròn số là N = 270. N1= 270 bà mẹ/trẻ em x 3 xã = 810.

Trong điều tra TCT 810 bà mẹ và 810 trẻ em tham gia (đây cũng là cỡ mẫu của nghiên cứu mô tả cắt ngang). Trong điều tra SCT có 810 bà mẹ và 810 trẻ em tham gia.

Cỡ mẫu xét nghiệm Hb của trẻ (N2):

n: Cỡ mẫu cần thiết

P1 = 30% (Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi )

P2 = 10% (Ước lượng tỷ lệ thiếu máu giảm sau can thiệp)

Z 1-α = 1,64 : Hệ số tin cậy với mức ý nghĩa α = 0,05 (kiểm định 1 phía) (1- β ) = 90% : Hiệu lực của kiểm định.


Sử dụng phần mềm Sample Size để tính toán cỡ mẫu theo các tiêu chí trên cho cỡ mẫu cần can thiệp trong mỗi nhánh của nghiên cứu phỏng thực nghiệm là n=67. Cỡ mẫu chính thức cần có cho mỗi nhánh và làm tròn số là = 67 x3 = 201

N2 = 201 trẻ xét nghiệm Hb và dự phòng 5% trẻ từ chối. Kết quả nghiên cứu đã có 203 trẻ tham gia xét nghiệm Hb trước can thiệp và sau can thiệp.

Chọn mẫu cân đo trẻ và phỏng vấn


Chọn mẫu theo phương pháp nhiều giai đoạn


- Giai đoạn I: Từ 6 huyện thị đồng bằng ven biển tỉnh Khánh Hòa, chọn chủ định 3 huyện thị đó là TP Nha Trang, thị xã Ninh Hòa và huyện Diên Khánh. Chia các huyện thị thành hai nhóm là nhóm can thiệp và nhóm đối chứng. Nhóm can thiệp gồm khu vực thành thị (TP Nha Trang) và khu vực nông thôn (huyện Diên Khánh), nhóm chứng thuộc khu vực thành thị (thị xã Ninh Hòa). Từ mỗi huyện thị chọn ngẫu nhiên một xã. Chọn xã chứng không cùng huyện/thị với xã nghiên cứu nhằm loại trừ yếu tố nhiễu. Vì mô hình can thiệp sử dụng các biện pháp truyền thông đại chúng rộng rãi và sử dụng các biện pháp quảng bá thương hiệu tại huyện thị can thiệp mà không triển khai tại huyện thị có xã chứng.

- Giai đoạn II: Mỗi huyện thị liệt kê nhóm xã đáp ứng các tiêu chí chọn xã nghiên cứu (có cùng năng lực hoạt động, có cùng các chương trình y tế tại xã...) sau đó chọn ngẫu nhiên 1 xã (xem sơ đồ 2.2 sơ đồ thiết kế nghiên cứu).

- Giai đoạn III: Lập khung mẫu tất cả bà mẹ và trẻ từ 0- 36 tháng tại 3 xã, chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống 270 trẻ và bà mẹ tại mỗi xã.

Chọn mẫu xét nghiệm Hb


Tất cả trẻ từ 6 đến 36 tháng đã được cân đo, được lập danh sách và sau đó chọn số lượng trẻ xét nghiệm trên một xã theo bảng số ngẫu nhiên. Mã số (ID) của trẻ được xét nghiệm được kiểm tra sự trùng khớp với mã của phiếu phỏng vấn bà mẹ và phiếu cân đo trẻ. Những trẻ bị bệnh về máu như Thalassemia, huyết tán, suy tủy, ung thư máu không được tham gia vào nghiên cứu, chọn trẻ thay thế ngay cạnh số thứ tự của trẻ đó. (Tiêu chuẩn loại trừ này dựa vào giấy ra viện của trẻ, trước khi lấy mẫu điều tra viên


hỏi trẻ đã từng phải nằm viện chưa, nếu bà mẹ trả lời có sẽ dựa vào chẩn đoán của bệnh viện để loại trừ).

2.3.3.2. Mẫu định tính


2.3.3.2.1. Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm trước can thiệp


- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn 24 bà mẹ tại 3 xã nghiên cứu, mỗi xã phỏng vấn 8 bà mẹ. Chọn mẫu có chủ định theo bà mẹ có con SDD và bà mẹ có con không SDD.

- Thảo luận nhóm: Tiến hành 3 cuộc TLN tại 3 xã, mỗi xã 1 cuộc. Mỗi cuộc TLN chọn từ 6-8 bà mẹ. Chọn mẫu thuận tiện (chọn đối tượng dễ tiếp xúc nhất).

2.3.3.2.2. Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm sau can thiệp


- PVS sau can thiệp: Phỏng vấn 20 bà mẹ, mỗi xã can thiệp 10 bà mẹ, chỉ phỏng vấn ở những xã can thiệp. Tiêu chuẩn lựa chọn: chọn những bà mẹ đã từng được tuyên truyền.

- TLN sau can thiệp: Thực hiện 2 cuộc TLN tại hai xã can thiệp, mỗi xã một cuộc, mỗi cuộc 8 bà mẹ. Nội dung đánh giá về mô hình can thiệp.

- Phỏng vấn sâu các đối tượng khác: Phỏng vấn trưởng TYT, cán bộ tham gia can thiệp, CTV dinh dưỡng, cán bộ HPN xã, chủ tịch UBND xã của hai xã can thiệp. Phỏng vấn lãnh đạo và CTDD của hai TTYT có xã can thiệp. Tổng số PVS các đối tượng khác là 22 cuộc.

2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu


2.3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu định lượng


2.3.4.1.1. Công cụ thu thập


- Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn đã được thử nghiệm trên thực địa và chỉnh sửa sau thử nghiệm (phụ lục 2)

- Cân trẻ bằng cân điện tử Karada Scan, (OMRON- HBF-356 Model) sản xuất tại Nhật. Kết quả được ghi theo kg với một số lẻ. Thước đo chiều cao chuyên dụng, thước gỗ đo chiều cao đứng, thước đo chiều cao nằm của UNICEF. Cả hai loại thước đều do VDD cấp. Dụng cụ xét nghiệm Hemoglobin gồm máy Hb Mission ACON xuất xứ từ


USA, que thử Hb chuyên dụng phù hợp với máy và các vật dụng rẻ tiền mau hỏng khác.

2.3.4.1.2. Kỹ thuật thu thập


Kiến thức thực hành nuôi con của bà mẹ và các yếu tố khác


Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi. Phỏng vấn bà mẹ về tần suất xuất hiện các thực phẩm: Chỉ phỏng vấn bà mẹ có trẻ đã được ABS từ 6 tháng tuổi trở lên. Hỏi tần suất xuất hiện các nhóm thực phẩm có trong thức ăn của trẻ ở tất cả các bữa chính và bữa phụ trong 24 giờ qua, ở cả trẻ ăn thức ăn mềm, đặc hay ăn thức ăn như gia đình.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ


+ Đo chiều cao trẻ: Với trẻ dưới 24 tháng đo chiều dài nằm, với trẻ trên 24 tháng đo chiều cao đứng.

- Đo chiều cao đứng: Đặt thước đo sát tường, trẻ quay lưng vào tường, nhìn thẳng phía trước, chân đứng thẳng. Có 5 điểm sát tường là chẩm, vai, mông, mặt sau cẳng chân và gót chân. Kéo thước đo từ trên xuống sao cho mặt phẳng của thước đo song song với mặt đất và vuông góc với tường ở điểm tiếp xúc với đỉnh đầu của trẻ, đọc và ghi số đo chiều cao đứng với một số lẻ.

- Đo chiều dài nằm: Sử dụng thước đo chiều dài nằm có độ chính xác 1 mm. Đặt thước đo trên mặt phẳng, đặt trẻ nằm ngửa trên thước, đỉnh đầu của trẻ chạm vào đầu trên của thước. Giữ cho đầu gối của trẻ thẳng, bàn chân vuông góc với mặt thước. Kéo thước, để cho mặt phẳng thước và gan bàn chân áp chặt vào nhau. Đọc và ghi số đo chiều dài nằm (cm) với một số lẻ.

- Trong kỹ thuật đo chiều cao đứng và chiều cao nằm, cần 2 người. Một người đo chính và một nười trợ giúp.

+ Cân trẻ: Trước tiên mẹ đứng lên máy, máy xuất hiện cân nặng của mẹ, sau đó mẹ vẫn đứng yên trẻ được đưa cho mẹ bế, ấn nút tự động máy sẽ hiện số cân của con sau khi trừ đi cân của mẹ. Trước khi tiến hành thu thập số liệu, điều tra viên đã được thực hành cân đo thành thạo. Với trẻ lớn cho trẻ đứng lên cân bình thường. Trước khi cân cởi bớt quần áo khoác của trẻ và mũ, giày dép nếu có.

Đánh giá tình trạng thiếu máu của trẻ bằng đo nồng độ Hemoglobin


- Lấy mẫu xét nghiệm: Kỹ thuật viên xét nghiệm lấy mẫu máu mao mạch ở đầu ngón tay của trẻ. Các dụng cụ lấy máu là loại sử dụng một lần và vô trùng. Tuân thủ các biện pháp phòng tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu cho đối tượng nghiên cứu.

- Tiến hành xét nghiệm: Ngay sau khi lấy mẫu xét nghiệm, kỹ thuật viên cho mẫu vào que thử theo hướng dẫn kỹ thuật, sau đó cho vào máy đọc. Máy đọc và tự động lưu kết quả trong phần mềm của máy. Sau đó kỹ thuật viên ghi chép kết quả vào sổ xét nghiệm và phiếu xét nghiệm của từng trẻ.

2.3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu định tính


Công cụ thu thập


Bản hướng dẫn TLN và PVS đã được thử nghiệm trên thực địa và chỉnh sửa (phụ lục 3), máy ghi âm kỹ thuật số.

Kỹ thuật thu thập


Phỏng vấn sâu: Khai thác thông tin của đối tượng về các nội dung nghiên cứu, sử dụng bảng câu hỏi bán cấu trúc. Trong nghiên cứu này không có đối tượng nào từ chối khi mời tham gia phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn được ghi băng. Thảo luận nhóm có trọng tâm: Khai thác các thông tin liên quan đến việc đánh giá hiệu quả truyền thông GDDD. Các cuộc TLN được ghi băng và ghi chép

Điều tra viên và giám sát viên


Điều tra viên là các CBYT của trung tâm Y tế dự phòng, học sinh trường trung cấp Xét nghiệm. Tất cả điều tra viên và giám sát viên được tập huấn kỹ về nội dung và yêu cầu của nghiên cứu, cách cân đo, ghi chép các kết quả cân đo, các kỹ năng tiếp cận, kỹ năng phỏng vấn để đảm bảo độ chính xác cao. Giám sát viên là nghiên cứu viên và một số CBYT. Nghiên cứu viên cũng tham gia vào quá trình điều tra.

2.3.5. Phương pháp phân tích số liệu


Số liệu phỏng vấn được làm sạch trước và sau khi nhập vào máy tính bằng phần mềm EPI Data 3.1 và được chuyển sang các phần mềm phân tích số liệu tương ứng. Số liệu nhân trắc của trẻ được phân tích theo các chỉ số WAZ, HAZ, WHZ bằng phần mềm ENA, sử dụng quần thể mới năm 2006 của TCYTTG để so sánh. Sau đó các chỉ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022