Mô Tả Thực Trạng Suy Dinh Dưỡng Và Các Yếu Tố Liên Quan


số này được chuyển sang bộ số liệu chung và được phân tích bằng phần mềm EPI INFO và SPSS. Số liệu Hb trong phiếu xét nghiệm được kết nối với bộ số liệu phỏng vấn chung theo mã số của trẻ và được phân tích chung. Sử dụng kiểm định khi bình phương (χ2 ) để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ. Sử dụng F test để so sánh các giá trị trung bình. Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD ở trẻ.

Các cuộc PVS và TLN được giải băng, mã hóa theo các chủ đề. Các ghi chép được mã hóa và được sử dụng cho việc phân tích các nội dung nghiên cứu.

2.3.6. Các chỉ số nghiên cứu


2.3.6.1. Mô tả thực trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan


- Tỷ lệ % trẻ SDD theo các chỉ tiêu cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao.

- Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDD của trẻ


2.3.6.2 Chỉ số quá trình can thiệp


- Mô hình truyền thông


- Số loại tài liệu truyền thông


- Số CBYT, CTV tham gia can thiệp được tập huấn


- Số lượng tài liệu truyền thông được sản xuất và sử dụng


- Số buổi tuyên truyền tại cộng đồng, số bà mẹ được tư vấn tại PTV


- Số lượng các hoạt động tuyên truyền gián tiếp

2.3.6.3. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp


- So sánh tỷ lệ % kiến thức, thực hành đạt của bà mẹ giữa các xã can thiệp và xã chứng tại hai thời điểm TCT và SCT, chỉ số hiệu quả can thiệp.

- So sánh tỷ lệ % SDD của trẻ theo các thể giữa xã can thiệp và xã chứng tại hai thời điểm TCT và SCT, chỉ số hiệu quả can thiệp.

- So sánh sự thay đổi của các giá trị trung bình z-score theo các loại (WAZ, HAZ, WHZ) giữa các xã nghiên cứu tại hai thời điểm TCT và SCT


- So sánh tỷ lệ % thiếu máu của trẻ giữa các xã nghiên cứu tại hai thời điểm TCT và SCT.

- Phản hồi của bà mẹ về PTV, nguồn cung cấp thông tin NDTN cho bà mẹ, việc tiếp tục duy trì mô hình và nhân rộng mô hình..

- CBYT và đối tượng khác đánh giá khả năng nhân rộng mô hình

2.3.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu


2.3.7.1. Các khái niệm


Tình trạng kinh tế hộ gia đình


Theo tiêu chuẩn của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa (Nghị quyết số 07/2008/NQ-HĐND, ngày 22 tháng 7 năm 2008). Hộ nghèo là những hộ có thu nhập bình quân đầu người theo các mức sau: 1) Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, 2) Khu vực nông thôn đồng bằng: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 430.000 đồng/người/tháng (5.160.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Hộ không nghèo có thu nhập cao hơn các mức quy định ở trên.

Cách tính tuổi của trẻ


(Theo cách tính tuổi của WHO hiện nay) [136]


o Cách tính tuổi theo tháng:

Trẻ từ 1-29 ngày: 0 tháng tuổi Trẻ từ 30 - 59 ngày: 1 tháng tuổi

Trẻ từ 11 tháng - 11 tháng 29 ngày: 11 tháng


o Tính tuổi theo năm:

- Từ sơ sinh - 11 tháng 29 ngày: 0 tuổi hay dưới 1 tuổi


- Từ ngày tròn 1 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 2: 1 tuổi.


Các khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ


- Bú mẹ hoàn toàn: Là trẻ được bú mẹ hoặc bú vú nuôi (cho phép uống ORS, thuốc nhỏ giọt, vitamin và khoáng chất) ngoài ra không sử dụng thêm chất gì khác (hỏi trong 24 giờ qua) [136]


- Bú mẹ chủ yếu: Là trẻ được bú mẹ, bú vú nuôi như là nguồn nuôi dưỡng chính, cho phép trẻ nhận thêm những thức khác như uống nước, nước hoa quả, ORS, nước thánh (lễ nghi), thuốc nhỏ giọt, vitamin và khoáng chất, ngoài ra không sử dụng chất gì khác đặc biệt là sữa công thức hoặc chất lỏng có nguồn gốc thực phẩm [136].

- Ăn bổ sung: ABS là trẻ được bú mẹ hoặc bú vú nuôi và ăn những thức ăn đặc, nửa đặc, cho phép trẻ nhận thêm bất kỳ thức ăn, nước uống nào khác bao gồm sữa bột, sữa hộp [136].

- Bú mẹ: Là trẻ bú sữa mẹ, bú vú nuôi và nhận thêm bất kỳ thức ăn, nước uống nào khác bao gồm sữa bột, sữa hộp [136].

- Bú bình: Là trẻ được sử dụng bình (gồm bình chứa và núm vú bình) để bú bất kỳ dung dịch nào ( kể cả sữa người chứa vào bình) hoặc các thức ăn dạng bán lỏng. Cho phép trẻ nhận thêm bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng khác kể cả sữa bột, sữa hộp [136].

- Đa dạng khẩu phần ăn tối thiểu (ĐDKPATT): Cho trẻ ăn từ 5 nhóm thực phẩm trở lên trong bảng phân loại 8 nhóm thực phẩm của VDD được đánh giá là đạt, dưới 5 nhóm đánh giá không đạt. Để có thông tin này điều tra viên hỏi các bà mẹ, ghi nhận các loại thực phẩm cho trẻ ăn trong 24 giờ qua ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Các nhóm thực phẩm được chia làm 8 nhóm như sau : nhóm 1) Ngũ cốc, các loại củ, thân củ, nhóm 2) Rau họ đậu, đậu nành, nhóm 3) Sữa và sản phẩm của sữa, nhóm 4) Các loại thịt, gia cầm, gan, phủ tạng, cá và sản phẩm từ cá.v.v, nhóm 5) Trứng, nhóm

6) Rau củ quả giàu vitamin A (xanh và vàng đậm), nhóm 7) Rau và trái cây khác, nhóm 8) Dầu ăn, mỡ động vật.

2.3.7.2. Các tiêu chuẩn và cách đánh giá các chỉ số trong nghiên cứu


Cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Trẻ được coi là SDD nhẹ cân, thấp còi, gày còm khi các chỉ số tương ứng WAZ, HAZ, WHZ < -2. Cách phân độ SDD như đã trình bày trong phần tổng quan (Mục 1.1.4.2.1.)

Đánh giá kiến thức thực hành của bà mẹ


Nguyên tắc cho điểm


- Dựa vào phương pháp cho điểm để đánh giá KT-TH của bà mẹ. Trong mỗi câu, nếu trả lời của bà mẹ đúng sẽ được tinh điểm, nếu sai sẽ không có điểm hoặc bị trừ điểm. Điểm cũng được quy định trước cho mỗi câu, và được phân bố theo trọng số.

- Do quần thể nghiên cứu là bà mẹ có con từ 0-36 tháng tuổi, bộ câu hỏi được thiết kế sử dụng chung cho bà mẹ có con từ 0-36 tháng tuổi mà không tách riêng nhóm bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi. Thực tế thực hành của bà mẹ đang nuôi con trên 6 tháng tuổi khác với thực hành của bà mẹ đang nuôi con dưới 6 tháng tuổi. Ví dụ bà mẹ có con trên 6 tháng tuổi đã cho trẻ ABS, cho trẻ uống Vitamin A còn bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi chưa thực hiện những biện pháp này. Nên tổng điểm thực hành của hai nhóm bà mẹ này là khác nhau. Do vậy điểm thực hành được cho theo trọng số dựa vào sự quan trọng và cần thiết của lứa tuổi hiện tại của trẻ cho từng loại bà mẹ nêu trên. Phần thực hành của tất cả các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi được chấm theo thang điểm riêng, có tổng điểm thực hành riêng tạm gọi là X1 sau đó được đánh giá đạt hay không đạt dựa trên mức tổng điểm X1. Tương tự thực hành của bà mẹ có con trên 6 tháng tuổi được chấm theo thang điểm riêng, có tổng điểm thực hành riêng gọi là X2, sau đó đánh giá đạt hay không đạt dựa vào tổng điểm X2. Hai quần thể này có chung một biến số KT-TH đạt hay không đạt. Các phân tích về KT-TH được dựa vào biến số này.

- Đánh giá thực hành tiêm chủng đầy đủ để cho điểm: Vì trong vòng 18 tháng tuổi đầu tiên của trẻ có lịch tiêm chủng khác nhau và số mũi tiêm chủng cũng khác nhau. Nên một trẻ được cho là tiêm chủng đầy đủ khi trẻ đó được tiêm đủ số mũi theo quy định của dự án TCMR theo độ tuổi của trẻ tại thời điểm điều tra. (ĐTV đã được tập huấn kỹ về lịch tiêm chủng của bà mẹ và trẻ em).

Cách đánh giá KT-TH đạt và không đạt


Tính tổng số điểm kiến thức của bà mẹ, nếu điểm trả lời của bà mẹ đạt ≥ 50% tổng số điểm tối đa của kiến thức cần có, đánh giá KT đạt. Nếu điểm trả lời của bà mẹ < 50% tổng số điểm, đánh giá KT không đạt. Đánh giá thực hành đạt và không đạt theo cách tương tự (chi tiết xin xem phụ lục 4).


Đánh giá trẻ bị thiếu máu


Xét nghiệm bằng máy đo huyết sắc tố ACON. Máy đọc mẫu xét nghiệm và cho kết quả trên màn hình với đơn vị gram/dl, tự động lưu kết quả trong máy. Đánh giá kết quả thiếu máu khi Hb <11g/dl. Phân loại độ thiếu máu theo TCYTTG như đã trình bày trong phần tổng quan (Mục 1.1.3.)

Cách tính chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp


Chỉ số hiệu quả (CSHQ): CSHQ = (Tỷ lệ % sau can thiệp - Tỷ lệ % trước can thiệp) / tỷ lệ % trước can thiệp x 100 [46].

Hiệu quả can thiệp (HQCT):HQCT= CSHQ xã can thiệp- CSHQ xã chứng [46]


2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu


Nghiên cứu tuân thủ theo các điều kiện, quy trình đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của trường Đại học Y tế công cộng phê duyệt. Các đối tượng nghiên cứu được giải thích đầy đủ về mục đích và nội dung nghiên cứu. Sự tham gia của các bà mẹ và trẻ là hoàn toàn tự nguyện. Các biện pháp đảm bảo an toàn cho đối tượng nghiên cứu đã được thực hiện như phòng tránh té ngã khi cân đo trẻ, sử dụng dụng cụ chích máu đầu ngón tay phù hợp với trẻ em. Đảm bảo các nguyên tắc vô trùng phòng tránh bệnh lây qua đường máu cho trẻ. Kỹ thuật viên chỉ được phép lấy mẫu máu xét nghiệm khi bà mẹ ký vào giấy tự nguyện cho trẻ tham gia xét nghiệm. Trẻ được bồi dưỡng một hộp sữa và một phần kinh phí nhỏ cho bà mẹ. Kinh phí này vừa đủ để không ảnh hưởng tới quá trình chọn đối tượng tham gia xét nghiệm.

Mọi thông tin cá nhân được bảo mật, chỉ gia đình trẻ được biết. Kết quả về nhân trắc và xét nghiệm máu được trả lời cho bà mẹ hoặc người chăm sóc chính. Những trẻ thiếu máu, SDD được hẹn tư vấn cá nhân riêng về chế độ ăn uống hoặc giới thiệu khám và điều trị tại bệnh viện.

2.5. Hạn chế của nghiên cứu


- Trong nghiên cứu đã chọn một xã CTTT với xã chứng thành thị để đánh giá hiệu quả mô hình. Một xã nông thôn đã được chọn đưa vào can thiệp mà không có xã chứng nông thôn là chưa chặt chẽ về đánh giá hiệu quả của xã nông thôn này. Đây cũng là một hạn chế của thiết kế nghiên cứu. Tuy nhiên với thiết kế


nghiên cứu có các loại xã can thiệp này, kết quả nghiên cứu vẫn có thể được sử dụng để xem xét hiệu quả can thiệp ở khu vực nông thôn so với khu vực thành thị, so sánh cách thức can thiệp ở nông thôn với thành thị. Hơn nữa kết quả nghiên cứu đã được kiểm định bằng các test thống kê một cách đầy đủ nên kết quả này vẫn có giá trị khoa học và thực tiễn.

- Do nguồn lực hạn chế nghiên cứu viên đã không chọn mẫu toàn bộ số trẻ 0-36 tháng tuổi và bà mẹ của chúng ở cả 3 xã để nghiên cứu, mà chỉ chọn mẫu theo kết quả tính cỡ mẫu. Đây cũng là một hạn chế của nghiên cứu.

- Tác động của can thiệp đối với TTDD của trẻ trong nghiên cứu này có thể bị hạn chế với 2 lý do sau: Nghiên cứu can thiệp trong thời gian 12 tháng nên chỉ có thể bước đầu đánh giá tác động thay đổi các chỉ số z-score ở trẻ, can thiệp là một mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến YTCS, tác động vào KT-TH của bà mẹ là chính, từ đó gián tiếp tác động vào TTDD của trẻ.

2.6. Cách khắc phục hạn chế


- Để khắc phục hạn chế hai xã can thiệp so sánh chỉ với một xã chứng, kết quả đánh giá hiệu quả của can thiệp đã được kiểm soát bằng các test thống kê thích hợp theo cả hai chiều bao gồm chiều ngang và chiều dọc. Kiểm định theo chiều ngang là kiểm định cả 3 xã tại hai thời điểm TCT và SCT. Kiểm định theo chiều dọc là kiểm định từng xã tại hai thời điểm TCT và SCT. Nhận định kết quả dựa trên kết quả kiểm định hai chiều. Với cách kiểm định này kết quả nghiên cứu đã phong phú và đáng tin cậy.

- Do không chọn mẫu toàn bộ số trẻ 0-36 tháng tuổi và bà mẹ của chúng tại xã nghiên cứu, nên cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống đã được sử dụng (để tăng độ chính xác và đại diện cho quần thể nghiên cứu). Các test thống kê phù hợp được đưa vào để kiểm định và nhận định kết quả nghiên cứu. Với cách chọn mẫu này sẽ cho kết quả có thể suy luận ra cho cả một quần thể lớn hơn ở quy mô xã.

- Đây là thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng. Đánh giá hiệu quả bằng cách so sánh kết quả điều tra mô tả cắt ngang tại thời điểm TCT với kết quả điều tra mô tả cắt ngang tại thời điểm SCT. Như vậy đánh giá hiệu quả


của can thiệp đã dựa trên kết quả cắt ngang quần thể bà mẹ và trẻ em từ 0-36 tháng tuổi ở hai thời điểm TCT và SCT. Cách này sẽ cho kết quả trung bình của can thiệp đối với quần thể bà mẹ và trẻ em 0-36 tháng tuổi trong cộng đồng ở các xã nghiên cứu. Kết quả này sẽ thể hiện thấp hơn các giá trị thật có thể có được từ can thiệp. Đây là hạn chế của thiết kế can thiệp cộng đồng khi so sánh với thiết kế nghiên cứu theo dõi dọc trên cùng đối tượng. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu đã cho thấy bức tranh hiệu quả can thiệp trên bình diện cộng đồng gần với thực tế và cách đánh giá hiệu quả theo mô hình y tế công cộng.

- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp dựa vào thay đổi về KT- TH của bà mẹ là chính. Công thức tính cỡ mẫu được dựa trên các tỷ lệ giả định về KT-TH. Cỡ mẫu đã được tăng gấp đôi để tăng hiệu quả của thiết kế với N=270 bà mẹ và trẻ em trên một xã. Các Test thống kê kiểm định kết quả đã được thực hiện để nhận định kết quả nghiên cứu.

- Để hạn chế những sai số thông tin, bộ câu hỏi đã được thử nghiệm và chỉnh sửa trước khi điều tra. Điều tra viên đã được tập huấn và thực hành đóng vai theo từng cặp trước khi điều tra chính thức.

- Để cuộc điều tra thành công, đảm bảo tính khoa học và sự chính xác, nghiên cứu viên đã lập kế hoạch điều tra, kế hoạch can thiệp chi tiết và triển khai thực hiện theo kế hoạch. Công tác giám sát thu thập số liệu được chú trọng và bố trí đủ cán bộ giám sát một cách thỏa đáng. Các phiếu điều tra được kiểm tra và chỉnh lý trong ngày. Số liệu được làm sạch trước khi nhập và sau khi nhập vào các phần mềm.


CHƯƠNG 3


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1.Thực trạng suy dinh dưỡng và yếu tố liên quan ở trẻ em 0-36 tháng tuổi tại 3 xã nghiên cứu trước can thiệp

3.1.1. Thông tin chung về bà mẹ và hộ gia đình


Bảng 3. 1: Thông tin chung về bà mẹ và hộ gia đình


Thông tin chung


Tiêu chí

Trước CT

(N=810)

Sau CT

(N=810)

n

%

n

%


Nhóm tuổi của các bà mẹ

< 20 tuổi

18

2,2

17

2,1

20-29 tuổi

484

59,8

461

56,9

30-39 tuổi

280

34,6

297

36,7

40 tuổi trở lên

28

3,5

35

4,3


Trình độ học vấn của các bà mẹ

Mù chữ

19

2,3

11

1,4

Tiểu học

125

15,4

107

13,2

THCS

439

54,2

414

51,1

THPT

149

18,4

194

24,0

Trung cấp trở lên

78

9,6

84

10,4

Số con

Từ 1-2 con

718

88,6

725

89,5

Từ 3 con trở lên

92

11,4

85

10,5

Đi nhà trẻ

Có đi nhà trẻ

214

26,4

217

26,8

Không đi nhà trẻ

596

73,6

593

73,2

Cân nặng của trẻ khi sinh

<2500 gram

50

6,2

36

4,4

≥ 2500 gram

760

93,8

774

95,6

Kinh tế hộ gia đình*

Hộ nghèo

110

13,6

55

6,8

Hộ không nghèo

700

86,4

755

93,2

Chi tiêu cho ăn uống/đầu

người/tháng*

≤400 ngàn đồng

419

51,7

154

19,0

>400 ngàn đồng

391

48,3

656

81,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa - 9

Bảng 3.1 trình bày thông tin chung về bà mẹ và hộ gia đình trong mẫu điều tra. Kết quả điều tra 810 bà mẹ ở 3 xã nghiên cứu tại hai thời điểm trước và sau can thiệp cho thấy các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu như nhóm tuổi bà mẹ, trình độ học vấn, số con, tình trạng đi nhà trẻ, cân nặng khi sinh của trẻ không khác biệt khi so

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022