Một Số Cơ Sở Lý Luận Về Giá Trị Của Rừng Và Định Giá Rừng


của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về hưởng quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

- Văn bản số 1248/CP-NN ngày 09/10/2002 của Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Thí điểm sử dụng môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ và giáo dục hướng nghiệp tại Vườn quốc gia Ba Vì”.

- Quyết định số 5561/QĐ-BNN-KL ngày 09/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt đề án thí điểm sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp tại Vườn quốc gia Ba Vì”.

- Nghị định 13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006 của Chính phủ về xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng

Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.

- Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn một số điều quyết định số 186/2006/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Qui chế quản lý các hoạt động DLST tại các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên.

- Đề án sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp tại Vườn quốc gia Ba Vì của Vườn quốc gia Ba Vì và UBND huyện Ba Vì.

- Nghị định 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng và Thông tư liên tịch số


65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 của Bộ NN&PTNT và Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP .

1.2.2.Các nghiên cứu trong nước về cho thuê rừng

Cho thuê môi trường rừng đặc dụng; hình thành thị trường sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái là một đòi hỏi mới của thực tiễn trong tiến trình phát triển của ngành lâm nghiệp. Do đó cho đến nay hầu như chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này ở nước ta.

* Đối với vấn đề cho thuê rừng (forest leasing):

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) đã xác lập hai quyền cơ bản đối với chủ rừng khi tham gia vào quan hệ thuê – cho thuê rừng; đó là quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng (là quyền của chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan) và quyền sử dụng rừng (là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng; được cho thuê quyền sử dụng rừng thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật dân sự).

Chủ rừng được đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Việc đăng ký lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng rừng phải tiến hành đồng thời với đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Việc đăng ký quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện theo quy định về đăng ký tài sản của pháp luật dân sự.

Tuy nhiên, trong Luật chỉ đề cập tới quan hệ giữa Nhà nước (cho thuê) và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (đối tượng đi thuê). Cụ thể:


Bảng 1.1. Đối tượng Thuê rừng


Đối tượng

thuê rừng

Loại rừng

thuê

Mục đích thuê

Chi trả

tiền thuê

1. Tổ chức kinh tế

Rừng phòng hộ

Bảo vệ và phát triển rừng kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh

quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái -

môi trường.

Trả tiền hàng năm

Rừng đặc dụng là khu bảo vệ

cảnh quan

Bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

Trả tiền hàng năm

2. Tổ chức kinh tế, HGĐ, cá nhân trong nước

Rừng sản xuất

Sản xuất lâm nghiệp, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh

quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái -

môi trường.

Trả tiền hàng năm

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài

Rừng sản xuất

là rừng trồng

Thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp–ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

Trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền

hàng năm

Rừng sản

xuất là rừng tự nhiên

Chính phủ quy định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội - 4


Giá rừng là số tiền được tính trên một đơn vị diện tích rừng do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong quá trình giao dịch về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Giá rừng được hình thành trong các trường hợp sau đây:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định;

- Đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng

trồng;

- Chủ rừng thoả thuận với những người có liên quan khi thực hiện

quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng giá trị

quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng.

Mới đây, theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, chủ rừng được tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, cho thuê môi trường rừng hoặc sử dụng quyền sử dụng đất và giá trị kinh tế của tài nguyên đa dạng sinh học và môi trường rừng đặc dụng để liên doanh, liên kết với các chủ đầu tư khác, các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái tại khu rừng đặc dụng. Việc tổ chức du lịch sinh thái tại khu rừng đặc dụng phải được lập thành dự án đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, điểm có tính quyết định ở đây là việc xác định giá cho thuê phù hợp đối với các loại rừng... Với cơ chế xác lập giá cho thuê như trên thì mức giá thực tế sẽ rất đa dạng, khó có thể kiểm soát và điều tiết được.

Hiện nay, việc định giá tài nguyên rừng ở Việt Nam là một vấn đề rất mới và khó thực hiện và đương nhiên cũng tương tự với vấn đề xác định giá thuê các loại rừng. Bởi vì giá cho thuê rừng cần dựa trên cơ sở giá trị tài nguyên rừng đã được xác định. Các hợp phần giá trị của rừng và phương pháp định giá rừng tự nhiên được Nguyễn Nghĩa Biên (2005) tổng hợp lại như sau:


Bảng 1.2. Phương pháp định giá rừng



Giá

trị

Chức năng

Kỹ thuật định giá

Giá tr

Giá trị sử dụng trực tiếp

Sản phẩm gỗ (gỗ, củi)

SP ngoài gỗ (thức ăn, thuốc,

nguồn gien,. .)

Sử dụng cho mục đích giáo dục,

nghỉ ngơi và văn hóa.

Môi trường sống cho con người

Phân tích thị trường

PP dùng hàng hóa liên quan

PP du lịch phí

Định giá ngẫu nhiên Định giá hưởng thụ

Giá trị sử dụng gián tiếp

Phòng hộ đầu nguồn Chu trình dinh dưỡng Giảm ô nhiễm không khí Điều tiết tiểu khí hậu Lưu trữ các bon

Chi phí khôi phục

Chi phí phòng phòng ngừa

Phương pháp hàm sản

xuất

Chi phí thay thế

Giá tr

Giá trị lựa chọn

Sử dụng có thể trong tương lai các hàng hóa/dịch vụ liệt kê trong mục 1& 2 (giá trị sử dụng) bởi các bên

liên quan thực tế

Định giá ngẫu nhiên


Giá trị để lại

Sử dụng có thể trong tương lai các hàng hóa/dịch vụ liệt kê trong mục 1& 2 (giá trị sử dụng) bởi thế hệ kế

tiếp của các bên liên quan thực tế

Định giá ngẫu nhiên


Giá trị tồn tại

Đa dạng sinh học,

Di sản văn hóa,

Lợi ích cho các bên liên quan chỉ từ việc hiểu biết sự tồn tại của hàng hóa và dịch vụ mà không sử dụng chúng

Định giá ngẫu nhiên

Nguồn: [17]


Tuy nhiên, việc hạch toán đầy đủ các giá trị trên là vô cùng khó khăn hoặc nếu có hạch toán được để xác định giá cho thuê thì chắc chắn mức giá đó sẽ rất cao, không mang tính khả thi.

Hiện nay, trong dự thảo Nghị định về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng (2006) đã đưa ra 3 phương pháp được áp dụng để xác định giá quyền sử dụng rừng (rừng phòng hộ; rừng đặc dụng rừng sản xuất là rừng tụ nhiên), giá quyền sở hữu rừng (rừng sản xuất là rừng trồng):

Bảng 1.3. Phương pháp định giá rừng


Phương pháp

định giá


Nội dung


Điều kiện áp dụng

1. Thu nhập

- Thu nhập thuần tuý

- Lãi suất trái phiếu của Chính phủ.

Có đủ thông tin để xác định được các khoản thu nhập thuần tuý mang lại cho chủ rừng từ diện tích

rừng cần định giá.

2. Chi phí

- Các khoản chi phí đầu tư

tạo rừng.

- Lãi suất trái phiếu của

Chính

phủ tại thời điểm định giá.

Có đủ thông tin để xác định được các khoản chi phí đầu tư tạo rừng đối với diện tích rừng cần định giá tính từ thời điểm đầu tư đến thời

điểm định giá.

3. So sánh

Phân tích mức giá



Nhìn chung, giá rừng được xác định bằng các phương pháp này chủ yếu mới chỉ bao hàm các giá trị kinh tế hữu hình, chưa tính tới các giá trị khác. Hơn nữa, chưa có sự phân biệt rõ ràng về cách xác định giá cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái.

Ngày 09/10/2002 Thủ tướng Chính phủ có công văn số 1248/CP-NN về việc phê duyệt đề án thí điểm sử dụng môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch và giáo dục hướng nghiệp tại Vườn quốc gia Ba Vì;


Ngày 09/12/2002 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký quyết định số 5561 QĐ/BNN-KL về việc "Phê duyệt Đề án thí điểm sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp tại Vườn quốc gia Ba Vì".

1.3. Một số cơ sở lý luận về giá trị của rừng và định giá rừng

1.3.1.Tổng quan về tài sản và giá trị môi trường rừng đặc dụng

1.3.1.1. Khái niệm về tài sản và giá trị môi trường rừng đặc dụng

Rừng là hệ sinh thái lớn nhất, hoàn chỉnh nhất của lục địa, là cái nôi cho sự sống của con người. Chúng ta đều biết, rừng có rất nhiều công dụng, trong quá trình kinh doanh bền vững thì nó sẽ phát huy được những hệ thống lợi ích rất to lớn. Nói chung, có thể quy thành 3 loại lợi ích chính, là lợi ích kinh tế, lợi sinh thái và lợi ích xã hội.

a - Lợi ích kinh tế

Lợi kinh tế là chỉ khi con người tiến hành kinh doanh rừng để từ đó thu được những sản phẩm (bao gồm cả gỗ và các loại sản phẩm khác) và các nhu cầu phục vụ, các sản phẩm này có thể được tiến hành giao dịch trên thị trường để thu được lợi ích;

b - Lợi ích sinh thái

Lợi ích sinh thái là tổng hợp từ các mặt duy trì kết cấu của hệ thống môi trường sinh thái cho nhân loại và đảm bảo sự cân bằng sinh thái, bao gồm có: điều tiết khí hậu, nuôi dưỡng nguồn nước, cải thiện đất đai, giảm thiểu thiên tai, bảo tồn các loại động thực vật, đây là loại lợi ích cơ bản nhất trong 3 loại lợi trên.

c - Lợi ích xã hội

Lợi ích xã hội là chỉ tất cả những loại hiệu ích khác mà rừng mang lại cho xã hội con người ngoài lợi ích về kinh tế và sinh thái. Nó bao gồm sự thúc đẩy sức khoẻ tâm lý của con người, cải tiến sự văn minh tinh thần của xã hội con người,…


Nhu cầu của con người là không ngừng phát triển, từ đó nó thúc đẩy xã hội không ngừng tiến lên. Tình hình kinh tế là cơ sở vật chất cho nhu cầu của con người. Trong thời kỳ nền kinh tế chưa có sự phát triển, các sản phẩm hàng hoá không nhiều, thì con người chỉ lao vào việc đảm bảo miếng cơm manh áo, duy trì nhu cầu tồn tại là quan trọng. Nhưng khi kinh tế phát triển, thu nhập đã được nâng cao, vấn đề miếng cơm manh áo đã được giải quyết, thì con người tự nhiên lại phát sinh những nhu cầu cao hơn. Khi đó các nhu cầu về văn hoá, vui chơi, du lịch sinh thái,…, đã dần đi vào đời sống của nhân loại. Theo sự phát triển rất nhanh của nền kinh tế, công nghiệp hoá, đô thị hoá cũng ngày càng phát triển, nhân lực có độ tập trung cao, con người càng ngày càng chán đối với cuộc sống thành thị, đặc biệt là đời sống náo nhiệt, vội vã, ô nhiễm trong các thành phối lớn, khi đó con người lại muốn hướng ra bầu không khí trong lành của tự nhiên, muốn được thưởng thức sự tự do thoải mái của thiên nhiên.

Trong bối cảnh đó, du lịch rừng đã trở thành một hướng phát triển mới và có tốc độ rất nhanh, ở nhiều nước trên thế giới nó cơ bản đã trở thành một danh từ thay thế cho việc du lịch bên ngoài. Xét trên phương diện toàn cầu mà nói, du lịch rừng và các loại hình du lịch tự nhiên khác thì không chỉ được phát triển ở các nước châu Âu, mà nó đã khởi sắc và trở thành quan trọng ở hầu hết các khu vực trên toàn thế giới. Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 300 triệu lượt khách đi du lịch rừng, ngay ngoại ô thành phố Paris của Pháp mỗi năm cũng đã có khoảng 9 triệu lượt người tới du lịch ở các công viên rừng.

Các hoạt động trao đổi cung ứng dịch vụ các giá trị sử dụng từ môi trường rừng như trên được gọi là « Chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đó là cơ sở để hình thành chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam.

Tài nguyên môi trường rừng đặc dụng là một loại tài nguyên rừng đặc thù, đây chính là cơ sở cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch rừng, không có sự phát triển về môi trường rừng đặc dụng thì sẽ không có được sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022