Hành Lang Pháp Lý Cho Việc Thuê Môi Trường Rừng


Một vấn đề quan trọng trong bất kỳ một quá trình tư nhân hoá nào là mục tiêu của chính sách. Tại New Zealand, mục tiêu này đã được nêu rõ đó là tối đa hoá thu nhập và mục tiêu này là đạt được bằng cách áp đặt một số ràng buộc cho các người bỏ và tối đa hoá sự cạnh tranh cho các mức thầu. Một ảnh hưởng phụ của chính sách này đó là nó đã tạo thị trường về các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực Lâm nghiệp của New Zealand. Sự xâm nhập của các nhà đầu tư nước ngoài đã mang lại lợi ích cho lĩnh vực lâm nghiệp với sự giới thiệu của các công nghệ mới, nâng cao hiểu biết về thị trường và làm tăng sự cạnh tranh trong nước.

c. Các hội/công ty chủ đất tại Papua New Guinea

Khái niệm về công ty chủ đất đã được phát triển như là một bộ phận trong chính sách lâm nghiệp quốc gia năm 1979, với mục đích tăng cường sự tham gia của địa phương vào trong lĩnh vực lâm nghiệp. Kể từ đó, số lượng các công ty chủ đất đã tăng lên một cách nhanh chóng và trong số đó rất nhiều công ty đã được ấn hành các giấy phép về gỗ để phát triển nguồn tài nguyên sở hữu bởi họ. Trong khi khái niệm này rất tốt/ý nghĩa về mặt lý thuyết, nhưng về mặt thực tế áp dụng thì nó đã trở nên không tốt/ý nghĩa đến như vậy. Hầu hết các công ty chủ đất đã bị gặp phải tai hoạ bởi sự yếu kém trong quản lý, tham nhũng, và sự đấu tranh bí mật nội bộ giữa các bè phái chủ đất khác nhau. Kết quả đưa đến là hầu hết các công ty chủ đất đã bị xa lánh bởi người dân họ nhiệm vụ giữ vai trò đại diện. Hầu hết các thu nhập từ các hoạt động của các công ty chủ đất cuối cùng cũng đã nằm trong túi các giám đốc của các công ty này và rất nhiều trong số này có mối liên hệ mật thiết với các công ty khai thác gỗ nước ngoài. Hiện nay chính phủ Papua New Guinea đang cố gắng để điều chỉnh tình trạng này bằng cách hạn chế sự phát hành các giấy phép về gỗ cho các công ty này cho đến khi họ cải thiện được quản lý rừng và thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo rằng họ sẽ phân phối các khoản lợi nhuận của họ cho các nhóm mà họ đề cử làm đại diện.


d. Lâm nghiệp cộng đồng thuê rừng tại Nê Pan

Dự án về lâm nghiệp thuê có hợp đồng tại các vùng đồi và phát triển đồng cỏ vật nuôi tại Nê Pan nhằm mục đích nâng cao các điều kiện sống và thu nhập của các hộ gia đình đang sinh sống ở dưới mức nghèo khổ. Dự án này cũng nhằm để cải thiện điều kiện sinh thái các vùng trung du miền trung và miền tây Nê Pan bằng cách cho thuê đất rừng cằn cỗi và bị xuống cấp cho các nông dân nghèo.

Trong thời gian 5 năm tính đến năm 1997, 600 nhóm của những người thuê (đại diện cho 4100 gia đình hay 27000 người) đã được thành lập bao gồm dưới 3000 ha đất rừng bị suy thoái và đất đồi. Sau khi tham khảo ý kiến với các cộng đồng địa phương, các hợp đồng cho thuê đã được đưa đến các nhóm của các thành viên nghèo nhất trong cộng đồng với thời gian thuê 40 năm để phát triển các nguồn tài nguyên rừng và cỏ khô cho súc vật. Các lợi ích của kế hoạch này là đã làm giảm mâu thuẫn về các nguồn tài nguyên, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào trong việc quản lý các nguồn tài nguyên, cải thiện điều kiện sinh thái của rất nhiều nơi, tăng thu nhập từ việc bán các lâm sản ngoài gỗ và cải thiện các năng suất đồng cỏ.

e. Kế hoạch Bina Desa ở In đô nê xia

Kế hoạch Bina Desa ở In đô nê xia nhằm để sử dụng nguồn tài chính của lĩnh vực tư nhân từ lĩnh vực lâm nghiệp để hỗ trợ sự phát triển của các cộng đồng ở trong các hoạt động chuyển nhượng rừng. Vì một phần trong hợp đồng/cam kết chuyển nhượng rừng, những người được chuyển nhượng phải dành một số thu nhập của họ cho các kế hoạch phát triển của địa phương chẳng hạn như xây dựng đường xá, trường học, bệnh viện, nhà thờ hồi giáo và cải tạo đất. Những nhu cầu của địa phương là dựa trên các cuộc khảo sát mang tính chẩn đoán cũng như sự chi trả của những người được chuyển nhượng. Những tác động của các kế hoạch này đã bị trộn lẫn. Chẳng hạn, có rất nhiều các ví dụ các sự phát triển không thích hợp được tài trợ bởi những

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


người được chuyển nhượng. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là vì các sự yếu kém về thể chế chẳng hạn như thiếu các kiến thức về kỹ thuật một phần là từ những người nhận chuyển nhượng và các cán bộ nhân viên lâm nghiệp địa phương tại khu vực phát triển cộng đồng. Một sự chỉ trích khác của kế hoạch này đó là nó đưa ra sự hỗ trợ không đồng đều đối với các cộng đồng, trong đó có một số chuyển nhượng có thu nhập tương đối thấp về gỗ và có rất nhiều cộng đồng trong khi đó sự trái ngược lại đúng cho các trường hợp chuyển nhượng khác.

Xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội - 3

* Các phương án cho thuê

Một số các phương án khác nhau của việc thuê rừng đã được nói đến trong các thảo luận về các mục tiêu ở các phần trước. Một cách tóm tắt, các đặc điểm chủ yếu của các phương án cho thuê rừng khác nhau này là được mô tả dưới đây. Phần lớn của thảo luận này đã đúc kết nên những kinh nghiệm đối với các hoạt động thuê rừng tự nhiên, bởi vì đó là loại rừng phổ biến nhất nơi mà các hoạt động cho thuê rừng tồn tại. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề/điểm đã đưa ra về mỗi một phương án trong số các phương án này có thể áp dụng tương tự đối với rừng trồng. Các phương án được sử dụng bao gồm: Thuê thương mại hoàn toàn, hợp đồng khai thác hoặc giấy phép khai thác, chuyển nhượng rừng, Hợp đồng/cam kết quản lý rừng.

* Thảo luận

Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới có thể rút ra một số vấn đề như sau:

- Một số quốc gia mà nhà nước là đại điện chủ sở hữu, nhà nước chỉ sử dụng các quyền quy hoạch mục đích sử dụng đất, đánh thuế, thu hồi đất đai, điều tiết đất đai phục vụ mục đích công cộng. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đất đai trực tiếp luôn thuộc về những cá nhân, tổ chức trong xã hội và nhà nước cho phép các cá nhân, tổ chức sử dụng đất hợp pháp được thực hiện các quyền như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại... đây là cơ


sở pháp lý cho việc hình thành thị trường chuyển nhượng, cho thuê quyền sử

dụng đất.

- Mọi nước trên thế giới đều coi đất đai là tài sản quốc gia và Nhà nước thống nhất quản lý rất chặt chẽ. Dù là quốc hữu hoá hay tư hữu hoá về đất đai thì các quyền đối với sử dụng đất cũng có giới hạn chứ không phải là vô hạn (hạn điền), phải luôn gắn với lợi ích kinh tế và pháp luật, đồng thời đảm bảo lợi ích của người có quyền sử dụng đất.

- Điều quan tâm nhất của mỗi chủ thể có quyền sử dụng đất là quyền sử

dụng đất đó đem lại cho họ lợi ích kinh tế gì.

- Việc tạo lập khung pháp lý cho thị trường quyền sử dụng đất đòi hỏi phải gắn chặt với trình độ sử dụng đất với mục tiêu hiệu quả và tính bền vững.

- Thị trường đất đai, thị trường quyền sử dụng đất tuy có nhiều hình thức vận động như giao, khoán, cho thuê, chuyển nhượng, cho thuê lại… nhưng hình thức cao nhất vẫn là mua - bán.

- Đối với các quốc gia mà thị trường đất đai, thị trường quyền sử dụng đất còn ở mức độ sơ khai thì phần lớn do người mua và người bán trực tiếp giao dịch với nhau, còn khi đã phát triển ở trình độ cao hơn thì thị trường này xuất hiện nhiều loại hình trung gian giữa người mua và người bán, trong đó quan trọng hàng đầu là những người tư vấn, cho vay, môi giới, hùn vốn, thanh toán, định giá, thông tin…

- Ở nhiều nước trên thế giới, đất nông nghiệp bao gồm cả đất lâm nghiệp cho nên khi đề cập đến thị trường đất đai nông nghiệp/ thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp là đã bao hàm cả thị trường quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

* Phương án thuê rừng

Phần này mô tả một số đặc điểm chung nhất của các phương án thuê rừng chủ yếu sẵn có đối với các chính phủ. Nhìn chung, các sự khác nhau chủ yếu giữa các phương án khác nhau là phạm vi/qui mô mà lĩnh vực tư nhân là


được mong đợi để thay mặt cho chính phủ thực thi các hoạt động phi lợi nhuận. Vì vậy, các việc chuyển nhượng rừng có thể được xem như là các bản kịch nặng nề (đối với người nắm giữ hợp đồng chuyển nhượng) của các giấy phép khai thác giản đơn và các hợp đồng về quản lý rừng có thể được xem như các việc chuyển nhượng rừng phức tạp hơn.

Sự lựa chọn phương án phù hợp nhất cho một trường hợp cụ thể sẽ phụ thuộc vào một loạt các nhân tố, chẳng hạn:

1. Loại rừng và sự phức tạp của quản lý được yêu cầu;

2. Thu nhập mà chính phủ hy vọng thu được từ việc cho thuê rừng và phạm vi mà chính phủ được chuẩn bị để được tham gia vào trong quản lý rừng hoặc từ bỏ quyền kiểm soát;

3. Năng lực tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước về lâm

nghiệp để giám sát hoạt động thuê rừng;

4. Điểm mạnh của các giải pháp khác, chẳng hạn như khung nghị định của lĩnh vực tư nhân nói chung, để đảm bảo rằng việc quản lý rừng thích hợp là được thực thi.

Dựa trên kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới họ đã sử dụng các hình thức khác nhau này để khuyến khích sự quản lý của lĩnh vực tư nhân đối với rừng nhà nước thì ba điểm chủ yếu dường như nổi lên. Trước tiên, đã có xu thế hướng tới các hình thức thuê rừng ngày càng phức tạp hơn để đối phó với nhu cầu ngày càng tăng đặt lên vai ngành lâm nghiệp về vấn đề cung cấp các hàng hoá và dịch vụ phi gỗ. Vì vậy, rất nhiều quốc gia đã bắt đầu phát hành các giấy phép khai thác, nhưng hiện nay đã chuyển sang các hệ thống chuyển nhượng rừng và một số quốc gia đang xem xét đi tới việc giới thiệu các hợp đồng quản lý rừng. Như đã ghi chú ở trên, điều này đặt ra các nhu cầu ngày càng tăng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp để đảm bảo rằng các luật lệ và nghị định có tính phức tạp hơn là được tuân thủ.


Ngược lại, một số quốc gia (điển hình là New Zealand và Vương Quốc Anh) đã nhảy thẳng từ sự kết thúc của một hình thức (sở hữu nhà nước) tới hình thức khác (sở hữu tư nhân). Tuy nhiên, phải chú ý rằng cả 2 loại quốc gia này có các cơ chế điều chỉnh rất mạnh mẽ cho việc giám sát lĩnh vực lâm nghiệp tư nhân.

Điểm đáng chú ý để xem xét thứ ba đó là một số quốc gia đã gặp phải một số khó khăn đáng kể về pháp luật và kỹ thuật để làm cho thích nghi các hình thức đang tồn tại với các điều kiện mới màcác chính phủ đã tìm kiếm để giao cho những người nắm giữ chuyển nhượng của họ. Ví dụ, Papua New Guinea hiện tại đang phát hiện vấn đề rất khó khăn về vấn đề pháp lý để ép buộc những người đang nắm giữ các giấy phép khai thác tuân theo chính sách lâm nghiệp mới của nước này (màbao gồm cả trong các hợp đồng/giao ước về quản lý rừng mà nó đang thay thế các giấy phép khai thác). Hay nói cách khác, một khi một giấy phép hay một hợp đồng chuyển nhượng đã được cấp thì đôi khi rất khó để thay đổi “các luật lệ của trò chơi”. Vì vậy, một điều quan trọng là các hợp đồng thuê rừng được bắt kịp với điều này trong ý định. Trong phương diện này, phương án tư nhân hoá toàn diện (với qui định thích hợp để đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu) có thể là một trong các phương án dễ dàng nhất để thực thi.

* Các cách tính chi trả cho việc thuê rừng trên thế giới

a. Rừng trồng ở tuổi thành thục trên điều kiện lập địa tốt:

Tuổi của chu kỳ SX = 30 năm

Tuổi hiện tại của rừng trồng = 25 năm

Giá trị mong đợi của đất (@ 5%) = R10,000/ha (tương đương hàng năm =

R500/ha)

NPV (@ 5%) của rừng trồng đang tồn tại = R34,000/ha

Chi phí giao dịch (Transaction cost) = R5,000/ha


Giá đặt trước được tính toán là NPV của cây trồng hiện tại, cộng với giá trị mong đợi của đất (được chiết khấu bởi số năm trong tương lai trước khi mùa vụ tiếp theo được gieo trồng), cộng với chi phí giao dịch của hoạt động thuê rừng:

= R34,000/ha + (R10,000/ha)/(1.05)5 + R5,000 = R46,800

Khoản chi trả tính gộp ban đầu nên là R36,800 và khoản chi trả cho việc thuê hàng năm nên là R500/ha.

b. Rừng trồng non trên điều kiện lập địa tốt:

Tuổi của chu kỳ SX = 30 năm

Tuổi hiện tại của rừng trồng = 5 năm

Giá trị mong đợi của đất (@ 5%) = R10,000/ha (tương đương hàng năm =

R500/ha)

NPV (@ 5%) của rừng trồng đang tồn tại = R13,000/ha

Chi phí giao dịch (Transaction cost) = R5,000/ha

Giá đặt trước được tính toán là NPV của cây trồng hiện tại, cộng với giá trị mong đợi của đất (được chiết khấu bởi số năm trong tương lai trước khi mùa vụ tiếp theo được gieo trồng), cộng với chi phí giao dịch của hoạt động thuê rừng:

= R13,000/ha + (R10,000/ha)/(1.05)25 + R5,000 = R21,000

Khoản chi trả tính gộp ban đầu nên là R11,000 và khoản chi trả cho

việc thuê hàng năm nên là R500/ha.

Nguyên nhân mà kết cấu chi trả phức tạp đó được đề nghị không giống như các hệ thống lựa chọn trong rừng tự nhiên, các rừng trồng thuần loài được quản lý dưới a Clearfield và hệ thống quản lý trồng rừng lại không có khuynh hướng đưa ra dòng tiền hàng năm đều đặn. Chúng cũng yêu cầu các khoản đầu tư rất lớn và mang tính cục bộ theo giai đoạn (đặc biệt trong giai đoạn trồng cây), màlĩnh vực tư nhân sẽ phải bỏ vốn cho. Kết cấu của các khoản chi trả đó cho phép chính phủ bồi thường lại khoản đầu tư của họ vào trong các


cây đứng đang tồn tại trong khi cùng một lúc, lưu ý tới các khoản đầu tư màlĩnh vực tư nhân sẽ phải tạo ra trong các chu kỳ sản xuất trong tương lai. Tất nhiên, một khi các khoản chi trả hàng năm và chi trả tính gộp ban đầu được tính toán theo cách này, chúng nên được sử dụng như là các giá đặt trước (reserve prices). Bất cứ một khoản nào mà lĩnh vực tư nhân sẵn lòng chi trả vượt quá hoặc thấp hơn các khoản này thể hiện cho giá trị giá trị thặng dư cho chính phủ, mà lĩnh vực tư nhân tin tưởng rằng nó có đủ khả năng để chi trả. Với khía cạnh của vấn đề khoản chi trả được tính toán dựa trên cơ sở nào (hay là nó nên dựa trên sản lượng hoặc diện tích), trong trường hợp rừng trồng, cách tính phí chi trả dựa trên cơ sở về diện tích thì rõ ràng là được ưa thích hơn. Một lần nữa, vấn đề này là do sự đối lập giữa rừng trồng và rừng tự nhiên. Hầu hết các công việc hoàn thành trên các hệ thống doanh thu của rừng đã được thực thi đối với các hệ thống lựa chọn trong rừng tự nhiên (chẳng hạn Gray, 1983).

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

1.2.1.Hành lang pháp lý cho việc thuê môi trường rừng

- Luật Đất đai ngày 26/11/2003.

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ban hành năm 2004.

- Nghị định 01/CP ngày 14 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.

- Nghị định 163/CP ra ngày 16/11/1999 của Chính phủ (thay thế Nghị định số 02/CP ngày 15/11/1994); Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN- TCĐC ngày 06/6/2000 của Bộ NN & PTNT và Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo Nghị định số 163/CP…

- Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu

tiền thuê đất, thuê mặt nước; Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí