Những Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội


liệu to lớn, quý giá cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường. Do đó, KT - XH địa phương phát triển, thị trường đầu vào, đầu ra của khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ không ngừng được mở rộng.

- Nông nghiệp, nông thôn tạo ra những tiền đề quan trọng cho CNH, HĐH nền kinh tế. Khu vực nông thôn, nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn cho phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của CNH, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Trong giai đoạn đầu của CNH, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp, tập trung ở khu vực nông thôn. Vì thế, khu vực nông nghiệp, nông thôn là nguồn dự trữ, cung cấp nhân lực dồi dào cho sự phát triển công nghiệp, đô thị của địa phương nói riêng, cả nước nói chung. Quá trình CNH, đô thị hoá tạo ra nhu cầu lớn về lao động. Do đó, lực lượng lao động từ nông nghiệp, nông thôn dịch chuyển sang khu vực công nghiệp, đô thị tăng, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Bên cạnh đó, nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản… trong đó, thuế có vị trí rất quan trọng. Việc huy động vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết, đúng đắn trên cơ sở thực hiện bằng cơ chế thị trường. Những điển hình về sự thành công của sự phát triển ở nhiều nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho nông nghiệp. Do đó, trong giai đoạn đầu CNH, vốn tích luỹ từ nông nghiệp là một trong những nguồn cần thiết để thực hiện CNH, HĐH.

Hoạt động xây dựng NTM đồng thời là hoạt động phát triển KT - XH.

NTM được xây dựng thành công là tiền đề quan trọng thúc đẩy KT - XH phát


triển. Trước đây, khi còn chiến tranh và bị quy định bởi cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ thì hoạt động phát triển KT - XH được coi là độc quyền của nhà nước, do đó hoạt động xây dựng NTM, nếu được phát động cho người dân thực hiện thì chỉ được coi là phong trào xã hội, mà không phải là một chương trình phát triển KT - XH. Quan điểm mới về xây dựng NTM này chỉ có thể ra đời từ khi chúng ta khẳng định nền kinh tế quá độ lên CNXH ở nước ta là nền kinh tế đa thành phần. Do vậy, hoạt động xây dựng NTM hiện nay mới là nội dung cơ bản, chủ yếu của hoạt động phát triển KT - XH ở địa phương. Chúng ta sẽ không thể hiểu được hoạt động phát triển KT - XH của tỉnh nếu không có nội dung xây dựng NTM. Bởi đặc điểm điển hình, phổ biến của địa phương là nông thôn, nên hoạt động phát triển KT - XH của địa phương trước hết phải là hoạt động phát triển kinh tế nông thôn, phải phát triển nông nghiệp, phải nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho nông dân.

- Phát triển KT - XH là nội hàm cơ bản của xây dựng NTM. Phát triển KT - XH là nội dung cơ bản của xây dựng NTM. Tuy nhiên, ngoài phát triển KT - XH thì xây dựng NTM còn hướng tới những nội dung và mục tiêu khác.

+ Trên phương diện kinh tế, NTM là khu vực quan trọng cung cấp các nguồn lực cho phát triển KT - XH. Xu hướng chung của nhiều nước cũng như ở nước ta, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cơ cấu lao động làm xuất hiện khả năng thiếu lao động ở khu vực thành thị và khả năng thu hút lao động vào các hoạt động dịch vụ tăng dần. Mặt khác, kinh tế nông thôn phát triển sẽ tạo được nhiều việc làm cho nông dân tại nông thôn, hạn chế được làn sóng lao động dư thừa vào thành phố, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, đồng thời tạo cơ sở vật chất nhằm xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

+ Trên phương diện văn hóa, quá trình phát triển KT - XH, mà trước hết là hạ tầng văn hóa - xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ làm ăn, buôn bán giữa các vùng miền... đã làm cho diện mạo nông thôn, đời sống tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng phong phú, đa


Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh - 6

dạng. Bên cạnh văn hóa làng, xã cổ truyền, ở nông thôn đã xuất hiện những yếu tố văn hóa đô thị, trong đó có những yếu tố mới mẻ, hiện đại (sự truyền bá các sản phẩm văn hóa, các loại hình văn học, nghệ thuật có giá trị, sự du nhập lối sống, phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh, tiến bộ) làm cho văn hóa làng quê có những sắc thái mới. Mức sống văn hóa, trình độ hưởng thụ, tham gia sáng tạo văn hóa của nông dân được nâng lên, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

+ Về môi trường, nông thôn nước ta chiếm đại đa số tài nguyên thiên nhiên như: đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng, biển... là nơi tiềm một kho tàng giá trị về kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó, giải phóng được sức sản xuất, khai thác mọi tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, có ý nghĩa quyết định trong việc tạo ra tiền đề cần thiết cho sự phát triển KT - XH, bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển KT - XH theo hướng hiện đại là nội dung then chốt của tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, là cơ sở vững chắc cho quá trình chuyển biến từ xã hội nông nghiệp lạc hậu sang xã hội công nghiệp hiện đại. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng, biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời, tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân thông qua việc gìn giữ, phát triển những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ và tái tạo môi trường.

+ Về vấn đề con người, mục tiêu cuối cùng của mọi sự phát triển là vì

con người. Nhìn một cách tổng thể, một quá trình phát triển đó phải bao gồm


các mục tiêu: các giá trị vật chất; các giá trị văn hóa - xã hội và các giá trị nội tại của con người. Những mục tiêu này trong quá trình phát triển không thể tách rời nhau, phát triển KT - XH sẽ trở nên vô nghĩa nếu không đi liền với sự phát triển con người. Do đó, phát triển KT - XH làm thay đổi kết cấu kinh tế và bộ mặt xã hội. Thực tế đó cho thấy, sự phát triển KT - XH nhằm hướng tới một xã hội phát triển, trong đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, môi trường sinh thái được gìn giữ, tái tạo.

2.2.2.2. Những yêu cầu đặt ra đối với chương trình xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội

- Phải hướng tới những mục tiêu của phát triển KT - XH địa phương. Nông thôn là địa bàn trọng yếu ở địa phương, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trình độ của lực lượng sản xuất thấp, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong hội nhập còn hạn chế. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đang được tiến hành, đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra một cách toàn diện tại Đại hội X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn thì chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM phải hướng tới mục tiêu KT - XH của địa phương và là nội dung trọng yếu của chiến lược phát triển KT - XH của địa phương.

- Phải đảm bảo những mục tiêu phát triển nông thôn bền vững. Nông thôn nước ta là khu vực rộng lớn và là địa bàn chủ yếu ở các địa phương, là nơi bảo tồn, gìn giữ những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM vừa góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển theo hướng bền vững, hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát triển, môi trường được gìn giữ và tái tạo. Có nghĩa là xây dựng NTM phải đảm bảo những mục tiêu cho sự phát triển nông thôn bền vững trong hiện tại và tương lai.

- Phải được thực hiện lồng ghép với các chương trình, hoạt động khác trong và ngoài hoạt động phát triển KT - XH của địa phương. Chương trình


mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được triển khai toàn diện trên các nội dung kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... Do đó, để xây dựng thành công NTM ở các địa phương nhất thiết phải lồng ghép việc thực hiện chương trình xây dựng NTM với các chương trình phát triển KT - XH cũng như các hoạt động khác được thực hiện trong và ngoài tỉnh.

Cấp xã là chủ thể và là cấp cơ sở thực hiện chương trình NTM. Vì vậy, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM có những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đó là: xã là đơn vị NTM với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh (theo 19 tiêu chí), là chương trình được triển khai một cách rộng rãi trên tất cả các nội dung kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường... Trong đó, chủ thể xây dựng NTM là chính người dân nông thôn, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần nhất định. Việc tuyên truyền, phổ biến tích cực về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM từ trung ương đến địa phương đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhân dân về ý nghĩa, sự cần thiết và khẳng định vai trò của người dân trong chương trình. Nhờ đó, sau 3 năm triển khai ở nhiều địa phương đã đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng tiềm ẩn những nhân tố hạn chế phát triển bởi xây dựng NTM hiện nay, ngoài việc chịu sự chi phối, lãnh đạo trực tiếp của chương trình quốc gia xây dựng NTM thì còn bị chi phối, tác động của nhiều chương trình, động thái khác nằm ngoài chương trình xây dựng NTM, chẳng hạn như việc thực hiện luật đất đai, do đó xuất hiện vấn đề chồng chéo, trùng lắp... thậm chí còn ngăn cản, hạn chế, kiềm tỏa lẫn nhau. Đặc biệt, các tiêu chí của mô hình này lại bị tác động, chi phối bởi mục tiêu của nhiều chương trình khác. Do có nhiều nhiệm vụ của xây dựng NTM lại nằm ngoài chương trình này, đó là việc phải phối kết hợp, lồng ghép các chương trình, dự án để đảm bảo mục tiêu tổng thể, hiệu quả của hệ thống... nghĩa là nằm ngoài khả năng của “nhân dân” - chủ thể chính thực hiện chương trình xây dựng NTM... Điều đó gây ra những bất cập, không hiệu quả của chương trình xây dựng NTM.


2.2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chương trình xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội

- Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên. Xét về mặt cơ cấu, hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn ở khu vực nông thôn, trong khi đó sản xuất nông nghiệp nước ta phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tác động tích cực đến phát triển sản xuất nông nghiệp và ngược lại. Do đó, mọi sự biến đổi trong tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của cư dân nông thôn. Trong những năm qua và dự báo cùng với sự biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp nước ta sẽ chịu nhiều tác động trên các khía cạnh:

+ Ảnh hưởng đến sử dụng đất cho nông nghiệp bởi mất diện tích do nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt, sạt lở, hoang mạc hóa… Biến đổi khí hậu làm thay đổi tính thích hợp của nền sản xuất nông nghiệp với cơ cấu khí hậu. Sự giảm dần cường độ lạnh trong mùa đông, tăng cường thời gian nắng nóng dẫn đến tình trạng mất dần hoặc triệt tiêu tính phù hợp giữa các loại cây, con trên các vùng sinh thái.

+ Làm chậm đi quá trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa cũng như làm biến dạng nền nông nghiệp cổ truyền. Ở mức độ nhất định, BĐKH làm mất đi một số đặc điểm quan trọng của các vùng nông nghiệp ở phía Bắc.

+ Biến đổi khí hậu gây nhiều khó khăn cho công tác thủy lợi, khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm đi rõ rệt, mực nước các sông dâng lên, đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao ở các tỉnh phía Nam; diện tích ngập úng mở rộng, thời gian ngập úng kéo dài. Nhu cầu tiêu nước, cấp nước gia tăng vượt khả năng đáp ứng của nhiều hệ thống thủy lợi. Mặt khác, dòng chảy lũ gia tăng có khả năng vượt quá các thông số thiết kế hồ, đập, tác động tới an toàn hồ đập và quản lý tài nguyên nước…

Các dự báo gần đây cho thấy, mức độ tác động của BĐKH đối với Việt Nam sẽ rất lớn. Ngoài ảnh hưởng đến nguồn nước, ảnh hưởng của nước biển


dâng do BĐKH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực của nước ta do phần lớn diện tích sản xuất lương thực tại hai vựa lúa chính của cả nước có khả năng sẽ bị ngập lụt. Mực nước biển dâng sẽ đe dọa trực tiếp đến các quốc gia có dân số cao và kinh tế tập trung ở vùng ven biển. Theo Ngân hàng Thế giới (tháng 2/2007), nếu nước biển tăng lên 5m, Việt Nam có thể mất 16% diện tích, với hơn 35% dân số và khoảng 35% tổng GDP bị ảnh hưởng. Khu vực đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì, nếu mực nước biển tăng 1m, sẽ ảnh hưởng đến khoảng 10,8% dân số của Việt Nam [47].

Mực nước biển dâng cao, như dự báo vào năm 2030, sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất của ĐBSCL có nguy cơ nhiễm mặn cực độ, thiệt hại mùa màng do lũ lụt. Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9%. Nếu mực nước biển dâng cao 1m, phần lớn ĐBSCL sẽ hoàn toàn ngập trắng nhiều thời gian dài trong năm” [47].

Do tác động của biến đổi khí hậu, môi trường sống bị hủy hoại, các hộ gia đình ở nông thôn chịu ảnh hưởng nặng nề của những rủi do do thiên tai như: lũ lụt, hạn hán, bão lốc, nước biển dâng, dịch bệnh, môi trường sống bị hủy hoại, có 4-5% số dân bị tổn thương do thiên tai [51]. Như vậy, điều kiện tự nhiên tác động một cách trực tiếp và gián tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của cư dân nông thôn, làm giảm lượng nước, tăng xâm nhập mặn, giảm diện tích canh tác, ô nhiễm môi trường sống.

- Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Việt Nam là một nước nông nghiệp, dân số chủ yếu sống ở nông thôn, lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là mũi đột phá quan trọng nhằm giải phóng sức lao động của nông dân, tạo điều kiện khai thác tốt nhất tiềm năng dồi dào về lao động. Nguồn lao động dồi dào là một lợi thế tương đối quan trọng để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Ngược lại, khi quá trình đó diễn ra, nó lại giải phóng sức lao động ở nông thôn tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Hơn nữa, nông nghiệp, nông thôn có nguồn tài nguyên đất đai vô cùng phong phú. Thực hiện CNH, HĐH nông thôn có thể khai thác tốt nhất tiềm năng đất đai để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.


Nông nghiệp và khu vực nông thôn là nơi cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu cho xã hội, cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp nhẹ... Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, là ngành sản xuất mà việc ứng dụng khoa học, công nghệ còn gặp nhiều khó khăn. Để CNH thành công đất nước phải giải quyết rất nhiều vấn đề, phải có vốn đầu tư cho nông nghiệp thông qua quá trình xuất khẩu nông sản phẩm, có thể góp phần giải quyết tốt nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.

Hơn thế nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng khoa học, công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, việc nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh với hàng hóa các nước là rất cần thiết. Nhà nước có chính sách hỗ trợ nông dân bằng các hình thức phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) như: xây dựng kết cấu hạ tầng và đề án phát triển đa dạng ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm phi nông nghiệp, tăng thời gian lao động và cơ cấu lại nguồn lao động ở nông thôn; phát huy vai trò của các tổ chức nghề nghiệp trong bảo vệ quyền lợi của nông dân.

Nhìn chung, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ảnh hưởng thể hiện rõ nét trên các khía cạnh: Thứ nhất, là làm thay đổi, biến dạng và chia nhỏ các đơn vị sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp khởi động và nhanh chóng chiếm chỗ các dư địa của sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng của ngành nông nghiệp sẽ giảm sút, ngày càng nhỏ đi một cách tương đối. Thứ hai, sự phi nông hóa của người làm nông nghiệp, số lượng lao động trong các ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng lên. Trong tiến trình CNH, HĐH sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ đã thu hút một lượng khá lớn lao động nông thôn. Thứ ba, quá trình đô thị hóa với tốc tộ nhanh làm cho bộ mặt nông thôn chuyển biến nhanh chóng. Đời sống người dân ở xã đã có nhiều thay đổi. Với việc đầu tư cụ thể về điện, đường, trường, trạm y tế, chợ nông thôn, hệ thống thủy lợi… kết cấu hạ tầng nông thôn được củng cố và tăng cường. Tuy nhiên, quá trình CNH, HĐH diễn ra cũng đặt ra nhiều vấn đề phát sinh về kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022