Đào Thế Tuấn, trong bài viết: “Chính sách nông thôn, nông dân và nông nghiệp mới ở Trung quốc” [90] khái quát tình hình nông thôn Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 2005, chính sách xây dựng nông thôn XHCN mới: với mục tiêu giảm bớt khoảng cách giữa đô thị - nông thôn và tạo một sự phát triển bền vững. Chính sách chủ yếu cuả Trung quốc là hiện nay thực lực kinh tế của Trung Quốc tăng phải thay “lấy nhiều cho ít” bằng “ lấy ít cho nhiều”. Năm 2004 đánh dấu một điểm ngoặt trong cải cách nông thôn của Trung Quốc được thể hiện qua các văn kiện nhằm điều chỉnh chính sách nông nghiệp và thúc đẩy việc xây dựng nông thôn mới; trong đó, đã chỉ rõ yêu cầu, mục tiêu nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới...
Võ Chí Công, “Những vấn đề cơ bản trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta” [7] đã làm rõ những vấn đề: đổi mới quản lí xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, thực trạng quản lí kinh tế và yêu cầu của đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp... và một số vấn đề xây dựng nông thôn mới XHCN trong mối quan hệ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Tác giả nhấn mạnh, xây dựng NTM XHCN là sự nghiệp trọng đại, có nhiều khó khăn và đang là vấn đề đòi hỏi cấp bách; giải quyết vấn đề này phải đồng bộ trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Việc đổi mới quản lý, phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn bó với việc giải quyết đúng đắn các vấn đề xã hội và xây dựng NTM XHCN bằng những việc làm thiết thực: tổ chức làm tốt, có chất lượng việc xây dựng quy hoạch tổng thể KT - XH của từng huyện, từng xã thể hiện sự thống nhất hài hòa giữa quy hoạch phát triển sản xuất nông - công nghiệp, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng..., phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch xây dựng NTM XHCN, phải thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa đi đôi với đề cao kỷ luật và pháp luật trong quản lý kinh tế...
Phạm Xuân Nam, với công trình “Phát triển nông thôn” [48] là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông thôn. Tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển KT - XH nông thôn nước ta như: dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề sử dụng và quản lý nguồn
lực tài nguyên thiên nhiên, vấn đề phân tầng xã hội và xóa đói giảm nghèo. Khi phân tích những thành tựu, yếu kém, thách thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta, tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn.
Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, với kết quả hội thảo lần thứ tư về “Vấn đề nông nghiệp nông dân nông thôn kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc” [27] đã tập trung vào những vấn đề lý luận, thực tiễn về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của hai nước đã được làm rõ. Những vấn đề của thực tiễn Việt Nam, Trung Quốc được các tác giả phân tích phản ánh những kinh nghiệm quý báu rút ra từ quá trình thực hiện chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn của hai nước. Nhiều vấn đề liên quan đến xây dựng nông thôn mới của Việt Nam được phân tích thông qua các góc độ khác nhau từ vai trò và mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong phát triển theo hướng hiện đại ở Việt Nam; phát triển kinh tế thị trường ở nông thôn; xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, bảo vệ môi trường ở nông thôn hay xây dựng NTM ở Việt Nam - những vấn đề đặt ra và giải pháp...
Trần Ngọc Ngoạn, trong cuốn sách "Phát triển nông thôn bền vững những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới" [52] đã tiếp cận đến những vấn đề lý luận và kinh nghiệm trong phát triển nông thôn bền vững; làm rõ được những vấn đề: phát triển nông thôn bền vững - một yêu cầu phát triển mới của các quốc gia trên thế giới; khung khổ lý thuyết làm cơ sở cho phát triển bền vững nông thôn và một số kinh nghiệm quốc tế trong việc ứng dụng các phương pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn. Trong đó, phát triển nông thôn bền vững được đề cập thể hiện trên 3 trụ cột chính: một là, phát triển bền vững kinh tế nông thôn; hai là, phát triển bền vững xã hội nông thôn; ba là, tăng cường bảo vệ, quản lý môi trường tự nhiên.
Nguyễn Điền, trong cuốn sách "Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông
thôn các nước châu Á và Việt Nam" [29] đã trình bày những vấn đề có tính
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh - 1
- Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh - 2
- Quan Niệm Về Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Xây Dựng Nông Thôn Mới Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Những Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
chất lý luận về công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, khái quát một số vấn đề về nông thôn và công nghiệp hóa nông thôn như: khái niệm về nông thôn, vấn đề phát triển nông thôn, công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn các nước châu Á, công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Tác giả khẳng định: định hướng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn nước ta do Đại hội Đảng lần thứ VIII để ra có thể sắp xếp thành 3 nhóm cụ thể: thứ nhất, phát triển nông nghiệp; thứ hai, phát triển công nghiệp theo hướng CNH, HĐH; thứ ba, cải tạo, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH nông thôn. Những nội dung đó có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong qúa trình tiến hành CNH nông nghiệp và nông thôn như: phát triển các ngành nghề công nghiệp nông thôn, phát triển nông nghiệp theo hướng HĐH, cải tạo, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn...
Đặng Kim Sơn, trong cuốn sách "Công nghiệp hóa từ nông nghiệp - Lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam" [70] đã điểm lại một số học thuyết kinh tế trong phát triển nông nghiệp như: các lý thuyết phát triển nông nghiệp theo giai đoạn, lý thuyết liên kết giữa các lĩnh vực kinh tế, lý thuyết về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường... giới thiệu thực tiễn thành công và thất bại của một số nền kinh tế châu Á điển hình như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc trong quá trình phát triển nông nghiệp và trong bối cảnh tiến hành CNH, từ đó tóm lược một số bài học kinh nghiệp và lý luận phát triển chính thức rút ra từ CNH. Đồng thời, nhìn lại quá trình phát triển nông nghiệp Việt Nam từ năm 1945 đến nay, những thời cơ, thách thức, đề nghị về chính sách, cách tiến hành để phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn tới. Đặng Kim Sơn, trong cuốn sách "Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp,
nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" [71] trên cơ sở tổng hợp, phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình CNH ở nhiều nước trên thế giới, tác giả có sự liên hệ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam những vấn đề mang tính lý luận, thực tiễn như: vai trò của nông nghiệp trong CNH, vấn đề cơ cấu sản xuất, giải quyết những vấn đề đất đai, lao
động, môi trường... trong CNH đất nước. Đây cũng chính là những vấn đề mà Việt Nam đang lúng túng trong quá trình CNH, HĐH nhằm mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Phạm Ngọc Dũng, trong cuốn sách "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay" [21] đã đánh giá những thành tựu KT - XH trong thực hiện CNH, HĐH ở nông thôn. Tác giả chỉ ra những nhân tố chi phối đến khả năng khắc phục, phát triển KT - XH bền vững ở nông thôn. Trong phần viết này, các nhà nghiên cứu chỉ ra hai nguyên nhân: cơ chế chất lượng cao và bình đẳng trong phân phối thu nhập, nhưng quan trọng nhất là cơ chế chất lượng cao. Đây là nhân tố quan trọng nhất chi phối đến khả năng khắc phục, phát triển KT - XH bền vững ở nông thôn Việt nam hiện nay, vì hoạt động kinh tế thị trường đi liền với rủi ro; phân công xã hội ngày càng cao, hội nhập với thế giới càng sâu thì chi phí giao dịch giữa các khâu càng cao.
Lê Quốc Lý, trong cuốn sách "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - Vấn đề và giải pháp" [44] khẳng định, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, chẳng hạn, sự bất cập trong các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, giữa quá trình đô thị hóa với quá trình phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn; mâu thuẫn giữa lợi ích công nghiệp với nông nghiệp; giữa thành thị với nông thôn, giữa quá trình đô thị hóa với quá trình phát triển nông thôn, xây dựng NTM; mâu thuẫn giữa nền nông nghiệp dựa trên tri thức khoa học với sự bảo tồn giá trị và tri thức nông nghiệp truyền thống, giữa hàng hóa nông nghiệp hiện đại được sản xuất bởi những tiến bộ khoa học - kỹ thuật và cơ giới hóa với những sản phẩm nông nghiệp mang sắc thái vùng, miền tự nhiên có giá trị chênh lệch cao. Cuốn sách nghiên cứu toàn diện về kết quả và tác động của tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, trong đó có những yếu tố hình thành nên diện mạo NTM.
Vũ Văn Phúc, trong cuốn sách "Xây dựng nông thôn mới những vấn đề
lý luận và thực tiễn" [62] với nhiều bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo
các cơ quan trung ương, các địa phương, các ngành, các cấp về xây dựng NTM, với những nội dung như: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng NTM, đặc biệt thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam được trình bày khá phong phú về thực tiễn triển khai xây dựng NTM ở một số tỉnh: Lào Cai, Nghệ An, Phú Thọ, Ninh Bình, Thái Nguyên, Lai Châu...
Bài viết đăng trên trang http://htu.edu.vn: “Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới” [64] khẳng định mô hình NTM được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; tiến bộ hơn so với mô hình cũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước. Cấu trúc của NTM được xác định dựa trên những tiêu chí như: đáp ứng yêu cầu phát triển hàng hóa, dân chủ ở nông thôn mở rộng và đi vào trực tiếp, nông dân; nông thôn có văn hóa phát triển... Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình NTM có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách. Trên tinh thần đó, các chính sách KT - XH sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình NTM.
Hồ Xuân Hùng: “Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và nhân dân ta” [39] đã nêu rõ nội dung nông thôn và NTM XHCN Việt Nam được thể hiện ở ba chức năng: chức năng về sản xuất nông nghiệp, gìn giữ bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc và bảo đảm môi trường sinh thái. Tác giả cũng nhấn mạnh một số biện pháp và điều kiện nhằm thực hiện 19 tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay.
Đoàn Phạm Hà Trang với bài viết: “Xây dựng nông thôn mới: Vấn đề quy hoạch và huy động các nguồn tài chính” [86] khẳng định, quy hoạch xây dựng NTM nhất thiết phải được tính đến một cách tổng thể từ trên xuống, để quy hoạch của mỗi làng xã phải nằm trong chỉnh thể toàn quốc, khu vực, địa phương trong mối liên hệ với kinh tế, xã hội, môi trường, sinh thái, khí hậu,
thổ nhưỡng, quốc phòng... từ cấu trúc kiến trúc, cấu trúc dân cư, cấu trúc hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng xã hội, vừa phải đa dạng, bền vững trong xu thế phát triển chung của đất nước. Để thực hiện tốt chương trình, nguồn vốn sẽ được huy động bằng nhiều cách như: Nhà nước, nhân dân đóng góp, các nguồn tài trợ, sự hỗ trợ vốn từ các ngân hàng... với phương châm vẫn phải phát huy nội lực là chính. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư ở khu vực nông nghiệp, nông thôn để thêm nguồn lực trực tiếp giải quyết các khâu chế biến, giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình xây dựng NTM.
Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh với bài viết: “Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay” [74] phân tích chủ yếu ba vấn đề: thứ nhất, nông thôn Việt Nam trước yêu cầu mới; thứ hai, hình dung ban đầu về những tiêu chí của mô hình NTM; thứ ba, về những nhân tố chính của mô hình NTM như: kinh tế, chính trị, văn hóa, con người, môi trường... Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình NTM có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Những vấn đề đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu
đã công bố
Những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã xem xét nền nông nghiệp của các nước đang phát triển trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn liền với thương mại nông sản trên thế giới, thành công và thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân; vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và Việt Nam; về quá trình xây dựng NTM ở Trung Quốc, những vấn đề lý
luận còn tranh cãi... Những công trình này có giá trị tham khảo cho việc giải quyết những vấn đề của chính sách phát triển nông thôn nước ta hiện nay như: tương lai của các trang trại nhỏ, nông dân với khoa học, hệ tư tưởng của nông dân, các hình thức sở hữu đất đai, những mô hình tiến hóa nông thôn ở các nước nông nghiệp trồng lúa. Đồng thời, các giải pháp được các tác giả chỉ ra như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền; đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách, đổi mới cơ chế kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thực hiện một cách đồng bộ, nghiêm túc, quyết liệt những chính sách và chương trình kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn... để phát triển sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước đã nêu khái quát đặc điểm, tình hình, quá trình thực hiện đường lối về nông dân, nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ khác nhau. Các kết quả nghiên cứu thể hiện sự nhận định, đánh giá sắc đáng nhất là về những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, qua đó gợi mở phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay.
Với cách nhìn khái quát, các công trình đã phản ánh khá đầy đủ, toàn diện, có thống kê số liệu qua các thời kỳ lịch sử xây dựng, phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong nông nghiệp, nông thôn, về quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý. Đặc biệt đã nêu lên được bối cảnh về sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung, nền nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Đó là cơ sở lý luận để khẳng định vị trí, vai trò của nông thôn trong phát triển KT - XH của đất nước, đặt ra yêu cầu xây dựng NTM.
Các công trình đã phân tích tình hình sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân và một số đặc điểm về KT - XH nông thôn Việt Nam trong thời gian gần đây phần nào cho thấy được những thuận lợi, khó khăn và xu thế phát triển hiện nay. Đây là những gợi ý ban đầu để luận án tiếp cận đến bức tranh tổng thể về nông thôn Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Một số công trình đã tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý, chính sách ruộng đất... đã cung cấp những cứ liệu có giá trị cho tác giả nhằm xác định phương hướng và những vấn đề ở nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nhiều công trình đã rút ra bài học cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam - một trong những yếu tố nhận diện nông thôn mới. Bài học cho thấy, trong suốt quá trình CNH, phải gắn kết chặt chẽ phát triển công nghiệp, đô thị với nông nghiệp, nông thôn. Công nghiệp phải phục vụ nông nghiệp, nông thôn, lấy thị trường nông thôn nuôi công nghiệp phát triển, thu hẹp khoảng cách thu nhập nông thôn và đô thị...
Một số công trình nghiên cứu trực tiếp về vấn đề NTM tuy không nhiều nhưng đã đề cập đến một số khía cạnh cơ bản như: khái niệm, đặc trưng của NTM, kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số nước châu Á, kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai xây dựng NTM ở một số tỉnh trong thời gian gần đây về các mặt: thành công, hạn chế, những khó khăn vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại từng địa phương. Đây là những tài liệu tham khảo hữu ích khi phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn về xây dựng NTM.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Mặc dù đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân; CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hay vấn đề NTM sau khi Nghị quyết số 26-NQ/TƯ được ban hành, nhưng trên thực tế các kết quả nghiên cứu về vấn đề này còn khá khiêm tốn, trong khi đó từ lý luận đến thực tiễn triển khai xây dựng NTM đang đặt ra nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ. Trong giới hạn, phạm vi nghiên cứu, luận án cần tiếp tục làm rõ những vấn đề đặt ra như sau:
Thứ nhất, xây dựng NTM trong phát triển KT - XH ở địa phương cấp tỉnh.
Thứ hai, đặc điểm của NTM theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM, sự khác biệt trong đặc điểm của NTM hiện nay so với đặc