Xây dựng nội dung khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015 - 2


6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Nhóm các phương pháp khác: Điều tra, ngoại suy, so sánh, toán thống kê, phương pháp chuyên gia....

7. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

- Tỉnh Thái Nguyên.

- Hệ thống giáo dục phổ thông trong đề tài này là giới hạn ở các bậc học: ( Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông ), đặt trọng tâm vào dự báo quy mô số lượng học sinh, mạng lưới trường lớp, đội ngũ giáo viên, và các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển giáo dục thực hiện dự báo.

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: Gồm 3 phần.

Phần A: Một số vấn đề chung của đề tài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Phần B: Nội dung của đề tài gồm các chương:

Chương 1: cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn

Xây dựng nội dung khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015 - 2

Chương 2: Thực trạng phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3:. Xây dựng nội dung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015.

Phần C: Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo

Phụ lục


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ DỰ BÁO PHÁT TRIỂNGIÁO DỤC VÙNG KHÓ KHĂN


1.1. Một số vấn đề về dự báo giáo dục

1.1.1 Quan niện chung về dự báo.

Rất nhiều học giả nhận định rằng: Thế giới hôm nay đang ở một thời đại của những chuyển động gia tốc và đột biến, một thời đại mà tương lai đang chỉ đạo ứng xử của hiện tại. Từ thời thượng cổ Á Đông, các sách vở đạo lý đã ghi “ Suy xưa, ngẫm nay” thì không mắc sai lầm. Muốn biết tương lai thì phải xét dĩ vãng, ông cha ta đã từng nhắc nhở “ ôn cố, tri tân” đó chính là cơ sở của dự báo.

Ngày nay người ta dự báo tương lai không còn đơn thu ần là để “ Vén tấm màn bí ẩn” mà nhằm mục đích thiết thực hơn là tìm cách thích nghi v ới tương lai và trong chừng mực nào đó có thể thay đổi điều khiển tương lai. Trong quá trình dự báo tương lai, cần phân biệt các sự kiện nhất thời với chiều hướng cơ bản. Những biến đổi sâu sắc về công nghệ và xã hội để vạch ra các “xu thế lớn” trong sự tiến triển của thế giới. “ Xu thế lớn” đó là những chiều hướng không thể cưỡng nổi thường xuyên xuất hiện từ dưới lên, đem đến cái nhìn mới, động thái mới, chứa đựng hình ảnh tương lai. Những xu thế lớn đó có tầm quan trọng rất lớn cho những chiến lược của mỗi quốc gia. Vì vậy dự báo tương lai phải có cách nhìn toàn cầu trong triển vọng dài hạn. Khi xem xét bất cứ một hiện tượng xã hội nào trong sự phát triển, vận động của nó thì bao giờ cũng thấy có vết tích của quá khứ, cơ sở hiện tại, mầm mống của tương lai. Phân tích tiền sử của sự vật, phát hiện ra xu hướng phát triển theo thời gian của nó, có thể thấy trước được tương lai. Đó chính là nội dung khoa học của dự báo. Với những quan niệm như vậy, dự báo là một tài liệu tiền kế


hoạch bao gồm nhiều ph ương án, trong đó các kết quả dự báo không mang tính pháp lệnh mà chỉ mang tính khuyến cáo.

Dự báo chúng ta có thể hiểu là thông tin có cơ sở khoa học về mức độ trạng thái, các quan hệ, các xu thế phát triển có thể xẩy ra trong tương lai của đối tượng nghiên cứu với mức độ tin cậy nhất định và ước tính được những điều kiện khách quan để có thể thực hiện được dự báo đó.

Dự báo được hiểu là những kiến giải có căn cứ khoa học về trạng thái khả dĩ của đối tượng dự báo trong tương lai, về các con đường khác, thời hạn khác để đạt tới các trạng thái tương lai đó, ở thời điểm khác nhau. Ngày nay dự báo được xây dựng để tăng cường cơ sở khoa học cho việc ra quyết định, vạch ra các chiến lược phát phát triển và là công cụ có hiệu quả của việc kế hoạch hóa cũng như qu ản lý nền kinh tế quốc dân. Xét về mặt tính chất của dự báo thì dự báo chính là khả năng nhìn trư ớc được tương lai mức độ tin cậy nhất và ước tính được điều kiện khách quan để thực hiện được dự báo đó. Dự báo gắn liền với khái niệm rộng lớn đó chính là sự tiên đoán. Tùy theo mức độ cụ thể và tác động đến sự phát triển của hiện tượng, ta có thể chia tiên đoán thành các cấp độ khác nhau:

+ Giả thiết: Là sự tiên đoán khoa học ở cấp độ lý luận chung, lý luận về một lĩnh vực nào đó hàm chứa đối tượng nghiên cứu và các tính quy luật được phát hiện. Nó chính là cơ sở để xây dựng giả thiết khoa học giả thiết cho chúng ta những đặc trưng định tính, biểu thị tính quy luật của sự phát triển của đối tượng nghiên cứu. Giả thiết còn mang tính chất định tính.

+ Dự báo: Không phải chỉ có những tham số định tính mà còn có tham số định lượng. Vì vậy dự báo có tính xác định cao hơn giả thiết. Đối với dự báo, mức độ bất định thấp hơn và ở mức độ khả dụng trực tiếp. Dự báo là sự tiên đoán ở cấp độ ứng dụng cụ thể của lý luận. Tuy vậy dự báo không xác định những liên hệ chặt, đơn trị cho đối tượng dự báo. Do đó dự báo có đặc


trưng xác xuất. Như vậy dự báo khác với giả thiết ở tính cụ thể và khả năng ứng dụng.

+ Kế hoạch: Là sự tiên đoán những sự kiện cụ thể, chi tiết của tương lai, trong kế hoạch phải nêu rò những con đường, phương tiện để thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra làm luận chứng khoa học cho các quyết định quản lý. Kế hoạch có đặc trưng và đơn trị

Trong công tác quản lý, dự báo là công cụ cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bản thân dự báo phải dựa vào đường lối. Nếu dự báo chính xác góp phần xây dựng chiến lược, kế hoạch. Ta có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau đây:

Chiến lược

Đường lối chính sách

Sơ đồ 1: Mối quan hệ của đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự báo.


Kế hoạch

Quy hoạch

Dự báo


1.1.2 Phân loại dự báo:

Có nhiều tiêu thức để ta phân loại dự báo, ở đây chúng ta chỉ lựa chọn một số tiêu thức chính như: theo phạm vi, đối tượng, chức năng để phân loại dự báo.

- Phân loại dự báo theo phạm vi đối tượng.


Chúng ta có thể dự báo theo cấp vĩ mô, d ự báo vi mô, dự báo liên ngành, dự báo ngành, dự báo khu vực, dự báo sản phẩm.

- Phân loại dự báo theo thời gian: dự báo ngắn hạn cho 1- 2 năm, dự báo xã hội trung hạn cho 5-10 năm, dự báo xã hội dài hạn 15-20 năm. Việc phân chia thời gian như trên cũng ch ỉ có nghĩa tương đối, vì thời hạn dự báo 5 năm đối với đối tượng này là trung hạn nhưng đối với đối tượng khác có thể là ngắn hạn. Bởi như vậy sự phân chia thời hạn dự báo còn tùy thuộc vào đối tượng dự báo.

- Phân loại dự báo theo đặc trưng của đối tượng: Tuy từng đối tượng khác nhau mà ta có những dự báo đặc trưng cho dự báo đó như:

+ Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ.

+ Dự báo tiến bộ xã hội.

+ Dự báo sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

+ Dự báo tình trạng ô nhiễm môi trường.

+ Dự báo dân số.

+ Dự báo sinh thái

+ Dự báo phát triển giáo dục.

+ Dự báo thời tiết....

- Phân loại dự báo theo chức năng:

+ Dự báo tìm kiếm : Đó là loại dự báo với những xu thế phát triển đã có trong quá khứ và hiện tại, chúng ta sẽ phải dự báo tiếp tục trong tương lai, không tính đến những điều kiện có thể làm biến dạng những xu thế này. Nhiệm vụ của dự báo tìm kiếm là làm sáng tỏ xem đối tượng dự báo sẽ phát triển, biến đổi như thế nào trong tương lai nếu giữ nguyên xu thế đã có.

+ Dự báo định chuẩn: Đây là loại dự báo được xây dựng trên cơ sở những mục tiêu đã xácđ ịnh trước. Nhiệm vụ của dự báo này là phát hiện


những con đường và thời hạn đạt tới những mục tiêu đã định của đối tượng dự báo.

1.1.3. Những cách tiếp cận khi lập dự báo:

- Tiếp cận lịch sử: Là cách tiếp cận khảo sát một hiện tượng bởi mối quan hệ qua lại với hình thức tồn tại lịch sử của nó.

Xem xét một sự vật hiện tượng chúng ta thường đặt nó trong mối quan hệ qua lại với các hình thức tồn tại lịch sử của nó. Đó chính mối quan hệ quá khứ hiện tại và tương lai.

Việc lập dự báo phải gắn liền với việc dịch chuyển các quy luật, xu thế đã và đang t ồn tại của đối tượng vượt khỏi ngưỡng của nó để xác định mô hình trong tương lai c ủa đối tượng trong tương lai. Tất nhiên việc dịch chuyển này không phải đơn thuần theo nghĩa cơ h ọc mà là sự dịch chuyển biện chứng.

Thực tiễn không bao giờ tách rời lịch sử phát triển của nó.

Chính vì vậy thực tiễn và dự báo có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Dự báo không dừng lại ở mức độ nhận thức mà còn trở thành công cụ tác động vào hoạt động thực tiễn của con người nhằm cải tạo hiện thực khách quan.

- Tiếp cận phức hợp: Xem xét các hiện tượng, sự vật trong mối quan hệ phổ quát của hiện tượng và sự vật. Các sự vật hiện tượng không đơn lẻ một mình trong quá trình tồn tại phát sinh, phát triển. Chúng luôn luôn có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Muốn làm bộc lộ rò bản chất của sự vật và hiện tượng chúng ta phải sử dụng thành tựu, các phương pháp của nghiều ngành khoa học khác nhau. Như vậy cách tiếp cận phức hợp thể hiện rò rệt trong dự báo giáo dục. Dự báo giáo dục đòi hỏi phải có nhiều ngành khoa học tham gia như: Triết học, tâm lý học, kinh tế học, dân số học, toán học ...

- Tiếp cận cấu trúc hệ thống: Một mặt đòi hỏi phải xem xét, nghiên cứu đối tượng dự báo như là một hệ thống toàn vẹn trong sự vận động phát triển


của nó. Mặt khác, đối tượng được nghiên cứu được xem xét dưới góc độ của mỗi thành tố tạo thành trong sự liện hệ và tác động qua lại lẫn nhau của chúng, trên cơ sở đó phát hiện các tính quy luật vận động, phát triển của mỗi thành tố, của các quan hệ, cũng như toàn bộ đối tượng với tư cách là một hệ thống trọn vẹn.

1.1.4. Các nguyên tắc dự báo

- Nguyên tắc thống nhất chính trị, kinh tế và khoa học.

Khi lập dự báo bao giờ cũng cần xuất phát từ mục tiêu và lợi ích toàn cục của Quốc gia. Dự báo phải dựa trên cơ sở những tính toán khoa học sự phát triển kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ. Giáo dục là hệ con của hệ kinh tế xã hội. Vì thế nguyên tắc này đặc biệt quan trọng trong quá trình soạn thảo các dự báo giáo dục, bởi vì giáo dục liên quan chặt chẽ đến định hướng phát triển của toàn xã hội, đến thể chế chính trị, đến mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển kinh tế, đến những khả năng đòi hỏi của tiến bộ khoa học - công nghệ.

- Nguyên tắc tính của hệ thống dự báo.

Các mô hình và phương pháp s ử dụng trong dự báo phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, có logic của sự tồn tại và bổ sung cho nhau, làm nền tảng cho nhau, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Tính hệ thống của dự báo đòi hỏi phải xây dựng một trật tự chặt chẽ việc hình thành và sử dụng các mô hình dự báo cho một dự báo có tính phức tạp của đối tượng.

- Nguyên tắc tính khoa học của dự báo.

Căn cứ khoa học ngày càng cao thì dự báo càng có độ tin cậy lớn. Dự báo phải được xây dựng trên cơ sở những tính toán, luận chứng khoa học có tính đến những quy luật vận động phát triển của đối tượng dự báo, những quan sát và dữ liệu đủ khách quan và tin cậy.

- Nguyên tắc tính thích hợp của dự báo.


Dự báo phải tương thích với quy luật với tính quy luật, với xu thế phát triển khách quan của đối tượng dự báo.

Dự báo phải phù hợp với khả năng thể hiện thực tế chứng minh trong tương lai.

- Nguyên tắc đa phương án cho dự báo.

Dự báo phải gắn liền với khả năng phát triển của đối tượng theo những quỹ đạo, những con đường khác nhau. Tính đa phương án là thể hiện sức mạnh của những tiên đo án có cơ sở khoa học, cho phép cơ q uan quản lý ( người sử dụng dự báo ) có khả năng lựa chọn những phương án hợp lý, tối ưu, nhằm điều khiển sự phát triển của đối tượng dự báo theo những mục tiêu đã định.

1.1.5. Quan niệm về dự báo giáo dục

Dự báo phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những vấn đề quan trọng của công tác quản lý, trong việc xây dựng kế hoạch có căn cứ. Dự báo giáo dục là xác định trạng thái tương lai của hệ thống giáo dục với một xác xuất nào đó, trong một thời gian nhất định được mô ta theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Khái quát quá trình dự báo.


Các nhân tố ảnh hưởng

Trạng thái tương lai với xác suất P1

Trạng thái tương lai với xác suất P2

Trạng thái tương lai với xác suất P3

Trạng thái quán tính của đối tượng dự báo

Các nhân tố ảnh hưởng

Hiện trạng đối tượng dự báo

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 31/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí