Xây dựng ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á - 15


USD được chuyển qua các kênh chính thống vào năm 2005 và tốc độ tăng trưởng hai con số trong những năm gần đây, thị trường kiều hối Mỹ-Việt đang là một trong những mảng hoạt động có nhiều tiềm năng tăng trưởng đối với Ngân hàng Ngoại thương. Thành lập và duy trì thành công hoạt động của công ty dịch vụ chuyển tiền tại Mỹ không những sẽ tạo điều kiện đa dạng hoá các loại hình kinh doanh mà sẽ còn tạo tiền đề cho sự phát triển trên thị trường quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương. Về bản chất, chuyển tiền là loại hình dịch vụ không phức tạp. Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện nay và kinh nghiệm 40 năm hoạt động trên lĩnh vực ngân hàng đối ngoại, Ngân hàng Ngoại thương có ưu thế và khả năng mở rộng hoạt động của mình một cách thành công trên thị trường kiều hối.‌


Thành lập chi nhánh tại một số nước trên cơ sở các văn phòng đại diện.

Nếu điều kiện cho phép và tiềm lực tài chính đủ mạnh, TĐTC-NH VCB_Group có thể tiến tới mở các chi nhánh hoạt động tại các thị trường có các văn phòng đại diện của mình trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong nhiều năm như ở Singapore, Pháp, Anh...


3.3. KIẾN NGHỊ:


3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan hữu quan:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Để tạo hành lang pháp lý cho hình thành các tập đoàn đúng nghĩa của nó, Quốc hội, Chính phủ cần xây dựng và ban hành ngay các Luật, nghị định về việc thành lập tập đoàn, tiêu chí phân loại, mô hình tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Đặc biệt, là mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên trong tập đoàn để tạo cơ sở pháp lý cho cho việc thành lập, xây dựng mô hình tổ chức, quản trị điều hành tập đoàn kinh tế nói chung và TĐTC-NH nói riêng.

Nghiên cứu, soạn thảo và sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng cũng như các văn bản dưới luật qui định về tổ chức tín dụng theo mô hình TĐTC-NH, tạo cơ sở cho việc xây dựng và vận hành của các TĐTC-NH. Trong đó, cũng phải qui

Xây dựng ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á - 15


định rõ các tiêu chí để thành lập TĐTC-NH như: phải thoả mãn hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR), tỷ lệ nợ xấu, minh bạch trong công bố thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế...

Thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các NHTMNN, đồng thời với việc định hướng thành lập một số TĐTC-NH trên cơ sở các NHTMNN hoặc NHTMCP có tiềm lực mạnh. Việc cho phép các NHTM phát triển thành tập đoàn mang ý nghĩa nguyên tắc, cơ sở pháp lý là chính vì việc hình thành các TĐTC-NH là một yếu tố khách quan, xu hướng tất yếu của nhiều nước trên thế giới và đáp ứng nhu cầu quản trị mới của tự thân các NHTM.

Xây dựng khung pháp lý về hoạt động mua bán sáp nhập các định chế tài chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (xu hướng vận động hiện nay của các TĐTC-NH). Song song với đó và là qui định về tiêu chí, điều kiện cho phép các tập đoàn kinh tế mua lại, thành lập mới tổ chức tín dụng hoặc các công ty chứng khoán, bảo hiểm để đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường tài chính.

Do TĐTC-NH là mộ tổ chức có quy mô và cấu trúc phức tạp hoạt động rộng trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau do đó nhất thiết phải có một môi trường pháp lý tổng thể ổn định do đó yêu cầu Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan hữu quan phải nhanh chóng sửa đổi và ban hành các bộ luật liên quan như: Luật doanh nghiệp; Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng nhà nước; Luật chứng khoán; Luật bảo hiểm; Luật cạnh tranh; Luật phá sản, giả thể, sáp nhập; Luật về chống rửa tiền ... phù hợp với thông lệ quốc tế.


3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước


Với vai trò là cơ quan giám sát, để mô hình TĐTC-NH có khả năng hoạt động đạt hiệu quả cao, NHNN cần ban hành nhiều qui định dưới luật về cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành tập đoàn ngân hàng theo thông lệ quốc tế, cũng như các qui định về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ góp vốn, thành lập đơn vị thành viên trong các TĐTC-NH.


Ban hành các qui định về an toàn của toàn hệ thống ngân hàng, chuẩn mực kế toán kiểm toán, giám sát theo thông lệ quốc tế cũng như tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngân hàng trong và ngoài nước tham gia hoạt động ngân hàng.


KẾT LUẬN


Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã và đang diển ra hết sức mạnh mẽ, tác động đến hầu hết các quốc gia trên toàn cầu trong đó có Việt Nam. Đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới, các biến động của nền kinh tế thế giới sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam trong đó có ngành dịch vụ tài chính ngân hàng. Trong kỷ nguyên WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam được hy vọng là sẽ tiếp tục vai trò cầu nối về vốn, đầu tư và các dịch vụ tài chính để phục vụ nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện thành công vai trò đó các NHTMVN cần phải nỗ lực rất nhiều trong việc nâng cao năng lực tài chính, tái cơ cấu hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh và xây dựng mô hình hoạt động phù hợp với thời kỳ mới.

Nắm bắt được nhu cầu ngày càng tăng từ phía các NHTM trong việc xác định một mô hình tổ chức và hoạt động phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020, Luận văn đã chọn nghiên cứu đề tài “Xây dựng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành một Tập đoàn tài chính – ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á”.

Thông qua việc nghiên cứu và đánh giá khả năng xây dựng TĐTC-NH tại Việt nam, Luận văn đưa ra một số kết luận như sau:

Việc xây dựng và hình thành các TĐTC-NH là một yếu tố khách quan đáp ứng với đòi hỏi của phát triển kinh tế. Đây cũng là một xu thế đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới.

Mở cửa ngành ngân hàng đi kèm với nó là sự cạnh tranh gay gắt của các TĐTC-NH lớn trên thế giới trong khi thực trạng của các NHTM nội địa còn rất hạn chế, năng lực tài chính yếu, trình độ quản lý yếu, công nghệ hạn chế, dịch vụ đơn điệu nghèo nàn....

Để đảm bảo mục tiêu phát triển nội lực, bảo vệ thị trường trong nước trước sức ép hội nhập đòi hỏi phải xây dựng được từ một đến 2 TĐTC-NH đa năng có đủ tiềm lực trong giai đoạn từ nay đến 2020.


Qua phân tích đánh giá thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, có thể nhận thấy rằng mặc dù còn nhiều bất cập trong tổ chức và hoạt động nhưng ở NHNT đã có rất nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng thành một TĐTC-NH đa năng.

Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách cũng như các điều kiện kinh tế xã hội, Luận văn đề xuất các giải pháp có tính khả thi cho việc xây dựng NHNT thành một TĐTC-NH đa năng có vị thế trong khu vực Châu Á giai đoạn 2015-2020, hy vọng trong thời gian tới sẽ giúp cho ngành ngân hàng trong nước giữ vững được vị thế của mình đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế cả nước trong giai đoạn phát triển mới.

Đây là một đề tài khá mới mẻ, hơn nữa do sự hạn chế về năng lực cũng như thời gian nghiên cứu, Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong được sự góp ý chỉ bảo của các giảng viên, bạn đọc và các bạn bè đồng nghiệp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính Tiền tệ, Các số năm 2006.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học. Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Các số: năm 2005, 2006.


5. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2006), Bản cáo bạch niêm yết trái phiếu Ngân hàng Ngoại thương.

6. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam(2004,2005), Annual Report.


7. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2006), Báo cáo kinh doanh chưa kiểm toán.

8. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Khoá X (1997), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Khoá X (1997), Luật các Tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Khoá XI (2003), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Khoá XI (2004), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Khoá XI (2005), Luật doanh nghiệp thống nhất, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.


13. Tạp chí Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare), các số năm 2006.


14. Tạp chí Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, các số năm 2005, 2006, Quí I 2007.

15. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định về việc thí điểm cổ phần hoá Ngân hàng ngoại thương Việt Nam số : 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005.

16. Lê Văn Tư (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

17. Viện kinh tế học (2003), Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.


Tiếng Anh

18. The Economist (2006), A survey of Internationl Banking, May 20th2006.

19. WTO (1998), “Financial Services and the GATS: Liberalisation in the Developing and Transition Economies”.


Thông tin từ các trang WEB


20. www.citigoup.com

21. www.cnn.com

22. www.forbes.com

23. www.gso.gov.vn

24. www.kiemtoan.com.vn

25. www.mof.gov.vn

26. www.sbv.org.vn

27. www.thebanker.com

28. www.uob.com

29. www.vietcombank.com.vn

30. www.vneconomy.vn

31. www.vnba.org.vn

32. http://vbqppl.moj.gov.vn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2023