Các Mô Hình Cấu Trúc Tổ Chức Của Tập Đoàn Kinh Tế


Như vậy, việc hình thành một tập đoàn kinh tế không phải do mệnh lệnh hành chính Nhà nước mà do quyết định của nhà doanh nghiệp, được dư luận xã hội, thị trường và Nhà nước thừa nhận.

3. Các mô hình cấu trúc tổ chức của tập đoàn kinh tế

Có nhiều mô hình cấu trúc tổ chức của tập đoàn kinh tế khác nhau tuỳ theo tiêu chí phân loại. Dựa trên việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu, người viết xin trình bày các mô hình:

3.1. Theo mối quan hệ giữa các cấp quản lý trong tập đoàn

(1) Mô hình theo cấu trúc nhất nguyên và tập trung quyền lực

Tập đoàn theo cấu trúc tổ chức này tập trung ở vai trò của Văn phòng đầu não (head office) trong các hoạt động của tập đoàn, đứng đầu Văn phòng là Uỷ ban điều hành (executive committee) và dưới là các phòng ban chức năng phụ trách các mảng hoạt động chuyên biệt như sản xuất, kinh doanh, tài chính.

Đặc trưng của mô hình này là sự tập trung quyền lực về các quyết định sản xuất - kinh doanh của cả tập đoàn đều được đặt dưới tay của Tổng Giám đốc. Uỷ ban điều hành quản lý các phòng ban chức năng thông qua việc phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng.

Do sự tập trung quyền lực quá nhiều vào nhà quản lý cấp cao nên mô hình này đã hạn chế tính năng động, sáng tạo, tự chủ của các thành viên trong tập đoàn.

Hiện nay, trên thế giới hầu như không còn tập đoàn kinh tế nào được tổ chức theo mô hình này nữa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

(2) Mô hình theo cấu trúc Holding

Khác với mô hình theo cấu trúc nhất nguyên và tập trung quyền lực, mô hình theo cấu trúc Holding không có sự kiểm soát tập trung mà hoạt động theo kiểu phân quyền giữa các bộ phận trong tập đoàn. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn theo cấu trúc Holding bao gồm một Văn phòng và các công ty thành

Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu - 4


viên. Văn phòng chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động điều phối chung cả tập đoàn mà không thực hiện việc kiểm soát trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên. Trong khi đó, các công ty thành viên hoạt động tương đối độc lập.

Dạng phổ biến nhất của mô hình này là theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Theo đó, công ty mẹ và các công ty con đều là những pháp nhân độc lập, có tài sản và bộ máy quản lý riêng, có quyền tự chủ khá cao về hoạt động kinh doanh và tài chính. Do vậy, các giao dịch trong nội bộ tập đoàn trở thành như những giao dịch bên ngoài, giao dịch thị trường. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con chủ yếu là mối quan hệ vốn, theo đó, công ty mẹ sở hữu một phần hay toàn bộ vốn của công ty con.

(3) Mô hình theo cấu trúc hỗn hợp

Mô hình này phối hợp giữa hai cấu trúc: cấu trúc nhất nguyên và tập trung quyền lực với cấu trúc Holding. Trong đó, cơ cấu tổ chức bao gồm 3 cấp:

- Cấp thứ nhất là cơ quan đầu não của tập đoàn, là cấp cao nhất chịu trách nhiệm quản lý chung về ba vấn đề cốt tử: một là, xây dựng và thông qua các chiến lược (như chiến lược đầu tư, gia nhập hay rút khỏi thị trường, định hướng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm,…); hai là, quyết định các chính sách chung và điều hành các giao dịch bên trong của tập đoàn; ba là, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, giám sát, đánh giá các cán bộ cao cấp của tập đoàn.

- Cấp thứ hai là các ban chức năng có nhiệm vụ giúp cơ quan đầu não xây dựng chiến lược, điều hành các giao dịch nội bộ và giám sát các công ty con. Nhờ đó, đảm bảo trật tự trong tập đoàn cũng như giúp cho quá trình ra quyết định mang tính khoa học hơn, hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro. Các ban chức năng bao gồm ban kế hoạch, tài chính, nhân sự, kiểm toán, pháp chế,…hoặc các ban quản lý theo sản phẩm, nhãn hàng, khu vực địa lý,...


- Cấp thứ ba là các công ty con độc lập, thực hiện hoạt động sản xuất- kinh doanh theo chiến lược và kế hoạch chung mà tập đoàn đã xác định.


3.2. Theo cấu trúc sở hữu

(1) Mô hình sở hữu giản đơn


Cty mẹ


Cty liên doanh, liên kết

Cty liên doanh, liên kết

……………..

Cty con I

Cty con II

Cty con III

Cty cháu1

Trong mô hình này, công ty mẹ đầu tư chi phối các công ty cấp 2 (công ty con), đến lượt các công ty cấp 2 tiếp tục đầu tư chi phối các công ty cấp 3 (công ty cháu). Công ty cấp trên chi phối về tài chính thông qua việc nắm giữ phần vốn góp của công ty cấp dưới một cách trực tiếp.

Trên thực tế, mô hình đơn giản, thuần tuý này ít tồn tại.

(2) Mô hình sở hữu chéo

Việc sở hữu chéo có thể diễn ra theo 2 hình thức: giữa các công ty thành viên đồng cấp đầu tư và kiểm soát lẫn nhau; hoặc công ty mẹ trực tiếp đầu tư và chi phối các công ty cháu.

Trong cấu trúc sở hữu chéo giữa các công ty đồng cấp, các công ty này phải đủ mạnh về vốn để đầu tư lẫn nhau nhằm tăng cường mối liên kết tài chính chặt chẽ trong tập đoàn và tránh được sự thôn tính của các thành phần ngoài tập đoàn. Các chaebol của Hàn Quốc hầu hết đều có cơ cấu sở hữu chéo


này như Samsung, Huyndai, LG,…;ở Mỹ như General Motor, General Electric,…

Một dạng sở hữu chéo khác là công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty cháu, nhằm kiểm soát một số lĩnh vực nào đó có tầm quan trọng đặc biệt hoặc do yêu cầu về vốn khi công ty cháu gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất- kinh doanh của mình.

(3) Mô hình sở hữu hỗn hợp

Mô hình sở hữu hỗn hợp là dạng kết hợp của hình thức sở hữu giản đơn và 2 hình thức sở hữu chéo.

Do có cấu trúc sở hữu đan xen nhiều cấp nên đây là mô hình phức tạp nhất về mặt sở hữu, song lại được áp dụng rất phổ biến trên thế giới hiện nay. Cùng với sự phát triển cao độ của thị trường tài chính và cạnh tranh toàn cầu, các tập đoàn phải có hệ thống tài chính vững mạnh và các mối liên hệ nội bộ chặt chẽ để hạn chế sự thôn tính.

3.3. Theo loại hình liên kết

(1) Mô hình liên kết ngang là chủ yếu

Tập đoàn kinh tế theo mô hình liên kết ngang bao gồm các doanh nghiệp trong cùng một ngành, thường là các đối thủ cạnh tranh của nhau trước đó, nhưng trước sức ép cạnh tranh gay gắt của thị trường, các doanh nghiệp độc lập này buộc phải liên kết với nhau để cùng hoạt động sản xuất-kinh doanh, tăng sức cạnh tranh chung.

Công ty mẹ thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn, đồng thời trực tiếp kinh doanh những khâu thuộc liên kết chính của tập đoàn, và tiến hành những hoạt động đòi hỏi vốn lớn như: đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D), đào tạo cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên, trang bị và quản lý trang thiết bị và công nghệ hiện đại của cả tập đoàn… Các công ty con có thể được phân công sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh hoặc được phân công chuyên môn hoá và phối hợp hoạt động với nhau.


(2) Mô hình liên kết dọc là chủ yếu

Tập đoàn kinh tế theo mô hình liên kết dọc bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, song có quan hệ chặt chẽ về công nghệ, quy trình sản xuất,…(cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất) tạo thành một liên hợp sản xuất, kinh doanh và thương mại hoàn chỉnh.

Không những vậy, khi tập đoàn càng lớn mạnh, sẽ dần mở rộng hoạt động đầu tư sang lĩnh vực tài chính-ngân hàng, nhằm tăng cường sức mạnh tài chính, giữ vững vị thế doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh và nguy cơ bị thôn tính.

Về hoạt động chủ chốt của các công ty trong tập đoàn, công ty mẹ cũng thực hiện chức năng quản lý, điều phối chung, đồng thời nắm giữ các bộ phận then chốt trong dây chuyền công nghệ và thị trường. Các công ty con hoạt động chuyên môn hoá và phối hợp với nhau theo đặc thù công nghệ.

(3) Mô hình liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực

Tập đoàn kinh tế có cấu trúc liên kết hỗn hợp bao gồm những doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực có quan hệ hoặc không có quan hệ về công nghệ, quy trình sản xuất,…nhưng có mối quan hệ tài chính chặt chẽ. Công ty mẹ không nhất thiết trực tiếp thực hiện sản xuất- kinh doanh mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn cho các công ty khác trong tập đoàn và hưởng lợi nhuận trên phần vồn góp của mình vào các công ty con.


4. Công ty mẹ- công ty con

Tập đoàn kinh tế được ví như một “đoàn tàu” luôn cần có một “đầu tàu” - công ty mẹ - có đủ khả năng lái đoàn tàu kéo theo các “toa tàu” - các công ty con - theo đúng lộ trình đã được định sẵn. Do đó, công ty mẹ - công ty con là khái niệm cơ bản gắn liền với tập đoàn kinh tế nói chung và tập đoàn tài chính

- ngân hàng nói riêng.

4.1. Công ty mẹ


Công ty mẹ là một doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, được thừa nhận có năng lực đủ mạnh về một hoặc một số yêu cầu nhất định để kiểm soát và chi phối các công ty khác trong tập đoàn theo những nguyên tắc và phương thức nhất định. Công ty mẹ tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các công ty con với nhau và giữa các công ty con với chính nó thông qua hoạt động như bảo lãnh nợ và hoạt động thương mại nội bộ. Mục đích đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con là hưởng phần lợi nhuận trên vốn góp.

Trong các tập đoàn kinh tế lớn, công ty mẹ có vị trí đặc biệt quan trọng. Đó phải là công ty có khả năng chi phối được hoạt động kinh doanh của các công ty con. Công ty mẹ chỉ thực sự là “đầu tàu” bền vững khi nó hơn hẳn các công ty khác trong tập đoàn về một hay một số điều kiện quan trọng có liên quan đến hoạt động kinh doanh như về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ, thương hiệu.

Điều quan trọng hơn cả là việc chi phối của công ty mẹ đối với các công ty con hoàn toàn không thông qua các quyết định hành chính. Công ty mẹ thường chi phối các công ty khác theo những thế mạnh khác nhau. Công ty mẹ có thể kiểm soát công ty con này theo tỷ lệ vốn góp, đồng thời có thể chi phối một hoặc một số công ty khác theo công nghệ, thị trường hoặc thương hiệu. Mục đích cao nhất là đem lại lợi ích cho tất cả các thành viên trong tập đoàn.

Công ty mẹ sở hữu toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần của các công ty khác trong tập đoàn. Theo tính chất và phạm vi hoạt động, trong mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ được chia làm 2 loại:

- Công ty mẹ nắm vốn thuần tuý (pure holding company - PHC): hoạt động kinh doanh chính của PHC là đầu tư vốn vào các công ty khác. Trách nhiệm chủ yếu của các nhà quản lý cấp cao ở PHC là ra quyết định chiến lược phát triển tổng thể của cả tập đoàn.


- Công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh (operating holding company - OHC): OHC bên cạnh việc đầu tư vốn vào các công ty con, còn tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nhà quản lý cấp cao của OHC không chỉ tập trung vào việc ra các quyết định điều hành kinh doanh của công ty mình, mà còn ra quyết định mang tính chiến lược của tập đoàn. Đây là mô hình công ty mẹ - công ty con thường gặp ở nhiều quốc gia.

Tổng hợp từ những tài liệu về mô hình này, có thể rút ra 3 nhiệm vụ chính của công ty mẹ:

- Đề ra các chiến lược, định hướng phát triển tổng thể của cả tập đoàn.

- Phân bổ nguồn lực của các công ty con thông qua hoạt động tài chính như: mua bán chứng khoán, cơ cấu lại tài sản,…

- Sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư, góp vốn, liên doanh, liên kết với các công ty ngoài tập đoàn hình thành các công ty con, công ty liên doanh, liên kết mới.

4.2. Công ty con

Các công ty con là các doanh nghiệp độc lập được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình, tự nguyện chịu sự chi phối và kiểm soát của một công ty mẹ theo những nguyên tắc và phương thức nhất định. Mỗi công ty con được phép thành lập các công ty khác, hoặc tham gia góp vốn của mình vào công ty khác sau khi được phép của công ty mẹ.

Tuỳ theo mức độ chi phối của công ty mẹ đối với công ty con, có thể phân loại công ty con thành:

- Công ty con phụ thuộc toàn phần: công ty mẹ sở hữu 100% vốn của công ty con. Công ty con dạng này được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân độc lập.


- Công ty con phụ thuộc từng phần: công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không đầu tư vốn vào công ty con mà chỉ chi phối, kiểm soát công ty con qua công nghệ, thị trường hoặc thương hiệu. Hình thức pháp lý của công ty con phụ thuộc từng phần khá đa dạng: công ty cổ phần do công ty mẹ nắm cổ phần chi phối, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty liên doanh do công ty mẹ giữ tỷ lệ vốn góp chi phối, công ty liên kết.

Công ty mẹ và các công ty con là những pháp nhân độc lập nên mối quan hệ giữa chúng thường là quan hệ thị trường. Mọi quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con được thực hiện theo hợp đồng kinh tế.

Ở nước ta, mô hình công ty mẹ - công ty con được quy định trong Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 của Chính phủ về chuyển đổi các Tổng công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Theo đó, “là hình thức liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp vốn, bí quyết công nghệ, thị trường hoặc thương hiệu giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó có một công ty Nhà nước giữ quyền chi phối các doanh nghiệp thành viên khác (gọi tắt là công ty mẹ) và các doanh nghiệp thành viên khác bị công ty mẹ chi phối (gọi tắt là công ty con) hoặc có một phần vốn góp không chi phối của công ty mẹ (gọi tắt là công ty liên kết)” (Điều 18 Khoản 1).


II - TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Nền kinh tế thế giới trong hai thập kỷ qua đã chứng kiến sự chuyển dịch từ xu hướng ngân hàng quốc tế sang ngân hàng toàn cầu. Hoạt động ngân hàng quốc tế là hoạt động ngân hàng xuyên biên giới thể hiện qua việc huy động vốn trong nước để cho vay nước ngoài. Ngày nay, các ngân hàng toàn cầu thâm nhập vào thị trường nước ngoài thông qua việc thiết lập các chi nhánh và ngân hàng con để thu hút vốn và cung cấp tín dụng tại nước đó, như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/09/2023