Cấu Trúc Cơ Bản Của Thị Trường Giao Dịch Quyền Chọn


Hình 1.2 (a) mô tả vị thế của người mua quyền chọn bán. Với một khoản phí để sở hữu quyền, người mua quyền chọn bán chỉ lỗ giới hạn bằng với khoản phí đã trả và có lời vô hạn khi giá của tài sản cơ sở giảm. Ngược lại, hình 1.2 (b) mô tả vị thế của người bán quyền chọn bán, người bán quyền chọn bán chỉ thu về giới hạn bằng phí bán quyền chọn nhưng nếu giá tài sản giảm thì họ sẽ gánh chịu một khoản lỗ là vô hạn.

Nhận xét:

Như vậy, khi nhà đầu tư có dự định mua tài sản và kỳ vọng giá của tài sản đó sẽ tăng lên trong tương lai thì họ sẽ phòng ngừa rủi ro bằng cách mua một quyền chọn mua. Ngược lại, khi nhà đầu tư đang sở hữu tài sản và họ dự đoán trong tương lai giá tài sản sẽ giảm thì sự lựa chọn cho nỗi lo về giá của họ đối với tài sản đang sở hữu là mua một quyền chọn bán.

Tuy nhiên, không có nghĩa là người bán quyền chọn mua và quyền chọn bán là những kẻ liều lĩnh hay thích đùa, đánh đổi một ít lợi nhuận bằng cả một rủi ro thua lỗ vô hạn. Trên thị trường, các nhà đầu tư khác nhau sẽ có nhận định và đánh giá khác nhau về xu hướng của thị trường. Vì vậy, họ sẽ hành động theo nhận định, phân tích và dự báo của mình. Ngoại trừ họ vững tin xu thế giá cả tài sản sẽ biến động theo hướng kỳ vọng, bằng cách này hay cách khác họ sẽ tiến hành bù trừ vị thế rủi ro hay tự bảo vệ mình khỏi thua lỗ bằng cách kết hợp nhiều chiến lược một cách khôn khéo và độc đáo. Do có sự giới hạn trong khuôn khổ nghiên cứu, đề tài không đi sâu nghiên cứu định giá quyền chọn và các chiến lược kinh doanh liên quan đến quyền chọn.

1.1.3 Phân loại quyền chọn theo thời gian thực hiện

- Quyền chọn kiểu Mỹ (American style option): cho phép người nắm giữ quyền chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn vào bất kỳ ngày nào trong thời hạn hợp đồng và trước ngày đáo hạn.

- Quyền chọn kiểu Châu Âu (European style option): chỉ cho phép người nắm

giữ quyền chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đáo hạn.

Sự phân biệt giữa hai loại quyền chọn kiểu Châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ không liên quan đến vị trí địa lý. Đa số hợp đồng quyền chọn được trao đổi chính yếu trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên, quyền chọn kiểu Châu Âu có đặc điểm dễ phân tích hơn quyền chọn kiểu Mỹ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


1.1.4 Ưu – nhược điểm của quyền chọn

Xây dựng mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - 3

1.1.4.1. Ưu điểm:

- Ưu điểm nổi bật, khác hẳn và khắc phục nhược điểm của các loại hợp đồng khác là người nắm giữ quyền chọn có quyền (không phải nghĩa vụ) thực hiện mua hay bán hàng hóa hay không, tức là tài sản có chuyển giao hay không. Điều này tạo thêm cơ hội kinh doanh và phù hợp với các biến động về giá hàng hóa.

- Cho phép nhà đầu tư thu được tỷ lệ phần trăm lợi tức trên vốn đầu tư cao nhất: Do nhà đầu tư chỉ bỏ ra chi phí nhỏ là giá quyền chọn và một số phí liên quan trong quá trình giao dịch và thanh toán như phí môi giới, phí thanh toán …Đặc biệt, nếu giá tài sản cơ sở biến động đúng như kỳ vọng của nhà đầu tư, lúc này khoản lợi nhuận là rất lớn.

- Sử dụng để bảo vệ lợi nhuận: đây là một trong những đặc điểm nổi bật của quyền chọn so với các công cụ đầu tư khác như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…Khi nắm giữ tài sản cơ sở, để bảo vệ mức lợi nhuận đã có được, nhà đầu tư có thể mua quyền chọn bán với một mức giá thực hiện tốt nhất để bảo vệ mức lợi nhuận mình đã có khi giá cổ phiếu sụt giảm.

- Linh hoạt phòng ngừa rủi ro: ở mọi vị thế, nhà đầu tư đều có thể sử dụng quyền chọn để bảo vệ các rủi ro mà mình có thể gặp phải. Với việc mua bán các quyền chọn mua hay quyền chọn bán, mua bán tài sản cơ sở, nhà đầu tư sử dụng linh hoạt, kết hợp để phòng ngừa rủi ro, mặt khác có thể tìm kiếm lợi nhuận từ chính chiến lược phòng ngừa rủi ro này.

1.1.4.2. Nhược điểm:

- Mặt trái cơ bản nhất của quyền chọn là khi thị trường diễn biến không như kỳ

vọng, nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền bỏ ra để có được quyền chọn.

- Quyền chọn là công cụ phái sinh khá phức tạp. Do đó, khi sử dụng giao dịch quyền chọn, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ và biết cách vận dụng các công cụ quyền chọn một cách linh hoạt. Do đó, rủi ro lớn nhất của quyền chọn là khi chính nhà đầu tư không hiểu rõ về quyền chọn và không biết cách kết hợp các vị thế để giới hạn tổn thất nếu có và gia tăng lợi nhuận.


1.1.5 Vai trò của quyền chọn đối với TTCK

Quyền chọn là một loại hàng hóa trên thị trường, góp phần tăng thêm lựa chọn cho nhà đầu tư. Với ưu điểm không cần nhiều vốn để đầu tư, bảo vệ lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia, lượng cầu chứng khoán tăng sẽ làm cho thị trường trở nên sôi động hơn, tạo cơ hội phát triển và mở rộng thị trường.

1.1.6 Các thuộc tính cơ bản của quyền chọn

1.1.6.1. Tài sản cơ sở:

Mọi hợp đồng quyền chọn đều có khối lượng tài sản nhất định do SGDCK quy định, là tài sản cơ sở mà hợp đồng quyền chọn phát sinh trên tài sản này. Có nhiều loại tài sản có thể làm tài sản cơ sở như cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, vàng, tỷ giá…

Quyền chọn cổ phiếu có tài sản cơ sở là các cổ phiếu niêm yết.

1.1.6.2. Giá thực hiện:

Là mức giá được quy định trong hợp đồng quyền chọn. Khi thực hiện hợp đồng quyền chọn, các bên tham gia hợp đồng phải sẵn sàng thanh toán theo mức giá đã được xác định này.

Mục tiêu của sàn giao dịch trong việc thiết lập giá thực hiện là cung cấp các quyền chọn thu hút khối lượng giao dịch. Hầu hết các giao dịch đều tập trung vào quyền chọn mà giá cổ phiếu gần với giá thực hiện. Vì vậy, sàn giao dịch có xu hướng niêm yết các quyền chọn có mức giá thực hiện xoay quanh nhưng rất gần giá hiện tại của cổ phiếu. Số lượng các mức giá thực hiện thường được đưa ra từ 3 đến 8 mức giá.

1.1.6.3. Ngày đáo hạn:

Là ngày mà hợp đồng quyền chọn hết hiệu lực và bên nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện quyền chọn hay để đáo hạn quyền chọn. Mỗi sở giao dịch chứng khoán sẽ có quy định về ngày đáo hạn riêng.

1.1.6.4. Ngày giao dịch cuối cùng:

Là ngày cuối cùng được quyền giao dịch. Ngày này có thể là đáo hạn hoặc ngày trước ngày đáo hạn một ngày, tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi TTCK.


1.1.6.5. Kiểu thực hiện quyền chọn:

Có 2 kiểu thực hiện hợp đồng quyền chọn là kiểu Mỹ và Châu Âu. Hợp đồng được thực hiện vào bất kỳ ngày nào cho đến ngày đáo hạn gọi là kiểu Mỹ. Đối với kiểu thực hiện quyền Châu Âu, hợp đồng chỉ có thể thực hiện vào ngày đáo hạn.

1.1.6.6. Các điều khoản thay đổi:

Mỗi SGDCK quy định thay đổi giá thực hiện, khối lượng hợp đồng liên quan đến

chia tách, sát nhập hoặc các hoạt động khác của cổ phiếu là tài sản cơ sở.

1.2. QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN

1.2.1. Khái niệm

Quyền chọn chứng khoán cho phép người nắm giữ hợp đồng (nhưng không bắt buộc) thực hiện mua hoặc bán chứng khoán với giá được thỏa thuận trước. Người bán (người phát hành quyền chọn) bắt buộc phải thực hiện hợp đồng nếu người mua quyền chọn yêu cầu.

Các loại quyền chọn được trao đổi phổ biến trên thị trường hiện nay là quyền chọn

về chứng khoán, chỉ số chứng khoán, ngoại tệ và hợp đồng futures.

Các thị trường giao dịch quyền chọn chứng khoán nổi tiếng ở Mỹ là Chicago Board Option Exchange (CBOE), Philadelphia Stock Exchange (PHLX), New York Stock Exchange (NYSE), American Stock Exchange (AMEX), Pacific Stock Exchange (PSE).

1.2.2. Đặc điểm

- Ngày đáo hạn (Expiration date): là ngày mà sau đó hợp đồng quyền chọn không còn tồn tại nữa. Quyền chọn chứng khoán thường được qui định chu kỳ đáo hạn theo các chu kỳ tháng: Chu kỳ tháng 1 (gồm các tháng 1, 4, 7 và 10); Chu kỳ tháng 2 (gồm các tháng 2, 5, 8 và 11); Chu kỳ tháng 3 (gồm các tháng 3, 6, 9 và 12). Ngày đáo hạn chính xác là vào lúc 22 giờ 59 phút (theo giờ của trung tâm giao dịch) của ngày thứ bảy ngay sau ngày thứ sáu tuần lễ thứ ba của tháng đáo hạn. Theo thông lệ, nhà đầu tư nắm giữ quyền chọn (nếu quyết định thực hiện quyền chọn) sẽ có thời gian đến hết 16 giờ 30 phút của ngày thứ sáu đó để ra chỉ thị cho nhà môi giới thực hiện quyền chọn. Sau đó, nhà môi giới sẽ có thời gian đến 22 giờ 59 phút của ngày thứ bảy hôm sau để hoàn thành các thủ tục giấy tờ thông báo cho TTGDCK thực hiện quyền chọn đó.


- Giá thực hiện (Exercise price): là mức giá mà quyền chọn cho phép người sở hữu mua hoặc bán chứng khoán cơ sở. Trên các sàn giao dịch quyền chọn, giá thực hiện được chuẩn hoá và được quy định cụ thể.

- Ảnh hưởng của việc phân chia cổ tức và cổ phiếu: quyền chọn chứng khoán trên thị trường OTC được đảm bảo về cổ tức. Khi một công ty công bố chia cổ tức bằng tiền mặt, giá thực hiện của quyền chọn về cổ phiếu sẽ giảm một khoản bằng số cổ tức vào thời điểm không nhận cổ tức (ex-dividend day). Quyền chọn chứng khoán trao đổi qua TTGDCK nói chung không được điều chỉnh theo cổ tức trả bằng tiền mặt, nhưng điều chỉnh theo sự phân chia cổ phiếu. Việc phân chia cổ phiếu xảy ra khi số cổ phiếu hiện tại được chia thành nhiều cổ phiếu nhỏ hơn. Ngoài ra, quyền chọn về cổ phiếu còn được điều chỉnh theo cổ tức chi trả bằng cổ phiếu.

- Hạn mức vị thế và hạn mức thực hiện: được thiết kế nhằm ngăn ngừa tình trạng thị trường quyền chọn bị chi phối quá mức bởi hành vi của một hoặc một nhóm nhà đầu tư.

Hạn mức vị thế (position limit): là số lượng quyền chọn tối đa mà nhà đầu tư có thể nắm giữ về một phía của thị trường. Sàn giao dịch chứng khoán ban hành hạn mức vị thế cho từng chứng khoán căn cứ vào khối lượng cổ phiếu giao dịch.

Hạn mức thực hiện (exercise limit): là số lượng quyền chọn tối đa có thể được thực hiện trong vòng 5 ngày làm việc liên tục bởi một nhà đầu tư riêng lẻ hay một nhóm nhà đầu tư cùng hành động với nhau.

- Điều kiện niêm yết: Sàn giao dịch quyền chọn qui định các tài sản mà giao dịch được phép. Đối với quyền chọn cổ phiếu, sàn giao dịch qui định những điều kiện tối thiểu mà một cổ phiếu phải đạt được để có thể giao dịch quyền chọn.

1.3. THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN

1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Hệ thống thị trường quyền chọn hiện nay có nguồn gốc từ thế kỷ 19, khi quyền chọn mua và quyền chọn bán được chào bán đối với cổ phiếu. Những năm đầu tiên của thập niên 1900, một nhóm các công ty được gọi là “Hiệp hội các nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán” đã thành lập thị trường các quyền chọn. Mục đích của hiệp hội này là cung cấp kỹ thuật nhằm đưa người mua và bán lại với


nhau. Nhà đầu tư muốn mua quyền chọn liên hệ với một công ty thành viên của hiệp hội. Công ty này sẽ cố gắng tìm người bán quyền chọn từ những khách hàng của họ hoặc của các công ty thành viên khác. Nếu công ty thành viên không thể tìm được người bán, công ty sẽ tự phát hành quyền chọn với giá cả thích hợp. Vì vậy, một công ty thành viên có thể vừa là nhà môi giới (môi giới giữa người mua và người bán với nhau) hoặc nhà kinh doanh (người thực hiện giao dịch mua bán quyền chọn).‌

Tuy nhiên, thị trường giao dịch quyền chọn như trên tồn tại có nhiều khuyết điểm:

- Tính thanh khoản thấp: người nắm giữ quyền chọn khó có cơ hội bán quyền chọn cho người khác trước khi quyền chọn đáo hạn. Các quyền chọn được thiết kế để được nắm giữ cho đến khi đáo hạn và rồi chúng sẽ được thực hiện hoặc để cho hết hiệu lực.

- Rủi ro thanh toán cao: việc thực hiện hợp đồng của người bán chỉ được đảm bảo bởi công ty môi giới kiêm kinh doanh. Nếu người bán không đảm bảo thanh toán hoặc công ty thành viên của hiệp hội bị phá sản, người nắm giữ quyền chọn tuyệt đối không may mắn.

- Chi phí giao dịch cao: các giao dịch được thực hiện đơn lẻ, tốn thời gian, nhu cầu nhà đầu tư được thực hiện là hoàn toàn phụ thuộc vào công ty môi giới kiêm kinh doanh và không có quy định về chi phí này.

Các khuyết điểm trên tồn tại đối với mọi thị trường không có tổ chức, kể cả TTCK. Tính tất yếu của thị trường giao dịch quyền chọn tập trung phải ra đời. Năm 1973, Sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT), sàn giao dịch lâu đời nhất và lớn nhất về các hợp đồng giao sau hàng hóa, đã tổ chức một sàn giao dịch đặt tên là Chicago Board Option Exchange (CBOE) dành riêng cho quyền chọn cổ phiếu. Đây là thay đổi mang tính cách mạng trong thế giới quyền chọn và CBOE mở cửa giao dịch quyền chọn mua vào ngày 26/04/1973. Các hợp đồng quyền chọn bán đầu tiên được đưa vào giao dịch trong tháng 06/1977.

CBOE đã tạo ra một thị trường trung tâm cho các hợp đồng quyền chọn. Bằng cách tiêu chuẩn hóa các điều kiện hợp đồng quyền chọn, làm tăng tính thanh khoản cho thị trường, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán hợp đồng quyền chọn của mình. Đặc biệt là CBOE đã bổ sung một Trung tâm thanh toán đảm bảo


cho người mua rằng, người bán sẽ thực hiện hợp đồng, đảm bảo tuyệt đối trong thanh toán mà không gặp bất kỳ rủi ro nào. Điều này khiến quyền chọn trở nên hấp dẫn hơn đối với công chúng. Từ thời điểm này, nhiều sàn giao dịch chứng khoán và gần như tất cả các sàn giao dịch giao sau bắt đầu giao dịch quyền chọn.

1.3.2. Cấu trúc cơ bản của thị trường giao dịch quyền chọn

1.3.2.1. Cơ quan tổ chức và quản lý giao dịch quyền chọn:

Thông thường là SGDCK. Ở một số quốc gia phát triển, SGDCK thành lập công ty con để tổ chức hoạt động giao dịch này. SGDCK sẽ đưa ra những quy định, luật lệ và nguyên tắc để quyền chọn được niêm yết và giao dịch.

1.3.2.2. Cơ quan thanh toán bù trừ quyền chọn:

Là nơi thực hiện thanh toán và bù trừ cho các giao dịch quyền chọn trên SGDCK. Cơ quan này đứng ra đảm bảo rằng các giao dịch quyền chọn được bù trừ thanh toán, không xảy ra các rủi ro trong quá trình thanh toán. Đây là vai trò đặc biệt quan trọng của cơ quan này trong sự thành công của hoạt động giao dịch quyền chọn.

Ở mỗi quốc gia có mô hình khác nhau, có quốc gia thì SGDCK thành lập công ty con để thực hiện thanh toán bù trừ. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia khác lại có cơ quan thanh toán bù trừ độc lập với SGDCK để thực hiện chức năng này.

1.3.2.3. Công ty môi giới:

Là thành viên của SGDCK đứng ra thực hiện mua bán quyền chọn niêm yết trên SGDCK cho các nhà đầu tư. Các công ty này có trụ sở, chi nhánh và nhiều điểm nhận lệnh để giúp nhà đầu tư mua bán. Đồng thời, các công ty này cũng có thể là công ty thanh toán hoặc nhà tạo lập thị trường. Lợi nhuận của công ty là phí giao dịch, chênh lệch giá mua và giá bán khi đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, phí thanh toán khi đóng vai trò là công ty thanh toán.

1.3.2.4. Công ty thanh toán:

Là thành viên của cơ quan thanh toán bù trừ và có thể là công ty môi giới. Các công ty này thực hiện thanh toán cho nhà đầu tư và là nơi ghi nhận sự đảm bảo khả năng thanh toán của nhà đầu tư.


1.3.2.5. Những người tham gia giao dịch:

- Công ty môi giới: Các công ty môi giới vừa thực hiện lệnh mua bán cho khách hàng, đồng thời cũng có thể mua bán cho chính mình.

- Nhà tạo lập thị trường: Các nhà tạo lập thị trường sẵn sàng thực hiện các giao dịch mua và bán quyền chọn với các mức giá và khối lượng đã yết trên sàn để tạo tính thanh khoản cho quyền chọn. Ngoài ra, kiếm lợi nhuận từ chênh lệnh giá mua bán là mục tiêu chủ yếu của nhà tạo lập thị trường. Tùy thuộc vào sự phát triển của TTCK mà các nhà tạo lập thị trường có thể là cá nhân hay tổ chức. Thông thường, nhà tạo lập thị trường chính là các công ty môi giới, các ngân hàng hay tổ chức tài chính...Điều kiện cơ bản nhất của một nhà tạo lập thị trường là phải có tiềm lực tài chính mạnh.

- Nhà đầu tư: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia mua bán quyền chọn.

1.4. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1.4.1. Tổng quan về Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX)

1.4.1.1. Sơ lược về KRX:

KRX (Korea Exchange) là Sở Giao dịch chứng khoán duy nhất của Hàn Quốc, được thành lập vào ngày 27/01/2005 trên cơ sở hợp nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (Korea Stock Exchange - KSE), Sở Giao dịch Chứng khoán KOSDAQ và Sở Giao dịch Futures Hàn Quốc (Korea Futures Exchange - KOFEX) với nền tảng là Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KSE) được thành lập từ năm 1956.


Bảng chính

Thị trường các

chứng khoán mới


Hợp đồng tương lai

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 27/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí