Xây dựng mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - 2

phương pháp khá hữu hiệu, đó là chứng khoán phái sinh đã được sử dụng từ lâu tại các TTCK phát triển. Một trong những công cụ giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro trước những biến động thất thường của thị trường là Quyền chọn (Options).

Việc hình thành TTCK phái sinh, ngoài nhu cầu rất lớn từ chính nội tại TTCK trong nước, thì cũng là một tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển TTCK. Việc xây dựng, triển khai các giao dịch quyền chọn cổ phiếu vào TTCK Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy thị trường tài chính nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng phát triển lên tầm cao mới do những lợi ích to lớn mà công cụ này mang lại như tạo ra công cụ để bảo vệ nhà đầu tư trước những biến động về giá, nâng cao tính cạnh tranh của thị trường, đa dạng hóa các cơ hội đầu tư…Từ đó làm tăng cung và kích cầu cho thị trường, làm cho thị trường trở nên sôi động nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào thị trường, từng bước đưa TTCK Việt Nam hòa mình vào dòng chảy của thị trường tài chính trong khu vực và quốc tế.

Trước đòi hỏi thực tiễn khách quan như trên cùng với hiện thực hóa mục tiêu hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường của Chính phủ, việc nghiên cứu và đề xuất mô hình tổ chức và quản lý hoạt động giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Việt Nam đã và đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Xuất phát từ những vấn đề trên, việc tham khảo và ứng dụng quyền chọn cổ phiếu vào điều kiện thực tiễn ở nước ta là một bước đi cần thiết cho sự phát triển của TTCK Việt Nam hiện nay, đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Xây dựng mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề cơ bản về quyền chọn, quyền chọn cổ phiếu

và thị trường giao dịch quyền chọn.

Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và quản lý hoạt động giao dịch giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc nhằm triển khai công cụ này một cách có hiệu quả tại Việt Nam.

Nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức và quản lý giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM. Từ đó, đề tài mong muốn Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM sớm triển khai thị trường này nhằm thu hút thêm nhà đầu tư đến với TTCK, tăng sự lựa chọn cho nhà đầu tư và giúp nhà đầu tư hạn chế tối đa rủi ro, tổn thất có thể xảy ra khi sử dụng loại công cụ tài chính này.

3. Phạm vi nghiên cứu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các lý luận về sản phẩm quyền chọn và thị trường quyền chọn.

Nghiên cứu thực tiễn tình hình giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM từ năm 2000 đến nay để xác định được tiềm năng phát triển và khả năng đáp ứng các điều kiện về việc thiết lập và triển khai hoạt động giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở.

Xây dựng mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - 2

Nghiên cứu mô hình giao dịch chứng khoán phái sinh tại Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ đó, đề xuất mô hình quyền chọn cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Ngoài ra, do có sự giới hạn nên trong khuôn khổ nghiên cứu, đề tài không đi sâu

vào việc nghiên cứu định giá quyền chọn.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, mô tả kết hợp với tổng hợp, phân tích và đánh giá để khái quát bản chất của vấn đề cần nghiên cứu.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Quyền chọn chứng khoán là công cụ quản trị rủi ro rất cần thiết và hữu ích cho các nhà đầu tư. Đây là công cụ tài chính cao cấp và phức tạp nhưng lại có nhiều ứng dụng và có vai trò to lớn, thiết thực đối với các nhà đầu tư. Do đó, việc nghiên cứu nhằm phát triển những công cụ tài chính phái sinh đồng hành với TTCK cơ sở như công cụ quyền chọn cổ phiếu là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong lúc này.

Trước nhu cầu cấp bách đó, việc tiến hành nghiên cứu đề tài có tính thực tiễn cao và mang một ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển của TTCK Việt Nam về lâu dài. Hiện nay, trên thế giới, các công cụ phái sinh đang ngày một phổ biến và được áp dụng nhiều hơn bao giờ hết đối với tất cả các hàng hoá chính trên TTCK, từ cổ phiếu, trái phiếu

cho đến tiền tệ và hàng hoá...Sự phổ biến của các công cụ phái sinh trên thị trường xuất phát từ tính linh hoạt và mềm dẻo của nó so với các công cụ khác. Do đó, một khi tiến hành triển khai giao dịch chứng khoán phái sinh mà cụ thể là giao dịch quyền chọn cổ phiếu theo mô hình đã được đề xuất trong đề tài cùng với những giải pháp hỗ trợ cho thị trường, các nhà đầu tư sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn để đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình và trên hết là, có được công cụ quản lý rủi ro trên thị trường này. Nhờ vậy, niềm tin của họ được củng cố và tâm lý của họ được vững vàng hơn. Đây chính là tác nhân quan trọng giúp vực dậy TTCK Việt Nam, tiến tới hoàn thành mục tiêu “nâng khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế”, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đạt mức 50% GDP đến năm 2010.

Do hạn chế về thời gian, trình độ và kinh nghiệm; đề tài không đi sâu tìm hiểu, khảo sát và phân tích hết các khía cạnh có liên quan đến quyền chọn. Mong rằng đề tài này sẽ được tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, kiểm chứng đầy đủ hơn và trên cơ sở đó có thể củng cố hoặc bổ sung thêm các giải pháp, đề xuất nhằm đạt được hiệu quả thiết thực và bền vững hơn.

6. Tính mới của đề tài:

Đề tài đã nêu bật một cách chi tiết và cụ thể về một mô hình tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán phái sinh – một thị trường giao dịch công cụ rất mới ở Việt Nam, mà ít ai nghiên cứu và bao quát nhất các vấn đề vĩ mô và vi mô ở Việt Nam.

Đi vào chi tiết cấu trúc, cơ cấu của thị trường, cách thức tổ chức đến các quy định cụ thể để làm rõ những vấn đề cơ bản nhất hình thành một thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu tập trung. Đây là điểm khác biệt cơ bản với các công trình nghiên cứu trước đây.

7. Kết cấu của đề tài:

Nội dung chính của đề tài bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quyền chọn và thị trường giao dịch quyền chọn.

Chương 2: Thực tiễn giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán

TP.HCM.

Chương 3: Đề xuất mô hình tổ chức và quản lý giao dịch quyền chọn tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM. Đồng thời, đề xuất các giải pháp thực hiện và lộ trình triển khai.

Ngoài ra, đề tài còn các phần khác như: Lời cam đoan; Phần mở đầu; Danh mục các chữ viết tắt; Danh mục các hình vẽ, đồ thị, sơ đồ và hình vẽ; Mục lục; Kết luận và Tài liệu tham khảo.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CHỌN VÀ THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN


1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CHỌN‌

1.1.1 Định nghĩa

Quyền chọn là hợp đồng giữa hai bên – bên mua và bên bán – trong đó bên mua có quyền (không phải là nghĩa vụ) để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá cả được thỏa thuận vào ngày hôm nay. Tài sản được đề cập thường là cổ phiếu, trái phiếu, tiền, vàng hoặc hàng hóa...và các loại tài sản trừu tượng khác như chỉ số chứng khoán chẳng hạn.

Trong một hợp đồng quyền chọn có hai bên: bên mua quyền chọn và bên bán quyền chọn. Bên mua quyền chọn trả cho bên bán quyền chọn một số tiền gọi là phí quyền chọn. Ngược lại, bên bán quyền này phải sẵn sàng bán tài sản nếu bên mua quyền chọn yêu cầu.

Bên mua quyền chọn: là bên nắm giữ quyền chọn và phải trả phí quyền chọn cho bên bán để được “quyền” mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở nào đó. Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng, bên mua có ba sự lựa chọn: (i) thực hiện hợp đồng quyền chọn nếu giá trên thị trường biến động theo hướng có lợi cho họ; (ii) bán hợp đồng quyền chọn cho bên thứ ba trên thị trường để hưởng chênh lệch giá; (iii) để quyền chọn tự động hết hiệu lực mà không tiến hành bất cứ một giao dịch mua bán nào nếu giá trên hợp đồng quyền chọn bất lợi hơn so với giá trên thị trường. Trường hợp không thực hiện hợp đồng quyền chọn, họ vẫn bị mất phí mua quyền. Do vậy, bên mua bị lỗ chỉ giới hạn bằng phí quyền chọn nhưng có lời thì không giới hạn. Có hai loại người mua quyền: người mua quyền chọn mua (Buyer Call Option) và người mua quyền chọn bán (Buyer Put Option).

Bên bán quyền chọn: là bên phát hành quyền chọn. Sau khi thu phí quyền chọn, bên bán quyền chọn phải có nghĩa vụ luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch (mua hoặc bán) tài sản cơ sở đã thỏa thuận trong hợp đồng với bên mua – khi bên mua thực hiện quyền


trong thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán quyền chọn có lợi nhuận giới hạn (tối đa là phí quyền chọn), còn lỗ thì không giới hạn. Trên thị trường, có hai loại người bán quyền: người bán quyền chọn mua (Seller Call Option) và người bán quyền chọn bán (Seller Put Option).

Đối tượng tham gia mua bán quyền chọn rất đa dạng, bao gồm: những người đang sở hữu tài sản tham gia giao dịch nhằm phòng ngừa rủi ro và những người không sở hữu tài sản nào nhưng tham gia với mục đích đầu cơ kiếm lời.

1.1.2 Các loại quyền chọn: có 2 loại cơ bản

1.1.2.1. Quyền chọn mua:

Hợp đồng quyền chọn mua (Call Option) là một loại hợp đồng tài chính diễn ra giữa hai bên, cho phép người mua hợp đồng có quyền mua một số lượng tài sản nhất định ở một mức giá ấn định trước, gọi là "strike price" hoặc "exercise price" - vào hoặc trước ngày đáo hạn của hợp đồng. Đổi lại, người mua hợp đồng (holder) phải trả cho người bán hợp đồng quyền chọn (writer) một khoản phí (call premium).

Nếu giá tài sản cơ sở tăng như dự đoán thì người mua hợp đồng sẽ thu được lợi nhuận trong khi chỉ đầu tư một khoản nhỏ (phí hợp đồng) hơn là phải bỏ tiền ra mua toàn bộ số tài sản đó, trường hợp này người ta nói hợp đồng quyền chọn mua có lãi (in- the-money call option), ngược lại hợp đồng quyền chọn mua bị lỗ (out-of-the money call option). Về phía người bán, anh ta chỉ thu được một khoản lợi tức bằng với phí quyền chọn, nhưng khi người mua thực hiện hợp đồng thì người bán sẽ bị lỗ không giới hạn.

Trong hợp đồng quyền chọn mua, người mua bao giờ cũng kì vọng giá tài sản tăng trong khi người bán kì vọng giá tài sản đứng hoặc giảm. Do có nhiều nguồn thông tin khác nhau, cách phân tích và đánh giá khác nhau nên nảy sinh những kì vọng khác biệt giữa người mua và người bán, dẫn đến các hợp đồng mua bán quyền chọn mua như thế này được diễn ra.


Hình 1.1 mô tả vị thế của người mua, người bán và phí quyền chọn mua:


Lãi

Điểm hòa vốn

Vùng lời

0

Phí

Giá tài sản tăng

Lỗ

Giá thực hiện


(a) – Vị thế của người mua quyền chọn mua


Lãi

Giá thực hiện

Phí

0

Giá tài sản tăng


Vùng lỗ

Lỗ

Điểm hòa vốn

(b) – Vị thế của người bán quyền chọn mua

Hình 1.1 (a) mô tả vị thế của người mua quyền chọn mua với lợi nhuận tiềm năng là vô hạn khi giá tài sản tăng trong tương lai. Ngược lại, nếu giá tài sản giảm so với giá thực hiện, người mua quyền chỉ lỗ với mức lỗ tối đa bằng với phí mua quyền chọn.

Hình 1.1 (b) mô tả vị thế của người bán quyền chọn mua tài sản, người bán quyền chọn mua chỉ kiếm lời bằng khoản phí nhận được từ người mua quyền chọn; và sẽ bị lỗ vô hạn khi giá tài sản tăng so với giá thực hiện.

1.1.2.2. Quyền chọn bán:

Nếu như Call option là hợp đồng quyền chọn mua thì ngược lại với nó có một loại hợp đồng quyền chọn khác là Put option, hợp đồng quyền chọn bán. Hợp đồng quyền chọn bán là một hợp đồng tài chính giữa hai bên, theo đó người mua hợp đồng (holder) có quyền bán cho người bán hợp đồng (writer) một số tài sản nhất định tại một mức giá


xác định (strike price, exercise price), vào hoặc trước ngày đáo hạn hợp đồng (expiration date). Đổi lại, người mua phải trả cho người bán một khoản phí hợp đồng (option premium).

Cần lưu ý rằng trong hợp đồng quyền chọn bán, người mua lại chính là người có quyền bán tài sản. Người mua hợp đồng sẽ có lợi nếu giá tài sản cơ sở sụt giảm, khi đó nếu người mua hợp đồng quyết định thực thi quyền bán (exercise the option), người bán hợp đồng buộc phải mua số tài sản đó. Ngược lại, người bán hợp đồng (người có nghĩa vụ mua tài sản khi đến hạn nếu người mua hợp đồng yêu cầu) sẽ thu lợi khi giá tài sản tăng, đứng, hoặc giảm ít hơn khoản phí hợp đồng nhận được.

Hợp đồng quyền chọn bán là một cách để nhà đầu tư bảo hiểm cho tài sản của mình khi anh ta dự đoán tài sản đó có khả năng sụt giảm trong tương lai, đồng thời không muốn bán hẳn số tài sản đó hoặc để đầu cơ thu lợi trước dự đoán đó.

Hình 1.2 mô tả vị thế của người mua, người bán và phí quyền chọn bán:


Lãi

Điểm hòa vốn

Vùng lời

Giá tài sản tăng

0

Phí

Lỗ

Giá thực hiện


(a) – Vị thế của người mua quyền chọn bán


Lãi

Giá thực hiện


Phí 0


Vùng lỗ


Giá tài sản tăng


Lỗ Điểm hòa vốn

(b) – Vị thế của người bán quyền chọn bán

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 27/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí