Biểu Tượng (Logo) Và Khẩu Hiệu (Slogan) Nhtmcp Sài Gòn Công Thương


Giá trị mang tính lợi ích chung: Mục tiêu hoạt động của SAIGONBANK là vì lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận nhưng luôn kết hợp lợi nhuận của Ngân hàng đi đôi với lợi ích của khách hàng, lợi ích của xã hội và của đất nước.

Chiến lược xây dựng thương hiệu

Ngân hàng luôn chú trọng đến việc tạo dấu ấn về thương hiệu trong tâm trí khách hàng thông qua đổi mới phong cách phục vụ kết hợp với mô hình hoạt động hướng về khách hàng. Đồng thời, thông qua việc có được những khách hàng truyền thống có quan hệ uy tín và gắn bó với Ngân hàng, Ngân hàng đã tạo được niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu, từ đó Ngân hàng đã thu hút thêm các khách hàng mới đến quan hệ giao dịch với Ngân hàng.

Ngân hàng luôn chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ và đa dạng hóa sản phẩm để tạo nhiều tiện ích và dễ dàng hơn cho khách hàng trong các giao dịch với Ngân hàng với mục tiêu gắn lợi ích của Ngân hàng với lợi ích của khách hàng. Ngoài ra, để thương hiệu ngày càng gần gũi và tiếp cận với công chúng và khách hàng tiềm năng, công tác quảng bá thương hiệu của Ngân hàng thường xuyên được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và khẳng định vị thế của thương hiệu thông qua việc tham gia các giải thưởng uy tín hàng năm.

Xây dựng hình ảnh một SAIGONBANK là “Đối tác tin cậy”, luôn mang đến những “Giải pháp phù hợp” cho khách hàng. SAIGONBANK hướng đến mục tiêu trở thành một trong những NH bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam, trở thành một Tập đoàn tài chính cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng cho các thị trường có lựa chọn, hệ thống NH hoạt động an toàn, minh bạch, phát triển bền vững, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại và đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2.1.2 Biểu tượng (logo) và khẩu hiệu (slogan) NHTMCP Sài Gòn Công thương


Biểu tượng logo NHTMCP Sài Gòn Công thương được thiết kế với màu sắc chủ 1


Biểu tượng (logo) NHTMCP Sài Gòn Công thương được thiết kế với màu sắc chủ đạo là màu xanh đồng nhất, nền trắng. Biểu tưởng biểu trưng cho sự hỗ trợ Công nghiệp (chữ C) – Thương mại (chữ T) và dịch vụ tài chính Thành phố Hồ Chí minh (biểu tượng chợ Bến Thành) và cả nước.

Khẩu hiệu (slogan) hiện tại của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương là “SAIGONBANK – Giải pháp tài chính thông minh”

2.2.2 Thực tế năng lực tài chính ảnh hưởng đến thương hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương

Năng lực tài chính là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thương hiệu của Ngân hàng. Một NH có năng lực tài chính mạnh như: vốn chủ sở hữu lớn, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ thấp, khả năng sinh lời cao, khả năng chi trả tốt hiển nhiên sẽ tạo dựng được thiện cảm và niềm tin đối với khách hàng. Với thuận lợi từ năng lực tài chính và niềm tin của khách hàng, NH có lợi thế rất nhiều trong việc phát triển thương hiệu mà không phải tốn kém quá nhiều công sức và tiền bạc. Năng lực tài chính chủ yếu được thể hiện qua: quy mô vốn chủ sỡ hữu, tỷ lệ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản.

2.2.2.1 Vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn

Vốn chủ sở hữu là vốn riêng của Ngân hàng được hình thành từ vốn điều lệ của các chủ sở hữu đóng góp và còn được tạo ra trong quá trình hoạt động kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

Mặc dù chịu tác động của một số khó khăn nhất định trong hoạt động như: lạm phát, sự cạnh tranh của các NHTM khác trong nước trên các mặt lãi suất, sản phẩm dịch vụ, thẻ…nhưng SAIGONBANK vẫn đảm bảo tình hình tài chính. Tình hình tài chính của SAIGONBANK trong những năm qua có sự tăng trưởng nhưng chậm. Tăng vốn điều lệ sẽ góp phần gia tăng vốn chủ sở hữu của SAIGONBANK. Điều này sẽ giúp cho SAIGONBANK nâng cao khả năng hoạt động kinh doanh góp phần phát triển thương hiệu. Sau khi nộp thuế theo đúng quy định, Ngân hàng tiến hành trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự phòng tài chính theo luật định và chi lãi cổ đông.


Trong các năm qua Ngân hàng đều phấn đấu trả lãi bằng hoặc cao hơn mức lãi suất tiết kiệm 12 tháng, riêng năm 2009 SAIGONBANK mức cổ tức thực chia là 16,23%.

Bảng 2.2 : Mức độ an toàn vốn SAIGONBANK 2009-2013

Đơn vị: Tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

2009

+/- (%)

2010

+/- (%)

2011

+/- (%)

2012

+/- (%)

2013

+/- (%)

Tổng tài sản

11.911

5,99

16.812

41,15

15.942

(5,17)

15.459

(3,03)

15.293

(1,07)

Vốn chủ sở hữu

1.932

58,36

3.526

82,51

3.845

9,05

3.539

(7,96)

3.500

(1,10)

Tỷ lệ an toàn vốn

15,85

1,51

16,26

0,41

22,83

6,25

23,90

1,07

24,05

0,15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - 6

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ BCTC đã kiểm toán SAIGONBANK các năm 2009-2013

Qua các năm SAIGONBANK luôn duy trì vốn chủ sở hữu ở mức 20-25% tổng tài sản. Tỷ lệ an toàn vốn luôn cao đạt mức quy định (lớn hơn hoặc bằng 9%) và tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2009, tổng tài sản tăng nhẹ so với năm trước, trong khi vốn chủ sở hữu tăng khá cao, hơn 50% so với năm 2008 là do Ngân hàng tăng vốn điều lệ và hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên dẫn đến trích lập các quỹ theo luật định. Đến năm 2010, Ngân hàng thực hiện đánh giá lại tài sản cố định nên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng mạnh. Từ năm 2011, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động của Ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên lợi nhuận trước thuế không tăng trưởng; đồng thời việc tăng vốn điều lệ cũng bị ảnh hưởng do thị trường chứng khoán sụt giảm kéo theo tâm lý các nhà đầu tư và cổ đông không muốn mua cổ phần nên việc phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ của SAIGONBANK cũng bị ảnh hưởng. Giai đoạn 2011-2013, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng có hiện tượng giảm nhẹ. Cuối năm 2013, quy mô vốn điều lệ của Ngân hàng chỉ đạt 3.080 tỷ đồng.

Qua phân tích ta thấy, quy mô vốn chủ sở hữu của SAIGONBANK chưa đủ lớn mạnh để trở thành tấm đệm vững vàng đảm bảo chống đỡ cho Ngân hàng trước những rủi ro trong hoạt động cũng như trước những rủi ro của môi trường kinh doanh và tránh cho thương hiệu Ngân hàng khỏi những tai tiếng gây mất lòng tin của khách hàng.

2.2.2.2 Chất lượng tài sản có

Chất lượng tài sản có thể hiện trước hết ở chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Trong nhiều năm liền, tỷ lệ nợ xấu của NHTMCP Sài Gòn Công thương luôn dưới 5%


trên tổng dư nợ. Hầu hết các khoản nợ xấu đều có khả năng thu hồi do được đảm bảo bằng tài sản có tính thương mại cao. Tình hình phân loại nợ của NHTMCP Sài Gòn Công thương cụ thể như sau:

Bảng 2.3 : Tình hình dư nợ SAIGONBANK giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Năm


Chtiêu


2009


+/-


2010


+/-


2011


+/-


2012


+/-


2013


+/-

Tổng dư nợ

9.722,12

1.805,74

10.455,75

733,63

11.182,71

726,96

10.860,92

-321,79

10.669,98

-190,94

Nợ nhóm 1

9.516,11

1.843,41

10.122,90

606,79

10.322,33

199,43

9.956,08

-366,25

9598,496

-357,58

Nợ nhóm 2

32,82

-156,15

132,88

100,06

329,48

196,60

586,62

257,14

832,29

245,67

Nợ nhóm 3

21,69

-6,85

21,60

-0,09

53,30

31,70

35,96

-17,34

10,25

-25,71

Nợ nhóm 4

97,90

71,72

32,40

-65,50

375,41

343,01

50,56

-324,85

20,37

-30,19

Nợ nhóm 5

53,60

53,60

145,97

92,37

102,19

-43,78

231,70

129,51

208,58

-23,12

Tỷ lệ nợ xấu(%)

1,78

1,09

1,91

0,13

4,75

2,84

2,93

-1,82

2,24

-0,69

Trích DPRR

69,84

45,78

54,75

-15,09

184,76

130,01

266,58

81,82

140,38

-126,20

Tỷ lệ DPRR/ Nợ

nhóm 2-5 (%)

33,90

24,03

16,45

-17,45

21,47

5,02

29,46

7,99

13,10

-16,36

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ BCTC đã kiểm toán SAIGONBANK các năm 2009-2013

NHTMCP Sài Gòn Công thương đã phân loại nợ khá chặt chẽ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005. Đến 31/12/2013, Ngân hàng đã trích dự phòng 140,38 tỷ đồng cho các khoản nợ từ nhóm 2-5 và chiếm khoản 13% trên tổng dư nợ nhóm 2-5. Như vậy, đến cuối năm 2013, với những nỗ lực không ngừng, Ngân hàng đã đưa tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể và làm cho tình hình hoạt động của Ngân hàng lành mạnh hơn. Trong bối cảnh nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực NH, việc tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm là lợi thế rất lớn của SAIGONBANK trong công cuộc phát triển thương hiệu, khách hàng sẽ tin tưởng và an tâm hơn khi lựa chọn thương hiệu SAIGONBANK để giao dịch và hợp tác lâu dài.

2.2.2.3 Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là điều kiện để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng có khả năng sinh lời cao đồng nghĩa với việc có nhiều kinh phí hơn để chú trọng đầu tư phát triển thương hiệu. Khả năng sinh lời được thể hiện qua ROE và ROA. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 600 tỷ đồng, ROE và ROA lần lượt là 19,61% và 3,95%, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tổng tài sản tương đối khá so với mức trung bình ngành.


Thu từ hoạt động tín dụng chiếm rất cao trên tổng doanh thu hoạt động Ngân hàng (trên 80%). Nguyên nhân chính là do hoạt động chính của SAIGONBANK là hoạt động tín dụng, các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng chưa triển khai mạnh nên chưa tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ lên cao được.

Bảng 2.4 : Các chỉ số tài chính của SAIGONBANK giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: Tỷ đồng, %


Chtiêu Năm

2009

+/-

2010

+/-

2011

+/-

2012

+/-

2013

+/-

Tổng tài sản

11.911

673

16.812

4.901

15.942

-870

15.459

-483

15.293

-166

Vốn điều lệ

1.500

480

2.460

960

2.960

500

3.080

120

3.080

0

Tổng doanh thu

1.303

-173

2.269

966

2.548

279

2.277

-271

2.134

-143

Trong đó:

*Thu từ hoạt động tín dụng

1.206

-153

1.596

390

2.441

845

2.168

-273

1.641

-527

*Thu từ hoạt động dịch vụ

35

-11

40

6

49

9

49

0

56

7

Tổng chi phí

1.028

-234

1.398

370

2.151

753

1.885

-266

1.530

-355

Lợi nhuận trước thuế

275

60

871

596

397

-474

392

-5

604

212

ROE (%)

18,32

-2,73

35,39

17,07

13,42

-21,97

12,72

-0,7

19,61

6,89

ROA (%)

2,31

0,40

5,18

2,87

2,49

-2,69

2,53

0,04

3,95

1,42

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ BCTC đã kiểm toán SAIGONBANK các năm 2009-2013

Tổng doanh thu của SAIGONBANK có xu hướng giảm trong những năm gần đây vì vậy lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng cũng giảm. Giai đoạn năm 2009-2013, lợi nhuận trước thuế của NHTMCP Sài Gòn Công thương có sự biến động liên tục. Năm 2010, do Ngân hàng thực hiện đánh giá lại tài sản nên lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng có sự biến động mạnh, đạt 871 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011 và năm 2012, lợi nhuận của Ngân hàng giảm liên tục. Năm 2013, mặc dù tổng doanh thu có giảm so với năm 2012 nhưng lợi nhuận trước thuế lại tăng 54,08% so với năm 2012 nguyên nhân là do Ngân hàng đã nỗ lực thực hành chính sách tiết kiệm, giảm chi phí. Tuy nhiên, do phải trích lập dự phòng rủi ro khá cao nên cũng gây khó khăn không nhỏ đến việc trích lập các quỹ để nâng cao năng lực tài chính, trả cổ tức cho cổ đông, nâng cao chế độ lương thưởng cho nhân viên,…

Tăng trưởng từ lợi nhuận của SAIGONBANK chưa đủ mạnh để làm tiền đề phát triển thương hiệu. Việc biến động thu nhập gây nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch chi tiêu đầu tư vào công tác phát triển thương hiệu, từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng đầu tư thiếu kế hoạch và kém hiệu quả.

2.2.2.4 Tỷ lệ khả năng chi trả


Bảng 2.5 : Tỷ lệ khả năng thanh khoản của SAIGONBANK giai đoạn 2009-2013‌



Chỉ tiêu Năm


2009


2010


2011


2012


2013

Tỷ lệ thanh toán ngay giữa tài sản "Có " và tài sản "Nợ"(%)

23,77

25,26

21,35

19,16

17,52

Tỷ lệ khả năng chi trả 7 ngày (lần)

1,23

1,36

1,01

1,80

1,73

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ BCTC đã kiểm toán SAIGONBANK các năm 2009-2013

Trong hoạt động kinh doanh của một NH, điều tối kỵ là không để vướng phải những tin đồn thất thiệt đe dọa đến uy tín của NH đặc biệt là những tin đồn rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, làm ảnh hưởng xấu thương hiệu Ngân hàng. Tỷ lệ khả năng chi trả hay còn gọi là khả năng thanh toán có tầm quan trọng trong quá trình hoạt động của NH.

Nhận thức được tầm quan trọng của tỷ lệ khả năng thanh toán, NHTMCP Sài Gòn Công thương đã xây dựng cho mình một chiến lược thanh khoản dựa trên những hạn mức và quy định về thanh khoản của NHNN. Ngân hàng đã thực hiện sàn lọc khách hàng vay, đồng thời cân đối giữa nguồn vốn – sử dụng vốn. Vì vậy, Ngân hàng luôn đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của NHNN. Từ khi thành lập đến nay, thương hiệu Ngân hàng chưa từng bị vướng phải những tai tiếng xấu về khả năng thanh chi trả. Đây là niềm kiêu hãnh rất lớn trong suốt quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Ngân hàng.

2.2.3 Thực tế hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến thương hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương

Tình hình hoạt động kinh doanh là một trong những nhân tố ảnh thưởng đến thương hiệu. Sự tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng của các sản phẩm dịch vụ trong quá trình hoạt động sẽ góp phần rất lớn đến việc phát triển thương hiệu của Ngân hàng. Tình hình hoạt động kinh doanh tốt sẽ góp phần phát triển thương hiệu và khi thương hiệu ngày càng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

2.2.3.1 Hoạt động huy động vốn


Nhằm đảm bảo tăng trưởng ổn định và an toàn trong hoạt động, chính sách huy động vốn của NHTMCP Sài Gòn Công thương không chỉ tập trung tới các khách hàng truyền thống là các tổng công ty, doanh nghiệp lớn mà còn chú trọng khai thác huy động vốn ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Hiện nay, Ngân hàng có các sản phẩm tiết kiệm VND và ngoại tệ với nhiều kỳ hạn, các sản phẩm có kì hạn và phương thức nhận lãi, gốc linh hoạt; các loại chứng chỉ tiền gửi.

Bảng 2.6 : Tình hình vốn huy động SAIGONBANK giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: Tỷ đồng, %, triệu USD



Chtiêu Năm


2009


+/-


2010


+/-


2011


+/-


2012


+/-


2013


+/-

Vốn huy động

9.645

176

12.972

3.327

11.776

-1.196

11.668

-108

11.540

-128

Trong đó:

- Tiền gửi và vay TCTD khác

573

-1.320

2.549

1.976

1.687

-862

469

-1.218

20

-449

- Tiền gửi của khách hàng

8.520

1.315

9.068

548

8.968

-100

11.060

2.092

11.412

352

Tỷ trọng vốn Thị trường 1/ Tổng vốn huy động (%)

89,51

13,42

76,30

-13,21

77,85

1,55

94,79

16,94

98,89

4,10

Tỷ trọng tiền gửi và vay TCTD khác/Tổng vốn huy động (%)

5,94

-14,05

19,65

13,71

14,32

-5,33

4,02

-10,30

0,17

-3,85

Vốn huy động theo tiền tệ:

- VND

8.652

-77

11.644

2.992

10.879

-765

11.084

205

10.891

-193

- USD

55

12

70

15

43

-27

28

-15

31

3

Vốn huy động theo thời gian:

- Ngắn hạn

9.506

992

12.162

2.656

11.407

-755

8.775

-2.632

8.460

-315

- Trung dài hạn

139

-816

810

671

369

-441

2.893

2.524

3.081

188

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ BCTC đã kiểm toán SAIGONBANK các năm 2009-2013

Trong những năm gần đây, Ngân hàng đã tái cơ cấu nguồn vốn hoạt động theo hướng phát triển bền vững, hạn chế và giảm dần việc sử dụng nguồn vốn từ liên NH, tăng huy động từ doanh nghiệp và dân cư. Nếu vào thời điểm đầu năm 2010 tỷ trọng vốn huy động từ thị trường liên NH chiếm 19,65% thì đến 31/12/2013 tỷ trọng này chỉ còn 0,17% trên tổng vốn huy động.

Năm 2010 được đánh giá là năm gặt hái được nhiều thành công của Ngân hàng với tốc độ tăng trưởng huy động vốn (34,50%) cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay (7,55%) đã góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng. Thành công nổi bật của công tác huy động vốn năm 2010 là toàn hệ thống đã duy trì ổn định nguồn vốn hoạt động trong cơn biến động và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, chủ


động tìm kiếm các nguồn vốn, đồng thời chấp hành chỉ đạo của Ban Điều hành trong việc sử dụng vốn từ đầu năm nên từ đó đã bảo đảm chênh lệch dương giữa huy động và cho vay.

Đến cuối năm 2011 nguồn vốn huy động giảm 9,22% so với đầu năm và chỉ đạt 72,63% so với chỉ tiêu kế hoạch do ĐHĐCĐ giao. Với việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN ngay từ đầu năm, các NHTM tái diễn cuộc đua lãi suất huy động như năm 2010. Tuy nhiên mức độ và việc thực hiện của năm 2011 còn tinh vi hơn so với năm 2010, cuộc đua lãi suất, phá trần quy định của NHNN không chỉ diễn ra đối với huy động VND mà còn với cả USD. Đỉnh cao của lãi suất huy động VND năm 2011 lên đến mức 21-22%/năm. Huy động của NHTMCP Sài Gòn Công thương đến 31/12/2011 giảm 9,22% so với đầu năm chủ yếu do giảm huy động từ tiền gửi và vay các TCTD khác, tiền gửi doanh nghiệp, kỳ phiếu. Tuy sụt giảm vốn huy động nhưng lại có ý nghĩa tích cực do giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn vốn thị trường liên NH.

Trong 03 năm gần đây, vốn huy động Ngân hàng chủ yếu bằng VND, tỷ trọng vốn huy động bằng USD chiếm khoảng 5% trên tổng vốn huy động, phù hợp với lộ trình giảm dần đô la hóa nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ và NHNN, trong đó năm 2015 sẽ chấm dứt huy động và cho vay bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng triển khai các biện pháp tăng cường huy động trung dài hạn, đến cuối năm 2013 tỷ trọng huy động trung dài hạn đã chiếm gần 27% trong tổng nguồn vốn huy động, từng bước tạo sự ổn định trong nguồn vốn huy động, góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động cho NHTMCP Sài Gòn Công thương.

Từ phân tích ta thấy, trong 03 năm gần đây, huy động vốn của Ngân hàng có sự sụt giảm nhưng không có nghĩa là thương hiệu của Ngân hàng bị ảnh hưởng xấu. Bởi vì, nếu nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy động, sự sụt giảm nguồn vốn huy động chủ yếu là do Ngân hàng chủ động giảm lượng tiền gửi từ thị trường liên NH, còn riêng tiền gửi của khách hàng vẫn tăng trưởng ổn định. Điều này cho thấy, thương hiệu của Ngân hàng vẫn được khách hàng đánh giá cao theo năm tháng.

2.2.3.2 Hoạt động cho vay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023