Được Sự Ủng Hộ Và Đầu Tư Của Các Cơ Quan Chức Năng Trong Quá

số lượng khách quốc tế và khách nội địa.Nguồn du khách chủ yếu của vườn quốc gia chủ yếu là khách nội địa, khách quốc tế số lượng rất khiêm tốn. Vì thế phải có chiến lược và kế hoạch hợp lý để nhằm thu hút khách quốc tế .


Dự báo khách du lịch đến năm 2010 và định hướng phát triển du lịch sinh thái đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020.


Muốn dự báo lượng khách du lịch đến với VQG Nam Cát Tiên chúng ta cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố .Trước hết là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng với thực trạng phát triển và sau cùng là yếu tố sức chịu tải của khu du lịch đó.Với những tiền đề và cơ sở đó ta có thể dự đoán vào năm 2010 tổng lượt khách du lịch sinh thái đến nơi đây vào khoảng 45000 du khách trong đó khách quốc tế khoảng 5000 du khách. Đó là những con số phỏng đoán dựa trên 3 tiền đề đã nêu ở trên, song song với quá trình dự báo lượng du khách thì chúng ta phải đề ra kế hoạch quy hoạch hợp lý nhằm đưa du lịch sinh thái ở đây phát triển một cách hợp lý và bền vững.


12.2.3. Đánh giá sức chịu tải của Khu du lịch Vườn quốc gia Nam Cát Tiên

Có nhiều định nghĩa về sức chịu tải của hệ sinh thái nhưng có thể hiểu đó là mức giới hạn mà hệ sinh thái và môi trường nơi đây có thể tiếp nhận được về lượng du khách, lượng rác thải, nước thải, nhiệt độ, ẩm độ…Mức giới hạn này được gọi là sức tải của khu du lịch. Nếu lượng khách du lịch vượt quá mức giới hạn này thì năng lực quản lý, khả năng chịu đựng của môi trường và hệ sinh thái sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, mất khả năng kiểm soát hoạt động của khách du lịch và hậu quả tất yếu là ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái, tài nguyên của khu vực, sinh cảnh của khu du lịch sinh thái sẽ không còn tồn tại. Các loại sức tải như:

– Sức tải sinh thái (Ecological capacity): Số lượng cực đại khách du lịch tại một vùng có thể có được mà hệ sinh thái của vùng không bị ảnh hưởng.

– Sức tải tự nhiên (Physical capacity): Giá trị giới hạn tuyệt đối về mặt số lượng khách du lịch tại một vùng mà nguồn lợi tại đó có thể chịu đựng được. Sức tải tự nhiên bao gồm các thiết bị điện, cấp nước, chất thải rắn, lỏng, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông.

– Sức tải môi trường (Environmental capacity): Số lượng cực đại khách du lịch có thể sống tại một khu vực mà không làm giảm sự hấp dẫn chung của nó.

Để xác định sức chịu tải của hệ sinh thái các khu du lịch sinh thái điển hình trên địa bàn tỉnh, chúng tôi sử dụng công cụ SWOT, từ đó xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của các hệ sinh thái Vườn quốc gia Nam Cát Tiên :

Điểm mạnh Điểm yếu

1. Được sự ủng hộ và đầu tư của các cơ quan chức năng trong quá

1. Vấn đề ranh giới Vườn quốc gia đặt ra những khó khăn trong công

trình xây dựng và hoạt động.

2. Có một nền đa dạng sinh học cao, hệ động thực vật ở đây thật phong phú.

3. Công tác bảo tồn được đề cao và mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

4. Lấy lợi nhuận từ DLST tại Vườn quốc gia Nam Cát Tiên phục vụ cho công tác bảo tồn các loài động - thực vật nơi đây.

5. Kết hợp với các khu du lịch sinh thái trong và ngoài tỉnh để nâng cao chất lượng phục vụ cho khách du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

tác quản lý và bảo tồn các loài động thực vât quý hiếm giữa các tỉnh có diện tích Vườn.

2. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch chưa phát triển. Hệ thống giao thông còn yếu kém., điện nước phục vụ cho nhu cầu du lịch có nguy cơ quá tải.

3. Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan còn thiếu rõ ràng trong việc phân quyền và trách nhiệm giữa các bên quản lý vườn quốc gia.

4. Chưa đánh giá hết được khả năng phát triển của Vườn quốc gia Nam Cát Tiên trong tương lai.

Cơ hội Thách thức

1. Sự phát triển khu DLST Vườn quốc gia Nam Cát Tiên góp phần không nhỏ trong công tác bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm.

2. Góp phần tôn tạo cảnh quan của Vườn quốc gia.

3. Nâng cao nhận thức của người dân địa phương và khách du lịch sinh thái trong việc bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn các loài động vật hoang dã.

4. Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương.

5. Lưu truyền những nét văn hoá đặc sắc của địa phương và học hỏi những nét văn hoá mới.

1. Vấn đề ô nhiễm rác thải, nước thải và ô nhiễm không khí trong hoạt động du lịch sinh thái là không trách khỏi.

2. Chưa đầu tư được đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái cho địa phương.

3. Sự xuất hiện của quá nhiều khách du lịch vào một thời điểm sẽ ảnh hưởng đến đời sống một số loài động vật.

Ngoài công cụ SWOT, đề tài còn sử dụng phương pháp tính toán sức tải thường xuyên của các khu du lịch sinh thái:

CPI = AR/a

Trong đó:

- CPI: sức tải thường xuyên (Instantaneous carrying capacity)

- AR: Diện tích của khu vực (Size of area)

- a : tiêu chuẩn không gian (Diện tích cần cho một người trong hoạt động du lịch sinh thái.

Bằng phương pháp này các nhà nghiên cứu đã tính được sức tải thường xuyên của các khu du lịch sinh thái trên là:

- Vườn quốc gia Nam Cát Tiên: CPI = 38.1000000/250 =1524000 người

Sức tải hàng ngày của khu du lịch sinh thái được tính bằng công thức: CPD = CPI x TR = TR/a

Trong đó:

- CPD : sức tải hàng ngày (Daily capacity)

- TR : Công suất sử dụng mỗi ngày (Turnover rate of users per day)

Bằng phương pháp này các nhà nghiên cứu đã tính được sức tải hàng ngày của khu du lịch sinh thái trên là:

- Vườn quốc gia Nam Cát Tiên: CPD = 1524000*60% = 914400 người

Sức tải hàng năm của khu du lịch được tính theo công thức:

CPY = CPD/PR = (AR*TR)/(a*PR)

Trong đó:

- CPY : sức tải hàng năm (Yearly capacity)

- PR : Ngày sử dụng (tỷ lệ ngày sử dụng liên tục trong năm)

Bằng phương pháp này các nhà nghiên cứu đã tính được sức tải hàng năm của các khu du lịch sinh thái trên là:

- Vườn quốc gia Nam Cát Tiên: CPY = CPD/300 = 914400/300 = 348 người

Sức tải sinh thái của khu du lịch: bao gồm lượng khách du lịch mà khu du lịch có thể tiếp nhận vào cùng một thời điểm mà không làm tổn hại đến hệ sinh thái (đất, nước, không khí, động thực vật của khu du lịch.

Theo Boulllion, 1985 thì: “Sức tải du lịch sẽ bằng tổng diện tích sử dụng của khu du lịch chia cho tiêu chuẩn trung bình của một khách”

C = A/S

Trong đó:

- C: là sức tải du lịch

- A: Tổng diện tích của khu vực được sử dụng cho du lịch

- S: Tiêu chuẩn trung bình tương ứng cho một khách.

Bằng phương pháp này các nhà nghiên cứu đã tính được sức tải sinh thái của các khu du lịch sinh thái trên là:

- Vườn quốc gia Nam Cát Tiên: C = 381000000/3000 = 127000 người.

Ngoài ra đề tài còn tập trung nghiên cứu sức tải tự nhiên (Physical capacity) và sức tải môi trường (Environmental capacity) của các khu du lịch

Việc tính toán sức tải của các khu du lịch sinh thái Đồng Nai nhằm đánh giá khả năng mà các khu du lịch này có thể tiếp nhận được về lượng khách, rác thải, nước thải và những tác động mà hoạt động du lịch có thể gây ra đối với các môi trường thành phần, lên sinh vật và cuộc sống người dân khu vực xung quanh. Chính vì vậy, công việc tính toán sức tải cho các khu du lịch sinh thái ở Đồng Nai trước,

trong và sau khi xây dựng là rất cần thiết nhằm phục vụ cho phát triển du lịch tại địa phương. Hướng sự phát triển của các khu du lịch sinh thái này theo hướng bền vững.

12.2.4. Đề xuất một số mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Nam Cát Tiên

Mô hình hội thảo nghiên cứu ,cắm trại:

- Hoạt động của mô hình: Cần xây dựng một khu vực chứa tài liệu, sách báo, hình ảnh để du khách tìm đọc và nghiên cứu. Mô hình này là nơi lý tưởng để cho học sinh, sinh viên trải qua những ngày trại hè.

- Địa điểm xây dựng mô hình: Mô hình này đòi hỏi mặt bằng tương đối rộng, với số lượng người đông để không gây tác hại đến hệ sinh thái .Vì vậy muốn có một mô hình theo đúng yêu cầu thì xã Nam Cát Tiên là địa điểm xây dựng thích hợp nhất.

Mô hình du lịch làng nghề:

- Mục đích: giúp cho khách tham quan tìm hiểu và mua sắm

- Hoạt động của mô hình: Xây dựng nhiều cụm sản xuất, mỗi cụm sẽ sản xuất các mặt hàng khác nhau và được liên kết với nhau tạo thành một làng nghề phong phú.

- Địa điểm xây dựng mô hình: Ấp 4, xã Tà Lài, huyện Tân Phú

Mô hình này có nhiều hình thức hoạt động đòi hỏi có nhiều hộ cùng tham gia.



Hình 12.1:Hình ảnh du lịch làng nghề tre giang đan

Mô hình du lịch văn hoá, lịch sử:

- Mục đích: giới thiệu cho du khách hiểu thêm về phong tục tập quán, văn hoá của dân tộc bản địa

- Hoạt động của mô hình: ở đây có 2 dân tộc bản địa là Mạ và Stiêng có nền văn hoá mang đậm tính truyền thồng, một kho tàng văn hoá đặc trưng: lễ hội đâm trâu, kể chuyện truyền thuyết, thần thoại và những nhạc cụ gắn liền với đời sống văn hoá tâm linh.

Người phụ nữ Mạ nổi tiếng với nghề dệt thổ cầm với những hoa văn tinh vi. Bạn cũng được tham quan di tích khảo cổ nền văn hoá Oc Eo và di tích lịch sử ngục Tà Lài.

- Địa điểm xây dựng ấp 4, xã Tà Lài Mô hình du lịch cộng đồng:

Cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch chủ yếu là dân cư vùng đệm của vườn (xã Nam Cát Tiên, xã Tà Lài).

Giao lưu trao đổi văn hoá giữa cộng đồng dân tộc nơi đây và du khách sẽ giúp cho nền văn hoá ngày càng thêm phong phú, đặc sắc hơn và góp phần hợp tác trong các lĩnh vực khác.

Lợi ích của mô hình: sự tham gia của người dân địa phương sẽ giúp cho du khách có ý thức hơn trong việc bảo vệ cảnh tự nhiên và góp phần tăng thu nhập cho địa phương.

Để cho công tác xây dựng các mô hình du lịch sinh thái được hình thành và để cho du lịch sinh thái trở thành du lịch sinh thái bền vững thì cần có các biện pháp bổ sung để nhằm thực hiện thắng lợi công tác xây dựng mô hình du lịch sinh thái. Đó là công tác bảo tồn.

Việc phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Nam Cát Tiên phải gắn với sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và công tác bảo tồn, phải luôn coi trọng tính bền vững. Do đó, các hoạt động về du lịch tại đây, đặc biệt là du lịch sinh thái cần phải đứng trên quan điểm tài nguyên và môi trường như:

- Tổ chức các cuộc vận động tuyên truyền, giáo dục người dân trong khu vực VQG nâng cao nhận thức về ý thức, trách nhiệm bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên rừng và các loài động thực vật quí hiếm hiện đang sinh sống tại VQG.

- Đề xuất chỉ định một số địa phận của các lâm trường này trở thành những “rừng bảo hộ vùng đầu nguồn quan trọng”. Bốn trong số năm lâm trường này tiếp giáp với sông Đồng Nai, nguồn nước chính của thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế xung quanh, là vùng kinh tế lớn nhất trong cả nước. Tình trạng suy thoái của những khu rừng này có thể dẫn đến việc lòng sông sẽ bị nghẽn đầy bùn, làm nước lũ dâng cao và dẫn đến xói mòn đất, gây thiếu nước cho thủy lợi, tất cả những nguy cơ đó đều đe dọa sức khỏe và sinh kế của hàng triệu người dân. Chỉ định này có thể giúp tăng cường bảo vệ những khu rừng này thông qua việc hạn chế khai thác các nguồn rừng như mật ong, tre nứa và hoa phong lan.

- Để đáp ứng yêu cầu này, dự án bảo tồn Vườn quốc gia Nam Cát Tiên cần xây dựng một kế hoạch đầu tư cho khu rừng. Theo đó, Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh chính thức thành lập đầu năm nay. Chiếm một diện tích lớn hơn toàn bộ vùng phía nam của Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, khu bảo tồn thiên nhiên mới này đã mở rộng diện tích sinh cảnh cho rất nhiều loài, và làm tăng khả năng sống sót của chúng trong một thế giới đang ngày càng bị thu nhỏ đi như hiện nay.

- Quy hoạch tổng thể Vườn quốc gia Nam Cát Tiên theo các phân khu chức năng: khu hành chính, dịch vụ (ăn, nghỉ, vui chơi, cắm trại...); khu tham quan; khu phục hồi sinh thái (tổ chức các chương trình trồng rừng các loại cây quí hiếm, cây có nguy cơ tiệt chủng... cho các đoàn học sinh, sinh viên, tổ chức nghiên cứu về thực vật); khu bảo vệ nghiêm ngặt...

- Xây dựng các nhà nghỉ với kiến trúc đơn giản, tiện nghi phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, rừng, cây cỏ. Gắn với các nhà ăn, khu dịch vụ ăn uống tiện nghi, sạch sẽ, vệ sinh.

Ngoài ra, cần có các câu lạc bộ thể thao như bóng chuyền, bóng bàn, bida, cầu lông, hồ bơi.

Tóm lại nếu như các mô hình này được xây dựng thành công thì sẽ mang lại lợi ích rất lớn dân cư khu vực này: tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân; đồng thời sẽ giúp rừng của lâm trường được bảo vệ vì có sự phối hợp hành động của dân địa phương và khách du lịch. Để công tác xây dựng mô hình du lịch sinh thái cần có biện pháp bổ sung. Đó là công tác bảo tồn thông qua các hình thức sau:

Tổ chức các cuộc vận động tuyên truyền, giáo dục người dân trong khu vực VQG nâng cao nhận thức về ý thức, trách nhiệm bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên rừng và các loài động - thực vật quí hiếm hiện đang sinh sống tại đây.

- Dự án Bảo tồn Lâm trường Tân Phú cần xây dựng một kế họach đầu tư theo từng giai đoạn cụ thể cho từng khu. Theo đó, Qui hoạch chi tiết 1/500 khu du lịch Thác Mai - hồ nước nóng đã được UBND tỉnh phê duyệt theo các phân khu chức năng: khu hành chính, dịch vụ (ăn, nghỉ, vui chơi, cắm trại...); khu tham quan; khu phục hồi sinh thái (tổ chức các chương trình trồng rừng các loại cây quí hiếm, cây có nguy cơ tuyệt chủng... cho các đoàn học sinh, sinh viên, tổ chức nghiên cứu về thực vật); khu bảo vệ nghiêm ngặt...

- Các dịch vụ hỗ trợ: tổ chức theo từng nhóm tham quan ( có giới hạn số lượng người) bằng các phương tiện như xe đạp hoặc đi bộ. Trong quá trình tham quan có phát những tờ bướm giới thiệu tổng quan về thác Mai, về rừng của lâm trường Tâm Phú, các trang thiết bị thiết yếu liên quan như ống nhòm, thuốc chống vắt, giầy đi rừng, áo mưa...; Vận chuyển bằng xe jeep để tham quan rừng, xem thú vào ban đêm; tổ chức các loại hình du lịch thể thao mạo hiểm, cảm giác mạnh như xây dựng cầu treo trên các ngọn cây để xem thú hoặc làm các nhà chòi trên cao; đi xuồng chéo tay, thuyền cazắc vượt thác, tham quan bằng cano ngắm cảnh sông nước.

Xây dựng các nhà nghỉ với kiến trúc đơn giản, tiện nghi phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, rừng, cây cỏ; Gắn với các nhà ăn, khu dịch vụ ăn uống tiện nghi, sạch sẽ, vệ sinh.

Phát triển khu du lịch thác Mai- hồ nước nóng sẽ góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh nhà, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương và của lâm trường Tân Phú. Với những tiềm năng du lịch sẵn có với các sản phẩm độc đáo và cảnh quan hữu tình, nhưng hiện nay điểm du lịch này chưa được khai thác đúng tầm. Với một tiềm năng như vậy cần có cơ chế thu hút vốn mời gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm đưa khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hấp dẫn này trở thành một trong những khu du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Đồng Nai cũng như của cả nước.

12.3. Khu du lịch Thác Mai

12.3.1.Giới thiệu khu du lịch Thác Mai


Cách TP Hồ Chí Minh khoảng 100 km, nằm trên địa bàn huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, rừng Thác Mai có diện tích trên 13 ngàn ha với hệ sinh thái, động thực vật phát triển khá phong phú.

Cây rừng xen lẫn với thác nước, hang động... tạo nên một cảnh quan vừa hoang sơ vừa quyến rũ.

Thác Mai có chiều dài 2km, với 5 đảo cây cối xanh tươi và rất nhiều mai rừng mọc đầy cả hai bên bờ thác. Cắm trại, tham quan dã ngoại ở đây, du khách sẽ thưởng thức không khí trong lành giữa tiếng thác đổ ầm ì suốt ngày. Bên cạnh đó, nơi đây còn có bàu nước nóng với diện tích 7ha có nhiệt độ 50-60 độ C, đã được kiểm định có chứa các thành phần khoáng chất có tác dụng tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, du khách còn có thể khám phá hang Dơi, Động Kim Quy hay còn gọi là Tam sơn thất động, thác Sa Cá và nhiều điểm khác chưa ai đặt tên...

12.3.2. Hiện trạng khách du lịch khu du lịch Thác Mai:


Khu du lịch Thác Mai vì chưa được quy hoạch , chưa được đầu tư nên chưa được khách du lịch tiếp nhận chính vì vậy khách du lịch ở đây là không nhiều so với tiềm năng của khu vực Bàu Nước Sôi (theo thống kê báo cáo số 15/BC.L ngày 21/5/2003 của Lâm Trường Tân Phú vào 5 tháng đầu năm 2003 có 5985 lượt khách đến khu du lịch Bàu nước Sôi và cả khu Thác Mai kế cận)

Trong những năm vừa qua khách du lịch đến huyện Định Quán ngày càng tăng ,tính đến năm 2002 tổng lượng khách du lịch đến huyện Định Quán có khoảng 20000 lượt chủ yêú đến khu du lịch Thác Mai -lâm trường Tân Phú v à Thác Ba Giọt ,trong đó năm 2002 lượng khách đến lâm trường Tân Phú chiếm 46,48% tổng lượng khách du lịch đến huyện Định Quán .Nếu tính lượng khách đến bình quân trong 1 ngày thì năm 2002 bình quân 1 ngày lâm trường Tân Phú đón khoảng 25,5

lượt khách ,chủ yếu là khách du lịch nội địa đến từ các tỉnh Nam Bộ (từ Biên Hoà ,TPHCM và các tỉnh lân cận mục đích của khách đến là du lịch sinh thái ,vui chơi,giải trí ,chữa bệnh.

Bảng 12.7: Khách du lịch đến lâm trường Tân Phú Đơn vị :lượt khách



Năm

1999

2000

2001

2002

6tháng/2003

Lượt khách

8290

8462

6954

9295

6652

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

Du lịch sinh thái - 28

Nguồn: Sở Thương mại –du lịch Đồng Nai


Năm 2005 khu du lịch đón được 10,9 ngàn lượt ,trong đó khách quốc tế đón được 0,9 ngàn lượt ,chiếm 8,25 % và khách nội địa đón được 10 ngàn lượt ,chiếm 91,75 % tổng lượng khách đến du lịch .Dự kiến đến năm 2010 khách quốc tế đến khu du lịch Thác Mai đạt 2,5 ngàn lượt , chiếm 13,62 % và khách nội địa vào khoảng 13 ngàn lượt ,chiếm 80,38 % tổng khách đến khu du lịch . Ước tính đến năm 2020 khách quốc tế đến đây tăng gấp 2 lần và khách nội địa tăng gấp 3,5 lần so với năm 2010.Như vậy đến năm 2020 khách quốc tế đến Thác Mai dự kiến là 5 ngàn lượt khách và khách nội địa là 66,5 ngàn lượt.

.Bảng 12.8: Dự kiến lượng khách diễn biến



Năm

2010

2020

Khách quốc tế (ngàn lượt)

2500

5,000

Hệ số lưu trú

0,420

0,450

Khách lưu trú (ngàn lựợt)

1,050

2,250

Ngày LTTB

1,000

1,200

Ngày Khách (ngàn ngày)

1,050

2,700

Khách nội địa (ngàn lượt )

13,000

66,500

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023