Đánh Giá Chung Năng Lực Cạnh Tranh Du Lịch Việt Nam Qua Mô Hình Swot:



phương cho công dân Nhật Bản, Hàn Quốc và 4 nước Bắc Âu, đơn phương miễn thị thực cho khách quốc tế đến đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, so với các đối thủ cạnh tranh khác, Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về mức độ mở cửa đối với du lịch và đầu tư. Theo bảng xếp hạng các nước trong khu vực, đứng đầu bảng về chỉ số mở cửa là Singapore, tiếp đến là Malaysia, Thái Lan. Những nước này có những chính sách khá cởi mở về xuất nhập cảnh, thực hiện miễn visa đơn phương cho một loạt nước. Xem bảng 2.16:

BẢNG 2.16. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ MỨC ĐỘ MỞ CỬA


Tên nước


Chỉ số đơn


Giá trị*

Chỉ số

Visa

Du lịch

Thương mại

Myanmar

na

na

0

na

na

Singapore

63,88

70,88

75

19,50

na

Malaysia

56,33

62,06

80

21,07

67,91

Thái Lan

55,55

61,16

80

6,69

28,17

Indonesia

30,60

32,01

0

8,28

19,87

Philippines

25,64

26,21

0

3,50

29,84

Việt Nam

34,45

36,51

0

na

38,58

Lào

na

na

67

na

na

Campuchia

17,96

17,24

33

5,67

14,87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 11

* Giá trị chỉ số:1,00: cạnh tranh kém nhất; 100,00:cạnh tranh tốt nhất; na: dữ liệu không có. (Nguồn : WTTC, 2004)


2.8.2.6. Về môi trường:

Theo kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh của WTTC, Việt Nam đứng vị trí thứ 4 trong số 9 nước trong khu vực đã đề cập trong bảng xếp hạng. Malaysia đứng đầu bảng xếp hạng, thể hiện chính sách bảo vệ môi trường của Malaysia được thực thi khá tốt. Trong khi đó, Singapore lại đứng cuối bảng với chỉ số quá thấp, thể hiện tính cạnh tranh về môi trường kém nhất vì mật độ dân cư của quốc đảo này quá cao, diện tích đất hẹp và rất ít tài nguyên. Xem bảng 2.17:

BẢNG 2.17. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG


Tên nước

Giá trị*

Chỉ số

Mật độ dân số

CO2

Myanmar

68,21

38,01

98,92

na

Singapore

53,15

7,13

0,00

84,46

Malaysia

88,28

79,17

98,90

78,42

Thái Lan

81,60

65,48

98,26

84,04


Indonesia

82,64

67,61

98,30

87,12

Philippines

87,71

78,02

96,03

92,11

Việt Nam

82,19

66,70

96,41

87,67

Lào

70,25

42,20

99,65

98,62

Campuchia

78,61

59,36

98,96

99,39

* Giá trị chỉ số: 1,00: cạnh tranh kém nhất; 100,00: cạnh tranh tốt nhất; na: dữ liệu không có (Nguồn : WTTC, 2004)

Việt Nam có chỉ số về môi trường khá cao (trên cả Thái Lan) là do nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với hệ sinh thái rừng, biển còn nguyên sơ. Tuy nhiên, trong những năm qua, phát triển kinh tế và du lịch đã có những tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệt là ở các trung tâm đô thị, khu công nghiệp và các khu, điểm du lịch đông khách du lịch (như phân tích ở tiểu mục 2.4.5, mục 2.4 chương này).

2.8.2.7. Về phát triển xã hội: Việt Nam nằm trong nhóm bốn nước kém nhất về chỉ số phát triển xã hội. Trong khi đó, Singapore và Malaysia có chỉ số phát triển xã hội cao nhất, thể hiện chất lượng sống cao của công dân các nước này. Xem bảng 2.18:


BẢNG 2.18. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI



2004

Chỉ số đơn

Tên nước

Giá trị*

Chỉ số

HDI

Báo

Máy tính cá nhân

TV

Myanmar

19,00

16,98

55,10

1,21

na

0,70

Singapore

48,92

55,47

90,20

30,01

47,82

27,66

Malaysia

36,80

39,87

79,30

21,80

26,44

19,66

Thái Lan

32,34

34,13

76,80

5,08

16,83

30,64

Indonesia

26,28

26,34

69,20

2,87

17,76

15,28

Philippines

29,70

30,74

75,30

10,82

13,63

19,04

Việt Nam

24,66

24,26

69,10

0,39

11,49

17,68

Lào

5,80

0,00

..

0,42

12,27

4,71

Campuchia

22,09

20,95

56,80

..

8,91

0,56

* Giá trị chỉ số: 1,00: cạnh tranh kém nhất; 100,00: cạnh tranh tốt nhất; na: dữ liệu không có.(Nguồn : WTTC, 2004)

Theo báo cáo về phát triển con người của UNDP năm 2004, mặc dù Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, song tỷ lệ nghèo vẫn còn rất cao trong các nhóm dân tộc ít người. Các nhóm này chỉ chiếm 14% dân số nhưng lại chiếm 30% số người nghèo ở Việt Nam. Nguyên nhân có nhiều như sự xa xôi cách trở về địa lý, khả năng tiếp cận với tín dụng, tư liệu sản xuất và các dịch vụ xã hội



có chất lượng còn hạn chế. Như vậy, việc người dân, đặc biệt là người nghèo tiếp cận tới các dịch vụ xã hội có chất lượng còn thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển bền vững và khả năng tái tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch trong tương lai. Do đó chất lượng dịch vụ xã hội thấp cũng tác động không tốt tới năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch nước ta.

Nói chung, từ bảng xếp hạng và phân tích trên ta thấy, ngoài giá có tính cạnh tranh cao, còn tất cả các chỉ số năng lực cạnh tranh còn lại của Việt Nam đều thấp hơn mức trung bình, trong đó chỉ số về công nghệ là kém nhất. Điều này chứng tỏ, năng lực cạnh tranh nói chung của du lịch Việt Nam còn thấp so với các nước phát triển du lịch trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonexia.

2.8.3. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh Du lịch Việt Nam qua mô hình SWOT:

Xuất phát từ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng nêu trên, thông qua mô hình SWOT, chúng ta có thể đánh giá chung năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam như sau (xem mô hình 2.1):

MÔ HÌNH 2.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH VIỆT NAM


ĐIỂM MẠNH

- “Việt Nam” nổi tiếng thế giới trước khi marketing và được coi là điểm đến mới, an toàn, có nhiều nét Á Đông hấp dẫn.

- Vị trí trung tâm khu vực trong quan hệ với thị trường trọng điểm về du lịch và đầu tư.

- Nguồn tài nguyên du lịch đa dạng (lịch sử lâu dài, kiến trúc cổ kính, văn hoá, ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn tự nhiên,...). Có nhiều danh lam thắng cảnh, phong cảnh núi non hùng vĩ, nhiều bãi biển đẹp và nhiều điểm du lịch nổi tiếng ở cả 3 vùng du lịch:

Vùng du lịch Bắc bộ:

+ Hà Nội- một trong các thành phố đẹp nhất châu Á. Ẩm thực Hà Nội và vùng Bắc bộ

+ Các làng nghề truyền thống

+ Vịnh Hạ Long- di sản thiên nhiên thế giới.

+ Tam Cốc-Bích Động -Vịnh Hạ Long cạn.

+ Vườn QG Cát Bà-khu dự trữ sinh quyển thế giới. Rừng quốc gia và hồ Ba Bể, hồ nước thiên nhiên lớn nhất Việt Nam.

+ Sapa, đậm sắc màu dân tộc thiểu số

+ Bản Lác, Mai Châu- bản Mường đặc sắc

+ Cảnh quan vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc

Vùng du lịch Bắc Trung bộ:

+ Động và Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ bàng là di sản thiên nhiên thế giới

+ Nhiều di tích lịch sử: đường Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị, Địa đạo Vĩnh Mốc, Nghĩa trang Trường Sơn, Di tích Khe Sanh,..

+ Huế, Hội An và Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới, khu nghỉ dưỡng núi Bạch Mã, Bà Nà, núi Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà.

+ Nhiều bãi biển đẹp: Cửa Lò, Thiên Cầm,

ĐIỂM YẾU

- Năng lực cạnh tranh điểm đến và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp còn thấp.

- Kết cấu hạ tầng thiếu, chất lượng còn thấp. Kết cấu hạ tầng du lịch còn nhiều hạn chế. Cung cơ sở lưu trú cao cấp ở một số trung tâm du lịch còn ít.

- Sản phẩm du lịch còn đơn điệu. Thiếu các khu du lịch, khu vui chơi giải trí tầm cỡ. Chất lượng dịch vụ du lịch còn thấp.

- Phương tiện vận chuyển còn lạc hậu

- Thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan chưa thực sự thông thoáng, quá nhiều giấy phép cho tổ chức loại hình du lịch mới.

- Mức độ mở cửa về du lịch còn hạn chế.

- Thiếu đường bay trực tiếp tới các thị trường trọng điểm và tiềm năng.

- Thiếu vốn để phát triển du lịch, trong khi đó đầu tư lại dàn trải, kém hiệu quả

- Chưa có chiến lược cạnh tranh và chiến lược marketing du lịch quốc gia. Nguồn tài chính cho marketing du lịch quốc gia còn hạn chế. Hoạt động xúc tiến du lịch còn yếu. Chưa khắc hoạ được rõ nét thương hiệu của Du lịch Việt Nam. Chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài

- Số doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài thu hút khách du lịch còn hạn chế.

- Thiếu hợp tác giữa các doanh nghiệp

- Chưa có chiến lược toàn diện để tranh thủ quan hệ với hãng lữ hành nước ngoài.

- Chưa có chương trình riêng thông tin cập nhật về du lịch cho các hãng lữ hành.

- ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin còn hạn chế.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Thiếu nhân lực có kinh nghiệm, kỹ năng


Lăng Cô, Cảnh Dương, Non Nước, Cửa Đại. Vùng du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ:

+ Cảnh quan vùng cao nguyên. Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên-di sản văn hoá truyền khẩu phi vật thể của nhân loại.

+ Đà Lạt -khu du lịch Đan kia-Suối Vàng

+ Thành phố biển Nha Trang

+ Khu du lịch biển Phan Thiết- Mũi Né

+Thành phố Hồ Chí Minh-trung tâm thương mại lớn nhất cả nước. Địa đạo Củ Chi

+ Đồng bằng sông Cửu Long

+ Đảo Phú Quốc, Côn Đảo đầy hấp dẫn

- Giá du lịch ở Việt Nam rẻ

- Lòng hiếu khách của người dân Việt Nam

- Nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn dồi dào cho tăng trưởng.

và năng lực quản lý, kinh doanh du lịch.

- Hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch chưa nghiêm. Thiếu thống nhất trong xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch ngành, lãnh thổ.

- Cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện. Sự phối hợp chưa chặt chẽ của các bộ ngành, địa phương liên quan đến hoạt động du lịch.

- Công tác thống kê du lịch còn lạc hậu.

- Nhận thức xã hội về du lịch vẫn còn hạn chế do trình độ dân trí còn thấp

- Phát triển chưa bền vững.

CƠ HỘI

- Môi trường chính trị ổn định. Đường lối đổi mới, chính sách mở cửa, hội nhập, Việt Nam có thể gia nhập WTO vào cuối năm nay. Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn.

- Xúc tiến điểm đến “mới” ở Châu Á. Việt Nam là điểm đến đa dạng, có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch hấp dẫn

- Việt Nam mới phát triển du lịch, có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước về công nghệ và trình độ quản lý du lịch, tránh được những căn nguyên thất bại.

- Việt Nam đang trong thời kỳ tăng trưởng, có thể phát triển du lịch mạnh trong 10-15

THÁCH THỨC

- Khả năng tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh chính là Thái Lan và Malaysia.

- Biến động thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, khủng bố trên thế giới

- Mâu thuẫn tiềm năng giữa các quyết

định chính trị và hệ thống thị trường tự do

- Tăng trưởng hạn chế vì hệ thống kết cấu hạ tầng chưa phát triển hạn chế khả năng tiếp cận và mở rộng các tuyến điểm du lịch ở nông thôn, vùng núi, hải đảo.

- Hoạt động du lịch chủ yếu dựa trên khai thác tài nguyên sẵn có.

- Giá nhiên liệu (giá dầu mỏ) tăng, ảnh

hưởng tới nhu cầu đi du lịch.


năm tới, trong khi Thái Lan, Singapore và Malaysia đang ở giai đoạn trưởng thành, sản phẩm du lịch sẽ đi vào giai đoạn bão hoà.

- Xu hướng phát triển du lịch mạnh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và xu hướng hợp tác liên kết khu vực để phát triển du lịch

- Tăng trưởng kinh tế tạo ra nhu cầu khách sạn mới. Đối với các nhà đầu tư khách sạn, gia nhập nhanh vào thị trường có thể thu lợi nhuận nhanh vì thiếu khách sạn cao cấp.

- Tiềm năng lâu dài, theo cả quan điểm thương mại và du lịch, được đặc biệt nhấn mạnh là quy mô dân số và tỷ lệ người biết chữ, tài nguyên du lịch, địa điểm,…

- Còn nhiều ngành độc quyền (Điện, Hàng không, Viễn thông) làm tăng giá dịch vụ du lịch.

- Hệ thống chính sách, pháp luật về du lịch chưa hoàn thiện. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý và phát triển.

- Tài nguyên du lịch và môi trường đang bị suy giảm. Du lịch phát triển nhanh nhưng thiếu kiểm soát có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường, đe doạ đa dạng sinh thái,làm xuống cấp nguồn lực quan trọng

- Rủi ro trong đầu tư khiến các nhà đầu tư tìm kiếm các địa điểm đầu tư thay thế.


Tóm tắt chương II

Mở đầu Chương II, luận văn trình bày rất khái quát về thực trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Tiếp đó luận văn tập trung phân tích, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam.

Cụ thể, chương II đã trình bày tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Du lịch Việt Nam kể từ khi thành lập đến nay, trong đó nhấn mạnh tới các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với ngành Du lịch trong từng thời kỳ. Sau đó, chương II tập trung phân tích khá kỹ về các nguồn lực của Du lịch Việt Nam, về quản lý điểm đến, địa điểm điểm đến, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Bằng tư liệu và số liệu thực tế, Luận văn đã phân tích những kết quả đạt được của Du lịch Việt Nam, đặc biệt từ năm 2000 đến nay. Từ kết quả trên và dựa trên các chỉ số và kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, luận văn tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam thông qua các chỉ số năng lực cạnh tranh và qua mô hình SWOT, chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức của Du lịch Việt Nam trong cạnh tranh thu hút khách quốc tế, làm cơ sở



cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành Du lịch ở chương III.‌

CHƯƠNG III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.1. XU HƯỚNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ NÓI CHUNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ NÓI RIÊNG

3.1.1. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế:

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Cuối thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến những chuyển biến to lớn của nền kinh tế thế giới. Gần 2/3 quốc gia trên thế giới tham gia vào 70 khối kinh tế khu vực khác nhau. Các liên minh kinh tế, khu vực ra đời vượt lên tất cả những khác biệt về truyền thống văn hoá, lịch sử, điều kiện tài nguyên, khoáng sản,… của các quốc gia, dân tộc. Với sự hợp tác và phát triển của các khối kinh tế, các nền kinh tế quốc gia và khu vực đang tồn tại và phát triển trong sự đan xen, gắn kết, cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau. Từ đó, và cùng với các yếu tố khác, xu hướng hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá kinh tế xuất hiện. Biểu hiện của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là sự đan xen, gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới.

Về mặt nội dung, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia với thế giới bên ngoài được thực hiện qua quan hệ thương mại, vốn, lao động, công nghệ, dịch vụ,…. Tiêu chuẩn để đánh giá quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thành công của một quốc gia phải ở việc thể hiện các mục tiêu phát triển ở mức độ cao trong điều kiện mở cửa cùng với năng lực cạnh tranh vượt trội cả ở thị trường trong nước lẫn thị trường thế giới.

Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế đã thực sự trở thành xu hướng tất yếu đối với tất cả các quốc gia. Đối với nước ta, hội nhập kinh tế quốc tế đang chuyển sang giai đoạn có tính bước ngoặt, đánh dấu bằng những cột mốc hết sức quan trọng như tham gia tích cực vào các hoạt động của ASEAN, nộp đơn và tích cực đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (1994), thực hiện đầy đủ các



cam kết AFTA, tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á -Thái Bình Dương, hợp tác Á-Âu, phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt-Mỹ năm 2001,...Giai đoạn bước ngoặt này đòi hỏi nước ta phải tiếp tục khai thác các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng, nhất là nguồn vốn đầu tư và sức lao động đồng thời với phát triển theo chiều sâu, nhất là nâng cao trình độ quản lý và công nghệ ở cả tầm vĩ mô và vi mô để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp và nền kinh tế. Yêu cầu càng bức xúc khi ngày Việt Nam chính thức gia nhập WTO đang đến gần.

Hội nhập kinh tế tạo ra những cơ hội mới, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới. Những cơ hội mới là: Có thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm được sản xuất ra trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB),...; có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tư. Cùng với cơ hội, nền kinh tế và các doanh nghiệp nước ta cũng phải đương đầu với những thách thức lớn. Đó là sự cạnh tranh quyết liệt trên cả bốn cấp độ do hàng rào bảo hộ bị dỡ bỏ, do thực hiện chế độ tối huệ quốc và đối xử quốc gia nên hàng hoá của nước ta phải cạnh tranh bình đẳng với hàng hoá của nước khác không chỉ trên thị trường thế giới ngay mà cả trên thị trường nội địa.

Đối với ngành Du lịch nước ta, hai lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lớn nhất là lữ hành và cơ sở lưu trú, bên cạnh cơ hội, thuận lợi của quá trình hội nhập đang phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn cũng của quá trình này. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế là xu thế không thể đảo ngược; không có cách nào khác là chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh, vì chính thông qua cạnh tranh, doanh nghiệp du lịch Việt Nam mới có thể đứng vững và phát triển. Khó khăn, thách thức lớn nhất là nền kinh tế nước ta đang tụt hậu về kinh tế, quản lý và công nghệ nhưng phải hội nhập đầy đủ khi gia nhập WTO; nhiều mặt đổi mới và phát triển chưa theo kịp yêu cầu của thực tế đời sống kinh tế, đòi hỏi chúng ta phải có bước đi, cách làm có tính đột phá, chủ động và nhạy bén hơn.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí