Đặc Điểm Của Việc Thực Hiện Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi

pháp luật và áp dụng pháp luật. Cả bốn hình thức trên đều nhằm đưa pháp luật nói chung và pháp luật về nuôi con nuôi nói riêng vào thực tiễn cuộc sống, giúp cho người dân được gần với pháp luật, tiếp cận với pháp luật và qua đó mới có thể sử dụng pháp luật để thực hiện việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình [11]. Cụ thể:

- Tuân thủ pháp luật về nuôi con nuôi là việc các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về nuôi con nuôi phải tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật nuôi con nuôi ngăn cấm, cụ thể không được vi phạm quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi. Ví dụ: Ông, bà không được nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em không được nhận nhau làm con nuôi; lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

- Thi hành pháp luật về nuôi con nuôi là một hình thức thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi, trong đó đòi hỏi các chủ thể thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được quy định trong pháp luật về nuôi con nuôi thông qua những hành động tích cực của mình trong việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi.

Nội dung thi hành pháp luật về nuôi con nuôi có thể chia thành hai nhóm chủ thể là: cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cá nhân tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi.

+ Đối với cơ quan nhà nước: có các trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, triển khai, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về nuôi con nuôi, đánh giá quá trình thi hành pháp luật về nuôi con nuôi để tiến tới việc hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi …

+ Đối với cá nhân: các chủ thể là cá nhân trong quan hệ nuôi con nuôi phải thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi đối với con nuôi.

- Sử dụng pháp luật về nuôi con nuôi, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện những hành vi mà pháp luật về nuôi con nuôi cho phép. Hình thức thực hiện pháp luật này tương đối khác với hình thức chấp hành pháp luật bởi chủ thể pháp luật hoàn toàn có thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép theo ý chí chủ quan của mình và không bị ép buộc phải thực hiện. Chính vì vậy, để đảm bảo có thể thực hiện tốt hình thức thực hiện pháp luật này đòi hỏi mỗi chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi phải biết được nội dung những quyền mà pháp luật về nuôi con nuôi quy định cho mình.

- Áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi là một hình thức thực hiện pháp luật có sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó nhà nước thông qua cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hay thay đổi những quan hệ pháp luật cụ thể. Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước, được xem như là đảm bảo cho các quy phạm pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội.

Cụ thể: Bộ Tư pháp với chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực nuôi con nuôi đã thường xuyên, kịp thời chỉ đạo các địa phương việc áp dụng các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi. UBND các cấp đã chỉ đạo, ban hành các Quyết định/Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, các Quyết định thay đổi họ, tên cho con nuôi… Toà án các cấp ra Quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi. Các cơ quan có thẩm quyền cũng đã kịp thời chấn chỉnh những thiếu xót trong việc áp dụng quy định của pháp luật trong đăng ký việc nuôi con nuôi.

Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật nuôi con nuôi nói riêng thì áp dụng pháp luật là hình thức cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất. Phần lớn các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật nuôi con nuôi nói riêng chỉ có thể được thực hiện trong thực tế thông qua hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Có thể nói, áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật quan trọng là bởi vì:

- Thứ nhất: Áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó cũng chỉ được phép áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn, quan hệ nuôi con nuôi chỉ phát sinh khi được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, mà ở đây là UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp xã mới có thẩm quyền xem xét để cấp Giấy chứng nhận hoặc Quyết định công nhận... Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết; hoặc có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi cần… Chủ thể tiến hành áp dụng pháp luật chủ yếu là các cơ quan, tổ chức được Nhà nước trao quyền hoặc cho phép áp dụng pháp luật.

Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 5

Trong quá trình áp dụng pháp luật nuôi con nuôi, chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể nhân danh quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để ban hành ra những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan. Ví dụ, sau khi nhận được hồ sơ nhận nuôi con nuôi, UBND phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để quyết định đồng ý hay không đồng ý cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi

Hoạt động áp dụng pháp luật này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định. Điều kiện, trình tự, thủ tục nuôi con nuôi được quy định khá chặt chẽ, khi áp dụng pháp luật cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện, trình tự thủ tục này. Do vậy, để đảm bảo tính đúng đắn, chính xác của quá trình áp dụng pháp luật, hoạt động này không thể được tiến hành một cách tuỳ tiện mà phải theo những điều kiện, trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.

- Thứ hai: Mặc dù trong quy phạm pháp luật đã quy định rõ quyền và

nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể, song các chủ thể không thể tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ đó mà cần phải có sự can thiệp của nhà nước thông qua hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền. Ví dụ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi chỉ phát sinh sau khi được đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con (Khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi); Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật (Khoản 1 Điều 27 Luật Nuôi con nuôi). Như vậy, nếu không có sự can thiệp của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì quan hệ pháp luật nuôi con nuôi không thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Chính hoạt động áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền đó sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

- Thứ ba: Khi tuân thủ, thi hành, sử dụng pháp luật, chủ thể có thể không cần đưa ra một quyết định pháp lý nào và cũng có thể không bị bắt buộc phải theo những trình tự, thủ tục nhất định. Nhưng khi áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền bắt buộc phải tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.

Pháp luật cần thực hiện là toàn bộ các quy định mang tính quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi. Cho đến nay, Nhà nước Việt Nam đã có khá đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh quan hệ về nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi được thực hiện theo các quy định về quyền nuôi con nuôi, quyền được nhận làm con nuôi, quyền thừa kế của con nuôi, mục đích nuôi con nuôi, điều kiện, trình tự, thủ tục về nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi và con nuôi, hệ quả của việc nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi, xử lý vi phạm trong lĩnh vực nuôi con nuôi… Các vấn đề trên được quy định tại

BLDS năm 2005, Luật HN&GĐ năm 2000, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, Nghị định số 69/2006/NĐ-CP, nay có Luật Nuôi con nuôi, Nghị định số 19/2011/NĐ-CP.

Ngoài ra cũng có những quy định về xử lý các hành vi vi phạm về lĩnh vực nuôi con nuôi và có các tội danh được quy định trong Bộ Luật Hình sự điều chỉnh về quan hệ giữa cha mẹ và con cũng được áp dụng trong quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

Nhà nước đặt ra pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng mà nhà nước, xã hội mong muốn. Vì thế, bằng cách quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nuôi con nuôi, nhà nước có thể tác động và điều chỉnh các hành vi đó theo chiều hướng mang lại lợi ích cho các chủ thể, cho xã hội và cho nhà nước. Do đó, căn cứ vào các hành vi xác định hay xử sự thực tế của các chủ thể trong quan hệ pháp luật nuôi con nuôi để đối chiếu với các quy định cụ thể của các văn bản pháp luật nhằm xác định được là họ có thực hiện pháp luật hay không.

Thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật nuôi con nuôi nói riêng phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi hoàn toàn phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật, còn những hành vi trái pháp luật không thể được coi là thực hiện pháp luật.

Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi là tất cả các hoạt động có mục đích nhằm làm cho pháp luật nuôi con nuôi đi vào cuộc sống, làm cho các quy định pháp luật nuôi con nuôi được hiện thực hóa và trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể quan hệ pháp luật nuôi con nuôi.

1.3 Đặc điểm của việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi

Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi không chỉ mang những đặc điểm của thực hiện pháp luật nói chung mà còn mang những đặc điểm riêng của nó. Do pháp luật được thực hiện là pháp luật nuôi con nuôi nên việc thực hiện

pháp luật nuôi con nuôi bị chi phối bởi đặc điểm của pháp luật nuôi con nuôi. Vì vậy, việc thực hiện pháp luật nuôi con nuôi có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, quan hệ nuôi con nuôi được hình thành trên cơ sở ý chí, tình cảm, sự tự nguyện của các bên chủ thể nên việc thực hiện pháp luật nuôi con nuôi được các chủ thể thực hiện chủ yếu bằng việc sử dụng pháp luật. Các chủ thể thực hiện quyền tự do pháp lý của mình để thực hiện hoặc không thực hiện các quyền mà pháp luật nuôi con nuôi quy định theo ý chí tự nguyện và phù hợp với tình cảm của mình. Ví dụ: Pháp luật quy định các cá nhân có quyền nhận nuôi con nuôi. Tuy nhiên các chủ thể có thực hiện và mong muốn xác lập quan hệ nuôi con nuôi hay không là do chính chủ thể tự nguyện thực hiện và tham gia xác lập quan hệ nuôi con nuôi, chứ không ai có thể bắt buộc các chủ thể này phải tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi. Để có thể thực hiện hình thức thực hiện pháp luật này đòi hỏi mỗi chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi phải biết được nội dung những quyền mà pháp luật về nuôi con nuôi quy định cho mình.

Thứ hai, thực hiện pháp luật nuôi con nuôi chủ yếu là do các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi thực hiện dựa trên ý chí, tình cảm của họ, nó gắn liền với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nên thường được các chủ thể thực hiện một cách tích cực, chủ động và tự giác. Ví dụ: các chủ thể có quyền tự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ pháp lý của việc nuôi con nuôi (Khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi).

Thứ ba, trong quá trình thực hiện pháp luật nuôi con nuôi luôn có sự áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách có thẩm quyền. Ví dụ: việc công nhận nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi…Đặc biệt là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật nuôi con nuôi hoặc làm chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Trong quá trình thực hiện quan hệ cha mẹ con, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi luôn có sự

giám sát, kiểm tra của nhà chức trách có thẩm quyền. Hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các chế tài cần thiết để bảo vệ quyền của con nuôi khi có sự vi phạm.

Thứ tư, việc thực hiện pháp luật nuôi con nuôi nói chung đòi hỏi phải tuân thủ những hình thức và thủ tục chặt chẽ đối với cá nhân các chủ thể hoặc nhà chức trách có thẩm quyền vì việc nuôi con nuôi liên quan đến quyền và lợi ích của gia đình, đến lợi ích của nhà nước, của xã hội và quyền của trẻ em. Do đó, pháp luật xây dựng những quy định cụ thể và người thực hiện phải đảm bảo việc tuân thủ chặt chẽ các quy định đó. Ví dụ: UBND xã phải thực hiện nghiêm túc về trình tự, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi hoặc người nhận con nuôi không được vi phạm Điều 13 Luật Nuôi con nuôi.

Thứ năm, thực hiện pháp luật nuôi con nuôi là một quá trình liên tục, lâu dài, gắn liền với toàn bộ quá trình nuôi con nuôi, từ khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi đến thực hiện quyền và nghĩa vụ cha mẹ và con, cho đến khi quan hệ nuôi con nuôi có thể chấm dứt. Bởi mối quan hệ giữa cha mẹ và con nuôi không chỉ tồn tại khi bắt đầu xác lập quan hệ nuôi con nuôi mà tồn tại trong suốt cuộc đời. Do tính chất ổn định, bền vững, lâu dài của quan hệ nuôi con nuôi nên việc thực hiện pháp luật nuôi con nuôi cũng đòi hỏi sự liên tục, lâu dài, thường xuyên. Điều đó đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện pháp luật nuôi con nuôi.

1.4 Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật nuôi con nuôi

Bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành đều nhắm tới những mục tiêu chính sách nhất định. Ví dụ: ban hành Luật Bình đẳng giới để nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong xã hội; Luật Giáo dục nhằm giáo dục, đào tạo con người Việt Nam,… và Luật Nuôi con nuôi nhằm đảm bảo cho trẻ em có cơ hội được sống trong môi trường gia đình, bảo vệ lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận nuôi. Khi

các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực, yêu cầu đặt ra là phải đạt được những mục tiêu đã đề ra mà tiêu chí cơ bản để đánh giá là việc thực hiện pháp luật, hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế là thước đo chính xác nhất đối với một văn bản quy phạm pháp luật.

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhưng thực hiện không tốt sẽ làm giảm tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật, và có thể dẫn tới việc làm giảm ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, vốn là một trong những yếu tố cản trở lớn nhất đối với hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật.

Trong thực tế cuộc sống, thực hiện pháp luật nói chung có ý nghĩa hiện thực hoá các quy định của pháp luật, biến các quy định ấy từ trong văn bản thành cách xử sự thực tế hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ thể. Thực hiện pháp luật nuôi con nuôi cũng mang ý nghĩa đó. Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật nuôi con nuôi, mục đích của nhà nước khi ban hành Luật Nuôi con nuôi được hiện thực hoá, qua đó có thể điều hành và quản lý xã hội, có thể thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

Vì vậy, thực hiện pháp luật nuôi con nuôi có các ý nghĩa sau:

- Bảo vệ thiết thực quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền được sống trong môi trường gia đình của trẻ em, giải quyết được tình trạng trẻ em không được nuôi dưỡng, chăm sóc; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi

- Thực hiện pháp luật nuôi con nuôi tốt có ý nghĩa đảm bảo mục đích đưa Luật Nuôi con nuôi đi vào cuộc sống và các quy định của pháp luật nuôi con nuôi trở thành hiện thực.

- Thực hiện pháp luật nuôi con nuôi nhằm đạt được những mục đích cơ bản của pháp luật nuôi con nuôi, đồng thời qua thực hiện pháp luật nuôi con nuôi có thể phát hiện được những hạn chế, bất cập của pháp luật nuôi con

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 09/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí