Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án


nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng. Từ thực trạng xây dựng đảng ở các học viện, trường sĩ quan, các tác giả cũng đã đề xuất các nội dung giải pháp cụ thể hóa sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng tổ chức đảng ở các học viện, trường sĩ quan một cách thiết thực, hiệu quả.

Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu trên đã giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng quát về hướng nghiên cứu của đề tài luận án, khắc phục sự trùng lặp giữa luận án với các công trình đã nghiệm thu, công bố, đồng thời tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những kiến thức cơ bản về lý luận, thực tiễn của các công trình trong quá trình thực hiện luận án.

1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, có thể thấy các công trình đã tập trung nghiên cứu nhiều khía cạnh có liên quan đến đề tài. Những kết quả đạt được phản ánh sự công phu, tâm huyết của các nhà nghiên cứu và các tác giả. Đó thật sự là nguồn tư liệu quý giá để tác giả Luận án tiếp thu, kế thừa, phát triển.

Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án, tác giả Luận án nhận thấy vẫn còn những vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu và luận giải một cách sâu sắc hơn, cụ thể:

Về nội dung xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ bản các công trình nghiên cứu, các bài viết đều thống nhất nội dung xây dựng bao gồm các mặt: Chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức. Tuy nhiên, nội hàm cụ thể của từng nội dung xây dựng Đảng trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra một cách rõ ràng, cụ thể.

Các công trình nghiên cứu, các bài viết đã đề cập đến tính tất yếu, sự cần thiết của xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, song tầm quan trọng và giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng chưa được đề cập nhiều, nhất là giá trị đối với việc xây dựng Đảng trong Quân đội và các TSQQĐ. Mặt khác, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào đi vào nghiên


cứu, luận giải trực tiếp vấn đề xây dựng Đảng bộ các TSQQĐ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Kế thừa những kết quả đã đạt được trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và từ thực tiễn xây dựng Đảng bộ các TSQQĐ hiện nay, luận án xác định những nội dung trọng tâm cần tiếp tục nghiên cứu sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Một là, phân tích, làm rõ hơn hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, nhất là trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức

Hai là, luận giải, làm rõ giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng.

Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh - 5

Ba là, làm rõ khái niệm, nội dung xây dựng Đảng bộ các TSQQĐ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bốn là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng để đánh giá thực trạng xây dựng Đảng bộ các TSQQĐ giai đoạn 2011 - 2021, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó.

Năm là, làm rõ những vấn đề đặt ra trong xây dựng Đảng bộ TSQQĐ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Sáu là, dự báo các yếu tố tác động đến xây dựng Đảng bộ các TSQQĐ, xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp góp phần xây dựng các Đảng bộ các TSQQĐ trong tình hình mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.


Tiểu kết chương 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người. Đó là hệ thống những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Tư tưởng đó đã soi sáng và trực tiếp góp phần to lớn vào xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một đảng chân chính, cách mạng. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan cho thấy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng đã được nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài quan tâm thực hiện. Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các công


trình đã luận giải vị trí, vai trò, tính tất yếu, nội dung, biện pháp xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Các công trình nghiên cứu về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng tổ chức đảng ở các ngành, các cấp và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đã tập trung bàn đến giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, nêu lên sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng Đảng nói chung và xây dựng tổ chức đảng ở các địa phương, cơ quan và ở các ngành hiện nay. Một số công trình, bài viết đã góp phần phản ánh đúng thực trạng xây dựng Đảng hiện nay, nêu lên các bài học kinh nghiệm, yêu cầu và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong xây dựng Đảng bộ Quân đội, đã có một số công trình nghiên cứu về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, vào nâng cao NLLĐ, SCĐ của các tổ chức cơ sở đảng. Những công trình này đã đưa ra được những phương hướng, giải pháp chung, làm cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 87 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về vấn đề xây dựng Đảng bộ các TSQQĐ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đánh giá đúng những kết đã được nghiên cứu, giải quyết là rất quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa và phát triển những kết quả đó và xác định đúng những vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu để hoàn thành các nhiệm vụ mà đề tài luận án đặt ra.


Chương 2

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

2.1.1. Khái niệm xây dựng Đảng

Thuật ngữ “xây dựng Đảng” xuất hiện trong Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 3-1931. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tháng 3 năm 1931 nhấn mạnh: “Chấn chỉnh các ban xứ ủy; tăng cường thành phần công nhân vào các cơ quan lãnh đạo; đi sâu vào các đồn điền và xí nghiệp để xây dựng các tổ chức cơ sở của Đảng...” [160, tr.43]. Những nội dung xây dựng Đảng được Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục hoàn thiện qua thực tiễn lãnh đạo cách mạng và xây dựng nội bộ Đảng. Báo cáo về việc sửa đổi Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III do đồng chí Lê Đức Thọ trình bày (9-1960), nêu rõ: “Phải ra sức củng cố Đảng về tư tưởng và tổ chức, để nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng” [160, tr.209].

Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV(1976), Đảng Cộng sản Việt Nam quan niệm xây dựng Đảng là một quá trình thống nhất giữa các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Ba mặt ấy gắn bó với nhau, quyết định lẫn nhau. Xây dựng đảng về tư tưởng và tổ chức phải kết hợp chặt chẽ với nhau, phải xuất phát từ đường lối và nhiệm vụ chính trị. Đồng thời, bảo đảm cho đường lối và nhiệm vụ chính trị được xác định đúng, được thấu suốt và thực hiện đầy đủ. Vì vậy phải xây dựng Đảng vững mạnh về cả ba mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Đảng khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong sạch về đạo đức, nâng cao trình độ trí tuệ, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng” [20, tr.357]. Quan


điểm này đã đánh dấu bước phát triển nhận thức về nội dung, nhiệm vụ cơ bản của xây dựng Đảng.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021), Đảng đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng. So với Đại hội XII, công tác xây dựng Đảng không chỉ được đề cập trong Báo cáo chính trị Đại hội, mà còn được thể hiện ở Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Vai trò đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng Đảng được thể hiện trong chủ đề, bài học kinh nghiệm, quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển. Theo đó, chủ đề Đại hội XIII được xác định: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh” [21, tr.57]. Về mục tiêu xây dựng Đảng, Đại hội XIII xác định: “nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện” [21, tr.111]. Đảng cũng nhấn mạnh: “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ” [21, tr.95]. Như vậy, tại Đại hội XIII, công tác xây dựng Đảng không chỉ nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo mà còn phải hướng vào nhiệm vụ nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng và gắn xây dựng Đảng với xây dựng hệ thống chính trị. Đây là điểm mới về công tác xây dựng Đảng so với các kỳ Đại hội trước đây, thể hiện bước phát triển trong nhận thức, tuy duy của Đảng

Có thể nói, những vấn đề lý luận về xây dựng Đảng đã được thể hiện một cách cơ bản, toàn diện, rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ tại Đại hội XIII. Trong đó, có nhiều điểm mới được bổ sung, hoàn thiện từ quá trình nghiên cứu và tổng kết thực tiễn công tác xây dựng Đảng.

Hồ Chí Minh không nêu ra một định nghĩa hoàn chỉnh, đầy đủ về xây dựng Đảng. Tuy nhiên, nghiên cứu các bài viết, bài nói của Người, có thể thấy một hệ thống quan điểm của Người về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Thậm chí, suy ngẫm một cách thấu đáo, những vấn đề xây dựng Đảng được đề cập tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã được Hồ Chí Minh nhắc đến, bàn đến từ rất sớm và rất sâu sắc.


Hồ Chí Minh cho rằng: Xây dựng Đảng là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của nhân dân ta. Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, năm 1953, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Xây dựng Đảng, có ba mặt: tư tưởng, chính trị và tổ chức”. Vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức, thực chất được Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm, điều đó thể hiện rõ trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, năm 1927, khi Người sớm đặt ra những tiêu chí cụ thể về tư cách của một người cách mạng trên các phương diện đối với tự mình, đối với người và đối với công việc. Trong “Thư gửi Hội nghị toàn quốc của Đảng (20-10-1950), Người viết: “Riêng về Đảng, các đồng chí hãy kiểm thảo sự lãnh đạo của Đảng về chính trị và tổ chức, đề cao tinh thần phê bình và tự phê bình trong Đảng, tổ chức việc học tập lý luận và sửa đổi lối làm việc, để cho Đảng ta thành một lực lượng rất mạnh, đưa dân tộc đến bước thành công” [60, tr.315]. Như vậy, theo Hồ Chí Minh xây dựng Đảng gồm bốn mặt: Về chính trị; về tư tưởng; về tổ chức và về đạo đức.

Theo các tác giả Lê Hữu Nghĩa, Trương Thị Thông, Mạch Quang Thắng và Nguyễn Văn Giang: "Xây dựng Đảng là hệ thống các công tác làm cho Đảng Cộng sản phát triển vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, không ngừng nâng cao năng lực chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng" [99, tr.191].

Kế thừa các quan điểm trên, dưới góc độ nghiên cứu chuyên ngành, theo tác giả, xây dựng Đảng là tổng thể các hoạt động có mục đích, có tổ chức của các chủ thể, được tiến hành một cách thường xuyên, đồng bộ, toàn diện trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, nhằm bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong mỗi giai đoạn cách mạng và xứng đáng là đội tiên phong, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.

Khái niệm trên phản ánh nội hàm của xây dựng Đảng đó là tổng thể các hoạt động có mục đích, có tổ chức. Chủ thể của các hoạt động đó là cấp ủy đảng các cấp, là toàn thể cán bộ, đảng viên của Đảng và có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, quần chúng và nhân dân. Phạm vi xây dựng là trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức. Cách thức xây dựng là thường xuyên, đồng bộ


trên tất cả các mặt và mục đích là làm cho Đảng luôn TSVM và không ngừng nâng cao NLLĐ, SCĐ của Đảng.

Xây dựng Đảng là quá trình xác lập, hình thành đường lối, Cương lĩnh chính trị, các quy định, quy chế… tạo sự thống nhất cao và sự tin tưởng của mỗi cán bộ, đảng viên vào đường lối, chủ trương của Đảng, đó còn là việc xây dựng tổ chức, cán bộ bảo đảm cho Đảng ngày càng vững mạnh. Chỉnh đốn Đảng là việc uốn nắn, chấn chỉnh, sắp đặt lại cho đúng theo quy định, Điều lệ Đảng; xử lý, đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực,... Xây dựng và chỉnh đốn Đảng liên quan mật thiết với nhau, gắn liền với nhau, bổ trợ, tác động đến nhau. Đó là hai mặt của một quá trình thống nhất, cùng hướng đến một mục tiêu là làm cho Đảng trong sạch và vững mạnh hơn. Trong xây dựng đã bao gồm chỉnh đốn Đảng trên các mặt về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức vì đã xây dựng thì phải chỉnh đốn và chỉnh đốn Đảng tức là nhằm xây dựng Đảng trở nên tiến bộ hơn, phát triển hơn. Trong đó, xây dựng Đảng là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài. Chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên.

Trong từng giai đoạn, thời kỳ cách mạng cụ thể, căn cứ vào đặc điểm, bối cảnh, yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng có nhiệm vụ khác nhau. Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến chống thực dân, đế quốc, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng tập trung vào việc hoạch định đường lối, tạo sự thống nhất tư tưởng và hành động, chống ngả nghiêng, dao động trước khó khăn, khi đối mặt nguy cơ sinh tử, mất - còn; củng cố lòng tin, nâng cao ý chí, tăng cường quyết tâm kháng chiến... Trong xây dựng đất nước hiện nay, xây dựng, chỉnh đốn Đảng tập trung vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của Đảng nhằm làm cho mỗi tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên đủ sức lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời, đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực,... trong bộ máy Đảng và Nhà nước.


2.1.2. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng

Theo tác giả: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng là hệ thống quan điểm về tầm quan trọng, nội dung, biện pháp xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, là kết tinh của trí tuệ Hồ Chí Minh, đồng thời là kết quả của sự kế thừa, vận dụng sáng tạo lý luận Mác -Lênin về xây dựng đảng kiểu mới của GCCN vào thực tiễn Việt Nam, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng Đảng của các Đảng Cộng sản trên thế giới. Tư tưởng đó là bộ phận đặc sắc trong di sản tư tưởng của Người, mãi soi sáng cho quá trình xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Khái niệm trên làm rõ ba vấn đề:

Về nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng: Hồ Chí Minh đã nghiên cứu sâu sắc lý luận Mác - Lênin về xây dựng chính đảng vô sản kiểu mới; tổng kết kinh nghiệm hoạt động của các đảng cộng sản, công nhân quốc tế; phân tích hoàn cảnh, điều kiện, đặc điểm lịch sử và yêu cầu khách quan của cách mạng nước ta. Hồ Chí Minh không chỉ vận dụng sáng tạo mà còn góp phần phát triển sáng tạo lý luận Mác -Lênin về xây dựng chính đảng vô sản kiểu mới của GGCN ở một nước thuộc địa.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng được hình thành, phát triển, hoàn thiện gắn liền với sự vận động, phát triển của thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhất là gắn liền với quá trình Người chuẩn bị tổ chức thành lập Đảng, cho đến khi Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền và trở thành đảng cầm quyền lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Do vậy, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng không chỉ là sự kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân mà đó còn là kết tinh của trí tuệ Hồ Chí Minh, kết quả của tư duy chính trị sắc bén, của quá trình không ngừng suy tư, trăn trở nhằm xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng vừa là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí