Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh - 2


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ Quân đội, xây dựng Quân đội về chính trị.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp chung, các phương pháp liên ngành và chuyên ngành sau:

- Phương pháp lôgíc được sử dụng để khái quát nội dung, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng; luận giải, đánh giá đúng thực chất những thành tựu, hạn chế trong xây dựng Đảng bộ các TSQQĐ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Phương pháp lịch sử được sử dụng để trình bày, phân tích các công trình khoa học có liên quan đến luận án; các vấn đề có liên quan đến quan điểm, đường lối của Đảng và Quân ủy Trung ương về xây dựng Đảng.

- Phương pháp điều tra xã hội học, thông qua việc xây dựng hệ thống bảng hỏi để thu thập các thông tin khách quan, trung thực, góp phần cung cấp luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc thực hiện đề tài luận án.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh nhằm khái quát, phân tích, đánh giá các vấn đề lý luận, thực tiễn được trình bày trong luận án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng để lấy ý kiến các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý công tác tại các cơ quan nghiên cứu, cơ sở đào tạo trong và ngoài Quân đội, nhằm chuẩn hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn mà đề tài luận án đặt ra.

5. Đóng góp mới của luận án

Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh - 2

- Luận án góp phần làm rõ hơn nội dung, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng

- Luận án đánh giá khách quan ưu điểm, hạn chế thực trạng xây dựng

Đảng bộ các TSQQĐ theo tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2021 và làm


rõ những vấn đề đặt ra trong xây dựng Đảng bộ các TSQQĐ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

- Luận án đề xuất các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm xây dựng

Đảng bộ các TSQQĐ trong tình mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1. Về lý luận

Kết quả nghiên của luận án góp phần làm sâu sắc thêm nội dung và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng. Cung cấp những luận cứ khoa học giúp Thường vụ, Đảng ủy các TSQQĐ nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng Đảng bộ TSQQĐ ngày càng vững mạnh.

6.2. Về thực tiễn

Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở các TSQQĐ.

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu cho các cơ quan tham mưu, nghiên cứu khi chuẩn bị xây dựng các nghị quyết, chuyên đề về xây dựng Đảng nói chung và xây dựng các tổ chức đảng trong Quân đội nói riêng.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và vận dụng vào xây dựng Đảng hiện nay

* Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng

Trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng” (2001), tác giả Nguyễn Quốc Bảo đã làm rõ một trong những nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng đó là những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân (GCCN). Đồng thời, khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng có những nội dung mới, thể hiện sự phát triển sáng tạo và cần phải nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới [4].

Tác giả Triệu Quang Tiến, trong tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng (2004) đã tập trung nghiên cứu về vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, chống tham ô, lãng phí và nâng cao NLLĐ, SCĐ của các tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả cho rằng, một trong những biện pháp rất quan trọng mà Hồ Chí Minh rất quan tâm và yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thường xuyên thực hiện nhằm góp phần xây dựng Đảng TSVM đó là tự phê bình và phê bình [121].

Cuốn sách “Một số vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam” (2005), tác giả Bùi Đình Phong, Phạm Ngọc Anh (đồng chủ biên) đã tập trung luận giải sâu sắc quan niệm của Hồ Chí Minh về sự ra đời, vai trò lãnh đạo, bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam; tính tất yếu phải xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam TSVM, trong đó nhấn mạnh: “Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam TSVM là mối quan tâm thường trực của Hồ Chí Minh và vấn đề này chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản”. Đồng thời, các tác giả đã khái quát những nội


dung xây dựng Đảng TSVM về chính trị, tư tưởng, tổ chức theo Tư tưởng Hồ Chí Minh [106].

Tác giả Bùi Kim Hồng, trong cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh” (2006) đã trình bày một cách khoa học, có hệ thống những vấn đề lý luận cách mạng, ý thức chính trị, bản chất, mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và những chuẩn mực của người đảng viên. Đồng thời, phân tích, làm rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng. Tác giả khẳng định: Tư tưởng Hồ chí Minh về xây dựng Đảng chứa đựng những giá trị lý luận rất to lớn và nêu lên sự cần thiết phải vận dụng sáng tạo vào công tác xây dựng Đảng hiện nay [81].

Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam” (2008), tác giả Nguyễn Duy Hùng và các cộng sự đã đề cập một cách toàn diện những vấn đề về công tác xây dựng Đảng trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, tập trung vào các vấn đề xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tăng cường sự đoàn kết thống nhất [76].

Trong cuốn sách “Hồ Chí Minh về xây dựng củng cố tổ chức Đảng” (2010), các tác giả Nguyễn Vũ, Nguyễn Thái Anh đã bàn về vấn đề xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó tập trung vào giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”. Theo các tác giả, đây là vấn đề có ý nghĩa then chốt góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Đảng [161].

Các tác giả Trần Đình Huỳnh, Nguyễn Thị Tố Uyên trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước” (2018) đã trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Nhà nước Việt Nam. Trong phần tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, các tác giả đã làm rõ nội dung xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về các mặt, bao gồm: Xây dựng lý luận; Xây dựng Đảng về chính trị; Xây dựng Đảng về tư tưởng; Xây dựng đảng về tổ chức, đồng thời đã tập trung phân tích, làm rõ


những yêu cầu đối với Đảng về năng lực trí tuệ, tư tưởng lý luận, hoạch định đường lối trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền [83].

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng còn có các bài viết

đăng trên các tạo chí khoa học.

Trong bài viết “Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, đăng trên Tạp chí Triết học, Số 8 - 2004, tác giả Đoàn Đức Hiếu đã trình bày những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trên các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Theo tác giả xây dựng Đảng về chính trị về thực chất là nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng về tư tưởng có ý nghĩa vô cùng quan trọng và xây dựng Đảng về tổ chức có ý nghĩa then chốt. Tác giả nhấn mạnh: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức là ba mặt có quan hệ mật thiết, gắn bó và có cùng chung mục đích [71, tr.16].

Tác giả Lê Mậu Hãn, trong bài viết “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự rèn luyện và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam”, đăng trên trên Tạp chí Cộng sản, số 10 - 2006, khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có công lao to lớn đối với sự ra đời của Đảng và chính ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi chiếu công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, làm cho Đảng trở thành “Đảng cách mạng tiên phong, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam”. Tác giả cho rằng, những quan điểm của Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền nó như một chân lý, phản ánh đúng thực tiễn và là lời cảnh báo sâu sắc đối với toàn Đảng và từng cán bộ, đảng viên [70, tr.22].

Tác giả Trần Thị Minh Ngọc, trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong Di chúc”, trên Tạp chí Triết học, số 1 - 2016, đã luận giải những tư tưởng sâu sắc của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng được Người nêu ra trong bản Di chúc. Tác giải nhấn mạnh: Nội dung bao trùm nhất làm nên giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc của Di chúc là tư tưởng đặc biệt quan trọng của Người về xây dựng Đảng. Theo tác giả, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần


rèn luyện, bồi dưỡng Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam [104].

Trong bài viết “Tính nhân văn trong quan điểm xây dựng Đảng về đạo đức của Hồ Chí Minh”, đăng trên Tạp chí Lịch sử đảng, số 332 / 2018, tác giả Trần Thị Minh Tuyết cho rằng: Quan điểm xây dựng Đảng về đạo đức của Hồ Chí Minh toát lên tinh thần nhân văn sâu sắc. Điều đó thể hiện ở mục đích xây dựng Đảng về đạo đức, các quan điểm về các chuẩn mực đạo đức cách mạng, phương pháp xây dựng đạo đức giàu tính văn hóa và cách thức xử lý hài hòa những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng Đảng của Hồ Chí Minh. Tác giả nhấn mạnh xây dựng Đảng về đạo đức là xây dựng Đảng từ gốc và đó chính là nét đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng [146]

Trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh”, trên Tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, số 2/2020, tác giả Nguyễn Minh Tuấn cho rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ truyền thống văn hóa dân tộc để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. Tác giả nhấn mạnh: Xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh” theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, để Đảng luôn xứng đáng là lực lượng lãnh đạo phát triển xã hội, đáp ứng sự tin cậy của nhân dân [143].

Tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh, trong bài báo “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên và một số vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, Số 3/2020 cho rằng: Những quan điểm của Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên chứa đựng giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Từ sự phân tích cặn kẽ, phê bình thẳng thắn những thói hư tật xấu trong nội bộ Đảng, Hồ Chí Minh đồng thời nêu ra những phương pháp, cách thức sửa chữa những căn bệnh ấy mà mục đích cốt lõi: Chỉnh Đảng là để dùi mài cán bộ và đảng viên thành những chiến sĩ xứng đáng là người đày tớ của nhân dân. Tác giả đã khái quát


những cách thức, biện pháp góp phần xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải xây dựng lập trường giai cấp vững chắc; phải làm đúng chính sách của Đảng và của Chính phủ và theo đúng đường lối quần chúng trong mọi việc; phải triệt để chống bệnh quan liêu, hình thức, tham ô, lãng phí; thật sự thi hành dân chủ trong Đảng và trong quần chúng; thật thà tự phê bình và phê bình, phải học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và thấm nhuần chính sách của Đảng để luôn luôn tiến bộ [142].

Trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên”, trên Tạp chí Lý luận Chính trị, Số 3/2020, tác giả Lý Việt Quang cho rằng: Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng TSVM trên cả hai phương diện: xác lập những nguyên tắc, quy định, chuẩn mực về tư tưởng, chính trị, tổ chức, đạo đức để thực hiện thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng; đồng thời chỉ ra những căn bệnh, thói hư, tật xấu mà mỗi cán bộ, đảng viên cần phải phòng chống, nhất là từ khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền. Tác giả đã đề cập đến những quan điểm của Người về phòng, chống những căn bệnh, thói hư, tật xấu trong cán bộ, đảng viên, với ý nghĩa là phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Để phòng, chống những biểu hiện suy thoái đó có hiệu quả cần phát huy tốt vai trò của tổ chức Đảng và vai trò của mỗi cán bộ, đảng viên. Trong đó, đối với tổ chức đảng cần làm tốt việc giáo dục cho mỗi cán bộ, đảng viên thấm nhuần lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, hiểu rõ đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng, về nhiệm vụ, đạo đức của người đảng viên; thực hiện nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình trong Đảng; chế độ sinh hoạt của chi bộ cần phải tiến hành một cách nghiêm túc; kỷ luật của Đảng phải thực hiện nghiêm minh; công tác kiểm tra của Đảng phải tiến hành chặt chẽ. Về phương diện cá nhân, cán bộ, đảng viên của Đảng phải luôn đặt lợi ích của Đảng, cách mạng và của nhân dân lên trên hết. Phải kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, không ngừng bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật [113].


* Nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng Đảng hiện nay

Tác giả Bùi Đình Phong, Phạm Ngọc Anh, trong cuốn sách “Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới” (2006), đã phân tích những vấn đề cơ bản trong công tác xây dựng Đảng dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh như: Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng, giữ vững, củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân; nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác của cán bộ, đảng viên; xây dựng và phát triển tổ chức cơ sở đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo dân chủ của Đảng và vấn đề tăng cường quan hệ quốc tế của Đảng. Trên cơ sở đó, các tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục vận dụng đúng đắn, sáng tạo những chỉ dẫn về xây dựng Đảng của Hồ Chí Minh nhằm góp phần xây dựng Đảng trong sạch hơn, vững mạnh hơn đáp ứng yêu cầu lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ đổi mới đất nước [105].

Trong cuốn sách “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh” (2017), tác giả Bùi Đình Phong cho rằng, khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng có hai cách tiếp cận. Trong đó, cách tiếp cận thứ nhất là xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Cách thứ hai là xây dựng Đảng trên từng mặt cụ thể như: Nền tảng tư tưởng - lý luận của Đảng; về các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; tư cách đảng viên và vấn đề cán bộ; mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân; về đạo đức cách mạng. Tác giả cho rằng, cách tiếp cận thứ hai thể hiện một cách đậm nét trong toàn bộ di sản Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng [107].

Tác giả Lê Khả Phiêu, trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và sự vận dụng trong xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay” (2019), đã tập trung phân tích, luận giải nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Khái quát thực trạng đạo đức và thực trạng xây dựng Đảng về đạo đức thời gian qua; yêu cầu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, từ đó đề xuất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022