tr.357]. Vì vậy, phải tránh nguy cơ dẫn đến sai lầm về đường lối chính trị và thói quan liêu, xa dân. Hai điều đó sẽ dẫn tới thất bại của Đảng.
Để chống nguy cơ sai lầm về đường lối, Hồ Chí Minh nhấn mạnh cần phải làm tốt việc giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Phải động viên, khuyến khích cán bộ, đảng viên tích cực học tập, nghiên cứu để không ngừng tiến bộ. Phải phát huy dân chủ, trí tuệ và khơi dậy tính sáng tạo, tự do của cán bộ, đảng viên.
Về biện pháp xây dựng Đảng về chính trị, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên. Người nhấn mạnh: “Nâng cao trình độ lý luận và chính trị, cải tạo mình là một việc trường kỳ và gian khổ. Nhưng đó là một công tác chủ chốt trong việc xây dựng Đảng mà mỗi đảng viên phải cố gắng” [61, tr.280].
Theo đó, mỗi tổ chức đảng cần phải làm tốt công tác giáo dục chính trị, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, bởi theo Người, có học tập chính trị thì mọi người mới nắm được chỉ thị, nghị quyết, luật pháp của Đảng, của Chính phủ, mỗi cán bộ, đảng viên mới củng cố được đạo đức cách mạng của mình, mới giữ vững lập trường giai cấp và làm tốt được công tác Đảng giao cho mình.
Yêu cầu trong giáo dục, bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, phù hợp với từng đối tượng, từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Nội dung giáo dục, bồi dưỡng bao gồm: Tập trung giáo dục, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin; giáo dục chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; giáo dục kinh nghiệm thực tiễn và cập nhật tri thức lý luận mới.
2.2.2.2. Xây dựng Đảng về tư tưởng
* Xây dựng nền tảng lý luận, tư tưởng cho tổ chức đảng và cán bộ,
đảng viên
Hồ Chí Minh cho rằng: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”. Đồng thời, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” [56, tr.289]. Người cũng chỉ rõ: “Bây giờ
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Nghiên Cứu Đã Đạt Được Và Những Vấn Đề Luận Án Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án
- Khái Niệm Xây Dựng Đảng Bộ Các Trường Sĩ Quan Quân Đội
- Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh - 8
- Giá Trị Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Xây Dựng Đảng
- Đặc Điểm Các Trường Sĩ Quan Quân Đội Và Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Đảng Bộ Các Trường Sĩ Quan Quân Đội
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” [56, tr.289].
Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhỡ mỗi cán bộ, mỗi đảng viên của Đảng phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin. Nếu học không hiểu, hoặc hiểu mà không biết vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện nước ta thì sẽ không đưa lại kết quả mong muốn. Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của lý luận và cho rằng “Lý luận như cái kim chỉ nam”, lý luận góp phần định ra phương hướng cho cán bộ, đảng viên trong công việc thực tế. Người nhấn mạnh: “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế” và “Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông” [59, tr.273].
Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, quá trình vận dụng những nguyên lý, nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phải luôn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ. Đồng thời, phải không ngừng tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận để giải quyết đúng đắn những vấn đề đặt ra trong quá trình Đảng lãnh đạo. Trong quá trình hoạt động, Đảng phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các đảng cộng sản khác, đồng thời phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung chủ nghĩa Mác - Lênin. Đảng phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phải dựa vào lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin để xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, lý luận. Hồ Chí Minh cũng lưu ý, việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin phải luôn phù hợp với từng đối tượng. Học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin giúp chúng ta từng bước xây dựng và hình thành thế giới quan khoa học, có phương pháp tiếp thu một cách hiệu quả lý luận mới, những thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, có niềm tin vào sứ mệnh lịch sử của GCCN, có cơ sở khoa học chống lại tưởng lạc hậu, phản động.
Sự sâu sắc của Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã nêu lên mục đích của việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo Người, học chủ nghĩa Mác - Lênin, hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là để làm tròn nhiệm vụ được giao, là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Đồng thời, Người khẳng định: “Nếu thuộc bao
nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác -
Lênin được” [69, tr.668].
* Xây dựng sự đoàn kết, nhất trí, thống nhất về tư tưởng trong tổ chức
đảng và sự thông suốt về tư tưởng cho cán bộ, đảng viên
Xây dựng sự đoàn kết, nhất trí, thống nhất về tư tưởng trong Đảng là vấn đề được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Điều này được thể hiện một cách xuyên suốt, nhất quán từ khi chuẩn bị thành lập Đảng cho đến khi Người qua đời. Bởi theo Hồ Chí Minh, sự đoàn kết, nhất trí, thống nhất về tư tưởng tạo nên sức mạnh to lớn cho Đảng. Hồ Chí Minh cho rằng: Vô luận việc gì cũng đều do người làm ra, từ việc nhỏ đến việc to, nếu lòng mình trong sáng, nếu đồng tâm thì mọi việc dù khó khăn đến mấy cũng vượt qua. Hồ Chí Minh cũng từng chỉ rõ: Sở dĩ trong Đảng có sự không thống nhất là do cách lãnh đạo không được dân chủ, cấp trên với cấp dưới tách biệt nhau, Đảng với quần chúng rời xa nhau, dẫn đến ở trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp, ở dưới thì không dám nói ra, họ cứ để trong lòng rồi sinh ra uất ức, chán nản, làm nảy sinh các hiện tượng “trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm” và cái thói “thậm thà thậm thụt”, không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng.
Hồ Chí Minh cho rằng: “Giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất của Đảng, phải kiên quyết chống cái thói xem nhẹ tư tưởng” [62, tr.279] và “Nếu tư tưởng không thông thì công tác kém kết quả” [64, tr.67]. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên ở trong Đảng và ngoài Đảng có nắm chắc rõ tình hình, nhận rõ nhiệm vụ được giao thì tư tưởng mới thông suốt, tư tưởng thông suốt thì hành động mới thống nhất. Nếu tư tưởng thông suốt và hành động thống nhất thì nhiệm vụ tuy nặng nề, công việc tuy khó khăn phức tạp, ta cũng nhất định thắng lợi. Muốn vậy, Người lưu ý rằng, phải hiểu tư tưởng của mỗi cán bộ, đảng viên để giúp đỡ trong công tác, vì tư tưởng thông suốt thì làm việc tốt, tư tưởng “nhùng nhằng” thì không làm được việc. Người nhấn mạnh: “Nếu đảng viên tư tưởng và hành động không nhất trí, thì khác nào một mớ cắt rời, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Như vậy, thì Đảng không thể nào lãnh đạo được quần chúng, không thể làm cách mạng” [65, tr.606].
Mặt khác, Hồ Chí Minh cũng đề cao và phát huy tính sáng tạo, tự do tư tưởng, tác phong độc lập suy nghĩ. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong mọi vấn đề, mọi người được tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đây vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mọi người. Khi cán bộ, đảng viên đã phát huy dân chủ tham gia phát biểu ý kiến, đã thấy được chân lý, khi đó, quyền tự do tư tưởng hóa ra “quyền tự do phục tùng chân lý”. Làm được như vậy tức là đã “đánh thông tư tưởng và động viên sáng kiến và lực lượng của toàn Ðảng, toàn dân” [65, tr.555]. Người nhấn mạnh: “tư tưởng không đúng đắn thì công tác ắt sai lầm” [61, tr.114].
* Xây dựng, bồi dưỡng lập trường, tư tưởng của giai cấp công nhân
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Tư tưởng của Đảng là tư tưởng của giai cấp công nhân, nó đấu tranh cho lợi ích của toàn dân. Vì vậy, trong Đảng không thể có những tư tưởng, lập trường và tác phong trái với tư tưởng, lập trường và tác phong của giai cấp công nhân” [62, tr.275].
Xây dựng Đảng về tư tưởng, theo Hồ Chí Minh phải xác lập thế giới quan và hệ tư tưởng của GCCN - giai cấp tiên tiến nhất của thời đại, giai cấp lãnh đạo toàn thể dân tộc thực hiện mục tiêu mà cách mạng đặt ra. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Người cách mạng phải thấy thật rõ điều đó và đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, để hết lòng hết sức đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, cho giai cấp công nhân và cho toàn thể nhân dân lao động” [65, tr.604]. Hồ Chí Minh cho rằng, cái đóng vai trò quyết định bản chất của GCCN của Đảng không phải chỉ ở số lượng đảng viên xuất thân từ công nhân, mà cơ bản là ở nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, ở mục tiêu, đường lối của Đảng vì độc lập dân tộc, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người
* Xây dựng tính đảng cho cán bộ, đảng viên
Tính đảng của cán bộ, đảng viên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, tạo ra sự đồng thuận về mục tiêu, lý tưởng cách mạng, sự thống nhất, đoàn kết trong hành động của toàn Đảng nhằm thu hút dẫn dắt quần chúng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Chính vì thế, trong xây dựng Đảng về tư tưởng, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh phải nâng cao tính đảng cho cán bộ, đảng viên.
Theo Hồ Chí Minh, tính đảng là yếu tố quyết định kết quả hoàn thành nhiệm vụ của họ. Người khẳng định: “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, cần phải có tính đảng mới làm được việc”, đồng thời, Người nhấn mạnh: “Kém tính đảng, thì việc gì cũng không làm nên” [59, tr.307]. Biểu hiện cụ thể của tính đảng theo Hồ Chí Minh chỉ ra đó là, cán bộ, đảng viên phải luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết; quá trình thực hiện nhiệm vụ thì việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi đến chốn, đồng thời, lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.
Để xây dựng Đảng về tư tưởng, theo Hồ Chí Minh cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Thường xuyên nghiên cứu, học tập Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đảng là lãnh tụ chính trị, là tượng trưng cho trí tuệ, lương tâm, danh dự của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam. Để thực hiện được vai trò ấy, Đảng phải được trang bị lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đó không chỉ là vũ khí lý luận để cải tạo hiện thực khách quan mà còn là vũ khí lý luận để cải tạo bản thân cán bộ, đảng viên.
Trong nghiên cứu, học tập Chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng phải nghiên cứu, nắm vững bản chất cách mạng và khoa học, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể, không rập khuôn, máy móc, đồng thời phải biết chắt lọc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại. Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên học tập chủ nghĩa Mác- Lênin phải phù hợp với hoàn cảnh từng lúc, từng nơi học tinh thần xử lý với con người, xử lý với công việc và xử lý với bản thân; phải tổng kết thực tiễn cách mạng trong nước và nghiên cứu kinh nghiệm của các nước; lý luận phải gắn với thực tiễn, tránh giáo điều, rập khuôn, máy móc; kiên quyết đấu tranh chống các luận điệu phản động, cơ hội, bảo vệ sự trong sáng, đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chống tư tưởng “phi vô sản”, giáo điều, bảo thủ, lạc hậu, trì trệ
Hồ Chí Minh cho rằng: Nước ta đã lâu ở dưới chế độ thực dân và phong kiến, cho nên những tư tưởng bất chính có thể ảnh hưởng vào trong Đảng. Số
đông đảng viên là nông dân và tiểu tư sản trí thức, cho nên cũng mang vào Đảng những tư tưởng “phi vô sản”. Vì vậy, Đảng cần phải giáo dục và yêu cầu đảng viên ra sức học tập lý luận, mở rộng tự phê bình và phê bình, đấu tranh với những tư tưởng “phi vô sản”.
Bên cạnh đó, cần chống lại tư tưởng giáo điều, bảo thủ, lạc hậu, trì trệ. Hồ Chí Minh cho rằng: “Tư tưởng bảo thủ là như những sợi dây cột chân cột tay người ta, phải vất nó đi. Muốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ dám làm” [67, tr.340]. Người còn nhấn mạnh: “Xã hội ngày càng tiến, công tác của ta cũng phải ngày càng tiến... Không tiến, tức là thoái” [62, tr.405].
Để chống lại tư tưởng “phi vô sản”, Đảng cần tăng cường tư tưởng GCCN và thường xuyên “gột rửa” nhưng tư tưởng trái với nó. Phải kiên quyết chống căn bệnh thờ ơ, xem nhẹ việc nghiên cứu, học tập lý luận.
Tăng cường giáo dục, rèn luyện tính đảng cho cán bộ, đảng viên
Tính đảng là phẩm chất cao quý của mỗi cán bộ, đảng viên. Đó là sự giác ngộ sâu sắc mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng và ý chí quyết tâm phấn đấu, cống hiến trọn đời vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Nói về tính đảng, Hồ Chí Minh cho rằng, biểu hiện cao nhất của tính đảng là “phải đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết” [59, tr.307]. Bên cạnh đó, tính đảng còn thể hiện ở phong cách làm việc “cẩn thận”, “rõ ràng”, “đến nơi đến chốn” và sự thống nhất giữa lý luận, hành động thực tiễn, giữa nói và làm.
Tính đảng của cán bộ, đảng viên biểu hiện ở sự tích cực nghiên cứu, học tập, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn có lập trường rõ ràng, quan điểm, thái độ khách quan, khoa học, tôn trọng sự thật, bảo vệ cái đúng, lẽ phải, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm, tư tưởng, nhận thức sai trái, tiêu cực, phản động, không ngại khó khăn, gian khổ.
2.2.2.3. Xây dựng Đảng về tổ chức
* Xây dựng nền nếp và thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng Một là, nguyên tắc tập trung dân chủ
Đây là nguyên tắc cơ bản, thường được Hồ Chí Minh nhắc đến đầu tiên trong nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng.
Về tập trung, Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong Đảng phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động. Hiểu và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ làm cho Đảng ngày càng vững mạnh, thống nhất trong tư tưởng và hành động, “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người” [60, tr.17]. Biểu hiện của tập trung là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Tập trung trên cơ sở phát huy dân chủ chứ không phải tập trung quan liêu, độc đoán, chuyên quyền. Tập trung dân chủ phải được quán triệt và thực hiện trong từng đảng viên, trong từng tổ chức đảng để Đảng hoàn thành sứ mệnh lịch sử của một đảng cầm quyền lãnh đạo Nhân dân ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Về dân chủ, đó vừa là bản chất, vừa là động lực và mục tiêu của xã hội mà Đảng ta lãnh đạo nhân dân xây dựng nên, dân chủ trong Đảng là tất cả đảng viên được tự do bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề trong sinh hoạt đảng để xây dựng nghị quyết, đưa nghị quyết vào cuộc sống. Vì vậy, dân chủ phải đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung, góp phần thống nhất về quan điểm, chủ trương trong lãnh đạo, chỉ đạo. Phải tránh dân chủ theo kiểu tùy tiện, phân tán, vô tổ chức và hình thức. Như thế là rất nguy hại, làm suy giảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mỗi tổ chức đảng.
Một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ tập mà Hồ Chí Minh rất quan tâm là thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Hồ Chí Minh cho rằng: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung” và tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách theo Hồ Chí Minh chính là “dân chủ tập trung” [59, tr.620]. Hồ Chí Minh cho rằng một người dù tài giỏi bao nhiêu cũng không thể thấy hết mọi mặt của một vấn đề, càng không thể hiểu được cặn kẽ mọi việc, hiểu hết được mọi chuyện. Vì vậy, để lãnh đạo được sát, được đúng cần phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều người giúp chỉ ra được các mặt của vấn đề sẽ hiểu được toàn diện. Khi tập thể đã bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì giao cho một người phụ trách chính. Làm như vậy thì kế hoạch mới được thực hiện đầy đủ, không bị chồng chéo, tránh dựa dẫm, công việc sẽ đạt kết quả cao, có cơ sở để biểu dương những người làm giỏi, phê bình những người làm kém, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân. Hồ Chí Minh cho rằng: “Lãnh đạo không
tập thể, sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ, kết quả cũng là hỏng việc. Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau” [59, tr.620].
Theo Hồ Chí Minh, tập trung và dân chủ không đối lập nhau, mà có sự gắn bó mật thiết với nhau. Tập trung trên nền tảng dân chủ và dân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung
Hai là, nguyên tắc tự phê bình và phê bình
Theo Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của
Đảng, là “vũ khí sắc bén”, là “thang thuốc đặc trị” những sai lầm, khuyết điểm.
Hồ Chí Minh cho rằng, phê bình và tự phê bình là việc phải làm thường xuyên của mỗi tổ chức đảng và của từng cán bộ, đảng viên. Để xây dựng Đảng, “mỗi cơ quan cán bộ, các đảng viên, mỗi người mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình”, đồng thời, Người nhấn mạnh, mỗi khi mình thấy có khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa, và phải “giúp đồng chí mình sửa chữa” [59, tr.273].
Theo Hồ Chí Minh, tự phê bình là “nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình”, là sẵn sàng thừa nhận trước mọi người những khuyết điểm của mình để bản thân cũng như mọi người tìm cách sửa chữa. Còn phê bình là “nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình”, là tham gia góp ý kiến và nêu cách thức để sửa chữa khuyết điểm để giúp đồng chí, đồng đội mình phát huy những ưu điểm, nhận ra những khuyết điểm, hạn chế, sai lầm để sửa chữa, để cùng nhau tiến bộ.
Về phương pháp phê bình và tự phê bình, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Phê bình mình cũng như phê bình người phải triệt để, thật thà, không nể nang và không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, Người nhấn mạnh: “chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm, chứ không phê bình người” [58, tr.272].
Về thái độ trong tự phê bình và phê bình, Hồ Chí Minh nhắc nhở, người được phê bình cần phải có thái độ rất thành khẩn, cầu thị và vui lòng sửa đổi, không vì thế mà nản chí hoặc oán ghét người phê bình mình rồi im lặng mà