Nghiên Cứu Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Vào Xây Dựng


nhiệm vụ, giải pháp vận dụng tư tưởng của Người vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng về đạo đức hiện nay [103].

Tác giả Mạch Quang Thắng, trong cuốn sách “Một số vấn đề về xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh” (2020) đã trình bày khái quát một số vấn đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng; về công tác kiểm tra, kỷ luật, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và công tác xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả cũng đề cập về vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị, trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và về tăng cường công tác đối ngoại của Đảng, nhất là, trong vấn đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay [124].

Tác giả Nguyễn Đình Hòa, trong bài viết “Từ một số quan điểm xây dựng Đảng của Hồ Chí Minh, suy nghĩ về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay”, đăng trên Tạp chí Triết học, Số 8 - 2005, cho rằng, công tác xây dựng Đảng là vấn đề Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm chăm lo trong thực tiễn hoạt động cách mạng của Người. Tác giả đã tập trung luận giải những quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục, bồi dưỡng mục tiêu, lý tưởng cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng; vấn đề tăng cường kỷ luật, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng... Theo tác giả, những tư tưởng đó có ý nghĩa rất to lớn đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam hiện nay và việc vận dụng nghiêm túc, sáng tạo những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng là cơ sở để nâng cao bản lĩnh chính trị, NLLĐ, SCĐ [74].

Trong bài viết “Xây dựng chi bộ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, Số 1 - 2010, tác giả Trần Minh Trưởng cho rằng: Trong công tác xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu công tác xây dựng chi bộ. Do đó, trong xây dựng chi bộ cần xác định rõ vai trò của nó trong ba loại quan hệ chủ yếu: Đối với bản thân Đảng, đối với đảng viên và trong mối quan hệ giữa Đảng với dân. Theo tác giả, cần phải xây dựng các chi bộ đảng sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng.


Để nâng cao NLLĐ, SCĐ của các tổ chức đảng, theo tác giả, cần phải “Không ngừng hoàn thiện mô hình tổ chức của các loại hình chi bộ; đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ bí thư, cấp ủy viên và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát” [158, tr.8].

Nghiên cứu vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng vào công tác xây dựng Đảng hiện nay, trên Tạp chí Lý luận chính trị, tác giả Mạch Quang Thắng có các bài viết “Nhận diện để ngăn chặn, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, xây dựng Đảng trong sạch”, Số 10/2017 và bài “Giữ gìn kỷ luật của Đảng theo tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Số 2/2019. Qua các bài viết, tác giả cho rằng: Trong xây dựng Đảng, xây dựng Đảng về đạo đức là một trong bốn nhiệm vụ quan trọng. Để xây dựng Đảng về đạo đức thì đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là nội dung quan trọng vì nó là căn nguyên gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí có nguy cơ làm tổn hại đến chế độ chính trị, làm suy yếu Đảng. Nhận diện về chủ nghĩa cá nhân gần đây, theo tác giả đó là các biểu hiện: Tách rời lợi ích của bản thân mình với lợi ích của Đảng; chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân mình; coi cái tôi cao hơn tất thảy, bất chấp đường lối, chủ trương, điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước; quan liêu, tham nhũng, lãng phí; phản bội Đảng, phản bội chế độ chính trị. Về vấn đề giữ vững kỷ luật của Đảng, theo tác giả phải kết hợp việc rèn luyện đạo đức cách mạng với chống chủ nghĩa cá nhân; mỗi cán bộ, đảng viên trong Đảng phải có tinh thần trách nhiệm và hành động tích cực chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu... [128, 129].

Tác giả Nguyễn Xuân Trung - Trần Thị Thanh Giang, trong bài viết “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII của Đảng”, trên Tạp chí Lý luận chính trị, Số 8/2018, cho rằng: Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, Hồ Chí Minh không chỉ rèn luyện và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên mà bản thân Người là một tấm gương mẫu mực tự thực hiện những tư tưởng và khát vọng đạo đức do chính mình đề ra. Tác giả nhấn mạnh, những luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ là rất toàn diện, sâu sắc và nhất quán. Đây là cơ sở để Đảng nghiên cứu,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết đặt ra trong giai đoạn cách mạng hiện nay [155].

Trong bài viết “Về khái niệm “đạo đức cách mạng” và việc nghiên cứu, học tập đạo đức trong Đảng hiện nay”, trên Tạp chí Lý luận Chính trị, Số 1/2019, tác giả Phạm Hồng Chương đã tập trung làm rõ quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Bài viết nhấn mạnh: Hồ Chí Minh đã trình bày một cách toàn diện, hệ thống về nguồn gốc, vai trò, nội dung, giá trị của đạo đức cách mạng và nêu đầy đủ các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên. Những chuẩn mực này được đặt trong mối quan hệ biện chứng với nhau và trong từng nội dung của mỗi chuẩn mực cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau [15].

Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh - 3

Lê Thế Phong, trong bài viết “Quan điểm của Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân và công tác xây dựng Đảng hiện nay”, trên Tạp chí Lý luận Chính trị, Số 2/2019, cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo đến việc giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Trong đó, Người luôn nhắc nhở, căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên phải đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân. Theo tác giả, để chống chủ nghĩa cá nhân hiện nay cần: Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; thường xuyên quan tâm đến việc xây dựng môi trường xã hội dân chủ, công bằng, tiến bộ, tạo động lực cho cán bộ, đảng viên tích cực học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; Đảng phải thường xuyên tự phê bình, phê bình một cách chặt chẽ, nghiêm túc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật trong Đảng [110].

Tác giả Trần Thị Minh Tuyết trong bài viết “Kết hợp đức trị và pháp trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Biện pháp quan trọng trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay”, trên Tạp chí Lý luận Chính trị, Số 3/2019, nhấn mạnh: So với lý luận của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, điểm khác biệt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng nằm ở chỗ: Người chủ trương xây dựng Đảng không chỉ về tư tưởng, chính trị, tổ chức mà còn về đạo đức với mong muốn Đảng phải là “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Với tư duy biện chứng, Hồ Chí Minh cho rằng: Muốn xây dựng Đảng vững mạnh thì


phải dựa vào hai trụ cột là đạo đức và pháp luật, do vậy để đạt mục tiêu xây dựng Đảng về đạo đức như Đại hội XII đặt ra, tăng cường kết hợp đức trị với pháp trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một giải pháp trọng yếu. Theo tác giả, vận dụng tư tưởng kết hợp đức trị với pháp trị của Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng Đảng về đạo đức cần tiến hành các giải pháp: Phải học tập tư duy linh hoạt của Hồ Chí Minh khi kết hợp đức trị với pháp trị; hoàn thiện, bổ sung hệ thống luật pháp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, tạo cơ chế để nâng cao vai trò giám sát của nhân dân; trong khi tăng cường sức mạnh của luật pháp, Đảng vẫn phải không ngừng chăm lo cái “gốc” đạo đức [147].

Trong bài viết “Gắn bó mật thiết với nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nét đặc sắc trong văn hóa cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam”, trên Tạp chí Cộng sản, Số 146 (02/2019), tác giả Đỗ Xuân Tuất cho rằng, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề thiết kế và xây dựng Đảng cầm quyền mạnh mẽ, sáng suốt, gắn bó mật thiết và hành động vì lợi ích của nhân dân. Theo tác giả, Đảng cầm quyền muốn “biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”, muốn giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp của Đảng, vấn đề đặt ra là phải bằng mọi cách giữ cho được định hướng hoạt động của Nhà nước, bảo đảm cho bộ máy Đảng và Nhà nước thật sự trong sạch. Nếu hoạt động lãnh đạo của Đảng thông qua Nhà nước kém hiệu quả, bộ máy quan liêu, đội ngũ đảng viên, cán bộ công chức, nhất là cán bộ chủ chốt, bị thoái hóa, biến chất thì Đảng cầm quyền, Nhà nước mà nhân dân đã tin tưởng giao phó quyền lực chính trị ắt sẽ không giành được sự ủng hộ, niềm tin nơi dân chúng. Để Đảng luôn vì dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, theo tác giả, điều quan trọng nhất là “cần phải coi trọng việc xây dựng một đội ngũ cán bộ cách mạng có lòng kiên quyết, có chí hy sinh” [154, tr.8].

Tác giả Nguyễn Trọng Thành, trong bài viết “50 năm Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vẫn nóng hổi tính thời sự về công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng”, trên Tạp chí Kiểm tra, số 5/2019 cho rằng, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “vẫn luôn nóng hổi tính thời sự trong công tác xây dựng và chỉnh đốn


Đảng hiện nay”. Trong đó, tác giả tập trung luận giải quan điểm của Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng về sự đoàn kết, thống nhất; về tình đồng chí thương yêu lẫn nhau; về giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên [123, tr.4].

Vũ Văn Hiền, trong bài báo “Rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, trên Tạp chí Cộng sản, Số 926/2019, nhấn mạnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Từ khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, vấn đề này càng được Người quan tâm hơn. Tác giả cho rằng, trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, vấn đề quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nội dung các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng về rèn luyện đạo đức cách mạng, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng chưa thật sự tạo nên những kết quả rõ nét. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở một số ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị chưa đi vào chiều sâu, còn mang tính hình thức, cùng với đó, ý thức tự tu dưỡng của một bộ phận cán bộ, đảng viên không tốt đã làm cho tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ngày càng phức tạp. Theo tác giả, tăng cường việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên của Đảng hiện nay cần thực hiện các giải pháp sau: Thiết thực học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nhận thức rõ những đặc thù của con đường cách mạng nước ta hiện nay; củng cố niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng; kết hợp xây với chống trong giáo dục, bồi dưỡng đạo đức và quan tâm giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ [78, tr.16].

Vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng Đảng hiện nay cũng được một số luận án tập trung nghiên cứu:

La Đình Mão (2009), Vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vào Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành triết học. Luận án đã khái quát sự sáng tạo của Hồ Chí Minh về sự kết hợp các nguyên lý phổ biến và yêu cầu đặc thù trong xây dựng Đảng Cộng


sản Việt Nam và vận dụng vào xây dựng Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế trong công cuộc đổi mới toàn diện hiện nay. Luận án đã luận giải rõ mối quan hệ biện chứng giữa tính phổ biến và yêu cầu đặc thù trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh [98].

Nguyễn Chí Thiện (2018), Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và giá trị định hướng hiện nay, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Chính trị học. Luận án đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc. Luận giải có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và nêu lên giá trị định hướng cho Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay [130].

Nguyễn Thị Bích Thủy (2019), Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ trong Đảng và định hướng xây dựng Đảng hiện nay, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Chính trị học. Luận án đã phân tích, luận giải làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Khảo sát thực trạng thực hành dân chủ trong Đảng và chỉ rõ những vấn đề đặt ra với thực hành dân chủ trong xây dựng Đảng hiện nay. Trên cơ sở đó, Luận án đã đề xuất những định hướng đẩy mạnh thực hành dân chủ trong xây dựng Đảng hiện nay [132].

Trần Thị Hợi (2019), Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. Luận án đã hệ thống hóa, phân tích những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng về đạo đức; làm sáng tỏ những giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng. Phân tích những yếu tố tác động đến công tác xây dựng Đảng về đạo đức, đánh giá thực trạng xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phân tích những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết. Luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh [72].


1.1.2. Nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng

Đảng trong Quân đội và trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội

* Nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng Đảng trong Quân đội

Trong cuốn sách “Lý luận và thực tiễn xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị” (2019), tác giả Bùi Quang Cường khẳng định Đảng bộ Quân đội là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, cần phải quan tâm xây dựng Đảng bộ Quân đội TSVM về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, có đủ NLLĐ, SCĐ cao, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội. Tác giả nêu ra những vấn đề về xây dựng Đảng bộ Quân đội, về thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm. Từ đó có những dự báo về tình hình, nhiệm vụ, yêu cầu, đưa những giải pháp góp phần xây dựng Đảng bộ Quân đội TSVM về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức [13].

Tác giả Phan Thị Ánh Tuyết, trong cuốn sách “Di chúc Bác Hồ - Bài học vô giá về xây dựng Đảng” (2020) đã khái quát những quan điểm của Hồ Chí Minh trong Di chúc về xây dựng Đảng, đồng thời tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng, sự cần thiết phải quán triệt, vận dụng những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong Di chúc vào xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức và rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên [145].

Trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong quân đội nhân dân, trên Tạp chí quốc phòng toàn dân, Số 5 - 2005, tác giả Lê Văn Dũng cho rằng: Những quan điểm Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ sinh động, sâu sắc và có giá trị quý báu. Tác giả nhấn mạnh, Hồ Chí Minh đã để lại những lời giáo huấn có ý nghĩa rất to lớn, mang ý nghĩa vạch đường cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ và tiến hành công tác cán bộ trong Quân đội. Quán triệt sâu sắc những quan điểm của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ trong Quân đội, vận dụng những quan điểm đó vào xây dựng đội ngũ cán bộ và tiến hành công tác cán bộ, theo tác giả cần phải đặc biệt quan tâm


đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong Quân đội thật sự vững mạnh, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ; chú trọng khâu đánh giá đúng cán bộ; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ của Đảng trong Quân đội; giải quyết tốt vấn đề cơ cấu, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội [15].

Tác giả Nguyễn Văn Thủy, trong bài viết “Tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trên Tạp chí giáo dục lý luận chính trị quân sự, Số 5 -2016, cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng bản chất của GCCN cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tác giả đã nêu lên những biểu hiện bản chất GCCN của Quân đội và nhấn mạnh việc tăng cường, bồi dưỡng bản chất GCCN cho Quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh là yếu tố góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của Quân đội [131].

Nghiên cứu vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng Đảng trong Quân đội, trong hai bài viết “Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” và “Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đứctrên Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số 11/2017 và Số 9/2019, tác giả Lương Cường khẳng định vai trò rất to lớn của đội ngũ cán bộ Quân đội đối với sự nghiệp cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả nhấn mạnh: Đội ngũ cán bộ các cấp trong Quân đội giữ trọng trách lãnh đạo, chỉ huy, quản lý từ cơ sở đến toàn quân. Đây là lực lượng quan trọng, có vai trò quyết định đến chất lượng xây dựng Quân đội và thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội trong tình hình mới. Theo tác giả, để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên Quân đội đáp ứng nhiệm vụ được giao cần thực hiện tốt các giải pháp: Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm của Đảng và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp; phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp trong Quân đội bảo đảm số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý; cấp ủy, tổ chức đảng và người chỉ huy các cấp phải lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt việc quy hoạch, luân chuyển cán

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí