` 115
3.3.4. Feature Dataset An ninh nguồn nước
3.3.4.1. Feature Class Ranh giới an ninh nguồn nước:
Feature Class Ranh giới an ninh nguồn nước: là đường ranh giới các vùng an ninh nguồn nước theo cấp độ ảnh hưởng, trên của 4 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và một phần tỉnh Yên Bái, Phú Thọ; sau khi đã được biên tập lại chỉnh lý theo về đúng tỷ lệ 1:100.000.
Dữ liệu sử dụng được lấy ta sử dụng trực tiếp từ Feature Class An ninh nguồn nước bằng cách chuyển từ dạng polygon sang polyline rồi load vào Feature Class Ranh giới an ninh nguồn nước.
Cụ thể là vào Feature Class Ranh giới an ninh nguồn nước trong Databae chuột phải vào load, mở dữ liệu đến file dữ liệu đã chuyển sang polyline qua ArcToolbox trong GIS, như thế dữ liệu đã được load xong.
Các thông tin trường dữ liệu đã được nhập hoặc join vào Feature Class file trình bày hiển thị các nội dung thông tin của trường dữ liệu đã thiết kế.
Các trường dữ liệu bao gồm:
- Mã định danh: chuỗi kí tự được mã hóa trong CSDL. Mỗi một thông tin về dữ liệu đưa vào đều có một mã định danh duy nhất.
Có thể bạn quan tâm!
- Feature Class Quy Hoạch Sử Dụng Nước:
- Feature Dataset Hiện Trạngkhai Thác Tài Nguyên Nước :
- Feature Class Vùng Ranh Giới Thửa Đất Hiện Trạng:
- Hiển Thị Csdl Tài Nguyên Nước Trên Dòng Chính Sông Đà Trên File Trình Bày
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà - 21
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà - 22
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
- FID: số thứ tự.
- Mã tỉnh, mã huyện: mã đơn vị hành chính các vùng thửa đất dạng đường.
- Shape: lấy đường nên hiển thị là polyline.
- Shape _Length: tính theo đơn vị độ dài.
Các trường thông tin trong file trình bày được hiển thị:
` 116
Hình 3.24. Ranh giới an ninh nguồn nước trong file trình bày
` 117
3.3.4.2. Feature Class Vùng an ninh nguồn nước:
Feature Class Vùng ranh giới an ninh nguồn nước: theo các đẳng trị Moduyn dòng chảy Mo (l/s.km2) trên lưu vực sông Đà; Được xây dựng dưới dạng vùng theo các đẳng trị Moduyn dòng chảy Mo (l/s.km2) trên lưu vực sông Đà và chủ yếu qua 4 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và một phần diện tích tỉnh Yên Bái, Phú Thọ nơi tập trung các thủy điện lớn.
Dữ liệu sử dụng được lấy từ bản đồ đã được biên tập, số hóa lại theo các thông tin trong mục lưu lượng dòng chảy có cập nhật số liệu mới nhất, xây dựng dựa trên các đẳng trị Moduyn dòng chảy (l/s.km2). Sau đó tiến hành load dữ liệu bản đồ đã tạo tại bước trước đó (chia theo mức độ với 3 chỉ tiêu
<20 l/s.km2, 25÷70 l/s.km2 và >80 l/s.km2) vào Feature Class Vùng ranh giới an ninh nguồn nước.
Cụ thể là vào Feature Class Ranh giới an ninh nguồn nước trong Database chuột phải vào load, mở dữ liệu đến file bản đồ đã chỉnh lý trước đó, chọn dữ liệu chuyển đổi dạng polygon như thế dữ liệu đã được load xong.
Các thông tin trường dữ liệu đã được nhập hoặc join vào Feature Class file trình bày hiển thị các nội dung thông tin của trường dữ liệu đã thiết kế.
Các trường dữ liệu bao gồm:
- Mã định danh: chuỗi kí tự được mã hóa trong CSDL. Mỗi một thông tin về dữ liệu đưa vào đều có một mã định danh duy nhất.
- FID: số thứ tự.
- Diện tích: tính diện tích theo vùng thửa (theo cấp độ).
- Đẳng trị moduyn dòng chảy: hiển thị 3 chỉ tiêu đã phân nhóm.
- Shape: lấy vùng nên hiển thị là polygon.
- Shape _Length: tính theo đơn vị độ dài.
- Shape _Area: tính theo kích thước các vùng.
Các trường thông tin trong file trình bày được hiển thị:
` 118
Hình 3.25. Vùng an ninh nguồn nước trong file trình bày
3.3.4.3. Feature Class An ninh nguồn nước sông Đà:
Feature Class An ninh nguồn nước sông Đà: được chia theo cấp độ ảnh hưởng từ 0 đến 4 dạng vùng, bao gồm vùng không đánh giá được nguồn nước đến, vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vùng ảnh hưởng nhiều và vùng ảnh hưởng ít;
Dữ liệu sử dụng được lấy từ bản đồ an ninh nguồn nước đã được xây dựng ở bước trước đó, sau khi tiến hành thêm các dữ liệu, các thông tin mới được cập nhật chia thành 4 chỉ tiêu lớn như phân ở trên ta sẽ chuyển dữ liệu sang dạng polygon vào Feature An ninh nguồn nước sông Đà.
Cụ thể như sau: từ Database đã thiết kế mở ArcCatalog đến Feature Class An ninh nguồn nước sông Đà, chuột phải vào load sau đó đưa đường dẫn đến shape file tạo được qua quá trình số hóa, biên tập lại và chỉnh lý các số liệu thông tin mới nhất, chọn loại cấp độ vùng không đánh giá được nguồn nước đến, tiếp đến chọn cấp độ = 0. Dữ liệu thu nhận được sẽ là các vùng có vùng không đánh giá được nguồn nước đến hiển thị theo màu khác biệt cho dễ dàng nhận xét. Tiếp tục thực hiện tương tự đối với vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng (cấp độ 1), vùng ảnh hưởng nhiều (cấp độ 2) và vùng ảnh hưởng ít (cấp độ 3) ta được dữ liệu hoàn chỉnh của an ninh nguồn nước sông Đà.
Các thông tin trường dữ liệu đã được nhập hoặc join vào Feature Class file trình bày hiển thị các nội dung thông tin của trường dữ liệu đã thiết kế.
Các trường dữ liệu bao gồm:
- Mã định danh: chuỗi kí tự được mã hóa trong CSDL. Mỗi một thông tin về dữ liệu đưa vào đều có một mã định danh duy nhất.
- Mã tỉnh, mã huyện: mã đơn vị hành chính các vùng ảnh hưởng.
- Địa danh: tên địa danh hành chính vùng ảnh hưởng là đơn vị cấp huyện thị xã, thị trấn, thành phố.
- Diện tích: tính diện tích các thửa đã gộp theo cấp độ ảnh hưởng.
- Loại cấp độ: 4 mức độ ảnh hưởng.
- FID: số thứ tự.
- Shape: lấy vùng nên hiển thị là polygon.
- Shape _Length: tính theo đơn vị độ dài.
- Shape _Area: tính theo kích thước các vùng.
Nhìn chung theo kết quả phân loại cấp độ ảnh hưởng của nguồn nước trên dòng chính sông Đà được phân đều trên địa bàn 4 tỉnh có các công trình thủy điện lớn. Mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng tập trung hầu hết tại trung tâm lớn, nơi tập trung đông dân cư cũng như gần các khu công nghiệp, khu kinh tế phát triển. Đây cũng là mức độ báo động việc sử dụng nước phải sử dụng hợp lý, kèm theo sử dụng tiết kiệm và có các biện pháp tái tạo nguồn nước cũng như hạn chế tối đa mức độ gây ô nhiễm tại các khu vực này. Đối với mức độ ảnh hưởng nhiều, tập trung nhiều nhất tại tỉnh Hòa Bình, tại đây đang ở mức độ cảnh báo nguồn nước bị thiếu hụt nhiều nhất, do vậy phải có biện pháp kịp thời nếu không việc thiếu nước không chỉ dùng cho sinh hoạt, cho thủy điện mà ngay cả cho diện tích tưới sẽ không còn đủ nữa.
Hiện nay đã có dự án tái tạo nguồn nước bằng năng lượng mặt trời, tuy nhiên mới ở mức độ thử nghiệm thí điểm chưa được phổ biến rộng rãi cho các lưu vực sông, do nguồn kinh phí cũng như khoa học kĩ thuật cao cần phải có đội ngũ chuyên môn bám sát dự án vì thế việc thực thi cho công việc tái tạo nguồn nước khó thực hiện trong thời gian ngắn được.
Các trường thông tin trong file trình bày được hiển thị:
` 121
Hình 3.26. An ninh nguồn nước trong file trình bày
3.4. ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC TỶ LỆ 1:100.000
3.4.1. Đánh giá mức độ an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà
Dòng chính sông Đà được mệnh danh là lưu vực sông có nguồn nước khá phong phú cả về chất lượng nguồn nước cũng như nguồn cung cấp nước dồi dào không chỉ cho khu vực, mà còn là lưu vực triển vọng, là nhánh của hệ thống sông Hồng cung cấp nguồn nước cho cả nước. Đứng trước nguy cơ khan hiếm nguồn nước do biến đổi khí hậu và các nguyên nhân chủ quan do ý thức dùng của người dân gây hiện tượng thiếu hụt nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước là nhiệm cần thiết và cấp bách giúp dự báo nguy cơ thiếu hụt nguồn nước cho từng khu vực nghiên cứu.
Dựa vào dữ liệu an ninh nguồn nước sông Đà được xây dựng trong cơ sở dữ liệu tài nguyên nước ta nhận thấy:
- Mức độ ảnh hưởng nguồn nước tại các thành phố nơi tập trung dân cư đông đúc, gần các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn các tỉnh có công trình thủy điện lớn như tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình đang trong trạng thái báo động, ảnh hưởng ở mức độ nghiêm trọng trên dòng chính sông Đà.
- Trên địa bàn các tỉnh nghiên cứu trên dòng chính sông Đà, tỉnh Hòa Bình được đánh giá là mức độ an ninh ở trạng thái yếu nhất. Mức độ an ninh nguồn nước thể hiện theo cấp độ (vùng ảnh hưởng nghiêm trọng (cấp độ 1), vùng ảnh hưởng nhiều (cấp độ 2), vùng ảnh hưởng ít (cấp độ 3), dựa theo file trình bày hiển thị thì trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chủ yếu là cấp độ 1 và 2 tức là mức ảnh hưởng nghiêm trọng đang trong trạng thái cần báo động, chỉ có một phần ít diện tích nguồn nước bị ảnh hưởng ít. Như vậy, tỉnh Hòa Bình cần có biện pháp cụ thể sử dụng nguồn nước một cách tiết kiệm và hiệu quả.