Quy Hoạch Đầu Tư Chi Tiết Ngành Kéo Sợi Đến 2010 Của Vinatex [6]


sự nỗ lực chung thì mới có kết quả, chẳng hạn như vấn đề môi trường, đói nghèo,…

Thứ sáu, toàn cầu hoá diễn ra trong điều kiện có nhiều trở ngại lớn bởi toàn cầu hoá hiện nay đại diện cho xu thế mới nên luôn có những lực lượng bảo thủ chống đối. Toàn cầu hoá là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển, nó vừa mang lại những thuận lợi, vừa mang lại những thách thức không đồng đều cho mọi người bởi vậy những người, những quốc gia, những tổ chức nhận thấy có nhiều hạn chế hơn thuận lợi đã tìm cách chống lại những diễn biến của qúa trình toàn cầu hoá.

Tóm lại, như nhà kinh tế học Đức Hécbơ Giecsơ nói: “ Toàn cầu hoá là một khái niệm của một quá trình đang tiếp diễn từ lâu: sự mở rộng về không gian của phát triển kinh tế tư bản cho đến tận cùng thế giới”.

2. Những cơ hội và thách thức đối với Vinatex.

Như đã phân tích ở trên, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra là một quá trình khách quan, đồng thời nó vừa mang lại cả những cơ hội và thách thức cho tất cả các doanh nghiệp. Trong quá trình này chỉ có các doanh nghiệp nào có khả năng khai thác các ưu thế những cơ hội và khắc phục những thách thức mới có thể tồn tại và phát triển thành công.

2.1 Những cơ hội:

Hàng dệt-may không còn bị áp đặt hạn ngạch

Giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng của các doanh nghiệp sẽ được bình đẳng với các nước và Vinatex có điều kiện huy động tối đa năng lực thiết bị và tay nghề hiện có.

Nhiều doanh nghiệp dệt - may đã có uy tín trên thị trường quốc tế, được khách hàng trong và ngoài nước biết đến như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, May Sài Gòn 3, May Sài Gòn 2, Dệt Phong Phú, Dệt Thành Công, Dệt sợi Hà Nội, May An Phước, May 10, … sẽ có cơ hội tiếp nhận các đơn hàng lớn, có khả năng thanh toán cao.



Các doanh nghiệp dệt – may đều có điều kiện lựa chọn và tiêu thụ đa dạng hàng hoá trên một thị trường rộng lớn.

Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm ăn, góp vốn liên doanh với Vinatex . Các doanh nghiệp này có nguồn vốn lớn, công nghệ khá hiện đại, với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thương trường sẽ tạo thêm việc làm, cung cấp nguyên liệu và góp phần đẩy mạnh xuất khẩu dệt may của Vinatex.

Bên cạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Vinatex còn có cơ hội thu hút các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB),..

Vinatex có điều kiện tiếp cận với công nghệ mới và tiên tiến trên thế giới nhằm thực hiện phương châm: “ đi tắt, đón đầu” nhằm rút ngắn khoảng cách về công nghệ và có điều kiện trang bị những công nghệ mới, hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Vinatex trên thị trường thế giới cũng như trong nước.

Có khả năng tiếp cận, học tập những kinh nghiệmvà kỹ năng quản lý tiên tiến của các nhà doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Vinatex trên thị trường thế giới.

Có điều kiện khai thác tối đa lợi thế so sánh trong nền kinh tế toàn cầu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở trong nước cũng như ở ngoài nước.

2.2 Những thách thức:

Quá trình toàn cầu hoá không chỉ mang lại những cơ hội như trên đã phân tích mà còn đưa đến những thách thức mà Vinatex phải đối mặt và vượt qua như:



Vinatex sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như nguồn vốn ưu đãi và chính sách hỗ trợ dệt may của Nhà nước từ quyết định 55 của Chính phủ không còn. Hết ưu đãi cũng đồng nghĩa với việc đầu tư vào ngành dệt nhuộm sẽ bị giảm đi rất nhiều, do đó, Vinatex sẽ phải nhập khẩu nhiều vải nguyên liệu hơn. Như vậy, mục tiêu nội địa hoá khó thành hiện thực.

Bên cạnh đó, hàng rào thuế quan bảo hộ doanh nghiệp ở thị trường nội địa mất dần và vòng tay “bao cấp” hỗ trợ của Nhà nước không còn nữa như vậy Vinatex sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn không chỉ ở thị trường nước ngoài mà còn phải thực hiện cạnh tranh với các đối thủ hùng mạnh trên thế giới ngay tại thị trường nước mình. Hay có thể nói một cách khác là phải đối mặt với cuộc cạnh tranh không biên giới.

Vinatex tham gia thị trường nước ngoài với tư cách là người đến muộn, khi mà tại các thị trường xuất khẩu chủ yếu, các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, ấn Độ,…đã chiếm phần lớn thị phần. Vì vậy trong cuộc cạnh tranh không cân sức này, muốn tồn tại Vinatex cần phải có một chiến lược kinh doanh xuất khẩu phù hợp.

Trình độ quản lý và kinh nghiệm hoạt động trên thị trường nước ngoài của Vinatex còn hạn chế, khi toàn cầu hoá diễn ra sẽ dẫn đến bất cập trong công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp và điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Vinatex.

Hệ thống chính sách của Việt Nam chưa thống nhất và đồng bộ với hệ thống và khuôn khổ pháp luật các nước khác cho nên toàn cầu hoá đòi hỏi phải có sự điều chỉnh lớn về chính sách và pháp luật để phù hợp với những cam kết, thông lệ và chuẩn mực quốc tế đảm bảo cho tự do cạnh tranh.

Các tập đoàn bán lẻ và các công ty đa quốc gia ngày càng chi phối mạng lưới bán lẻ, điều này sẽ có tác động rất xấu đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của Vinatex.


Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức. Tận dụng được cơ hội sẽ đẩy lùi được thách thức và tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại nếu không tận dụng được cơ hội thì thách thức sẽ lấn át và làm triệt tiêu cơ hội. Chính vì vậy, Vinatex cần phải tận dụng tối đa các cơ hội để có thể phát triển thành công trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

II. Quan điểm đầu tư và chiến lược phát triển của Vinatex

Tăng tốc đầu tư để đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Đầu tư tại các doanh nghiệp dệt có tính chuyên môn hoá cao nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá, cung cấp vải đạt chất lượng cho may phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Tập trung đầu tư cho lĩnh vực dệt nhuộm nhằm nhanh chóng nâng cao chất lượng vải dệt cho may, tăng năng lực và tạo ra nguồn nguyên liệu trong nước để xuất khẩu. Quá trình đầu tư nhằm nâng cao đẳng cấp mặt hàng, xây dựng các thương hiệu dệt may có tính cạnh tranh cao, tránh trùng lặp với các mặt hàng phổ thông, giá thấp. Thông qua quá trình đầu tư thực hiện việc chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất kinh doanh tại Vinatex.

Đầu tư tại các doanh nghiệp may nhằm đáp ứng yêu cầu chính là tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho người lao động. Tập trung đầu tư mở rộng, dịch chuyển ngành may từ các thành phố lớn về các địa phương. Đầu tư chiều sâu và nâng cấp quản lý nhằm khai thác tối đa hiệu suất thiết bị, nâng cao chất lượng để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Đẩy mạnh phát triển ngành thiết kế thời trang, trung tâm thương mại và dịch vụ.

Đầu tư và phối hợp với các ngành khác để đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như: sản xuất bông, phụ liệu may, các hóa chất cơ bản, phụ tùng dệt may,…

Đầu tư phát triển bền vững và đáp ứng các yêu cầu về môi trường.


III. Quy hoạch mặt hàng‌‌

1. Về nguyên, phụ liệu:

Trong giai đoạn 2006 – 2010, Vinatex là đơn vị chủ đạo trong đầu tư phát triển nguyên phụ liệu ngành dệt may với các định hướng chính như sau:

Đầu tư 100% nguyên liệu bông và xơ sợi tổng hợp theo qui hoạch chung của ngành dệt may.

Đầu tư 100% phụ liệu may theo qui hoạch chung của ngành dệt may.

2. Về mặt hàng sợi:

Hiện tại theo quy chuẩn về sợi Ne30, năng lực sản xuất sợi của các công ty thuộc Vinatex là 133.948 tấn/ năm với sản lượng dự kiến năm 2005 đạt

110.000 tấn. Quy hoạch đầu tư bổ sung năng lực kéo sợi giai đoạn 2006 – 2010 mức 35.828 tấn ( trong đó: Công ty dệt may Hà Nội: 01 dự án 1 vạn cọc sợi mới; Công ty Dệt 08/03: 01 dự án 2 vạn cọc sợi mới; công ty Dệt Vĩnh Phú: 01 dự án 1,5 vạn cọc sợi mới; Công ty Dệt Nam Định: 02 dự án 2 vạn cọc sợi mới; Công ty CP sợi Trà Lý: 01 dự án 1 vạn cọc sợi mới; Công ty CP sợi Phú Bài: 01 dự án 2 vạn cọc sợi mới; Công ty Dệt Phong Phú: 02 dự án 3 vạn cọc sợi mới; Công ty Dệt Nha Trang: 01 dự án 3 vạn cọc sợi mới) đưa tổng năng lực kéo sợi của các doanh nghiệp thuộc Vinatex đạt tới 169.776 tấn/năm vào năm 2010, đảm bảo kế hoạch thực hiện 150.000 tấn. Các dự án đầu tư mới cho mặt hàng sợi tập trung vào sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cho dệt phục vụ may hàng xuất khẩu. Còn các doanh nghiệp khác phải thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp; hoặc giảm dần số cọc nhằm đảm bảo sản lượng như ở bảng dưới đây với chất lượng sợi đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo phục vụ may hàng xuất khẩu.


Bảng 13: Quy hoạch đầu tư chi tiết ngành kéo sợi đến 2010 của Vinatex [6]


TT

Đơn vị

Năm 2005

Năm 2010

Vốn đầu tư


Tổng ( Ne30)

133.948

169.776

2587 tỷ


Tổng ( Ne40)

100.461

127.332


1

Dệt may Hà Nội

15400

23800

650 tỷ

2

Dệt may Hoàng Thị Loan

3900

6200

45 tỷ

3

Dệt Nam Định

10700

12760

239 tỷ

4

Dệt 8/3

5480

7878

160 tỷ

5

Dệt lụa Nam Định

850

0


6

Dệt Vĩnh Phú

2600

4100

94 tỷ

7

Sợi Trà Lý

2497

3650

50 tỷ

8

Dệt May Huế

4250

4250

135 tỷ

9

Sợi Phú Bài

4560

7600

110 tỷ

10

Dệt may Hoà Thọ

4430

4430

142 tỷ

11

Dệt Việt Thắng

4200

4200


12

Dệt Phong Phú

11.334

25.434

560 tỷ

13

Dệt may Thành Công

4500

4.500


14

Dệt may Thắng Lợi

10000

10.000

10.5 tỷ

15

Dệt Nha Trang

8560

12.700

170 tỷ

16

Dệt Đông Nam

7200

4000

84 tỷ

17

Dệt kim Đông Phương

0

1750

138 tỷ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược xuất khẩu của tập đoàn Dệt - may Việt Nam Vinatex trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 9


3. Về mặt hàng vải dệt thoi:

Định hướng đầu tư như sau:


Tập trung mạnh vào khâu nhuộm và hoàn tất theo hướng chuyên môn hoá sản phẩm, cân đối sắp xếp và điều chuyển thiết bị giữa các doanh nghiệp, để đạt được yêu cầu của các quy hoạch nhóm sản phẩm.

Các doanh nghiệp trước mắt tập trung đầu tư chiều sâu để đồng bộ và khai thác hết năng lực dệt nhuộm nếu có. Sau đó đầu tư mở rộng theo quy hoạch nhóm các sản phẩm chủ lực.

Mặt hàng vải may sơ mi, quần âu: Đầu tư tập trung tại ba công ty dệt Nam Định, 8/3 và dệt Việt Thắng. Việc đầu tư gắn với chuyển giao công nghệ và quản lý kỹ thuật nhà máy trong thời gian đầu từ các chuyên gia nước ngoài.


Bảng 14: Quy hoạch đầu tư thiết bị vải dệt thoi của Vinatex đến 2010 [6]

Đơn vị: triệu m2



TT


Đơn vị


2005


2010

2005-2010

Vốn dự kiến

(tỷ đồng)

Dự án

mới

Thay

thế

Tổng


Tổng cộng

213

287,4

74,4

38

112,4

1170

1

Dệt may Hà Nội

14,4

14,4

0

0

0

0

2

Dệt Nam Định

26,5

38,5

12

14

26

260

3

Dệt 8/3

17,0

40,0

23

5

32

320

4

Dệt lụa Nam Định

6,4

11,4

5

3

8

80

5

Dệt Vĩnh Phú

10,8

14,8

4

4

8

80

6

Dệt Phước Long

9,5

9,5

0

0

0

0

7

Dệt Việt Thắng

31,0

31,0

0

7

7

70

8

Dệt Phong Phú

26,8

45,6

18,8

3

21.8

220

9

Dệt may Thành Công

15,4

15,0

0

0

0

0

10

Dệt may Thắng Lợi

28,7

28,7

0

0

0

0


11

Dệt Nha Trang

3,0

3,0

0

0

0

0

12

Công ty len

0

6,0

6

0

6

60

13

Dệt may Đông á

9,5

9,5

0

2

2

20

14

Sợi Sơn Trà

14

20

6

0

6

60


Mặt hàng vải Denim: là mặt hàng có khả năng cạnh tranh. Công ty dệt Phong Phú làm hạt nhân của nhóm mặt hàng này, đầu tư tại Phong Phú và Sơn Trà; kết hợp sản lượng vải Denim hiện có của công ty dệt may Hà Nội.

Mặt hàng len và len pha: đầu tư tại công ty dệt lụa Nam Định và công ty len.

Mặt hàng khăn: đầu tư tại dệt Phong Phú, dệt may Hà Nội và dệt Nam Định.

Bảng 15: Quy hoạch đầu tư thiết bị hoàn tất vải dệt thoi của Vinatex đến năm 2010 [6]

Đơn vị: Triệu m2


TT


Năm

2005

Năm

2010

Ghi chú


Tổng cộng

179,80

259,70


I. Các doanh nghiệp không di dời

1

Dệt Việt Thắng

24,0

37,5

Kết hợp với Thắng Lợi

2

Dệt may Thắng Lợi

13,2

13,2

3

Dệt Phong Phú

27,0

30

TPHCM-chỉ đtư chiều sâu

4

Dệt Phước Long

15,0

15


5

Dệt may Thành Công

13,0

10,0


6

Công ty len

0

6


7

Dệt Nha Trang

2,8

0


8

Dự án LD Hòa Khánh


43

Dự án đầu tư với ITG

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí