Quy Hoạch Đầu Tư Mặt Hàng Vải Dệt Kim Mộc 2006-2010 [6]


II. Các khu CN dệt may để di dời

2.1

Khu công nghiệp Phố Nối, Hưng Yên

9

Dệt 8/3

20

37,5

Di dời +bổ sung+Yên Mỹ

10

Nhuộm Yên Mỹ

10,50


11

Dệt May Hà Nội

14,4

16

Chỉ đầu tư phần khăn

2.2

Khu công nghiệp Hòa Xá, Nam Định

12

Dệt Nam Định

25,0

40,5

Di dời+ bổ sung

13

Dệt lụa Nam Định

5,4

6,0

Di dời+ bổ sung

2.3

Khu công nghiệp Nhơn Trạch

14

Dệt may Đông á

9,5

5

Di dời+ mở rộng dệt kim

2.4

Các khu công nghiệp mới

15

Khu CN Vĩnh Phúc

45

Các dự án dự kiến, chưa tính vào sản lượng 2010

16

Khu CN Bắc Ninh

45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược xuất khẩu của tập đoàn Dệt - may Việt Nam Vinatex trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 10

Hiện tại, năng lực dệt vải dệt thoi và kiểu thoi tại các doanh nghiệp thuộc Vinatex xấp xỉ 213 triệu m2/ năm. Trong giai đoạn 2005-2010, dự kiến đầu tư thêm 74,4 triệu m2 đưa năng lực vải dệt thoi năm 2010 đạt 287,4 triệu m2 nhằm đảm bảo sản lượng dệt vào năm 2010 đạt 200 triệu m2. Tổng số vốn đầu tư khoảng 1170 tỷ đồng.

Năm 2005 năng lực thiết bị hoàn tất vải dệt thoi của các doanh nghiệp dệt thuộc Vinatex khoảng 180 triệu m2. Giai đoạn 2006-2010 tập trung đầu tư bổ sung, kết hợp di dời để đưa năng lực xử lý vải dệt thoi tới năm 2010 đạt 259,7 triệu m2 với vốn đầu tư dự kiến 118,5 triệu USD.

4. Về mặt hàng vải dệt kim:

Trong thời gian qua, các mặt hàng dệt kim của các doanh nghiệp thuộc Vinatex được sản xuất chủ yếu là vải dệt kim tròn, mặc dù có thị phần còn thấp nhưng có công đoạn sản xuất ngắn hơn, xuất đầu tư thấp hơn so với vải dệt thoi. Một số doanh nghiệp đã có được kinh nghiệm trong quản lý chất


lượng trong các công đoạn dệt, nhuộm các mặt hàng này đáp ứng được yêu cầu may xuất khẩu như Dệt May Hà Nội, Dệt Kim Đông Xuân, Dệt may Thành Công. Hướng đầu tư là lấy ba công ty trên làm hạt nhân để phát triển thị trường, định hướng quy mô đầu tư. Việc đầu tư của các công ty còn lại tập trung vào sản xuất, làm vệ tinh, liên kết với ba công ty trên. Trong giai đoạn 2006-2010, tập trung vào các mặt hàng truyền thống mà các đơn vị đã có kinh nghiệm sản xuất và có chỗ đứng trên thị trường, ngoài ra hướng tới các mặt hàng cao cấp như các loại vải chun đa chiều, các mặt hàng thời trang phụ nữ.

Bảng 16: Quy hoạch đầu tư mặt hàng vải dệt kim mộc 2006-2010 [6]

Đơn vị: Tấn



TT


Đơn vị


2005


2006

Dự án mới 2005-

2010

ĐT

thay

thế TB cũ

Tổng SL

đầu tư

mới

Vốn dự kiến(tỷ đồng)


Tổng cộng

12920

28780

16370

4600

20970

531.5

1

Dệt may Hà Nội +

Hoàng Thị Loan

3300

6300

3000

900

3900

151.0

2

Dệt kim Đông

Xuân

1500

5000

3500

700

4200

32.0

3

Dệt may Huế

800

1500

700

0

700

5.0

4

Dệt may Thành Công

3140

11000

8000

2000

10000

316.0

5

Dệt Nha Trang

1100

1900

800

0

800

6.5

6

Dệt Đông Nam

580

580

120

0

120

1.5

7

Dệt Phước Long

500

500

250

0

250

11.5

8

Dệt kim Đông Phương

2000

2000

0

1000

1000

8.0


Hiện tại, năng lực sản xuất vải mộc dệt kim tại các doanh nghiệp dệt kim thuộc Vinatex là xấp xỉ 13000 tấn/ năm. Dự kiến đầu tư bổ sung năng lực khoảng 16000 tấn trong giai đoạn 2005-2010 đưa tổng năng lực sản xuất vải dệt kim mộc của các doanh nghiệp dệt thuộc Vinatex đạt 28.780 tấn vào năm 2010. Tổng số vốn đầu tư khoảng 531,5 tỷ đồng.


Bảng 17: Quy hoạch đầu tư hoàn tất vải dệt kim giai đoạn 2006-2010 [6]

Đơn vị: Tấn



TT


Đơn vị


2005


2010

Vốn dự kiến(triệu

USD)


Ghi chú


Tổng cộng

16.130

30.530

72


1

Dệt may Hà Nội + Hoàng Thị Loan

3250

6300

16.0

Di dời và kết hợp các dự án của Vinatex +

Hoàng Thị Loan

2

Dệt kim Đông Xuân

1500

3500

2.0


3

Dệt may Huế

800

1500

5.0


4

Dệt may Thành Công

4000

11.000

28.0


5

Dệt Nha Trang

1100

1900

3.5


6

Dệt Đông Nam

580

580

2.5

Đầu tư thay thế

7

Dệt Phước Long

1000

1500

3.5


8

Dệt Đông á

1900

2500

6.5


9

Dệt kim Đông Phương

2000

2000

5.0



Tổng vốn cần thiết cho đầu tư nhuộm hoàn tất vải dệt kim giai đoạn 2006- 2010 dự kiến 72 triệu USD (tương đương 1.152 tỷ đồng).


Ngoài ra còn có dự án đầu tư giai đoạn 2 vải địa kỹ thuật của Haicatex với sản lượng 10 triệu m2/ năm và tổng vốn đầu tư là 100 tỷ đồng. Các loại sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp như trang trí nội thất, ô tô, y tế,… chuyển sang giai đoạn 2010-2020.

5. Về mặt hàng may mặc:

Các sản phẩm chủ yếu hiện tại là: Sơ mi, quần âu, Jacket, Quần áo dệt kim, bảo hộ lao động và quần áo thể thao… có giá trị gia tăng thấp. Định hướng quy hoạch cho thời gian tới sẽ đưa dần các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp ra các khu vực ngoại thành. Đầu tư thay thế các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn như: Bộ veston, các sản phẩm thời trang,… có công nghệ cao hơn cho các doanh nghiệp có khả năng tài chính, khả năng quản lý, trình độ kỹ thuật tốt. Ngoài ra cần phát triển thêm sản phẩm Jeans phục vụ xuất khẩu.

Định hướng sản phẩm Veston ở các công ty có khả năng quản lý công nghệ cao như: Công ty May Nhà Bè, công ty May Việt Tiến, công ty May 10…

Sản phẩm Jeans ở các công ty: May Phương Đông, Dệt May Hà Nội, May Thăng Long,…

Sản phẩm dệt kim ở các công ty: May Phương Đông, Dệt-May Thành Công, Dệt-May Hà Nội, XNK Dệt-May Đà Nẵng, Dệt Hoà Thọ…

Quy hoạch vùng may công nghiệp xuất khẩu bao gồm 5 vùng chính bao gồm:

- Vùng 1: từ Bắc Ninh đến khu vực đường quốc lộ 5.

- Vùng 2: từ các tỉnh Nam Định đến khu vực quốc lộ 10.

- Vùng 3: từ Quảng Trị đến Bình Định.

- Vùng 4: khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Vùng 5: từ các tỉnh Nam Trung Bộ đến thành phố Hồ Chí Minh Dự kiến mỗi khu vực sẽ đầu tư khoảng 10-15 nhà máy may.


Trước hết năm 2006 sẽ tập trung đầu tư các dự án:

Dự án đầu tư xí nghiệp may Veston, công suất 1,9 triệu bộ/ năm- của tập đoàn (giao cho công ty cổ phần may 10 quản lý điều hành sản xuất kinh doanh)

Đầu tư giai đoạn 1 khu công nghiệp dệt may Bình An – May Việt Tiến, công suất 1,9 triệu sản phẩm/ năm.

Đầu tư mở rộng năng lực sản xuất cho xí nghiệp may 1,2,5 - Công ty may 10.

Đầu tư xí nghiệp may Hà Quảng giai đoạn 2- Công ty may 10.

Đầu tư nhà máy máy Chu Lai, xí nghiệp may Hội An, Xí nghiệp may Điện Bàn, công ty dệt may Hòa Thọ.

Đầu tư 200.000 bộ Veston/ năm – công ty May Đức Giang.

Đầu tư 500.000 quần âu/ năm – công ty may Phương Đông.

Trong giai đoạn 2006-2010, các doanh nghiệp may của Vinatex sẽ đầu tư bổ sung năng lực sản xuất thêm 98 triệu sản phẩm may với số vốn dự kiến 58,8 triệu USD.

6. Quy hoạch đầu tư đào tạo nguồn nhân lực và phần mềm:

Trước thực trạng nguồn nhân lực của hệ thống Vinatex hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và phát triển, đặc biệt để hoàn thành chiến lược xuất khẩu đã đề ra, Vinatex đã đề ra mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực như sau:

Khâu thiết kế sản phẩm và bán hàng: là khâu yếu của ngành dệt may Việt Nam. Đội ngũ các nhà thiết kế mẫu mới được đào tạo trong những năm qua còn ít kinh nghiệm thực tế, cần đẩy mạnh đầu tư cho đội ngũ thiết kế cả trình độ kiến thức và cơ sở vật chất.

Đối với cán bộ quản lý kinh tế – kỹ thuật: thường xuyên được bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ, nghiên cứu và áp dụng các kỹ năng quản lý tiên tiến


để nâng cao hiệu quả quản lý ở các doanh nghiệp với các nội dung cụ thể sau:

- Đào tạo bổ sung và sử dụng tốt nhất lực lượng cán bộ hiện có gồm 200 cán bộ quản trị doanh nghiệp cao cấp, 2000 cán bộ quản trị doanh nghiệp cấp trung, 5000 cán bộ tổ trưởng, chuyền trưởng, 3000 cán bộ công nghệ, cơ điện và nghiệp vụ.

- Đào tạo mới để bổ sung nguồn nhân lực cho Tổng công ty 100 cán bộ quản trị doanh nghiệp cấp cao, 500 cán bộ quản trị doanh nghiệp cấp trung, 2500 cán bộ tổ trưởng, chuyền trưởng.

Đặc biệt cần phải đào tạo khoảng 1500 kỹ sư công nghệ sợi, dệt, nhuộm, may và thiết kế thời trang.

Vinatex chọn lọc và đào tạo từ 100 – 200 cán bộ sau đại học chuyên ngành công nghệ dệt may trong nước.

Tổ chức các lớp đào tạo về chuyên ngành thiết kế thời trang cho các kỹ thuật viên ngành may.

Xây dựng trung tâm bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành dệt may Việt Nam với quy mô đào tạo: 160 học viên/ năm, bao gồm: Các lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý cao cấp; các lớp đào tạo cán bộ nguồn; Các lớp bồi dưỡng cập nhập kiến thức về chuyên ngành dệt may; các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Tổng mức đầu tư: 27.000.000.000 đồng.

Ứng dụng, triển khai công nghệ tin học:

Hiện nay công nghệ tin học là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển rất nhanh, thay đổi hàng ngày. Để có thể đáp ứng được sự thay đổi của xã hội, hội nhập kinh tế thế giới và đẩy mạnh xuất khẩu, Vinatex cần phải triển khai ứng dụng các sản phẩm phần mềm trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, tiết kiệm thời gian, quản lý sản xuất kinh doanh một cách khoa học nhất. Bởi vậy, nhằm đảm bảo thực


hiện mục tiêu xuất khẩu đã đề ra, Vinatex đã đặt ra mục tiêu ứng dụng, triển khai công nghệ thông tin như sau:

100% các doanh nghiệp trong Vinatex có mạng LAN nội bộ.

Ứng dụng các phần mềm thiết kế vải dệt thoi, dệt kim, chăn, pha bông để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Xây dựng và áp dụng công tác khai báo thủ tục hải quan điện tử.

Áp dụng phần mềm quản lý và điều hành sản xuất tại các doanh nghiệp May. Tổng kinh phí cho xây dựng phần mềm giai đoạn 2005 – 2010 là: 30 tỷ đồng.


Bảng 18: Tổng hợp quy hoạch đầu tư của Vinatex giai đoạn 2006 – 2010 [6]


TT


Năng lực

Vốn đầu tư

(tỷ VNĐ)

2005

2010

1

Bông sơ ( nghìn tấn )

11

20

160

2

Sợi tổng hợp ( nghìn tấn )

-

90

2688

3

Kéo sợi ( nghìn tấn )

144

170

2587

4

Dệt vải dệt thoi ( triệu m2)

213

287

1170

5

Hoàn tất vải dệt thoi ( triệu m2)

180

2260

1896

6

Dệt vải dệt kim ( nghìn tấn )

13

28,8

531

7

Hoàn tất vải dệt kim ( nghìn tấn )

16

30,5

1152

8

Sản phẩm may ( triệu sp)

182

280

940

9

Vải kỹ thuật

5

10

100

10

Hệ thống bán lẻ



835

11

Đào tạo và phần mềm



90

12

Trung tâm thiết kế và kiểm tra chất lượng



6


Các dự án khác trong giai đoạn 2006 – 2010:


Đầu tư trung tâm thiết kế mẫu và kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may.

Đầu tư các nhà máy sản xuất phụ liệu may tại KCN Phố nối B.

Đầu tư nhà máy sản xuất chỉ may.

Đầu tư 2 nhà máy sản xuất bao bì ( 1 nhà máy ở phía Bắc, 1 nhà máy ở phía Nam).

Đầu tư xây dựng 3 trung tâm kinh doanh nguyên phụ liệu tại 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Xây dựng trung tâm thiết kế mẫu, thời trang.

Xây dựng hệ thống quản lý theo mô hình ERP cho 10 công ty và văn phòng tập đoàn. Nối mạng giữa văn phòng tập đoàn với các công ty thành viên.

Cải tạo, nâng cấp dây chuyền thiết bị hiện có tại các doanh nghiệp.

Cùng với các tỉnh đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp dệt may như quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt tại các địa phương.

Đầu tư xây dựng các khu đô thị, chợ đầu mối để cung cấp nguyên phụ liệu( như chợ Hải Bối, khu đô thị Vĩnh Phúc…)

Đầu tư sản xuất các loại hoá chất cơ bản, phục vụ cho ngành nhuộm vải, sản xuất phân bón, hoá chất cho ngành trồng bông, sản xuất các loại vòng kéo dãn, suốt cao su,…

IV. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược xuất khẩu của Vinatex trong giai đoạn hội nhập hiện nay

Việt Nam đang hội nhập không ngừng vào nền kinh tế quốc tế. Điều này không chỉ mang lại những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn tạo ra một áp lực cạnh tranh đè nặng lên vai các doanh nghiệp vì lúc này các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà còn phải cạnh tranh ngay trên sân nhà của mình. Như vậy, nếu không có những biện pháp cạnh tranh hiệu quả, các doanh nghiệp Việt Nam không

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí