Phân Tích Các Yêu Cầu Pháp Luật/ Khách Hàng/ Nhà Cung Cấp Về Môi Trường Và Các Yêu Cầu Khác Áp Dụng Cho Từng Ngành Nghề Kinh Doanh Cụ Thể.

thời xem xét khả năng chuyên biệt của sản phẩm của doanh nghiệp và cơ hội trở thành một công ty dẫn đầu trong lĩnh vực thị trường.

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ nhằm mục đích tìm hiểu khả năng và các phản ứng chiến lược của đối thủ mà trên thực tế, phân tích đối thủ cạnh tranh còn có thể giúp doanh nghiệp nắm bắt được những tiến bộ, những quy trình hoạt động mới, những phương thức tổ chức hiệu quả của đối thủ và các tiêu chuẩn hoạt động mới của ngành. Nắm bắt được những bước tiến của ngành, doanh nghiệp mới có điều kiện tìm hiểu, học tập, bắt chước để luôn theo kịp điều kiện cạnh tranh trên thị trường.

Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng:

Khách hàng của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ khách hàng trực tiếp, các thành phần trong dây chuyền phân phối, người sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng sau cùng, những thành phần có ảnh hưởng v.v...Trong sản xuất và tiêu dùng, người tiêu dùng luôn được đặt vào vị trí trung tâm, vị trí quan trọng nhất.

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng người tiêu dùng, trước hết là cư dân tại các nước phát triển đang ngày càng ý thức hơn về các vấn đề môi trường. Thỏa mãn “nhu cầu xanh” của người tiêu dùng và của xã hội là mục tiêu lớn nhất mà chiến lược thân thiện môi trường hướng tới. Doanh nghiệp cần phải có những cuộc điều tra để phát hiện ra nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm xanh hoặc xem xét liệu người tiêu dùng tại thị trường của sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp có nhu cầu về sản phẩm sinh thái hay không.

Bên cạnh đó, chiến lược thân thiện môi trường của doanh nghiệp phải đảm bảo hai mục tiêu: cải thiện chất lượng môi trường và thõa mãn nhu cầu khách hàng. Trên thực tế, việc quá tập trung vào các yếu tố môi trường mà lãng quên mục tiêu “thỏa mãn nhu cầu khách hàng” chính là nguyên nhân thất bại của nhiều doanh nghiệp. Một ví dụ điển hình là tập đoàn Whirlpool (Mỹ). Sau nghị định thư Montreal về việc loại bỏ khí CFC hoàn toàn vào năm 2000 được ký vào năm 1987, Whirlpool đã nhanh chóng tung ra thị trường tủ lạnh

Energy Wise, thiết kế làm lạnh đầu tiên không sử dụng khí CFC và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn 30% so với mức tiêu chuẩn cao nhất của cơ quan Năng lượng Mỹ. Một sáng kiến vĩ đại thời bấy giờ, tuy nhiên, doanh số bán Energy Wise lại mau chóng sụt giảm, vì lợi ích từ tiết kiệm năng lượng không đủ bù đắp mức giá tăng từ 100 đến 150 USD khi đó, đặc biệt tại thị trường không được trợ giá. Bên cạnh đó, loại tủ lạnh mới này lại không có những chức năng bổ sung hay những kiểu dáng mới mà người tiêu dùng Mỹ mong đợi. Thất bại của Energy Wise cho thấy, trong chiến lược thân thiện môi trường người tiêu dùng phải giữ vị trí trung tâm.

Tóm lại, khi tiến hành chiến lược, các doanh nghiệp cần phải kết hợp hài hòa giữa nhu cầu “bảo vệ môi trường” với những nhu cầu cơ bản khác của người tiêu dùng như tương quan chi phi - hiệu quả, an toàn khi sử dụng, hiệu suất, giá trị biểu tượng và tiện nghi.


1.2.2. Phân tích các yêu cầu pháp luật/ khách hàng/ nhà cung cấp về môi trường và các yêu cầu khác áp dụng cho từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Mỗi ngành nghề kinh doanh có một đặc trưng công nghệ, kỹ thuật riêng nên khía cạnh môi trường không hoàn toàn giống nhau cho mỗi ngành. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu các quy định pháp luật về môi trường hiện hành, những chủ trương của Chính phủ với ngành nghề của mình để định hướng chiến lược kinh doanh một cách phù hợp đồng thời tận dụng những ưu đãi, khuyến khích từ các quy định đó.

Những yêu cầu khác về môi trường có thể đến từ khách hàng, nhà cung cấp quan trọng, từ cộng đồng dân cư xung quanh mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng. Những yêu cầu này mặc dù không mang tính pháp lý cao nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn trong việc xây dựng những mối quan hệ kinh doanh và xã hội lâu dài cho doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp luôn cần vun đắp những

Xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường trong doanh nghiệp - 4

quan hệ ấy để ổn định hoạt động, cũng như tạo dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu của mình.

1.3. Sử dụng các công cụ, mô hình phân tích kinh tế để đánh giá các cơ hội, thách thức về triển vọng kinh doanh có thể đến với doanh nghiệp từ các nhân tố môi trường đã được phát hiện.

Sau khi nhận dạng được bối cảnh các vấn đề môi trường, doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ phân tích chiến lược kinh doanh hiện đang khá phổ biến trong quản trị doanh nghiệp để đánh giá các cơ hội, thách thức, triển vọng được khai thác dưới yếu tố lợi thế cạnh tranh tạo ra bởi việc theo đuổi xu hướng kinh doanh thân thiện môi trường của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có thể vận dụng một số mô hình phân tích khá phổ biến hiện nay như mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter; phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức); phân tích PEST (gồm 4 yếu tố thể chế - luật pháp, kinh tế, văn hóa - xã hội, công nghệ); phân tích 4 lực lượng định vị (tầm nhìn, mối nguy, cạnh tranh, sự khác biệt); phân tích 3C của Kenichi Ohmea (3 nhân tố bao gồm doanh nghiệp kinh doanh, khách hàng, đối thủ cạnh tranh) v.v...

Nhờ việc vận dụng các mô hình này, doanh nghiệp hiểu rõ hơn bối cảnh ngành kinh doanh mình đang hoạt động, phân tích xem doanh nghiệp có nên gia nhập vào thị trường của các sản phẩm. dịch vụ xanh đồng thời định hướng lại chiến lược kinh doanh hay chuẩn bị cho một chiến lược kinh doanh mới, khai thác một thị trường mới hay phát triển một sản phẩm mới. Chẳng hạn định hướng chiến lược kinh doanh theo hướng thân thiện môi trường, phát triển dòng sản phẩm thân thiện môi trường hay khai thác các thị trường có nhu cầu cao đối với dòng sản phẩm này.

2. Bước 2: Xác định mục tiêu

Sau khi nhận dạng được bối cảnh các vấn đề môi trường, các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, các cơ hội và thách thức từ vấn đề môi

trường; các yêu cầu của luật pháp, nhu cầu khách hàng và mức độ đáp ứng của doanh nghiệp, bước tiếp theo doanh nghiệp cần xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh của vấn đề môi trường trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể hóa chúng thông qua việc xác định với các vấn đề môi trường xuất hiện đó thì doanh nghiệp có thể đặt ra các mục tiêu về sản phẩm - thị trường mà doanh nghiệp theo đuổi, vị trí cạnh tranh trên thị trường mà doanh nghiệp hướng tới trong chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường của mình.

Nhiệm vụ của bước này là:

Đưa ra tầm nhìn về vai trò vị trí của vấn đề môi trường trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Xác định dòng sản phẩm thân thiện môI trường mà doanh nghiệp nên theo đuổi, khu vực thị trường có nhu cầu về dòng sản phẩm này mà doanh nghiệp có thể khai thác.

Xác định vị trí cạnh tranh trên thị trường mà doanh nghiệp có thể đạt được khi khai thác các yếu tố môi trường trong chiến lược kinh doanh.

2.1. Xác định vai trò vị trí của vấn đề môi trường trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp trong chiến lược kinh doanh.

Các mục tiêu môi trường sẽ được đưa vào trong tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp, là những mục tiêu mang tính định hướng, xu hướng và thể hiện những cam kết của doanh nghiệp đối với xã hội, người tiêu dùng, với cổ đông và nhân viên công ty. Các mục tiêu kinh doanh đó phải thể hiện được những tham vọng mà doanh nghiệp đặt ra trong ngắn hạn và dài hạn về dòng sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ thân thiện môi trường, địa vị cạnh tranh đối với dòng sản phẩm này.

Các mục tiêu được đưa ra kết quả của việc lựa chọn cách tiếp thức tiếp cận vấn đề môi trường và sử dụng các công cụ phân tích để xách định vị thế của doanh nghiệp, cơ hội của việc theo đuổi các yêu cầu về môi trường...

Các mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp ở bước này là các mục tiêu mang tính định hướng. Các mục tiêu này có thể là:

Phát triển xu hướng kinh doanh có trách nhiệm với môi trường

Phát triển xu hướng kinh doanh các sản phẩm thân thiện môi trường

Phát triển kinh doanh theo xu hướng áp dụng hệ thống các quy trình và tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh thân thiện môi trường

Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp thân thiện với môi trường

Tạo dựng dòng sản phẩm thân thiện với môi trường

Gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường nhờ vào dòng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường

Đáp ứng các yêu cầu về môi trường của Nhà nước.

2.2. Xác định sản phẩm và thị trường phù hợp với các mục tiêu môi trường đã đề ra.

Để cụ thể hóa các mục tiêu mang tính định hướng, tầm nhìn, bước tiếp theo là doanh nghiệp sẽ phải định hướng được những sản phẩm mà doanh nghiệp có khả năng cung ứng, nhóm khách hàng và khu vực thị trường để phát triển các sản phẩm này. Từ đây sẽ xuất hiện các cơ hội kinh doanh các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu đặc trưng về các yêu cầu và đáp ứng môi trường cho các dòng sản phẩm này, sau đó chọn một số dòng sản phẩm phù hợp với khả năng của doanh nghiệp để hướng tới việc xây dựng các chiến lược cạnh tranh.

Từ những kết quả phân tích thị trường, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa hai phương án phát triển mới trên thị trường cũ và phát triển sản phẩm mới trên thị trường mới. Việc phát triển thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích kỹ bởi nhu cầu và thói quen tiêu dùng, văn hóa tiêu dùng của mỗi nền văn hóa là khác nhau. Với dòng tính năng thân thiện môi trường của một sản phẩm có thể thành công ở thị trường này nhưng lại thất bại ở thị trường

khác. Do vậy, cần phải phân tích những đặc trưng của mỗi thị trường để có chiến lược phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm thân thiện môi trường để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Ngoài ra, dựa vào những phân tích về lợi thế và khu vực thị trường mà doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh để thực thi các mục tiêu đã đề ra, doanh nghiệp lựa chọn được dòng sản phẩm thân thiện môi trường phù hợp để phát triển. Có 3 hướng tiếp cận sản phẩm thân thiện môi trường mà doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là:

Sản phẩm có sử dụng nguồn đầu vào thân thiện môi trường

Sản phẩm mà quá trình sản xuất áp dụng quy trình thân thiện môi trường

Sản phẩm mà việc tiêu dùng chúng có lợi cho môi trường, không gây ô nhiễm môi trường.

2.3. Xác định mục tiêu về vị trí cạnh tranh trên thị trường khi theo đuổi chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường.

Với các thị trường và sản phẩm đã xác định, nhiệm vụ tiếp theo đó chính là sử dụng chiến thuật phát triển thị trường nào để tối đa hóa việc bán được các sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường của các đối thủ cạnh tranh.

Với các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường, có 3 vị thế cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể xác định bao gồm: khác biệt hóa sản phẩm; tập trung điểm; theo đuôi.

Khác biệt hóa sản phẩm:

Doanh nghiệp muốn cạnh tranh hữu hiệu là doanh nghiệp có thể hấp dẫn người tiêu dùng những lợi thế nổi bật về sản phẩm của doanh nghiệp như công nghệ tốt hơn, dịch vụ tốt hơn, phân phối thuận lợi hơn hay uy tín tốt hơn, đảm bảo an toàn sức khỏe hơn, có trách nhiệm xã hội hơn.

Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược đưa ra một sản phẩm khác hẳn sản phẩm của các đối thủ sao cho khách hàng đánh giá cao sản phẩm của

mình. Có 3 đặc điểm sau : “tạo giá trị khách hàng”, “cung cấp giá trị thấy được” và “ khó bắt chước”.

“ Tạo ra giá trị khách hàng” : một trong những yếu tố then chốt để cho chiến lược khác biệt hóa được thành công là phải có thêm giá trị thực sự cho khách hàng. Thí dụ, đối với khách hàng có nhu cầu về sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường ngoài yêu cầu về lợi ích cho bản thân mình còn là có thể tạo ra giá trị về trách nhiệm xã hội hoặc yêu cầu sản phẩm đó phải được sản xuất một cách an toàn không gây ô nhiễm môi trường

“ Cung cấp giá trị thấy được” được hiểu là giá trị cộng thêm đó phải được khách hàng thấy được. Thông tin phải đến được khách hàng, thông tin phải dễ nhớ, dễ hiểu, dễ tin. Thí dụ, nhãn hiệu Mr.Goodwrench của GM thông tin đến khách hàng việc sử dụng nguyên liệu đầu vào thân thiện môi trường của mình.

Vấn đề giá trị thấy được đặc biệt rất quan trọng. Để thẩm định giá trị này, khách hàng chỉ biết trông chờ vào các tín hiệu, logo. Do vậy, công việc của doanh nghiệp là quản trị tốt những tín hiệu này ví dụ có thể qua phát biểu của Hiệp hội tiêu dùng, các chuyên gia và các chương trình quảng cáo.

Đặc điểm “khó bắt chước” hướng tới điểm khác biệt phải được lâu dài. Nếu điểm khác biệt xuất phát từ một nỗ lực toàn diện của tổ chức cùng với tài sản và năng lực của nó thì bắt chước được không phải là dễ và rất tốn kém, nhất là khi điểm khác biệt đó có tính chất năng động, không ngừng biến hóa.

Các đặc tính về khó bắt chước trong khai thác các yếu tố môi trường được thực hiện thông qua những phát minh, sáng chế về công nghệ; vật liệu có các tính năng về môi trường , các dòng xe máy, máy móc công nghiệp tiêu thụ ít năng lượng, hiệu suất sử dụng nhiên nguyên liệu cao, giảm thiểu tối đa về chất thải v.v..

Tập trung điểm:

Doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh là doanh nghiệp có khả năng tập trung thỏa mãn các nhóm tiêu thụ cao cấp. Chiến lược tập trung điểm còn được khai thác ở việc doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất và cung ứng chỉ một dòng sản phẩm trước các đối thủ có nhiều dòng sản phẩm để tạo ra sự tập trung và nổi bật cho sản phẩm trong phạm vi hẹp (ngành và thị trường), hoặc doanh nghiệp cũng có thể đi vào các thị trường ngách để tránh các đối thủ cạnh tranh hay tập trung ưu tiên vào một nhóm đối tượng khách hàng để cung ứng.

Theo đuôi:

Đối với các doanh nghiệp không có khả năng vượt trội trong dẫn đầu về chi phí hay giá cả, không có khả năng tập trung đi vào các nhóm sản phẩm hay thị trường trọng điểm và ngách, doanh nghiệp có thể chọn hướng đi là cung cấp cùng dòng sản phẩm và giá cả tương tự như một số doanh nghiệp lớn đã mở ra, điều này xuất hiện nhiều đối với các doanh nghiệp sản xuất theo các đơn hàng được đặt từ các nước phát triển hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ khả năng về tài chính và tiềm lực về R&D để định hướng thị trường.

Việc theo đuổi các chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp này là nhằm đáp ứng các yêu cầu của các khu vực thị trường xuất khẩu. Chiến lược này mang tính thụ động và theo đuôi các doanh nghiệp trước ở các thị trường này đã đáp ứng. Chẳng hạn, doanh nghiệp theo đuổi xây dựng hệ thống ISO 14000, HACCP để có thể nhập hàng hóa vào một số thị trường có yêu cầu, còn bản thân doanh nghiệp không có ý định theo đuổi các mục tiêu này trong quá trình sản xuất kinh doanh.

3. Bước 3: Phân tích tài chính

Sau khi xác định được một nhóm những sản phẩm, thị trường có khả năng tạo ra các cơ hội kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ phải tiến hành phân tích tài chính dựa trên các mục tiêu đã đưa ra trong bước 2. Tại đây, doanh nghiệp sẽ phải phân ra các mục tiêu trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, xác định

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí