Tiêu Chí Đánh Giá Mức Độ Phát Triển Kinh Doanh Thẻ Của Ngân Hàng Thương Mại


Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, bao gồm nhiều vấn đề nhưng quan trọng nhất là gia tăng tiện ích, lợi ích, mức độ an toàn của thẻ. Trên cơ sở đó tăng mức đáp ứng nhu cầu của dịch vụ thẻ để tăng độ hài lòng khách hàng sử dụng thẻ.

1.2.3. Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại

Để đánh giá mức độ phát triển kinh doanh thẻ. Các Ngân hàng Thương mại thường sử dụng hai nhóm tiêu chí:

1.2.3.1. Nhóm tiêu chí số lượng.

Nhóm tiêu chí đo lường số lượng phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Thương mại bao gồm những tiêu chí cơ bản sau:

1. Mức gia tăng của doanh số phát hành thẻ.

Sự gia tăng của doanh số phát hành thẻ là sự tăng lên của số lượng thẻ phát hành của Ngân hàng ra thị trường.

Đây là tiêu chí quan trọng để đo lường thị phần thẻ của các Ngân hàng , đồng thời cũng thể hiện khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Sự gia tăng của doanh số phát hành thẻ được thể hiện về số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng: Sự gia tăng của doanh = Số lượng phát hành thẻ năm (t+1) -

số phát hành thẻ Số lượng thẻ phát hành năm t

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Công thức trên phản ánh sự gia tăng của doanh số thẻ phát hành năm sau so với năm trước là bao nhiêu.

Công thức tính sự tăng trưởng của doanh số phát hành thẻ:

Phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông Nghiệp Lào - 9

SLPH thẻ năm (t+1) SLPH thẻ năm


Tốc độ tăng trưởng doanh = x 100

số thẻ phát hành % SLPH thẻ năm t

Tốc độ tăng trưởng cho thấy doanh số thẻ phát hành của năm nay so với năm trước tăng bao nhiêu %.

2. Mức gia tăng của doanh số thanh toán thẻ


Sự gia tăng của doanh số thanh toán thẻ là sự tăng lên của tổng giá trị các giao dịch được thanh toán bằng thẻ và số lượng tiền mặt được rút/ứng bằng thẻ bao gồm thẻ của Ngân hàng đó (gọi là Ngân hàng thanh toán) và thẻ của Ngân hàng khác giao dịch tại các điểm chấp nhận thẻ của Ngân hàng thanh toán.

Mức gia tăng của doanh số thanh toán thẻ được tính:

Sự gia tăng của DSTT thẻ = DSTT thẻ năm (t+1) – DSTT thẻ năm t

Công thức trên cho thấy sự gia tăng của doanh số thanh toán thẻ năm sau so với năm trước.

Công thức tính tốc độ tăng trưởng của doanh số thanh toán thẻ:

DSTT thẻ năm (t+1) DSTT thẻ năm t

Tốc độ tăng trưởng doanh = x 100

số thanh toán thẻ % DSTT thẻ năm t

Công thức trên cho thấy doanh số thanh toán thẻ của năm sau so với năm trước tăng lên hoặc giảm đi bao nhiêu %.

3. Mức gia tăng của số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ

Đây là tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại. Số lượng khách hàng tăng phản ánh khả năng thu hút khách hàng của Ngân hàng và sự hấp dẫn của sản phẩm đối với khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác. Số lượng khách hàng sử dụng thẻ tăng thể hiện chất lượng dịch vụ thẻ, khả năng cạnh tranh, uy tín của Ngân hàng trên thị trường thẻ.

Công thức tính sự gia tăng của số lượng khách hàng sử dụng thẻ:

Sự gia tăng của số lượng = Số lượng KH sử dụng thẻ năm (t+1) – KH sử dụng thẻ Số lượng KH sử dụng thẻ năm t

Công thức trên phản ánh được sự tăng lên của số lượng khách hàng sử dụng thẻ năm sau so với năm trước.


Công thức tính tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng thẻ:

SLKH năm (t+1) SLKH năm t

Tốc độ tăng trưởng = x 100

SLKH sử dụng thẻ % SLKH năm t


Công thức trên cho thấy số lượng khách hàng sử dụng thẻ năm sau so với năm trước tăng lên bao nhiêu %.

4. Mức gia tăng của thị phần thẻ

Thị phần thẻ, là phần thị trường mà Ngân hàng chiếm lĩnh trên thị trường thẻ và sự gia tăng thị phần thẻ là mức tăng lên của thị phần thẻ Ngân hàng thời điểm hiện tại tại so với cùng thời kỳ năm trước.

Mức gia tăng thị phần thẻ được tính theo công thức:

Mức gia tăng = Thị phần thẻ năm (t+1) – thị phần thẻ Thị phần thẻ năm t

Công thức trên cho thấy mức độ tăng lên thị phần thẻ của năm sau so với năm trước là bao nhiêu.

Công thức tính tốc độ tăng trưởng của thị phần kinh doanh thẻ:

Thị phần thẻ năm (t+1) Thị phần thẻ năm t

Tốc độ tăng trưởng = x 100

thị phần thẻ % Thị phần thẻ năm t

5. Mức gia tăng lợi nhuận từ dịch vụ thẻ

Lợi nhuận dịch vụ thẻ = Thu nhập từ dịch vụ thẻ - chi phí dịch vụ thẻ. Thu nhập từ dịch vụ thẻ của Ngân hàng gồm: Thu lãi cho vay thẻ tín dụng,

thu phí phát hành thẻ, thu phí thường niên, thu phí chiết khấu từ ĐVCNT...

Chi phí cho kinh doanh thẻ bao gồm: Chi trả cho các tổ chức thẻ, chi bảo hiểm cho chủ thẻ, chi phí vật liệu cho phát hành thẻ, bưu phí chuyển phát nhanh,


khấu hao cơ bản và sữa chữa lớn bảo trì hệ thống phát hành thẻ, phi phí bảo trì tập trung ATM, khấu hao cơ bản và sữa chữa lớn bảo trì hệ thống ATM.

Sự gia tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ là sự tăng thêm của lợi nhuận kinh doanh thẻ năm nay so với năm trước.

Công thức tính mức gia tăng của LN thu về từ dịch vụ thẻ:

Mức gia tăng của LNKD thẻ = LN thẻ năm (t+1) – LN thẻ năm t

Công thức trên cho thấy mức độ tăng lên của LNKD thẻ năm sau so với năm trước .

Công thức tính tốc độ tăng trưởng của LNKD thẻ:

LNKD thẻ năm (t+1) – LNKD thẻ năm t

Tốc độ tăng trưởng của = x 100

LNKD thẻ % LNKD thẻ năm t

Công thức trên cho thấy LNKD thẻ năm nay so với năm trước tăng lên là bao nhiêu %.

Công thức tính tỷ trọng lợi nhuận thu về từ dịch vụ kinh doanh thẻ:

LN thu từ dịch vụ thẻ

Tỷ trọng LN thu = x 100

từ dịch vụ KD thẻ % LN của ngân hàng

Công thức trên cho thấy LNKD từ dịch vụ thẻ chiếm bao nhiêu % trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng.

6. Mức độ rủi ro trong kinh doanh thẻ

Mức độ rủi ro trong kinh doanh thẻ là số lượng các vụ rủi ro, số tiền thất thoát của Ngân hàng qua các vụ rủi ro trong kinh doanh thẻ.

1.2.3.2. Nhóm tiêu chí chất lượng.

Nhóm tiêu chí đo lường chất lượng phát triển kinh doanh thẻ của NHTM bao gồm những tiêu chí cơ bản sau:

1. Sự tuân thủ:


Tuân thủ là việc chấp hành nghiêm túc, đầy đủ hệ thống các văn bản pháp lý, quy định của pháp luật của thị trường thẻ và cả những quy định của bản thân mỗi hệ thống Ngân hàng về hoạt động kinh doanh thẻ.

Sự tuân thủ không chỉ tạo nên cơ sở để ổn định, đảm bảo sự an toàn của thị trường thẻ Ngân hàng mà còn tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng trên thị trường thẻ.

2. Mức độ đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng:

Mức độ đáp ứng nhu cầu được đo lường bằng mức độ thỏa mãn nhu cầu mong muốn và được thể hiện ở mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ Ngân hàng. Như vậy, làm hài lòng khách hàng sử dụng thẻ là yếu tố quyết định sự phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng. Vì vậy, các Ngân hàng thường tập trung vào các biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ cung ứng và chất lượng chăm sóc khách hàng. Đồng thời Ngân hàng cần tiến hành khảo sát để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ theo định kỳ. Đây là cơ sở quan trọng để Ngân hàng xây dựng, điều hành chiến lược kinh doanh thẻ.

3. Mức độ an toàn đối với khách hàng sử dụng thẻ:

Mức độ an toàn của dịch vụ thẻ luôn là vấn đề được các Ngân hàng và khách hàng quan tâm. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Ngân hàng và khách hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng trên thị trường thẻ. Mức độ an toàn của thẻ được thể hiện ở mức độ bảo mật thông tin, sự thông suốt trong quá trình thanh toán thẻ. Do vậy bảo mật kinh doanh thẻ cao, thể hiện mức độ an toàn cao và ngược lại.

4. Thương hiệu thẻ của Ngân hàng:

Thương hiệu thẻ mạnh vừa là kết quả vừa là công cụ hữu hiệu để phát triển kinh doanh thẻ. Ngân hàng có thương hiệu mạnh không chỉ tạo được uy tín, hình ảnh trong tâm trí khách hàng mà còn tạo được vị thế trên thị trường thẻ - Yếu tố


quan trọng không chỉ trong phát triển kinh doanh thẻ mà còn tác động đến cả các lĩnh vực khác của hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại:

Sự phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Thương mại phụ thuộc vào nhiều nhân tố, có thể tổng hợp thành 2 nhóm nhân tố sau :

1.2.4.1 Nhóm nhân tố khách quan

Môi trường pháp lý: Việc kinh doanh thẻ tại bất kỳ quốc gia nào đều được tiến hành trong một khuôn khổ pháp lý nhất định. Môi trường pháp lý được thiết lập phù hợp với tình hình thị trường, theo sát và giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thẻ phát triển.

Dịch vụ thẻ là một dịch vụ Ngân hàng hiện đại, đòi hỏi phải có một môi trường pháp lý hoàn thiện, đồng bộ và ổn định. Một chính sách luật nhất quán và đồng bộ sẽ giúp các Ngân hàng Thương mại chủ động hơn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh thẻ.

Mức độ cạnh tranh: Đây là yếu tố quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp thị phần của mỗi Ngân hàng khi tham gia vào thị trường thẻ. Khi có nhiều Ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ thì mức độ cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn. Điều đó buộc các Ngân hàng phải có nhiều đổi mới trong kinh doanh thẻ để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thẻ - Yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng.

Môi trường công nghệ: Thanh toán thẻ gắn liền với hệ thống công nghệ thẻ. Vì vậy, hệ thống công nghệ thẻ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh và mức độ phát triển trong cung ứng dịch vụ thẻ của các Ngân hàng.

Trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng tiền m t của người dân:


Thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng. Thói quen đó cũng gắn với trình độ nhận thức của dân chúng, khi trình độ dân trí được nâng cao, người dân sẽ nhận thức được thẻ là một phương tiện thanh toán đa tiện ích, và điều đó sẽ thúc đẩy họ tiếp cận và hình thành thói quen sử dụng thẻ.

Thu nhập cá nhân: Thu nhập không chỉ là yếu tố quyết định nhu cầu tiêu dùng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả cách thức sử dụng các hình thức thanh toán sử dụng thu nhập của cá nhân. Bởi thu nhập cao đồng nghĩa với sức mua sắm cũng tăng lên, khi đó nhu cầu của con người không chỉ đơn thuần là tiêu dùng hàng hóa thiết yếu mà phải đạt đến độ thỏa mãn sự tiện dụng trong thanh toán. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ là nhân tố ảnh hưởng lớn đến phát triển dịch vụ thẻ của các Ngân hàng Thương mại.

1.2.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan

Tiềm lực tài chính và trình độ kỹ thuật công nghệ của Ngân hàng: Việc triển khai dịch vụ thanh toán bằng thẻ đòi hỏi phải đầu tư những trang thiết bị kỹ thuật cao và công nghệ hiện đại. Có thể nói, trình độ công nghệ là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ và thành bại trong cạnh tranh. Để triển khai dịch vụ thẻ, Ngân hàng Thương mại không chỉ phải đầu tư phần mềm đáp ứng tiêu chuẩn hệ thống quản lý thẻ, mà còn phải đầu tư cả phần cứng cho hệ thống xử lý thẻ. Do đó chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn đòi hỏi các Ngân hàng Thương mại phải có một tiềm lực tài chính mạnh mới có thể đầu tư được hệ thống công nghệ thẻ tiên tiến hiện đại - điều kiện quan trọng đảm bảo phát triển kinh doanh thẻ Ngân hàng bền vững.

Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác thẻ: Để phát triển kinh doanh thẻ các Ngân hàng không chỉ dựa vào trình độ công nghệ thẻ mà quan trọng là


phải dựa vào trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ kinh doanh thẻ - yếu tố quyết định đến mức độ phát triển kinh doanh thẻ của mỗi Ngân hàng.

Các chính sách kinh doanh thẻ của Ngân hàng: Hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng thường gồm các chính sách phí, lệ phí, phát triển sản phẩm, marketing và chăm sóc khách hàng,…Sự đúng đắn, hợp lý của các chính sách trên có tác động trực tiếp không chỉ đến hoạt động mà cả mức độ phát triển hoạt động kinh doanh thẻ Ngân hàng.

1.3 Kinh nghiệm phát triển kinh doanh thẻ của một số Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước Bài học đối với Ngân hàng Nông nghiệp Lào

1.3.1 inh nghiệm phát triển kinh doanh thẻ của một số Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước

Để nghiên cứu kinh nghiệm, tác giả đã chọn một số Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước có điều kiện tương đồng với Ngân hàng Nông nghiệp Lào:

1.3.1.1 Ngân hàng Quân đội Thái Lan

Ngân hàng Quân đội Thái Lan (TMB) được thành lập từ năm 1957 theo đạo luật Ngân hàng Thương mại Thái Lan B.E. 2488 (1945) với trụ sở chính đặt tại Đại lộ Rajadmnoen, Bangkok. Hiện nay, TMB là Ngân hàng bán lẻ lớn nhất tại xứ sở chùa vàng. Với mạng lưới rộng và trang bị hơn 2.600 cây ATM trải rộng khắp cả nước. Năm 2008, cứ 6 người dân thì có 1 người có tài khoản tại Ngân hàng này, Năm 2012, cứ 4 người dân Thái Lan thì có một người ở tài khoản tại TMB, và đến năm 2016, cứ 3 người dân Thái Lan thì có một người có tài khoản tại Ngân hàng này. Chính điều này đã giúp Ngân hàng nâng cao được thu nhập từ các dịch vụ phi tín dụng trên tổng thu nhập, tránh các rủi ro xảy ra khi nền kinh tế Thái Lan có những biến động xấu ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

Ngân hàng Quân đội Thái Lan sử dụng nhiều biện pháp để phát triển kinh doanh thẻ, nổi bật là những biện pháp sau:

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí