thể “xanh ngay cả khi các khoản vay này nhằm mục đích đầu tư vào các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.
Đề xuất vay vốn
- Thứ hai, các dự án vay vốn sẽ được đánh giá kỹ lưỡng nếu có thể được phân loại là tài chính bền vững. Hai nguyên tắc này được minh họa dưới đây:
Có
Có
Không
Không
Không
Có
Không được phân loại là tài chính bền
Đề xuất đạt tài chính bền vững
Tuân thủ của công ty: Theo tiêu chuẩn PROPER
(Tối thiểu là Xanh)
Tuân thủ của công ty: Bắt buộc tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường
Phân loại dự án tài chính bền vững
Brazil
Khung pháp lý cho NHBV ở Brazil được mô tả bởi sự kết hợp của việc tự điều chỉnh của các ngân hàng và các quy định do Ngân hàng Trung ương Brazil (BCB) và các Bộ ngành liên quan đề xuất. Từ năm 2004, bốn ngân hàng Brazil đã ký các nguyên tắc xích đạo (Equator Principles- FP): Itau Unibanco (2004), Banco Bradesco S.A. (2006), Banco do Brasil S.A. (2006), và CAIXA Economica Federal (2009). Năm 1990, Nghị định thư Xanh đầu tiên được đưa ra. Thông qua khuôn khổ này, các ngân hàng thương mại nhà nước phải cam kết không tài trợ cho các dự án làm suy thoái môi trường và cung cấp tín dụng hỗ trợ cho các hệ thống sản xuất bền vững. Để đạt được điều này, các ngân hàng đã điều chỉnh các thủ tục để phân tích và cho vay tín dụng. Trong năm 2009, Hiệp hội ngân hàng Brazil (Febraban) và Bộ Môi trường đã giới thiệu Nghị định thư Xanh thứ hai, đưa ra tiêu chuẩn về tính bền vững cho các tổ chức tài chính. Bộ Môi trường và BCB cũng thành lập một thỏa thuận hợp tác kỹ thuật để giám sát các hoạt động xã hội và môi trường trong hệ thống tài chính.
Từ kinh nghiệm phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại ở các quốc gia đang phát triển, nhận thấy rằng vai trò tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước từ Chính phủ, ngân hàng trung ương và các Bộ ngành liên quan. Khung
pháp lý hoàn thiện, sự giám sát và hỗ trợ của các cơ quan quản lý là nền tảng quan trọng góp phần thúc đẩy hệ thống ngân hàng phát triển bền vững. Ở Bangladesh, ngân hàng trung ương buộc các ngân hàng thương mại phải xây dựng khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội, xây dựng lộ trình phát triển bền vững ngân hàng qua 3 giai đoạn trong vòng 3 năm. Ở Indonesia, Bộ môi trường phân loại, đánh giá các công ty về tính tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường hiện hành theo 5 mức độ làm cơ sở xếp loại các khoản vay có đạt tiêu chuẩn tài chính bền vững hay không. Tại Brazil, Hiệp hội ngân hàng Brazil (Febraban) và Bộ Môi trường đã giới thiệu Nghị định thư Xanh nhằm đưa ra tiêu chuẩn về tính bền vững cho các tổ chức tài chính. Bộ Môi trường và Ngân hàng trung ương phối hợp nhằm giám sát các hoạt động xã hội và môi trường trong hệ thống tài chính.
1.3.1.2 Tại các quốc gia phát triển
Hà Lan
Đề án quỹ đầu tư xanh tại Hà Lan là một khoản kết hợp giữa tín dụng và thuế miễn thuế cho nhà đầu tư vào các quỹ xanh. Chương trình cung cấp một sự đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư, trong khi giảm chi phí tài chính cho các dự án đủ điều kiện thân thiện với môi trường. Kể từ khi thực hiện chương trình trong năm 1995, có 234.400 cá nhân đã đầu tư hơn 6,8 tỷ EUR trong quỹ xanh, tài trợ cho hơn 5.000 dự án. (Vikas và cộng sự, 2014).
Đề án qũy đầu tư xanh là một đề án về môi trường khá tiên tiến, hiệu quả và sáng tạo ở châu Âu. Đề án này cho thấy rằng một ngân hàng với khuôn khổ pháp lý phù hợp có thể góp phần vào các tiến bộ về môi trường. Chính phủ Hà Lan thiết lập Đề án trong năm 1995 như là một khuôn khổ chính sách toàn cầu để khuyến khích các sáng kiến môi trường. Trong đề án Quỹ Xanh, thuật ngữ "môi trường" đã được xem xét theo nghĩa rộng nhất bao gồm tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Những thành công ban đầu của đề án thúc đẩy các nhà quản lý Hà Lan mở rộng phạm vi ban đầu của nó ngoài các mục tiêu môi trường để phục vụ mục tiêu xã hội và văn hóa. Đề án này có thể được xem như một công cụ chính sách toàn diện để thúc đẩy phát triển bền vững tại Hà Lan.
Nhờ vào một khuôn khổ chính sách được thiết kế tốt, các tổ chức tài chính có một sự khuyến khích đầu tư vào các dự án môi trường cụ thể và xác định trước, do
đó cải thiện việc phân bổ vốn đầu tư theo hướng bền vững. Chương trình này thúc đẩy một số ngân hàng Hà Lan tài trợ các dự án xanh, bền vững và công nghệ sáng tạo và điều này sẽ giúp người dân tìm các nguồn lực để tài trợ cho các sáng kiến này.
Đề án quỹ đầu tư xanh là một khung pháp lý rõ ràng dựa trên ba trụ cột:
- Ưu đãi thuế để khuyến khích công dân đầu tư vào các dự án xanh
- Chương trình xanh, trong đó vạch ra những tiêu chí mà các các ngân hàng xanh và Quỹ Xanh cần phải đáp ứng để tham gia vào chương trình này.
- Dự án xanh, trong đó chỉ ra các loại dự án đủ điều kiện dự án xanh
Đề án nhằm mục đích hỗ trợ tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp có chính sách môi trường phù hợp với chính sách quốc gia, và để nâng cao nhận thức cá nhân về các vấn đề môi trường. Việc đưa vào các vấn đề xã hội trong các quyết định đầu tư tại Hà Lan phát triển mạnh vào giữa thế kỷ 20, và vào cuối năm 2007, ngành công nghiệp đầu tư trách nhiệm xã hội ở Hà Lan là một trong những ngành đầu tư lớn nhất trên thế giới, thời gian này tổng vốn đầu tư hơn 435 tỷ EUR.
Vương quốc Anh
Ở Anh giá trị tài sản của hệ thống tài chính gấp 8 lần so với GDP, do vậy đây không chỉ tập trung các tổ chức tài chính lớn nhất trên thế giới mà còn là nơi diễn ra nhiều sáng kiến tài chính bền vững trong nước và trên thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã gây ra rất nhiều chi phí cho nền kinh tế Anh, ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc và quản trị của thị trường tài chính. Điều này tạo nên các áp lực cho các nhà quản lý và các nhà lập pháp nhằm khôi phục lòng tin của công chúng vào sự toàn vẹn của hệ thống tài chính. Trong 15 năm qua, bốn “làn sóng đổi mới tài chính bền vững đã diễn ra ở Anh, bắt đầu với vấn đề đầu tư có đạo đức, chuyển sang lồng ghép các yếu tố môi trường vào đầu tư của các công ty, sự gia tăng của cải cách hậu khủng hoảng và trọng tâm hiện nay là vấn đề về rủi ro khí hậu và nguy cơ các-bon.
Trên khắp các mô hình kinh doanh đổi mới ở Anh xuất hiện các doanh nhân xã hội và các tổ chức xã hội dân sự đang nâng cao kỳ vọng đối với các định chế tài chính, để tận dụng kỳ vọng thị trường mới và cuối cùng là các quy định được truyền thông rộng rãi nhằm đảm bảo thực hiện tốt mô hình kinh doanh bền vững.
Hiện tại, có sáu lĩnh vực ưu tiên cho tài chính bền vững ở Anh, bao gồm: (UNEP, 2016)
- Thứ nhất, đổi mới xã hội: gắn kết tài chính nhằm mang lại lợi ích cho khách hàng và rộng hơn là cộng đồng.
- Thứ hai, quản lý thể chế: đặt các yếu tố bền vững vào trung tâm của các lĩnh vực tài chính chủ đạo, nhất là quản lý đầu tư.
- Thứ ba, huy động thị trường vốn: kết hợp tính bền vững vào vốn cổ phần và công bố thông tin, chẳng hạn như báo cáo bắt buộc về khí nhà kính tại Sở Giao dịch Chứng khoán Luân Đôn. Trái phiếu xanh cũng là lĩnh vực tăng trưởng quan trọng, Anh Quốc là thị trường trái phiếu xanh lớn thứ 3 thế giới vào năm 2015.
- Thứ tư, tài chính nhà ở: cải thiện hiệu suất năng lượng và môi trường của cổ phiếu nhà ở thông qua các cách thức huy động tài chính.
- Thứ năm, quản trị thận trọng: gắn tính bền vững vào sự an toàn và hợp lý của các ngành then chốt, chẳng hạn như ngân hàng của Anh xem xét bảo hiểm và thay đổi khí hậu.
- Thứ sáu, bảng cân đối tài chính công: huy động các nguồn tài chính và các nguồn lực khác để tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi sang nền kinh xanh thông qua thành lập Ngân hàng Đầu tư Xanh đầu tiên trên thế giới.
Đức
Hệ thống ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng đóng góp vào giảm lượng cacbon của các ngành công nghiệp, hướng đến nền kinh tế xanh của nước Đức. Trong đó có một nhóm các ngân hàng đang tiên phong và có những đóng góp tích cực đối với cải thiện môi trường và các vấn đề xã hội. Chiến lược kinh doanh của các ngân hàng này là hoạt động có trách nhiệm và tạo ra các tác động bên ngoài tích cực cho môi trường và xã hội. Cho đến nay các ngân hàng này đã cung cấp nhiều phương pháp tốt nhất cho tài chính xanh vì họ thường có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này.
Theo số liệu thống kê của Diễn đàn Đầu tư Bền vững (Forum Nachhaltige Geldanlage- FNG) vào năm 2015, 13 ngân hàng của Đức đã có số tiền đặt cọc của khách hàng là 29,3 tỷ Euro, khối lượng tăng đều kể từ năm 2010 cùng với các khoản đầu tư trực tiếp của các ngân hàng vào thị trường vốn là 41,9 tỷ Euro, số tiền
này nhằm đầu tư vào các dự án có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Đầu tư của họ tập trung vào các nguồn năng lượng tái tạo, công nghệ xanh, đầu tư vào các công ty liên quan đến xử lý khí thải và biến đổi khí hậu. Vào năm 2015 nhóm ngân hàng này đã đầu tư 71,2 tỷ Euro dưới sự giám sát của SRI (Socially Responsible Investments đã có tác động rõ rệt góp phần cải thiện môi trường và xã hội…
ĩnh vực kinh doanh của KfW
Các chương trình được hỗ trợ
Quỹ đầu tư
Tài chính công ty
Cải tiến
Bảo vệ môi trường và khí hậu
Khoản vay từ KfW
Cải tiến các chương trình của DNVVN
Chương trình hỗ trợ khu vực DNVVN
Quỹ khởi nghiệp của DNVVN
Chương trình về môi trường của KfW
Chương trình
EE của KfW
Vốn CSH cho tăng trưởng, cải tiến
Chương trình RE của KfW
Chương trình liên kết với xã hội
Chương trình năng lượng gió của KfW
Quỹ đầu tư công nghệ cho khởi nghiệp
KfW và các đối tác
KfW,
NHTM và các đối tác
Quỹ cổ phần cho DNNVV
Khởi nghiệp
Cho vay các DNVVN
Vốn đầu tư
choDNVVN
Hình 1.6: Danh mục sản phẩm của KfW
Schäfer (2017)
Vốn vay
Tài trợ một phần
Vốn chủ sở hữu
Tập đoàn KfW của Nhà nước được biết đến như là trung tâm lớn nhất của nước Đức về các chính sách và hoạt động thân thiện với môi trường. Tập đoàn này cung cấp các khoản tài trợ liên quan đến khí hậu rất lớn trong những thập kỷ qua và đóng vai trò then chốt trong vấn đề năng lượng và các ưu đãi về tài chính cho các hộ gia đình cá nhân, các tổ chức cộng đồng và ngành công nghiệp với nhiều nỗ lực thân thiện với môi trường trong hoạt động của họ. Trên trường quốc tế, các khoản tài trợ liên quan đến khí hậu của Tập đoàn KfW cũng nổi trội. Vào năm 2015, một
nửa số vốn của KfW cung cấp cho các dự án liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu là 74 tỷ Euro.
Là một thành viên rất năng động trong thị trường vốn của Đức và quốc tế, tập đoàn KfW đóng vai trò tiên phong trong việc phát hành trái phiếu xanh và khí hậu. Từ năm 2014 nó đã phát hành trái phiếu xanh với khối lượng là 7,8 tỷ Euro (1) góp phần vào hoạt động tài chính xanh trong nước và quốc tế. KfW đã khởi xướng "Quỹ Xanh cho Tăng trưởng" (GGF), tài trợ cho các tổ chức tài chính và các dự án liên quan đến khí hậu ở Đông Nam Âu và khu vực MENA ở Bắc Phi (2). Quỹ này đóng một vai trò quan trọng đối với chính sách tài chính xanh của Đức và tài trợ năng lượng cho các nước đang phát triển và các nước mới nổi.
1.3.2 Bài học về phát triển bền vững cho các NHTM Việt Nam
Thứ nhất, khung pháp lý hoàn thiện về phát triển bền vững NHTM
Khung pháp lý được thiết kế tốt và hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát triển bền vững. Ở các nước phát triển khung pháp lý được thiết kế tốt và các sáng kiến về tính bền vững có vai trò quan trọng thúc đẩy hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện phát triển theo mô hình bền vững.
Khung pháp lý được thiết kế bao gồm xây dựng lộ trình và các giai đoạn phát triển bền vững của hệ thống NHTM, trong đó xác định rõ các mục tiêu cần đạt được và có hệ thống đánh giá, đo lường mức độ bền vững của hệ thống NHTM. Chính phủ, Ngân hàng trung ương và các Bộ ngành liên quan xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ hệ thống NHTM thực hiện kinh doanh bền vững. Các chính sách này bao gồm: xác định các dự án đủ tiêu chuẩn dự án “xanh , giúp NHTM ra quyết định tín dụng nhanh và chính xác. Tăng cường công tác truyền thông, cung cấp thông tin môi trường về các ngành, lĩnh vực khác nhau.
Công bố các NHTM thực hiện tốt mô hình kinh doanh bền vững nhằm nâng cao uy tín, thương hiệu của ngân hàng, tạo động lực cho NHTM cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện kinh doanh theo mô hình bền vững.
Bên cạnh đó, khung chính sách bao gồm các biện pháp ưu đãi về thuế cho người gửi tiền và đầu tư vào các dự án, chương trình xanh, có hình thức xử phạt
1 KfW (2014), KfW (2015), KfW (2016).
2 Green for Growth Fund (2016) .
NHTM vi phạm các quy định về môi trường, điều này nhằm đảm bảo các quy định về môi trường hiện hành phải được thực thi trong toàn hệ thống ngân hàng.
Khung pháp lý phải bao gồm các tiêu chuẩn và nguyên tắc phát triển bền vững, bộ tiêu chuẩn đánh giá, đo lường hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Thứ hai, khung chính sách quốc gia về quản lý rủi ro m i trường và xã
hội:
Có nhiều quốc gia xây dựng khung chính sách nhằm khuyến khích hoặc bắt
buộc hệ thống NHTM thực hành phát triển bền vững. Bảng 1.1 trình bày một số quốc gia có khung chính sách về môi trường, xã hội nhằm hướng dẫn ngành ngân hàng thực hiện lộ trình phát triển xanh và hướng đến bền vững.
Các quốc gia | Tên khung chính sách | Năm phát hành | Tự nguyện hoặc bắt buộc |
Bangladesh | Hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường (ERM) | 2011 | Tự nguyện |
China | Hướng dẫn tín dụng xanh | 2007, 2012, 2014 | Bắt buộc |
Indonesia | Lộ trình phát triển tài chính bền vững ở Indonesia | 2014 | Bắt buộc |
Brazil | Nghị định Verde | 2009, 2012 | Tự nguyện Nghị định thư xanh |
Chính sách trách nhiệm với môi trường | Bắt buộc | ||
Nigeria | Các nguyên tắc phát triển ngân hàng bền vững ở Nigeria | 2012 | Bắt buộc |
Colombia | Nghị định thư xanh | 2012 | Tự nguyện |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Mô Hình Phát Triển Bền Vững Ngân Hàng Thương Mại
- Hệ Thống Tiêu Chí Đ Nh Gi Ph T Triển Bền Vững Ngân Hàng Thương Mại
- Nhóm Tiêu Chí Phản Ánh Tính Ổn Định, Lành Mạnh Và Bền Vững Nhtm
- Các Giai Đoạn Phát Triển Sản Phẩm Bền Vững Toàn Diện
- Thực Trạng Phát Triển Bền Vững C C Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Giai Đoạn 2008- 2017
- Tỷ Lệ Đòn Ẩy Tài Chính Trung Bình Giai Đoạn 2008-2017
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
Bảng 1.1: Các quốc gia thành lập khung chính sách phát triển bền vững hệ thống ngân hàng
Nguồn: Adeboye Oyegunle và Olaf Weber3
Ngân hàng trung ương Bangladesh xây dựng các hướng dẫn về quản lý rủi ro môi trường (ERM), yêu cầu các NHTM có chính sách đào tạo và nâng cao nhận thức của nhân viên về vấn đề E&S, NHTM tự xây dựng khung quản lý rủi ro E&S của riêng mình, có chính sách E&S cụ thể theo ngành và báo cáo về các vấn đề E&S. Mục tiêu của khung chính sách này nhằm giúp các NHTM hạn chế những rủi ro về môi trường và xã hội có thể gặp phải trong kinh doanh. Từ năm 2007, các ngân hàng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ đánh giá rủi ro môi trường trong hoạt động
3 Oyegunle, A., và Weber, O. (2015). Development of Sustainability and Green Banking Regulations: Existing Codes and Practices.
cho vay và tích hợp vấn đề môi trường vào hoạt động đầu tư. Nhằm giúp các NHTM đánh giá đầy đủ những rủi ro E&S, các nguyên tắc tín dụng xanh đã được đưa ra trong 2012. Các nguyên tắc chỉ định cách các ngân hàng nên tích hợp tính bền vững trong thực tiễn cho vay của họ, cả ở trong nước và tài trợ ở nước ngoài. Bước cuối cùng, Hướng dẫn tín dụng xanh được triển khai trong Năm 2014, yêu cầu các ngân hàng Trung Quốc báo cáo số dư cho vay trong 12 lĩnh vực xanh dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế về tính bền vững. Lộ trình phát triển tài chính bền vững ở Indonesia đặt ra mục tiêu tài chính bền vững đạt được trong trung hạn (2015–2019) và dài hạn (2015–2024). Mục tiêu trung hạn tập trung vào khung pháp lý cơ bản và báo cáo toàn hệ thống. Mục tiêu dài hạn tập trung vào các rủi ro E&S tích hợp vào quá trình quản lý, quản trị doanh nghiệp, xếp hạng ngân hàng và tích hợp hệ thống thông tin tài chính bền vững (OJK,2014).
Theo một cuộc khảo sát của IFC, danh tiếng và thương hiệu đã trở thành lý do hàng đầu cho nhiều ngân hàng nhằm lồng ghép tính bền vững vào thực tiễn quản lý của họ. Cuộc khảo sát này cũng kết luận hầu hết các ngân hàng xếp hạng rủi ro do những thông tin tiêu cực và mất uy tín từ việc liên kết với các hoạt động xã hội và môi trường như một rủi ro lâu dài quan trọng hơn rủi ro tín dụng. Theo đó, rủi ro xuất phát từ khách hàng vay vốn như: vấn đề pháp lý, bảo hiểm, không công bằng trong sử dụng lao động (an toàn lao động, lao động trẻ em) sẽ tác động đến rủi ro trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động ngân hàng. Rủi ro trực tiếp là người cho vay chịu trách nhiệm về các thiệt hại xã hội và môi trường do khách hàng gây ra. Rủi ro gián tiếp bao gồm rủi ro tín dụng, do khách hàng giảm khả năng trả nợ; rủi ro thị trường do giảm giá trị tài sản thế chấp của khách hàng; và rủi ro danh tiếng đến uy tín của ngân hàng do quyết định tín dụng có tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Cuối cùng, các rủi ro liên quan đến môi trường và xã hội của khách hàng sẽ tác động đến danh tiếng của ngân hàng, làm mất mát tài sản, giảm lợi nhuận.
Thứ ba, Áp dụng các sáng kiến về tính bền vững
Tại các nước phát triển, khung pháp lý và các đề án, các sáng kiến phát triển bền vững được xây dựng khá tốt đã có tác dụng thúc đẩy phát triển bền vững không chỉ riêng hệ thống ngân hàng thương mại mà bao gồm các ngành, lĩnh khác của nền kinh tế. Trong đó, NHTM được xem là khu vực có sức ảnh hưởng và lan tỏa phát