Tổng Hợp Các Mặt Mạnh, Mặt Yếu, Cơ Hội Và Thách Thức Của Công Ty Toyota Việt Nam

chuyên gia kinh tế dự báo rằng trong vài năm tới đối thủ lớn nhất của các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam chính là các nhà sản xuất xe hơi nước láng giềng Trung Quốc. Các model xe Trung Quốc sẽ có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường Việt Nam bởi lý do: công nghệ của những tập đoàn xe hơi Trung Quốc không kém nhiều so với các tập đoàn trên thế giới trong khi giá cả thì hơn hẳn. Một chiếc xe 4 chỗ hạng trung do Trung Quốc sản xuất giá thành chỉ khoảng 10.000 đến 12.000 USD. Với mức giá như vậy thì nhiều người tiêu dùng Việt Nam sẽ có khả năng sở hữu một chiếc xe con.

3. Tổng hợp các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức của Công ty Toyota Việt Nam

3.1. Cơ hội

Cơ hội phát triển do hội nhập kinh tế mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng là rất lớn, đó là tạo ra những điều kiện thuận lợi để tiếp cận nhanh chóng các nguồn vốn đầu tư, công nghệ hiện đại và thị trường toàn cầu nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển. Bên cạnh đó những cơ hội hiển nhiên, đáng kể đối với Công ty Toyota Việt Nam, đó là:

Tiềm năng mở rộng thị trường.

Hiện tại thị trường ô tô Việt Nam còn rất nhỏ bé so với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, với dân số hiện nay là trên 80 triệu người và nền kinh tế đang tăng trưởng ở mức cao Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế năng động và tốc độ phát triển cao nhất Đông Nam á, và chắc chắn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn đầy tiềm năng. Theo nhận định của Hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) nhu cầu tiêu thụ ô tô của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong vài thập niên tới. Thêm vào đó tỷ lệ người có xe hơi còn rất thấp. Cứ 514 người Việt Nam mới có một xe, trong khi tỷ lệ này ở Singapore là 4-5 người một xe, Thái Lan là 50 người một xe và Philippines là 118 người một xe. Theo tính toán trong quy hoạch phát triển giao thông vận

tải đường bộ Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn 2020, mức tiêu thụ ô tô của nước ta sẽ đạt 2.5 xe/1000 dân so với mức 1.9 xe/1000 dân như hiện nay. Bộ giao thông dự báo, trong giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng trưởng ô tô Việt Nam sẽ vào khoảng hơn 16% mỗi năm và đến 2010 cả nước sẽ có hơn 1,2 triệu ô tô; giai đoạn 2011-2020 tốc độ tăng trưởng sẽ đạt hơn 8% mỗi năm để đến năm 2020 lượng ô tô cả nước sẽ đạt 2,62 triệu chiếc. Như vậy khi kinh tế tăng trưởng lượng cầu ô tô có khả năng thanh toán sẽ tăng lên tạo cơ hội cho ngành công nghiệp ô tô phát triển.

Cơ cấu người tiêu dùng thay đổi cũng tạo tiềm năng lớn cho thị trường xe hơi Việt Nam. Nếu như trước kia nhóm khách hàng là doanh nghiệp thuộc khối cơ quan nhà nước chiếm tỷ trọng tới 65%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 17%, cá nhân hộ gia đình chiếm 7% thì hiện nay thành phần khách hàng là doanh nghiệp tư nhân, cá nhân và hộ gia đình đã chiếm tỷ trọng gần 70%. Những thay đổi này là nhờ vào chính sách của Nhà nước trong những năm qua khuyến khích thành phần kinh tế phát triển, tạo ra trong xã hội một tầng lớp giàu có có khả năng tiêu thụ lượng lớn xe hơi.

Quá trình tự do hoá thương mại hiện đang trở thành yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến định hướng cũng như chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các sáng kiến thương mại tự do khác đang thúc đẩy các Công ty đa quốc gia xem xét lại chiến lược kinh doanh nói chung và việc tái phân bổ năng lực sản xuất nói riêng. Điều này bao gồm : (1) Thiết lập một Công ty mẹ trong khu vực, (2) Xây dựng một mạng lưới các nhà máy phục vụ cho Công ty mẹ, (3) Tập trung sản xuất, khai thác điểm mạnh cốt lõi của mỗi nước và khai thác các sản phẩm và dịch vụ khác từ các nước khác. Như vậy, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới sản xuất của khu vực.

Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội hợp tác phân công lao động, hợp tác sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô, tiếp cận được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

công nghệ mới trong sản xuất và lắp ráp ô tô đồng thời nâng cao được kỹ năng tay nghề của công nhân cũng như trình độ quản lý của các doanh nghiệp.

Sự phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không thể thiếu sự chung sức của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với những tiềm năng to lớn về nguồn vốn và công nghệ. Hội nhập kinh tế thế giới sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội để tiệp cận những tiềm lực đáng quý này. Hiện nay, Việt Nam đang được đánh giá là điểm hấp dẫn thu hút đầu tư trên thế giới. Với nền tảng đó chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào viễn cảnh tươi sáng của ngành công nghiệp ô tô.

Chiến lược kinh doanh của công ty TOYOTA Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 12

Ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam còn được Nhà nước ưu tiên đầu tư và bảo hộ rất mạnh mẽ. Từ trước tới nay, ngành công nghiệp ô tô là ngành được ưu tiên phát triển nhất. Bên cạnh việc đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước với số vốn hàng ngàn tỷ đồng thì việc mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào ngành cũng được triển khai mạnh mẽ, ngoài ra Nhà nước còn có quy hoạch rõ ràng, theo đó các doanh nghiệp biết hướng kinh doanh sản xuất của mình nên độ an toàn cao hơn.

3.2. Thách thức

Sức ép cạnh tranh, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, mạnh. Tại Việt Nam, TMV không chỉ cạnh tranh với các dòng xe sang trọng của các hãng Âu Mỹ như Ford, Mercedes-Benz, mà còn phải cạnh tranh với chính các hãng xe rất mạnh của Nhật Bản như Honda, Suzuki. Bên cạnh đó sau một vài năm nữa kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, việc cạnh tranh với các hãng xe nước ngoài tràn vào sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

Sức ép hội nhập, việc gia nhập WTO buộc Chính phủ Việt Nam phải giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc để đảm bảo sự đối xử công bằng giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Điều này làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn trên thị truờng Quốc tế. Mặt khác, Việt Nam cũng phải khắt khe hơn trong việc

cấp ưu đãi hoặc trợ cấp cho các doanh nghiệp trong nước. Do đó các doanh nghiệp lắp rấp và sản xuất ô tô trong nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có thể có doanh nghiệp bị phá sản. Chính vì vậy, cũng như các liên doanh khác, TMV cần chuẩn bị về mọi mặt để theo kịp tiến trình hội nhập, xây dựng ngành công nghiệp ô tô thực sự lớn mạnh.

Thiếu các nhà cung cấp nội địa: Hầu hết các liên doanh ô tô trong nước đều có tỷ lệ nội địa hoá chưa cao. Tất nhiên các liên doanh đều muốn nâng cao tỷ lệ nội địa hoá để hạ giá thành. Nhưng hiện nay ở Việt Nam chưa đủ các điều kiện cần thiết để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá theo yêu cầu. Sở dĩ như vậy là do thị trường ô tô của Việt Nam còn quá nhỏ bé để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ. Vì thế hầu hết các linh kiện phụ tùng ô tô đều phải nhập khẩu và bị đánh thuế rất cao khiến cho giá ô tô tại Việt Nam cũng cao.

Những thách thức khác đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung và Công ty TMV nói riêng là hạ tầng cơ sở còn yếu kém, đường xá còn chưa phát triển, qui hoạch đô thị chưa phù hợp… Những yếu tố này góp phần làm giảm lượng tiêu thụ ô tô trong nước.

3.3. Điểm mạnh

a. Khẳng định thương hiệu mạnh nhờ những sản phẩm có chất lượng cao, xây dựng được một hình ảnh đẹp của Công ty trong công chúng.

b. Mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

c. Tiên phong trong các hoạt động đóng góp cho xã hội.

d. Nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, chuyên môn, tay nghề tương đối cao, được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.

e. Đi đầu trong nội địa hoá sản phẩm, dẫn đầu về phát triển sản xuất phụ tùng tại Việt Nam.

3.4. Điểm yếu

a. Sản phẩm có giá cao.

b. Sản phẩm đưa vào thị trường Việt Nam còn thiếu tính đa dạng và tính thời trang.

c. Thiếu xưởng sản xuất và kho giữ sản phẩm.

d. Thiếu các nhà cung cấp nội địa.

IV. MT SGIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.‌

1. Các đề xuất giải pháp nhằm thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của Công ty Toyota Việt Nam.

Về chiến lược Marketing, Tăng cường và đổi mới hoạt động Marketing trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay cũng như về lâu dài. Điều này đòi hỏi Công ty phải xây dựng thiết lập được những chương trình chiến lược Marketing cụ thể, chi tiết nhưng phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển, phù hợp với điều kiện của công ty. Do đó công tác Marketing của Công ty trong thời gian tới là tiếp tục chú trọng nghiên cứu thông tin thị trường vì đây được xem là việc quan trọng hàng đầu phải thực hiện trước khi xây dựng chiến lược.

Toyota nên thường xuyên điều tra thị trường và khách hàng (có thể dưới hình thức phỏng vấn theo bảng câu hỏi, phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn chuyên gia…), các hoạt động này giúp hãng có được cái nhìn tổng thể về thị trường trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.

Đồng thời phải thường xuyên tổ chức việc đánh giá hoạt động của toàn bộ hệ thống theo định kỳ, thực hiện nhiều hơn nữa các chương trình chạy thử xe, các buổi trưng bày mô hình sản phẩm… để khách hàng yên tâm về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra việc cải tiến sản phẩm được thực hiện ở những giai đoạn thích hợp trong vòng đời sản phẩm. Ngay sau khi tung ra sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hay định kỳ hàng tháng thì Công ty cũng đều phải tiến hành điều tra thị trường để xác định xem sản phẩm đang ở giai đoạn nào trong vòng đời sản phẩm và khi nào cần phải có sự cải tiến tiếp theo. Thông thường vào cuối giai đoạn phát triển trong vòng đời sản phẩm thì Công ty phải nghiên cứu ngay việc cải tiến chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó cần nắm bắt được thông tin chính xác về thị trường và kịp thời đối phó với sự lũng đoạn của thị trường, nắm bắt được tình hình nhu cầu trên thị trường cũng như các hoạt động sắp tới của đối thủ cạnh tranh để có được những ứng phó kịp thời.

Về mặt nhân sự, TMV phải luôn không ngừng tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức của nhân viên. Nguồn nhân lực chính là tài sản quý giá, là sức mạnh của Toyota hôm nay. Con người trong doanh nghiệp cùng với văn hoá trong doanh nghiệp góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Công ty, làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Chính vì vậy Công ty phải tiếp tục thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp cũng như tạo ra môi trường làm việc năng động hơn, cung cấp thiết bị hiện đại để thúc đẩy nhân viên cống hiến và đóng góp năng lực đồng thời mang lại ngày càng nhiều phúc lợi cho nhân viên: nghỉ mát, thưởng…, đưa ra nhiều hơn các cơ hội thăng tiến cho các nhân viên có năng lực và tâm huyết với công việc.

Ngoài ra Công ty cũng nên tăng cường việc đưa các nhân viên đi đào tạo, thực tập làm việc tại nước ngoài nâng cao nghiệp vụ đồng thời thường xuyên tổ chức cuộc thi tay nghề cho các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Về chính sách sản phẩm, Công ty phải thường xuyên đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm bằng việc đưa ra các mẫu mã mới có chất lượng tốt hơn, an toàn hơn, có độ bền cao hơn và phải luôn có sẵn khi khách hàng cần: một trong những điểm yếu hiện nay của Toyota đó là các đợt xe giới thiệu mẫu xe mới chưa nhiều. Do đó bộ phận thiết kế của Công ty nên thường xuyên đưa ra các chương trình thi đua thiết kế các ý tưởng dành cho các mẫu thiết kế xuất sắc có thể đưa vào sản xuất, lắp ráp để sản phẩm được đa dạng và phong phú hơn. Đặc biệt Công ty nên quan tâm tới vấn đề sản xuất xe tải và xe buýt, đây là 2 loại xe mà thị trường Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn, tuy nhiên TMV lại không sản xuất cũng như lắp ráp 2 loại xe này tại Việt Nam.

Cần phải cải tiến, nâng cấp sản phẩm ở những giai đoạn thích hợp trong vòng đời sản phẩm. Việc điều tra thị trường cần được thực hiện sau khi tung ra sản phẩm mới hay cải tiến, nâng cấp sản phẩm và hàng tháng để xác định được xem sản phẩm đang ở trong giai đoạn nào trong vòng đời sản phẩm và khi nào cần phải thay đổi. Thông thường vào cuối giai đoạn phát triển trong vòng đời sản phẩm công ty đã phải nghiên cứu việc có cho ra đời sản phẩm mới, loại bỏ sản phẩm cũ hay là cải tiến sản phẩm hiện tại.

Để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí, Công ty cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo tay nghề cho công nhân lắp ráp, tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Phải bố trí các chuyên gia có kinh nghiệm cùng các thiết bị kiểm tra hiện đại để phát hiện và khắc phục kịp thời lỗi khi xe chưa xuất xưởng.

Bên cạnh đó, Công ty nên chú trọng hơn nữa công tác nghiên cứu thu thập thông tin thị trường nhằm ước lượng được một cách chính xác nhất nhu cầu thực tế thị trường, từ đó lên kế hoạch sản xuất nhằm đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời và hiệu quả nhất.

Về chính sách giá cả, Toyota Việt Nam cần đưa ra chính sách giảm giá để củng cố thị phần, phát triển thêm các sản phẩm có giá bình dân phù hợp hơn với thu nhập người tiêu dùng Việt Nam. Như chúng ta đã biết giá cả chính là một điểm cần hoàn thiện trong tương lai phát triển của Công ty. Hầu hết tất cả các sản phẩm của Toyota đều có giá cao hơn các hãng xe khác trên thị trường Việt Nam. Chính vì vậy mà khách hàng của TMV chủ yếu là các doanh nghiệp, các tổ chức và các nhà lãnh đạo còn cá nhân thì hạn chế. Do đó TMV cần cân nhắc chính sách giá cả để mở rộng phạm vi tới khách hàng là cá nhân, lực lượng đông đảo của xã hội Việt Nam.

Đồng thời TMV cần nâng cao sự cạnh tranh về giá so với các đối thủ khác bằng việc tăng cường đầu tư có hiệu quả vào các dự án sản xuất linh phụ kiện ô tô nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá và đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu phụ tùng.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí