Xu Hướng Phát Triển Thân Thiện Môi Trường Trên Toàn Thế Giới

Kinh doanh là hướng tới người mua, khách hàng. Do vậy, khách hàng là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chỉ có người tiêu dùng ở các quốc gia phát triển, đặc biệt ở các nước Châu Âu và Mỹ quan tâm thật sự tới vấn đề môi trường khi đưa ra quyết định mua một sản phẩm nào đó và họ yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mang tính “ thân thiện môi trường”.

Theo một cuộc khảo sát từ năm 1992 tiến hành tại 16 quốc gia, có trên 50% người tiêu dùng tại mỗi quốc gia, mà đặc biệt tại Singapore trả lời họ thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường liên quan tới sản phẩm họ tiêu dùng. Một cuộc khảo sát năm 1994 tại Australia đã chỉ ra rằng có 84,6% người tiêu dùng thực sự quan tâm tới môi trường và hơn 80% trong số này trả lời họ quyết định các hành vi của mình, bao gồm cả hành vi tiêu dùng thông qua các lý do về môi trường.

Có thể thấy hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi và họ trở thành những người tiêu dùng xanh, là những người tiêu dùng chỉ lựa chọn các sản phẩm mà trong quá trình sản xuất cũng như trong tiêu dùng không hoặc ít gây hại đến môi trường. Khi nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi theo hướng bảo vệ môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Lúc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận thấy sự thay đổi đó chính là cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt và kịp thời bổ sung thêm mục tiêu môi trường vào chiến lược kinh doanh của mình, đáp ứng cầu của người tiêu dùng. Ngược lại, doanh nghiệp khó có thể theo đuổi chiến lược thân thiện môi trường và mang lại thành công khi trên thị trường không có nhu cầu, những người tiêu dùng trên thị trường đó chưa có thói quen tiêu dùng các sản phẩm sinh thái.

4.2. Quy định của chính phủ

Mục tiêu của Chính phủ là đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo vệ môi trường. Do vậy, Chính phủ các nước đã và đang tăng cường quản

lý vấn đề môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời khuyến khích doanh nghiệp của mình lồng ghép vấn đề môi trường vào trong chiến lược kinh doanh. Các quy định về khí thải, nước thải, chất thải; các yêu cầu về nhãn sinh thái, các chứng nhận môi trường v.v...gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp không chỉ trên thị trường nội địa mà tại các thị trường xuất khẩu, các quy định này còn chặt chẽ hơn nhiều.

Nhờ vào áp lực từ các quy định về môi trường của Chính phủ, các doanh nghiệp sẽ nâng cao được nhận thức cần phải nhanh chóng xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường.


4.3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là “ sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội” [11]. Những doanh nghiệp mong muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thế giới ngày càng lớn đặc biệt trong ý thức bảo vệ môi trường. Lấy ví dụ, tập đoàn Wal- Mart cũng đã đưa ra nhiều chương trình bảo vệ môi trường nằm trong chiến lược kinh doanh của mình. Năm 2005, họ đầu tư 500 triệu USD/năm cho các kỹ thuật tiết kiệm năng lượng; hạn chế 25% chất thải rắn trong ba năm tới và yêu cầu 60.000 nhà cung cấp của họ giao các loại hàng hóa không gây hại môi trường...

Các doanh nghiệp trên thế giới đang cùng thể hiện một tư duy chưa từng có về trách nhiệm đối với xã hội, họ ưu tiên các mục tiêu môi trường lên

Xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường trong doanh nghiệp - 3

hàng đầu. Hiện tượng này đang được nhắc đến cái tên: trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, trách nhiệm doanh nghiệp hoặc công dân doanh nghiệp. Tại Nhật Bản, khoảng 800 công ty phải công bố báo cáo thường niên cho biết họ có kế hoạch giảm chất thải carbon ra sao cũng như chỉ tiêu biến sản phẩm lẫn nhà máy của họ trở nên “xanh” hơn như thế nào. Xu hướng xã hội của doanh nghiệp từng là một trong những nền tảng kinh doanh trong lịch sử doanh nghiệp Nhật. Bất kỳ doanh nhân Nhật nào mới bước vào thương trường đều nằm lòng hai “khẩu quyết”: shobaido (cách làm doanh nghiệp) và shonindo (cách làm thương nhân).

Không những thế, công ty nào xây dựng được tên tuổi trong hoạt động xã hội ở nước ngoài còn nâng cao được hình ảnh quốc gia họ và công ty nào giúp cải thiện được hình ảnh quốc gia họ ở nước ngoài cũng tạo dựng được tên tuổi trong nước. Rõ ràng, trách nhiệm của cộng đồng trước hết là vì lợi ích công ty. Không chỉ là hình thức xây dựng hình ảnh thương hiệu công ty mà còn có thể đem lại lợi ích kinh tế về cho chính họ.

Mỗi doanh nghiệp đều tự mình thấy rằng cần phải có trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đặc biệt trong vấn đề môi trường, do vậy việc xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường cho doanh nghiệp mình là thể hiện được thái độ và trách nhiệm với xã hội.

4.4. Xu hướng phát triển thân thiện môi trường trên toàn thế giới

Thân thiện môi trường được biết đến từ khá lâu trên thế giới và nay đã trở thành một xu hướng toàn cầu. Người tiêu dùng trên thế giới đặc biệt là ở các quốc gia phát triển có ý thức rất rõ về vấn đề môi trường và họ luôn lựa chọn các sản phẩm thân thiện môi trường, tẩy chay những sản phẩm có hại cho môi trường. Họ cũng đã lập ra những Hiệp hội như hiệp hội người tiêu dùng, hiệp hội bảo vệ môi trường hay các tổ chức phi chính phủ v.v...để có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ môi trường, kiểm soát những hành động gây hại môi trường của các doanh nghiệp và các cá nhân.

Các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài xu hướng này, họ tận dụng khả năng dự báo về các quy định mới của Chính phủ hay của các Nghị định quốc tế để chớp thời cơ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường hơn và thu được những kết quả kinh doanh đầy lạc quan. Lấy ví dụ với tập đoàn General Electric, GE bắt đầu với chiến dịch Ecomagination (tưởng tượng và đưa ra những giải pháp đổi mới có lợi cho môi trường, người tiêu dùng và xã hội) từ năm 2005. Mục tiêu của chiến dịch này là tăng mạnh doanh thu và tăng gấp đôi ngân sách dành cho công tác nghiên cứu và phát triển, nhằm tạo ra những đầu tàu động cơ lái chạy bằng năng lượng mặt trời, động cơ máy bay có mức thải khí thấp, hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện và hệ thống làm sạch nước tinh vi hơn. Chiến dịch bảo vệ môi trường được phát động ngay từ trụ sở văn phòng và các nhà máy chế tạo của GE. Theo đó, GE đã cắt giảm hóa đơn tiêu thụ năng lượng của mình đi khoảng 70 triệu USD trong năm 2006, một phần nhờ lắp đặt hệ thống chiếu sáng mới tại hơn 100 nhà máy và giảm khí thải nhà kính khoảng 150.00 tấn.

Ngành dịch vụ tài chính cũng tham gia vào xu hướng này. Năm 2005, Goldman Sachs đã trở thành một trong số những ngân hàng đầu tư đầu tiên công bố khung chính sách bảo vệ môi trường, trong đó có đề cập một cách cụ thể đến những hướng dẫn cho vay của mình v .v...

Có thể thấy rằng từ người tiêu dùng cho đến các doanh nghiệp, từ những doanh nghiệp sản xuất cho đến những doanh nghiệp tài chính đều nhận thấy được xu hướng đầy mới mẻ này. Xu hướng thân thiện môi trường đang dần hình thành một cách rõ ràng hơn, thực sự là một cơ hội “xanh” mang lại lợi nhuận tối đa và lâu dài cho các doanh nghiệp.

4.5. Chi phí và lợi nhuận

Các doanh nghiệp muốn theo đuổi các mục tiêu môi trường cần phải bỏ ra một khối lượng chi phí lớn do yêu cầu của việc cải tiến công nghệ, hiện đại hóa quy trình sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm v.v...Đa số các

doanh nghiệp lớn và vừa mới có khả năng lớn về nguồn vốn để đầu tư cho chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường.

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu luôn được ưu tiên vị trí hàng đầu trong mọi chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường cũng vậy, chỉ có thể phát huy hiệu quả và tồn tại trong thị trường cạnh tranh khi mà nó có khả năng sinh lợi nhuận cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể nhìn thấy được lợi nhuận trong tương lai trước khi tiến hành chiến lược. Lợi nhuận từ chiến lược có thể đến từ doanh thu bán các sản phẩm thân thiện cho khách hàng, việc mở rộng thị trường và các chi phí tiết kiệm được như chi phí nguyên, nhiên, vật liệu; xử lý rác thải; nước thải nhờ việc đổi mới công nghệ, doanh thu từ việc kinh doanh giấy phép xả thải v.v...

4.6. Nguồn nhân lực xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường

Nhân sự cho việc theo đuổi các mục tiêu môi trường trong xây dựng chiến lược kinh doanh cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Hiện nay, ngay cả các tập đoàn kinh doanh lớn như GE, BP, Coca Cola... cũng phải thuê tư vấn và các chuyên gia chuyên về môi trường để hỗ trợ trong việc xây dựng các mục tiêu, tiêu chí và những đánh giá về khả năng và xu thế của các vấn đề môi trường phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Trình độ của đội ngũ tham gia xây dựng chiến lược rất quan trọng, ảnh hưởng cơ bản đến sự thành công của chiến lược. Khi người xây dựng chiến lược có trình độ về các vấn đề môi trường cộng với sự am hiểu về ngành nghề kinh doanh của chính doanh nghiệp sẽ dễ dàng đưa ra những mục tiêu xác định cho doanh nghiệp.

II. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP

Ngày nay không khó để nhận thấy rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang tìm kiếm con đường để trở nên “xanh hơn”. Bắt đầu từ việc thay đổi thói quen để sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, các doanh nghiệp cũng đang tìm kiếm những chiến lược cạnh tranh mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại mà ý thức về môi trường ngày càng cao. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường không những là hành động bảo vệ môi trường mà còn là cơ hội mang lại thành công cho doanh nghiệp. Vấn đề môi trường mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp phải thực sự đối mặt với một câu hỏi là làm thế nào để xây dựng được một chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp mình?

Về cơ bản, khi xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường, doanh nghiệp cần chú trọng vào bốn nội dung chính, bao gồm:

Thứ nhất, phân tích bối cảnh để xem xét liệu doanh nghiệp có nên tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện hay không? Ở bước này, doanh nghiệp cần phải phân tích tình hình bên trong, bên ngoài doanh nghiệp và sử dụng các mô hình phân tích kinh doanh để đánh giá các mặt mạnh, yếu, các cơ hội, thách thức của các yếu tố kinh tế vi mô và vĩ mô liên quan đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, sau khi phân tích bối cảnh, dựa vào các mô hinh kinh doanh đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành xác định các mục tiêu về sứ mệnh, mục đích của việc đeo đuổi chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường, các vị trí cạnh tranh trên thị trường mà doanh nghiệp có thể theo đuổi.

Thứ ba, sau khi xác định được nhóm các sản phẩm, thị trường xuất hiện các cơ hội kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phân tích để chọn ra loại sản phẩm, thị trường tối ưu nhất đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra.

Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ tổ chức các bộ phận chức năng để triển khai chiến lược. Tại đây, mục tiêu môi trường sẽ được lồng ghép vào các chiến lược quản trị kinh doanh thông thường khác như chiến lược marketing,

chiến lược nghiên cứu và phát triển, chiến lược sản phẩm, chiến lược nguồn vốn, tài chính v.v...

1. Bước 1: phân tích bối cảnh

Để xem xét liệu vấn đề môi trường có phải là một nhân tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hay không, trước hết doanh nghiệp phải xem xét tổng quan về bối cảnh các nhân tố môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để triển khai bước này, doanh nghiệp cần phải thu thập các thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh, các yếu tố môi trường bên trong và ngoài doanh nghiệp, các yêu cầu về môi trường của thị trường, luật pháp...sau đó sử dụng một số mô hình phân tích kinh tế phù hợp để đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức liên quan đến xu hướng kinh doanh thân thiện môi trường.

1.1. Xác định phương hướng tiếp cận chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường của doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường, trước hết doanh nghiệp cần xác định phương hướng tiếp cận phù hợp với khả năng hiện tại của mình. Có hai hướng tiếp cận giúp doanh nghiệp tìm ra được những lợi thế trong việc tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lức đầu vào và định hướng đầu ra nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, bao gồm:

Hướng từ dưới lên

Là hướng xây dựng một chiến lược doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa khả năng hỗ trợ lẫn nhau của các năng lực cạnh tranh mà doanh nghiệp hiện có. Phương hướng này phù hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa với các chiến lược kinh doanh mang tính ngắn hạn hoặc trung hạn và việc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh dựa trên những nhu cầu hiện tại của thị trường, điển hình cho việc “thụ động - đáp ứng” những đòi hỏi thị trường.

Hướng từ trên xuống

Phương hướng này điển hình cho việc tìm kiếm các nguồn năng lượng; tìm kiếm, cải tiến công nghệ sử dụng ít hoặc tiết kiệm năng lượng sạch, phát minh, sáng chế ra các sản phẩm thân thiện môi trường. Hướng tiếp cận này mang tính “chủ động - định hướng: thị trường và định hướng người tiêu dùng”. Hướng tiếp cận này được xây dựng cho các chiến lược mang tính dài hạn và được chia nhỏ ra các mục tiêu trong ngắn hạn và trung hạn. Đây là hướng tiếp cận hiện đang được các doanh nghiệp lớn đa quốc gia tiến hành áp dụng như một phương thức đáp lại sức ép về vấn đề bảo vệ môi trường trong điều kiện kinh doanh mới.

1.2. Phân tích bối cảnh các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh:

Phân tích đối thủ cạnh tranh cũng là một khâu thiết yếu trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường. Phải xác định được các năng lực và phương hướng cạnh tranh của đối thủ về vấn đề môi trường mới giúp doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược phù hợp cho mình. Các thông tin tình báo cạnh tranh đáng quan tâm mà doanh nghiệp cần thu thập được bao gồm: khía cạnh môi trường của hoạt động, sản phẩm và dịch vụ, năng lực quản lý môi trường của đối thủ, phản ứng chiến lược có thể của đối thủ trước vấn đề môi trường như: khả năng thay đổi công nghệ, năng lực thiết kế sản phẩm mới, khả năng tiếp cận các kênh phân phối thân thiện với môi trường...Các thông tin hữu ích cho doanh nghiệp có thể đến từ rất nhiều nguồn như: từ phía ngân hàng, các kênh phân phối, từ nhà cung cấp, từ hoạt động phân tích sản phẩm...Với việc thu thập được các thông tin về đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường, doanh nghiệp sẽ xác định được có bao nhiêu doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với mình trên thị trường, đồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/09/2022