Xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn Wooshu đến năm 2015 - 2

2.2.2.2. Công tác Marketing 33

2.2.2.3. Công tác nhân sự 33

2.3. Chiến lược kinh doanh của khách sạn Wooshu và kết quả đạt được trong thời gian qua 34

2.3.1. Chiến lược Marketing Mix 34

2.3.1.1. Chiến lược sản phẩm 34

2.3.1.2. Chiến lược giá 35

2.3.1.3. Chiến lược phân phối 36

2.3.1.4. Chiến lược xúc tiến 36

2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn 37

2.4. Hiệu quả chiến lược kinh doanh của khách sạn Wooshu thời gian qua 40

2.4.1. Những mặt đạt được 40

2.4.2. Những mặt chưa đạt được 41

2.5. Xây dựng các chiến lược kinh doanh đến năm 2015 42

2.5.1. Mục đích của việc xây dựng chiến lược 42

2.5.2. Mục tiêu của khách sạn đến năm 2015 42

2.5.2.1. Căn cứ để xây dựng mục tiêu 42

2.5.2.2. Mục tiêu của khách sạn đến năm 2015 43

2.5.3. Ma trận SWOT của khách sạn Wooshu 44

2.5.4. Hình thành các chiến lược 46

2.5.4.1. Nhóm chiến lược S-O 46

2.5.4.2. Nhóm chiến lược S-T 46

2.5.4.3. Nhóm chiến lược W-O 47

2.5.4.4. Nhóm chiến lược W-T 47

2.5.5. Lựa chọn chiến lược 48

2.5.5.1. Ma trận hoạch định chiến lược có thể lựa chọn (QSPM) .. 48 2.5.5.2. Các chiến lược được lựa chọn 51

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO KHÁCH SẠN WOOSHU ĐẾN NĂM 2015

........................................................................................................................... 52

3.1. Các giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh 52

3.1.1. Giải pháp về Marketing 52

3.1.1.1. Giải pháp về sản phẩm 52

3.1.1.2. Giải pháp về giá 53

3.1.1.3. Giải pháp về kênh phân phối 54

3.1.1.4. Giải pháp về xúc tiến 54

3.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực 55

3.1.3. Giải pháp về tổ chức điều hành, quản lý 56

3.2. Một số kiến nghị 57

3.2.1. Đối với nhà nước 57

3.2.2. Đối với ngành 57

3.2.3. Đối với khách sạn 58

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TNHH: Trách nhiệm hữu hạn


DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG VÀ SƠ ĐỒ SỬ DỤNG


STT

HÌNH

TRANG

1.1

Các giai đoạn, hoạt động trong quá trình quản trị chiến lược

5

1.2

Mô hình quản trị chiến lược toàn diện

7

1.3

Tiến trình kiểm tra

17

STT

BẢNG

TRANG

1.1

Ma trận SWOT

20

2.1

Phân loại phòng trong khách sạn

24

2.2

Tình hình nhân sự trong khách sạn

33

2.3

Kết quả hoạt động của khách sạn wooshu năm 2010

38

2.4

Kết quả hoạt động của khách sạn Wooshu 6 tháng đầu năm

2011

39

2.5

Doanh thu của các bộ phận trong khách sạn

40

2.6

Ma trận SWOT của khách sạn Wooshu

44

2.7

Ma trận QSPM – nhóm SO

48

2.8

Ma trận QSPM – nhóm ST

49

2.9

Ma trận QSPM – nhóm WO

50

2.10

Ma trận QSPM – nhóm WT

51

STT

SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

TRANG

2.2

Tổ chức khách sạn

23

2.1

Doanh thu năm 2010 của khách sạn

28

2.2

Doanh thu 6 tháng đầu năm 2011 của khách sạn

39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn Wooshu đến năm 2015 - 2




1. Tính cấp thiết của đề tài:

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thế giới. Đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển phải kể đến một ngành kinh tế được xem là đem lại lợi ích lớn nhất mà không cần đầu tư nhiều, đó chính là ngành dịch vụ. Ở các quốc gia phát triển ngành dịch vụ chiến trên 79% GDP, ở các nước đang phát triển chiếm trên 50% GDP. Ngành dịch vụ được xem là ngành kinh tế “ không khói”, nó không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Nhận thấy những lợi ích lớn từ ngành dịch vụ mang lại, trong những năm gần đây Việt Nam ngày càng chú trọng đầu tư vào ngành dịch vụ, trong đó có ngành kinh doanh nhà hàng – khách sạn. Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch, do đó hằng năm lượng khách quốc tế đến tham quan du lịch tại Việt Nam ngày càng nhiều. Nhận thấy được điều này Nhà Nước, các tập đoàn kinh doanh khách sạn nổi tiếng trên thế giới, cũng như các nhà tư nhân đã đầu tư và xây dựng nhiều khách sạn tại Việt Nam. Chính điều này đã tạo nên một sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các khách sạn. Để tồn tại và phát triển được đòi hỏi các khách sạn phải xây dựng cho mình được các chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả.

Đối với các khách sạn thuộc sự quản lý của các công ty chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú, các khách sạn mới thành lập thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả là rất quan trọng, vì vậy tôi đã chọn khách sạn Wooshu cũng là nơi tôi đã thực tập để thực hiện đề tài nghiên cứu này. Khách sạn Wooshu mới được thành lập vào đầu năm 2010 dưới sự quản lý của công ty TNHH Vĩnh Tường. Wooshu là khách sạn bốn sao đầu tiên của tỉnh Đồng Nai, Khách sạn được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu khách thương nhân từ các quốc gia đến công tác và làm việc tại tỉnh Đồng Nai.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục đích của đề tài là nhằm vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, giúp hiểu rõ hơn về xây dựng chiến lược kinh doanh. Đồng thời phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của khách sạn Wooshu trong thời gian vừa qua, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn đến năm 2015. Và đưa ra các giải pháp


thực hiện chiến lược nhằm giúp khách sạn nâng cao hình ảnh và không ngừng phát triển.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tình hình hoạt động của khách sạn Wooshu từ khi mới thành lập đến nay. Trên cơ sở xem xét các yếu tố liên quan để đề ra các chiến lược kinh doanh của khách sạn đến năm 2015.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập thông tin: thông qua sách, báo, internet, các tài liệu có liên quan đến xây dựng chiến lược kinh doanh. Các tài liệu về tình hình hoạt động của khách sạn.

Phương pháp phân tích và đánh giá thông tin: Thông qua các công cụ trong xây dựng chiến lược kinh doanh (các ma trận), phân tích SWOT của khách sạn, so sánh các kết quả hoạt động theo từng thời kỳ cụ thể.

5. Kết cấu của ĐA/KLTN:

Bao gồm 3 chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN WOOSHU TRONG THỜI GIAN QUA

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO KHÁCH SẠN WOOSHU ĐẾN NĂM 2015


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh

1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh

Hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược kinh doanh:

Theo Fred David, “Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm: phát triển về lãnh thổ, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hàng hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, giảm chi phí, thanh lý và liên doanh”.

Theo Michael Porter, “Chiến lược là việc tạo vị thế độc đáo và có giá trị bao gồm sự khác biệt hóa, sự lực chọn mang tính đánh đổi nhằm tập trung nhất các nguồn lực để từ đó tạo ra ưu thế cho doanh nghiệp”.

Theo Jonh I Thompson, “Chiến lược là sự kết hợp các nguồn lực, môi trường và các giá trị cần đạt được”.

Nhưng nhìn chung chiến lược kinh doanh được định nghĩa như sau: “Chiến lược kinh doanh là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các giải pháp và chính sách về sản xuất kinh doanh, về tài chính và con người trong một môi trường cạnh tranh nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lên một trạng thái cao hơn về chất hay nói cách khác chiến lược kinh doanh là một chương trình hành động tổng quát mà doanh nghiệp vạch ra nhằm đạt được mục tiêu trong một thời kỳ nhất định”.

1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Vai trò cụ thể như sau:

- Định hướng hoạt động dài hạn và là cơ sở vững chắc cho triển khai hoạt động trong tác nghiệp. Thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược không được thiết lập rõ ràng sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng, chỉ thấy cái trước mắt không thấy được cái trong dài hạn.

- Tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu triển khai, đầu tư phát triển, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.

- Tạo cơ sở cho doanh nghiệp chủ động phát triển các hướng kinh doanh phù hợp với môi trường trên cơ sở tận dụng các cơ hội, tránh được các rủi ro, phát huy các lợi thế của doanh nghiệp trong kinh doanh.


1.2. Quản trị chiến lược

1.2.1. Khái niệm quản trị chiến lược

Cho đến hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược:

Theo Alfred Chandler, “Quản trị chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lực chọn các phương thức hành động và phân bổ tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.

Theo Jonh Pearce và Richard B.Robinson, “Quản trị chiến lược là một hệ thống các quyết định và hành động để hình thành và thực hiện các kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp”.

Tuy nhiên có thể tập hợp các khái niệm ấy theo ba cách tiếp cận phổ biến sau:

- Cách tiếp cận về môi trường: “ Quản trị chiến lược là một quá trình quyết định nhằm liên kết khả năng bên trong của tổ chức với các cơ hội và đe dọa của môi trường bên ngoài”.

- Cách tiếp cận về mục tiêu và biện pháp: “ Quản trị chiến lược là một bộ những quyết định và hành động quản trị ấn định thành tích dài hạn của một doanh nghiệp”.

- Cách tiếp cận các hành động: “ Quản trị chiến lược là tiến hành sự xem xét môi trường hiện tại và tương lai, tạo ra những mục tiêu của tổ chức, ra quyết định, thực thi những quyết định và kiểm soát việc thực hiện các quyết định, nhằm đạt mục tiêu trong môi trường hiện tại và tương lai”.

Từ các cách tiếp cận trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm sau:

“ Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai nhằm tăng thế lực cho doanh nghiệp”.

1.2.2. Mô hình của quản trị chiến lược

1.2.2.1. Những mức độ quản trị chiến lược

Chiến lược cấp công ty

Là một kiểu mẫu của các quyết định trong một công ty, nó xác định và vạch rõ mục đích, các mục tiêu của công ty, xác định các hoạt động kinh doanh mà công ty theo đuổi, tạo ra các chính sách và các kế hoạch cơ bản để đạt được các mục tiêu của công ty.


Trong một tổ chức với quy mô và mức độ đa dạng, chiến lược cấp công ty thường áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp.

Chiến lược cấp kinh doanh ( SBU )

Chiến lược cấp kinh doanh được hoạch định nhằm xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể thị trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ công ty. Chiến lược cấp các đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp xác định cách thức mỗi đơn vị kinh doanh sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu của nó để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu cấp công ty. Nếu như công ty đơn ngành thì chiến lược cấp đơn vị kinh doanh có thể được coi là chiến lược cấp công ty.

Chiến lược cấp chức năng

Tập trung hỗ trợ vào việc bố trí của chiến lược công ty và tập trung vào các lĩnh vực tác nghiệp, những lĩnh vực kinh doanh.

1.2.2.2. Các giai đoạn quản trị chiến lược

Hình 1.1: Các giai đoạn và các hoạt động trong quá trình quản trị chiến lược


GIAI ĐOẠN

HOẠT ĐỘNG

Hình thành chiến lược

Thực hiện nghiên cứu

Phân tích

Đưa ra quyết định


Thực hiện chiến lược


Thiết lập mục tiêu ngắn hạn


Đề ra các chính sách


Phân phối các nguồn lực

Đánh giá chiến lược

Xem xét lại các yếu tố bên trong và

bên ngoài

So sánh kết quả với tiêu chuẩn

Thực hiện

điều chỉnh


Giai đoạn hình thành chiến lược:

Hình thành chiến lược là quá trình thiết lập sứ mạng kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các mặt mạnh, mặt yếu bên trong và các cơ hội, nguy cơ bên ngoài, đề ra các mục tiêu dài hạn xây dựng và lựa chọn những chiến lược thay thế.

Hình thành chiến lược có ba hoạt động cơ bản là: tiến hành nghiên cứu, thực hiện việc phân tích và đưa ra quyết định.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí