Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM


Nguyễn Đạt Thức


TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY

QUA TƯ LIỆU HÁN NÔM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.


Hà Nội - 2020

Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM


Nguyễn Đạt Thức


TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY QUA TƯ LIỆU HÁN NÔM


Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 9229040


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS. KIỀU THU HOẠCH


Hà Nội - 2020

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

- Luận án này là kết quả nghiên cứu bước đầu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học, chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu của những người đi trước.

- Luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị.

- Kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đã được luận án tiếp thu hết sức cẩn trọng và chân thực.

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận án


Nguyễn Đạt Thức


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu 6

1.1.1. Một số nghiên cứu cơ bản 6

1.1.2. Một số tập hợp, giới thiệu tư liệu và tiếp cận qua tư liệu Hán Nôm 13

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn 22

1.2.1. Cơ sở lý luận 22

1.2.2. Cơ sở thực tiễn 29

1.3. Một số khái niệm liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu qua tư liệu Hán Nôm 30

1.3.1. Mẫu 30

1.3.2. Đồng 30

1.3.3. Cốt 30

1.3.4. Bóng 30

1.3.5. Chính tự 31

1.3.6. Phủ 31

1.3.7. Tam phủ 32

1.3.8. Tứ phủ 32

Tiểu kết 32

Chương 2. TƯ LIỆU HÁN NÔM VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY VÀ MẪU TAM PHỦ, TỨ PHỦ 34

2.1. Khái lược về nguồn tư liệu Hán Nôm gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ 34

2.1.1. Tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ tại Viện Thông tin khoa học xã hội 34

2.1.2. Tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ qua di sản Hán Nôm - Viện Nghiên cứu Hán Nôm 37

2.1.3. Tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ tại một số cơ sở lữu trữ khác 43

2.1.4. Tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở khu vực phủ Giày 46

2.2. Hướng tiếp cận nội dung tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ theo loại hình văn bản 64

2.2.1. Nhóm tư liệu Hán Nôm trên giấy 65

2.2.2. Nhóm tư liệu văn khắc tại di tích 75

2.3. Giá trị lịch sử - văn hóa của tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ 75

Tiểu kết 78

Chương 3. NHẬN DIỆN TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY QUA TƯ LIỆU HÁN NÔM 80

3.1. Lịch sử địa chính và không gian văn hóa phủ Giày 80

3.1.1. Lịch sử địa chính liên quan tới khu vực phủ Giày 80

3.1.2. Không gian văn hóa liên quan tới khu vực phủ Giày và danh hiệu phủ Giày 95

3.2. Tam vị Thánh Mẫu phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm 103

3.2.1. Thuyết Mẫu giáng sinh thời Lý Nam Đế 104

3.2.2. Thuyết Mẫu giáng sinh thời Lý 105

3.2.3. Thuyết Vỉ Nhuế - Ghi trong Cát thiên tam thế thực lục 107

3.2.4. Thuyết Kẻ Giày 108

3.2.5. Thuyết Nội đạo tràng 110

3.3. Lịch sử kiến trúc phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm 113

3.4. Hội phủ Giày và một số sinh hoạt văn hóa liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh qua tư liệu Hán Nôm 117

3.4.1. Hội phủ Giày Vân Cát và một số sinh hoạt văn hóa liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh qua tư liệu Hán Nôm 118

3.4.2. Hội phủ Giày Tiên Hương và một số sinh hoạt văn hóa liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh qua tư liệu Hán Nôm 120

Tiểu kết 123

Chương 4. BÀN LUẬN THÊM VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN HÓA LIÊN QUAN TỚI TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY VÀ MẪU TAM PHỦ, TỨ PHỦ QUA TƯ LIỆU HÁN NÔM 125

4.1. Câu chuyện tiếp cận văn hóa quanh tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày qua khảo chứng Vân Cát Thần nữ truyện 125

4.2. Hành trạng thế tục của Tam vị Thánh Mẫu phủ Giày 131

4.3. Vai trò của các cộng đồng làng xã trực tiếp liên quan trong việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giầy 137

4.4. Vấn đề Tam phủ, Tứ phủ và Tam tòa Tứ phủ 143

Tiểu kết 159

KẾT LUẬN 160

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 164

TÀI LIỆU THAM KHẢO 165

PHỤ LỤC 185


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Nxb: Nhà Xuất bản

TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh KHXH: Khoa học xã hội

H: Hà Nội

GS: Giáo sư

PGS: Phó Giáo sư

TS: Tiến sĩ

1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Có thể nói, trong văn hóa dân gian của người Việt, không nhiều tín ngưỡng thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu trong và ngoài nước như tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh. Đặc biệt, sau khi di sản văn hóa phi vật thể Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chính thức được UNESCO vinh danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2016), tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội và giới nghiên cứu… Chỉ tính riêng với tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh, đến nay, đã có hàng ngàn công trình sưu tầm, nghiên cứu lần lượt được công bố, xuất bản.

Với một khối lượng công trình nghiên cứu đồ sộ như vậy, rất khó có thể điểm lại nội dung tất cả các công trình, bài viết về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh. Đặc biệt, khi tiếp cận tìm hiểu những vấn đề Mẫu Liễu Hạnh cũng không thể bỏ qua những tư liệu Hán Nôm có liên quan. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn hướng kế thừa thành tựu tập hợp, phân tích của những người đi trước và điểm lại một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, mang tính chất nghiên cứu cơ bản, cùng một số nghiên cứu trực tiếp giải quyết vấn đề liên quan tới tín ngường thờ Mẫu Liễu Hạnh và thông qua tư liệu Hán Nôm để góp phần làm rõ thêm một số vấn đề nghiên cứu để đưa ra hướng tiếp cận phù hợp, từ một giới hạn tương đối hẹp - tiếp cận tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm.

Đến nay, tuy các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh dù rất phong phú, với khối lượng lớn như vậy nhưng chưa có tác giả nào dày công tập hợp, khảo cứu để tiếp cận nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm với góc nhìn văn hóa học, trong khi nguồn tư liệu này lại vô cùng đa dạng, với khối lượng lớn, cũng có thể nói là cực lớn mà theo nghiên cứu sinh bước đầu tìm hiểu thì có những vấn đề trước nay các công trình nghiên cứu trước chưa giải đáp một cách thỏa đáng, như vấn đề tên gọi phủ Giày, vấn đề lịch sử phủ Giầy, vấn đề Tam phủ, Tứ phủ, vấn đề đặc trưng giới trong Tam phủ, Tứ phủ, vấn đề Tam tòa Tứ phủ, vấn đề vị trí và vai trò của Mẫu Liễu Hạnh trong hệ thần Tứ phủ,… Theo đó, nếu đầu tư khảo cứu, biện giải qua tư liệu Hán Nôm và tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn văn hóa học thì những vấn đề này đều có thể giải đáp được trên cơ sở khoa học.


Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh coi đây là tính cấp thiết và hướng mở của đề tài và xác định việc tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm làm tên đề tài luận án như một hướng tiếp cận hẹp.

Tuy nhiên, cũng cần phải giới thuyết rằng, những vấn đề liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày được công bố trong công trình này mới chỉ là kết quả thu được bước đầu từ một hướng tiếp cận hẹp (chỉ thông qua tư liệu Hán Nôm) nên mức độ bao quát đối với từng khía cạnh cụ thể của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày ắt sẽ có chỗ tỏ tường, đậm nhạt khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phản ánh của tư liệu và điều kiện, khả năng thu thập, khai thác tư liệu. Mặt khác, cũng do sự quy định bởi góc nhìn hẹp, những kết quả nghiên cứu được công bố trong công trình này tương đối phù hợp khi được xem xét trong bối cảnh lịch sử xã hội từ khi tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày được định hình (khoảng thế kỷ XVI) đến năm 1945 (niên điểm giới hạn khai thác tư liệu Hán Nôm, đồng thời cũng là mốc lịch sử văn tự Hán Nôm chính thức kết thúc sứ mệnh lịch sử với tư cách là hệ văn tự chính thống lưu hành trong xã hội quân chủ Việt Nam thời trung đại).

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc tìm hiểu về giá trị của tư liệu Hán Nôm gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày, đặt tín ngưỡng này trong không gian văn hóa liên quan và môi cảnh văn hóa chung của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ để khảo lại lịch sử địa chính và văn hóa khu vực phủ Giày quanh việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh, qua đó, nhận diện tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày trước năm 1945 trên các phương diện cơ bản (hệ thần được thờ, thần điện và không gian thực hành tín ngưỡng, các thực hành văn hóa tín ngưỡng) và một số vấn đề lịch sử - văn hóa liên quan từ góc nhìn văn hóa học, nhằm củng cố cơ sở cho việc nghiên cứu tín ngưỡng này cũng như tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ trong các bước nghiên cứu tiếp theo…

Để làm rõ mục đích nêu trên, luận án sẽ tiến hành các theo tác nghiên cứu nhằm tập trung giải đáp một số câu hỏi sau:

Thứ nhất, tư liệu Hán Nôm có giá trị gì trong lịch sử hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023