LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thị trường du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ra đời ngày càng nhiều. Sự phát triển này, về quy mô cũng như số lượng các doanh nghiệp du lịch và các công ty lữ hành đã tạo nên sự phát triển và hình ảnh chuyên nghiệp của du lịch Việt Nam nhưng đồng thời cũng tạo nên những áp lực cạnh tranh rất lớn giữa các công ty lữ hành.
Để có thể tồn tại và phát triển được các công ty lữ hành luôn luôn phải đổi mới sản phẩm để thu hút khách. Vì vậy, phát triển loại hình du lịch mới là yêu cầu của phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp giữ vị trí dẫn đầu thị trường du lịch Việt Nam như Công ty DVLH Saigontourist. Trong các loại hình du lịch mới này, Teambuilding (xây dựng nhóm) là một trong những hình thức du lịch đang có xu hướng phát triển mạnh tại Việt Nam. Kết hợp giữa tham quan, giải trí và đào tạo kỹ năng làm việc nhóm - loại hình này được các cơ quan, doanh nghiệp vận dụng ngày càng nhiều trong chiến lược xây dựng nguồn nhân lực của mình. Chương trình thường có nhiều trò chơi, kết hợp thực hành - đánh giá - đào tạo, nhằm liên kết và giữ người tài, đồng thời khơi dậy động lực và niềm tự hào trong mỗi nhân viên để cùng hướng đến mục tiêu chung.
Để tạo sức hấp dẫn và kích cầu du lịch nội địa cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, các công ty lữ hành lớn đang chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch teambuilding. Trong thời gian qua, để khai thác tiềm năng của loại hình du lịch teambuilding Ban lãnh đạo Công ty DVLH Saigontourist đã có nhiều nổ lực trong việc tập trung nguồn nhân lực, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, việc khai thác thị trường khách du lịch teambuilding vẫn còn hạn chế, số lượng khách du lịch teambuilding đến với Công ty còn chưa nhiều, doanh thu từ sản phẩm du lịch teambuilding vẫn chưa cao.
Xuất phát từ những nhận thức trên cùng mục đích hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng chiến lược định vị thị trường đối với sản phẩm du lịch teambuilding tại Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist nên tác giả quyết định chọn đề
tài: “Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội địa tại Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu:
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội địa tại Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist - 1
- Chiến Lược Định Vị Sản Phẩm Du Lịch Teambuilding:
- Thực Trạng Khai Thác Và Chiến Lược Định Vị Sản Phẩm Du Lịch Teambuilding Trên Thị Trường Nội Địa Tại Công Ty Dịch Vụ Lữ Hành Saigontourist
- Cơ Cấu Tổ Chức, Chức Năng Và Quyền Hạn Của Công Ty Dvlh Saigontourist.
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
2.1.Lý thuyết:
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập thông tin về đề tài tác giả đã
xác định được những công trình khác nhau nghiên cứu về hoạt động teambuilding, sản phẩm du lịch kết hợp teambuilding ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.
- Nước ngoài có các công trình nghiên cứu về hoạt động teambuilding như: “The big book of teambuilding game” của tác giả John Newstron&Edward Scannell hay như “ The five dysfuncion of a team” của tác giả Patric M.Lencioni.
- Trong nước tác giả nhận thấy có các công trình nghiên cứu như “Tìm hiểu hoạt động teambuilding trong du lịch” (2009) của tác giả Lê Ngọc Quý, “Phát triển các chương trình du lịch teambuilding tại công ty lữ hành Vitours” (2012), của tác giả Hồ Thị Thanh Ly.
Những công trình nghiên cứu này là nguồn thông tin, tài liệu quý giá giúp tác giả thu thập được các thông tin về cơ sở lí luận của hoạt động teambuilding, sản phẩm du lịch kết hợp teambuilding từ đó cho tác giả có cái nhìn đúng hơn về vấn đề cần nghiên cứu.
Tác giả hy vọng với công trình nghiên cứu của mình sẽ góp thêm một phần nhỏ nhằm củng cố hơn nữa nền tảng của hoạt động teambuilding, SPDL Teambuilding, để đưa SPDL teambuilding ngày càng phổ biến, khách du lịch biết và sử dụng SPDL Teambuilding ngày càng nhiều hơn.
2.2.Thực tiễn:
Đối với SPDL nói chung, thực tiễn của hoạt động teambuilding và SPDL Teambuilding trên thị trường du lịch nội địa hiện nay còn nhiều bất cập như nhiều khách du lịch và các công ty lữ hành thường nhầm lẫn giữa các trò chơi vận động và các trò chơi trong teambuilding, hiểu sai lệch ý nghĩa của hoạt động teambuilding… dẫn đến việc thiết kế, chào bán, định vị SPDL teambuilding đến với thị trường và khách du lịch chưa thật sự hiệu quả.
Đối với Công ty DVLH Saigontourist nói riêng, từ trước đến nay SPDL teambuilding phát triển như là một dịch vụ kèm theo trong SPDL MICE (du lịch kết hợp tham quan, hội họp, các trò chơi gắn kết tập thể, galadinner) nên thật sự chưa phát huy hết giá trị và tầm quan trọng riêng lẻ của SPDL Teambuilding. Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả hy vọng sẽ góp phần để SPDL Teambuilding tại Công ty DVLH Saigontourist ngày càng phát triển hơn.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội địa tại Công ty DVLH Saigontourist
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích tiềm năng thế mạnh của loại hình du lịch teambuilding, thực trạng hoạt động kinh doanh, cơ hội và thách thức trong việc phát triển các SPDL Teambuilding của Công ty DVLH Saigontourist, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược định vị SPDL Teambuilding trên thị trường nội địa có hiệu quả hơn, phù hợp hơn với tình hình thực tế của Công ty hiện nay.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
4.1.Đối tượng nghiên cứu :
Hoạt động định vị và chiến lược định vị SPDL Teambuilding trên thị trường nội địa tại Công ty DVLH Saigontourist.
4.2.Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Công ty DVLH Saigontourist
- Thời gian nghiên cứu: Khoản thời gian được nghiên cứu để đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động định vị SPDL Teambuilding trên thị trường nội địa tại Công ty DVLH Saigontourist trong thời kỳ từ năm 2008 – 2012. Thời gian để thực hiện phương hướng và giải pháp là giai đoạn 2013 – 2017, đây là khoản thời gian tương đối dài phù hợp với giai đoạn chiến lược chung của Công ty.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp:
a- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Phương pháp điều tra trắc nghiệm
Để thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả của việc hoàn
thiện chiến lược định vị và đưa ra các kết luận, giải pháp, luận văn đã dùng bảng câu hỏi điều tra xin ý kiến khách hàng, cụ thể như sau:
- Mẫu điều tra được lựa chọn là 120 người.
- Đối tượng: Khách hàng đã sử dụng SPDL Teambuilding của Công ty DVLH Saigontourist
- Thời gian phát phiếu: Từ ngày 15/08/2013 đến ngày 25/08/2013
- Nội dung: Phiếu điều tra trắc nghiệm bao gồm 10 câu hỏi liên quan đến SPDL Teambuilding và các hoạt động nhằm hoàn thiện chiến lược định vị SPDL
Teambuilding tại Công ty DVLH Saigontourist (mẫu phiếu điều tra được trình bày trong phần phụ lục của luận văn).
Phương pháp phỏng vấn:
Để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty và các định hướng phát
triển cũng như chiến lược định vị SPDL Teambuilding của Công ty trong thời gian tới, tác giả đã tiến hành phỏng vấn nhà quản trị và nhân viên trong Công ty, cụ thể:
- Đối tượng phỏng vấn:
+ Giám đốc phòng du lịch nội địa Công ty DVLH Saigontourist
+ Trưởng phòng khối kinh doanh khách đoàn
+ Nhân viên phụ trách SPDL MICE
+ Nhân viên phòng Marketing
- Thời gian phỏng vấn: 01/09/2013
- Nội dung phỏng vấn: Các câu hỏi phỏng vấn xoay quanh SPDL Teambuilding, thực trạng chiến lược định vị SPDL Teambuilding và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xây dựng và hoàn thiện chiến lược định vị SPDL Teambuilding tại Công ty DVLH Saigontourist.
b- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp sử dụng phục vụ cho quá trình nghiên cứu làm luận văn được thu thập từ:
Các nguồn nội bộ: Báo cáo kết quả kinh doanh, một số kết quả nghiên
cứu, tài liệu về thị trường khách và cơ cấu khách của Công ty, quan sát quy trình làm việc của nhân viên Công ty.
Các bài báo, bài viết về Công ty DVLH Saigontourist; các số liệu về kinh doanh du lịch của ngành…
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu:
a-Phương pháp thống kê:
Sau khi thu thập các dữ liệu, tác giả sử dụng phương pháp thống kê nhằm liệt
kê có hệ thống và đầy đủ các số liệu liên quan đến thực trạng xây dựng và hoàn thiện chiến lược định vị SPDL Teambuilding của Công ty DVLH Saigontourist để làm cơ sở đánh giá, nhận xét và đưa ra những giải pháp xây dựng và hoàn thiện chiến lược định vị SPDL Teambuilding của Công ty.
b-Phương pháp so sánh, phân tích:
Trong quá trình làm luận văn, tác giả sử dụng phương pháp so sánh và phân
tích số liệu thống kê của Công ty trong giai đoạn từ năm 2008 - 2012 để thấy được sự biến động trong từng chỉ tiêu hoạt động của Công ty, cũng như thấy được hiệu quả kinh doanh SPDL Teambuilding và hoạt động định vị SPDL Teambuilding
6. Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lí luận về sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch teambuilding và chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding
Chương 2: Thực trạng khai thác và chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội địa tại Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội địa tại Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH, SẢN PHẨM DU LỊCH TEAMBUILDING VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM DU LỊCH TEAMBUILDING
1.1. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch teambuilding.
1.1.1. Sản phẩm du lịch.
a- Khái niệm chung:
Các khái niệm về sản phẩm du lịch rất đa dạng do nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng hầu hết đều có chung về những đặc điểm của sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là một khái niệm rộng và tổng hợp, bao hàm rất nhiều các thành phần hữu hình và vô hình, các thành phần này kết hợp với nhau tạo thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu, mong muốn của khách du lịch. Sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp kết hợp của các thành phần hữu hình cùng với nhiều loại hình dịch vụ du lịch, các dịch vụ khác có liên quan.
Sản phẩm được xác định “là những thứ mà có thể cung cấp đến thị trường có nhu cầu, có khả năng sinh lời hoặc khả năng tiêu thụ” - theo Ph.Kotler. Nó bao gồm các đặc tính về vật lý, các dịch vụ, các đặc điểm của sản phẩm, nơi chốn, sự tổ chức và ý tưởng về sản phẩm.
Theo Michael M.Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình”, tính hữu hình của nó được thể hiện cụ thể như thức ăn, đồ uống, các sản phẩm lưu niệm..., còn tính vô hình của nó được thể hiện đó là các loại hình dịch vụ du lịch, các dịch vụ bổ trợ khác.
Robert Christie Mill lại cho rằng sản phẩm du lịch có 4 chiều định vị:
- Điểm hấp dẫn du lịch;
- Các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch;
- Vận chuyển du lịch; lòng hiếu khách;
Theo Giáo trình Kinh tế du lịch của GS.TS. Nguyễn Văn Đính – PGS.TS Trần Thị Minh Hòa thì “Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó”
Trong Luật Du lịch được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005: "sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch". Các dịch vụ đó bao gồm: các dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận
chuyển khách, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Như vậy theo quan điểm trong Luật Du lịch Việt Nam thì sản phẩm du lịch đơn thuần chỉ là tập hợp các dịch vụ du lịch, nhưng trên thực tế thì nội dung về sản phẩm du lịch nó còn đa dạng và phong phú hơn nhiều.
Trong các nghiên cứu đúc kết thực tiễn và xu hướng phát triển du lịch hiện đại thì sản phẩm du lịch được đề cập đến như một trải nghiệm của khách. Các tác giả thuộc trường phái nghiên cứu này cho rằng ngoài những điểm chung như việc cung cấp dịch vụ ăn, nghỉ, vận chuyển, tham quan v.v. thì việc tạo ra cho khách một trải nghiệm có giá trị chính là phần quan trọng của sản phẩm du lịch hiện đại, tạo ra giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.
b- Các yếu tố cấu thành của sản phẩm du lịch:
Trong lý thuyết của Tổ chức Du lịch thế giới có đưa ra hai nhóm chính tạo ra bản chất của sản phẩm du lịch:
Nhóm thứ nhất bao gồm các yếu tố tự nhiên như:
- Các điều kiện về khí hậu;
- Tính hấp dẫn, sự đa dạng của tài nguyên du lịch;
- Đa dạng về tài nguyên văn hóa lịch sử, khảo cổ;
- Khả năng tiếp cận với nguồn nước dồi dào;
- Lòng hiếu khách của người dân tại các điểm đến;
- Nằm ở vị trí có khả năng tiếp cận tốt với thị trường mục tiêu, hoặc có hướng tốt dễ dàng cho nhu cầu phát triển các sân bay, cảng biển cần thiết.
Nhóm thứ hai là nhóm các đặc điểm tự tạo:
- Hệ thống giao thông tốt, có khả năng tiếp cận dễ dàng tới các vùng khác nhau trong cả nước, có sân bay tương xứng;
- Tập hợp các khách sạn, khu du lịch, và các tiện nghi lưu trú khác, các nhà hàng, quán bar, và các dịch vụ giải trí khác;
- Đa dạng các tiện nghi thể thao, giải trí;
- Một chuỗi các tiện nghi vui chơi và mua sắmKinh tế địa phương tại mỗi điểm đến có thể cung ứng được các dịch vụ cần thiết cho nhu cầu du lịch của du khách;
- Cơ sở hạ tầng phát triển du lịch có đủ năng lực và có khả năng phát triển them;
- Các dịch vụ cộng đồng đã phát triển tốt như cảnh sát, đội cứu hỏa, các dịch vụ y tế,
dịch vụ bưu điện, dịch vụ ngân hàng;
- Các hoạt động văn hóa và nghệ thuật đương đại phát triển rộng rãi và sôi nổi;
- Dân số địa phương đủ đáp ứng nhu cầu về lao động du lịch gia tăng.
Tất cả các đặc điểm đó tập hợp lại và hình thành lên sản phẩm du lịch. Nội dung cơ
cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, liên quan tới rất nhiều ngành nghề, nhưng xét về mặt ý nghĩa, các bộ phận hợp thành đều có thể chia ra một hoặc vài loại trong ba yếu tố lớn: Tài nguyên du lịch, cơ sở du lịch và các dịch vụ du lịch.
c- Những đặc điểm cơ bản của “sản phẩm du lịch” bao gồm: Tính tổng hợp, đa dạng, nhiều cấp độ;
Tính không dự trữ, lưu kho được;
Tính không thể chuyển dịch, phân chia được;
Tính đồng thời của hoạt động sản xuất và tiêu thụ; Tính vô hình, dễ thay đổi, không đồng nhất;
Tính không chuyển giao quyền sở hữu;
Tính mới cho cả chủ thể (khách du lịch), khách thể (môi trường, cảnh quan, tài nguyên) và môi giới du lịch (ngành kinh doanh du lịch).
1.1.2. Sản phẩm du lịch teambuilding:
a- Khái niệm teambuilding:
Teambuilding (hay team-building) trong tiếng Việt được dịch là “xây dựng đội”. Thuật ngữ này được thừa nhận bởi hầu hết các nhà nghiên cứu cũng như các nhà tổ chức hoạt động này trong thực tế nhưng hiện nay khái niệm về teambuilding thì vẫn chưa hoàn toàn thống nhất.
- Teambuilding là một quá trình/phương pháp cải tiến cách làm việc tập thể theo http://www.managementhelp.org/grp.skill/teams;
- Teambuilding là một quá trình tạo dựng và phát triển kỹ năng cộng tác và sự tin
tưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong đội. Các hoạt động tương tác, đánh giá đội và thảo luận sẽ giúp tang cường kỹ năng làm việc trong đội theo http://www.wikipedia.org/wiki/Teambuilding;
- Một số quan điểm khác tiếp cận teambuilding như một giải pháp nhân sự như
chuyên gia tư vấn nhân sự công ty AQL – Ernetst John Proctor cho rằng: “Teambuilding tạm dịch là giải pháp xây dựng và phát triển đội nhóm. Nó kết hợp thực hành, đánh giá, đào tạo với