Một Số Kiến Nghị Với Cơ Quan Quản Lí Nhà Nước.


về nhân sự để hiểu thêm về các vấn đề mà đội nhóm thường gặp phải, cử nhân viên tham gia các lớp học về tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ở các trường đại học, trung cấp, các trường dạy nghề, các khoá học do Sở du lịch tổ chức

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể phục vụ các đoàn khách đa quốc gia đồng thời có thể tiếp cận tìm hiểu được các tài liệu nước ngoài viết về team building

- Gửi nhân viên đi học hỏi kinh nghiệm tổ chức Teambuilding tại các Công ty khác kể cả các Công ty đối thủ cạnh tranh như VietMak, AQL Teambuilding…

Bên cạnh đó, Công ty DVLH Saigontourist nên tạo môi trường làm việc thân thiện trong Công ty nhằm để nhân viên phát huy tinh thần làm việc năng động của mình như :

- Mở cuộc điều tra thăm dò ý kiến khách hang về các cư xử, thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên phục vụ, về sản phẩm du lịch Teambuilding… để nhận ý kiến đóng góp của khách hàng từ đó giúp Công ty rút ra những kinh nghiệm, bài học nhằm phát triển hơn.

- Chủ động trong việc đào tạo nhân lực.

- Ngoài ra cần duy trì và tổ chức thêm một số hoạt động thi đua nâng bậc lương như thi tay nghề, tổ chức đánh giá xếp hạng hướng dẫn viên,... nhằm tạo động lực thúc đẩy nhân viên yêu nghề, kĩ năng nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp trong công việc. “Nhân viên là nguồn tài nguyên quý báu tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp” nguồn tài nguyên ấy càng được nuôi dưỡng và phát huy doanh nghiệp càng vững mạnh.

3.3.2. Một số kiến nghị với cơ quan quản lí nhà nước.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch; tổ chức tốt việc thực hiện Pháp lệnh Du lịch, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng Luật Du lịch, tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động du lịch, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch phù hợp với tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của cả nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng tại các địa bàn trọng điểm du lịch, các

khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng phát triển du lịch ở miền núi, vùng sâu, vùng xa... trên cơ sở khai thác các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực, từng địa phương; kết hợp có hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước


và các nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển du lịch theo chủ trương xã hội hoá phát triển du lịch.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển

du lịch; chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch. Xây lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch Việt Nam.

Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước về quản lý môi trường, tài nguyên du lịch, đặc biệt ở những khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có sức hấp dẫn cao, các khu du lịch sinh thái; khuyến khích và tạo điều kiện để huy động sự tham gia và đóng góp của các tổ chức và cá nhân vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững của du lịch Việt Nam.

Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải

pháp để thực hiện cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường truyền thống và khai thông, nâng dần vị thế trên thị trường mới.

Lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch; nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch và cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Hiện nay, nguồn nhân lực du lịch đang còn rất thiếu và yếu. Tổng cục Du

lịch có thể phối kết hợp với Bộ giáo dục đào tạo, tổ chức đào tạo các chuyên ngành về du lịch đặc biệt là marketing du lịch, tạo nguồn nhân lực cho ngành và các doanh nghiệp du lịch. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.


Có thể phối hợp ngành du lịch và các bộ, ban, ngành liên quan như: Bộ giao thông vận tải, bộ tài chính, bộ môi trường…trong mối quan hệ tổng thể, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, đưa nền kinh tế đất nước phát triển bền vững, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Hỗ trợ cho các hãng hàng không bán máy bay với giá rẻ, giúp người dân

được tận hưởng những dịch vụ tốt nhất với giá cả rẻ nhất, đồng thời kích thích du lịch và kinh doanh du lịch phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn như ở các nước trên thế giới, nhanh chóng hội nhập và thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

Tiểu kết chương 3

Từ những nghiên cứu thực tiễn và nhu cầu cấp thiết trong việc phát hoàn thiện chiến lược định vị SPDL Teambuilding, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện chiến lược định vị SPDL Teambuilding trên thị trường nội địa tại Công ty DVLH Saigontourist trong thời gian tới. Tác giả cũng đã tổng hợp và nghiêm túc đề xuất, kiến nghị một số vấn đề đối với Công ty DVLH Saigontourist, các giải pháp có thể còn hạn chế tuy nhiên đây là tâm huyết của tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài nhằm góp phần giúp SPDL Teambuilding tại Công ty ngày càng phát triển, khách du lịch biết và sử dụng SPDL Teambuilding của Công ty ngày càng nhiều hơn.


KẾT LUẬN

Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới vì sự đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước; mang lại nhiều cơ hội phát triển cho các nước đang phát triển và kém phát triển. Bên cạnh đó du lịch mang lại mối quan hệ hòa bình hữu nghị và thân ái giữa các quốc gia, các dân tộc; du lịch góp phần vào ý thức bảo vệ môi trường sống của con người... Nhưng hoạt động du lịch, phục vụ du lịch là cả một công nghệ, một nghệ thuật rất phức tạp vì du lịch là ngành mang tính chất liên đới nhiều ngành khác nhau, cần có sự đầu tư, quy hoạch, có tầm nhìn, có tâm huyết...


Hoạt động du lịch ngày nay không đơn thuần là công việc kinh doanh “mua - bán” theo nghĩa thông thường mà đó là vấn đề giữa “cho” và “nhận” vì đối tượng du lịch là sự đa dạng của các đối tượng khách và sự đa dạng của các sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch trước hết mang tính chất của một sản phẩm văn hóa. Sản phẩm du lịch càng hấp dẫn, càng chất lượng thì uy tín của địa phương, của quốc gia, của dân tộc càng được đánh giá cao

Là một trong những vùng du lịch trọng điểm của đất nước, thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thu hút nhiều du khách từ nhiều vùng và từ nhiều đất nước khác nhau đến du lịch và nghỉ dưỡng. Với truyền thống phát triển lâu dài, có nhiều lợi thế về nguồn lực so với nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố, với những nổ lực cố gắng của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể công nhân viên, Công ty DVLH Saigontourist đã và đang từng bước cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, trong đó có sản phẩm du lịch teambuilding.

Với những sản phẩm du lịch đơn thuần và khá cũ, Công ty DVLH Saigontourist không thể tạo ra hình ảnh khác biệt so vói các đơn vị lữ hành khác trên thị trường nội địa và việc tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ gặp khó khăn. Phát triển sản phẩm mới, định vị lại sản phẩm và thị trường sẽ giúp Công ty giải quyết vấn đề này.

Qua việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, đánh giá những nguồn

lực hiện có của công ty cũng như những biện pháp nghiên cứu nhu cầu du lịch Teambuilding trên phạm vi thị trường du lịch nội địa, tác giả nhận thấy việc phát triển sản phẩm du lịch Teambuilding là một hướng đi đúng đắn và có tính khả thi cao.

Thị trường khách du lịch Teambuilding đang có xu hướng ngày càng mở

rộng không chỉ các doanh nghiệp theo quan điểm quản trị mói coi trọng văn hoá doanh nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm như các doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong nước cũng quan tâm đến loại hình này. Bên cạnh đó, loại hình này cũng có thể phát triển qua các nhóm khách hàng khác như học sinh, sinh viên, các câu lạc bộ,..Đây là cơ hội cho Công ty DVLH Saigontourist phát triển chuyên biệt các sản phẩm du lịch Teambuilding nhằm định vị sản phẩm đến đúng thị trường và khách hàng tiềm năng của mình


Nhiều công trình, nhiều đề tài đã nghiên cứu về hoạt động Teambuilding, sản phẩm du lịch Teambuilding và đề tài “Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội địa tại Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist” do tác giả thực hiện cũng không nằm ngoài mục đích tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch teambuilding, nâng cao khả năng cạnh cạnh, định vị sản phẩm du lịch Teambuilding đến đúng khách hàng và thị trường của mình.

Những kết luận nêu trên tuy còn một số hạn chế nhưng sẽ có những đóng

góp nhất định cho quá trình lựa chọn chiến lược phát triển loại hình du lịch Teambuilding của Công ty DVLH Saigontourist giai đoạn 2013 - 2017. Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lực của Công ty, đáp ứng yêu cầu của du khách về sản phẩm, dịch vụ, thúc đẩy sáng tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ có giá trị tinh thần cao, hấp dẫn, phù hợp vói nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty DVLH Saigontourist.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alries – Jacktrout (2004), Chiến tranh tiếp thị, NXB Văn hóa – Thông tin.

2. Công ty du lịch lữ hành Saigontourist (2005), Cẩm nang hướng dẫn du lịch, tài liệu lưu hành nội bộ.

3. Dương Hữu Hạnh (2005), Ngiên Cứu Marketing, NXB Thống Kê.

4. Lê Ngọc Quý (2009), Tìm hiểu hoạt động Teambuilding trong du lịch, Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Hà Nội

5. MBA Nguyễn Văn Dũng (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng bá marketing du lịch, NXB Giao Thông Vận Tải

6. Michal E.Porter (2006), Chiến lược cạnh tranh, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

7. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

8. TS. Vũ Mạnh Hà (2008), Giáo trình thống kê du lịch, Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Hà Nội

9. TS. Nguyễn Thượng Thái (2007), Quản trị Marketing Dịch Vụ

10. TS. Nguyễn Văn Mạnh - Phạm Hồng Chương (2006), Giáo trình quản trị kỉnh doanh lữ hành, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội

11. ThS. Trần Ngọc Nam – Trần Huy Khang (2008), Sách hướng dẫn du lịch Việt Nam - Marketing du lịch, Nxb Hồng Đức.

12. Tóm tắt nội dung Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 - Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011.

13. Fredr Davi (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống Kê

14. GS.TS. Nguyễn Văn Đính – TS. Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động – xã hội

15. PGS.TS Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Xuân Lãn (2006), Nghiên cứu marketing Lý thuyết và ứng dụng.

16. PGS.TS Lê Thế Giới, TS Nguyễn Xuân Lãn (2005), Quản trị Marketing, NXB Giáo Dục.


17. PGS. TS Nguyễn Thị Như Liêm, Quản trị chiến lược kinh doanh, lưu hành nội bộ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

18. PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh – TS. Nguyễn Đình Hòa (2008), Giáo trình Marketing du lịch, Nxb Kinh tế quốc dân.

19. Philip Lotler & Gary Armstrong (2005), Những nguyên lý tiếp thị.

20. GS.TS. Nguyễn Văn Đính – PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh (2009), Giáo trình tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.

21. William (2006), Marketing chiều sâu

22. http://managementhelp.org/groups/team-building.htm

23. http://en.wikipedia.org/wiki/Team_building

24. http://www.vietnamteambuilding.com/vn/tim-hieu-team-building/gioi-thieu-ve- team-building.html

25. http://www.vietnamteambuilding.com/vn/dich-vu-team-building.html

26. http://www.aqlteambuilding.com/chuong-trinh/342

27. http://www.aqlteambuilding.com/teambuilding/245

28. http://vn.benthanhtourist.com/index.php/vietnam/3/su_kien_du_lich

29. http://www.vietravel.com.vn/vn/tin-tuc/t0-tin-tuc-du-lich.aspx

30. http://www.dulichhe.com/tinsaigontourist.php?page=1


PHỤ LỤC 1. Một số CTDL Teambuilding tiêu biểu mà Công ty DVLH Saigontourist thiết kế và tổ chức.

CT1-TRUY TÌM PHƯỢNG HOÀNG LỬA


Phượng Hoàng Lửa loài chim cao quý này không bao giờ tận diệt cứ mỗi khi 1

Phượng Hoàng Lửa - loài chim cao quý này không bao giờ tận diệt, cứ mỗi khi chết đi là chúng lại hồi sinh một con mới. Chính vì vậy, phượng hoàng trở thành biểu tượng cho sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt, một biểu tượng của lửa và thánh thần....Vì thiêng liêng cao quý nên loài chim này thường sống trên những ngọn núi cao, xa xôi mà con người không thể vươn tới

Nếu có ai đó muốn tìm được chúng để mưu cầu sức mạnh hoặc sự bất tử sẽ phải vượt qua những thử thách chết người. Tuy là một sinh vật thuần khiết, chỉ ăn trái cây, nhưng vì dễ dàng đọc được ý nghĩ của người ta, nên khi phượng hoàng phát hiện kẻ đến tìm có mưu đồ xấu, nó sẽ vươn dài những móng vuốt cực kỳ sắc bén để chống trả đến cùng. Ngược lại, với những người tốt cần hỗ trợ, chỉ cần chứng tỏ được lòng quyết tâm bằng cách vượt qua chặng đường cam khổ, tìm được tổ phượng hoàng, nó sẽ ân cần và hết lòng giúp đỡ.

Teambuilding mang chủ đề "TRUY TÌM PHƯỢNG HOÀNG LỬA" sẽ đem lại cho người chơi khơi dậy bản năng của chính mình, biết đoàn kết chia sẻ và hợp tác để vượt qua khó khăn gian khổ, tạo lửa niềm tin và sức sống mãnh liệt...

Vượt qua một quãng đường dài gần 30km quanh co trên những dãy núi của dãy Hoàng Liên Sơn đưa quý khách đến Sapa, đến khách sạn quý khách nhận phòng , shower, ăn sáng .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2023