Một Số Công Trình Nghiên Cứu Về Loài Keo Tai Tượng Ở Việt Nam


đại cũng như thời điểm đạt cực đại của ZY và ∆Y. Đây là cơ sở xác định tuổi thành thục số lượng cho cây bình quân lâm phần, với lâm phần không qua tỉa thưa, thì tuổi thành thục số lượng của cây bình quân cũng là tuổi thành thục số lượng của lâm phần.

Nguyễn Thị Bảo Lâm (1996) 18, đã sử dụng hàm Korf mô phỏng sinh trưởng chiều cao tầng trội và thay đổi đồng thời 2 tham số để xác định đường cong chỉ thị cấp đất cho rừng thông đuôi ngựa.

Phạm Xuân Hoàn (2001) 14 đã sử dụng hàm Gompert để nghiên cứu quá trình sinh trưởng của các lâm phần Quế ở Yên Bái.

Hoàng Xuân Y (1997) [31], tiến hành phân chia cấp đất bằng chiều cao cây có tiết diện bình quân (Hg). Tác giả thử nghiệm các hàm, Schumacher, Gompertz và chọn hàm Schumacher để mô phỏng sinh trưởng chiều cao cho rừng Mỡ (M.glauca) trồng tại Trung tâm nguyên liệu giấy.

Ngoài ra, nhiều tác giả khác như: Vũ Văn Nhâm, Bảo Huy, Trần Văn Con, Hoàng Văn Dưỡng. . . đã nghiên cứu sinh trưởng cây rừng theo xu hướng toán học hoá. Việc mô phỏng mang tính chất định lượng cho quá trình sinh trưởng của cây rừng hay lâm phần là không thể thiếu trong khoa học hiện nay, nhằm đưa ra được những cơ sở thực tiễn trong kinh doanh rừng hợp lí.

1.2.3. Nghiên cứu hình dạng thân cây


Nghiên cứu hình dạng thân cây rừng tự nhiên và rừng trồng ở nước ta cũng mới được tiến hành ở Việt Nam từ những năm 1960 trở lại đây. Năm 1962, đoàn chuyên gia Trung Quốc đã sử dụng chỉ tiêu q2/1 để nghiên cứu hình dạng thân cây làm cơ sở lập biểu thể tích theo cấp chiều cao rừng lưu vực sông Hiếu - Nghệ Tĩnh (theo Đồng Sỹ Hiền [10]).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Xuất phát từ dãy số thon, Đồng Sỹ Hiền (1974) nghiên cứu đường sinh thân cây rừng nước ta và đi đến kết luận: “tính ổn định hình dạng thân cây theo loài còn thể hiện rõ rệt ở sự ổn định vị trí tương đối các điểm uốn của phương trình đường sinh thân cây” [10].

Hình số (f1,3) và hình suất (q2) đã được Đồng Sỹ Hiền nghiên cứu khá

Xây dựng các mô hình cấu trúc, sinh trưởng và hình dạng thân cây làm cơ sở đề xuất các phương pháp xác định trữ lượng, sản lượng cho lâm phần keo tai tượng Acacia mangium tại khu vực Hàm Yên – Tuyên Quang - 5

tỷ mỷ cho cây rừng tự nhiên. Tác giả đưa ra kết luận [10]:


+ Phân bố N-f1,3; N-q2 tiệm cận với phân bố chuẩn.

+ Biến động của f1,3 và q2 trong khoảng ± 6-12%.

+ Giữa f1,3 và q2 tồn tại mối liên hệ mật thiết dưới nhiều dạng phương trình phổ biến nhưng khả năng thuần nhất của từng dạng tương quan giữa các loài cây không cao.

Vũ Đình Phương (1972) [24] nghiên cứu phân bố N-f1,3 cho loài bồ đề tự nhiên vùng Yên Bái đã có những kết luận chỉ tiêu này khá ổn định khi lâm phần ở các tuổi, mật độ khác nhau. Từ đó ông đã xác lập tương quan:

fd = 1,752880 + 0,436104.d (1.48)

Từ đó xây dựng biểu thể tích hai nhân tố cho đối tượng trên.


Phạm Thanh Hải và Trần Ngọc Phụng (1978) [9] đã xác nhận phân bố N - f1,3; N - q2 thông đuôi ngựa ở Cẩm Phả - Quảng Ninh tuân theo luật chuẩn. Đồng thời hai tác giả đã tính toán các phương trình quan hệ q2 với h và f1,3 với h.q2 cho đối tượng trên như sau:

q2 = 0,663 + 0,111/h (1.49)

f1,3 = 0,5114 + 1,114.q2 + 2,470/q2.h (1.50)

Nghiên cứu hình dạng thân cây thông nhựa và đuôi ngựa, Phạm Ngọc Giao (1987) [7], Nguyễn Đức Bôn (1978) [3] đã phát hiện và xác lập quan hệ dưới đây cho vùng Đông Bắc:


f1,3 = a + b/d2 + c/d2.h (1.51)

Từ đó tác giả đã kiến nghị một phương trình lập biểu thể tích chung cho 2 loài này là:

V = b0 + b1.h + b2.d2.h (1.52)

Từ các nghiên cứu của mình phạm Ngọc Giao cũng khẳng định giữa f1,3 với d và h còn tồn tại các dạng liên hệ (theo Mai Văn Hưng (2001) [15]):

f1,3 = a+ b/d2 (1.53)

f1,3 = a + b/d2.h (1.54)

Theo Đồng Sỹ Hiền (1974) [10] khi nghiên cứu mối quan hệ giữa hình cao với chiều cao thân cây cho loài lim Quảng Ninh và táu Quảng Bình, ông đã xác lập được phương trình:

h.f1,3 = 4,2195 + 0,2366.h (1.55)

và h.f1,3 = 2,5575 + 0,3130.h (1.56)

Khúc Đình Thành (1999) [25] đã xác lập quan hệ:


h.f1,3 =1,69244 + 0,38991.h (1.57)

Phục vụ cho việc lập biểu thể tích hai nhân tố cho Keo tai tượng trồng ở Quảng Ninh.

* Khi nghiên cứu về đường sinh thân cây ở nước ta phải kể đến một số

công trình tiêu biểu sau:


- Đồng Sỹ Hiền (1974) [10], đã xây dựng phương pháp thiết lập phương trình đường sinh thân cây để lập biểu thể tích cây đứng và biểu độ thon thân cây cho rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam.

- Vũ Nhâm (1988) [23], đã ứng dụng phương pháp trên để lập biểu thể tích cây đứng và biểu thương phẩm cho loài thông đuôi ngựa vùng Đông Bắc.


- Tiếp đó, các tác giả Bảo Huy (1993) [16], Tăng Ngọc Tráng (1997) cũng đã sử dụng phương pháp trên để lập biểu thể tích và biểu sản phẩm cho loài xoan mộc, loài bằng lăng và cho nhóm loài cây ưu thế rừng tự nhiên ở Tây Nguyên.

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu về hình dạng cho đối tượng nghiên cứu còn chưa phong phú và chưa cụ thể cho từng vùng, đề tài có nhiệm vụ tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này cho vùng nghiên cứu.

1.2.4. Một số công trình nghiên cứu về loài Keo tai tượng ở Việt Nam


Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây keo, từ khâu khảo nghiệm xuất xứ đến chọn lập địa gây trồng, kỹ thuật lâm sinh, điều tra, sản lượng. Đầu tiên phải kể đến các khảo nghiệm đầu những năm 1980 tại một số tỉnh phía Bắc nước ta của các tác giả Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa [22], kết quả đã chọn ra được các xuất xứ tốt nhất của 4 loài keo là A.aulacocarpa, A. auriculiformis, A.crassicarpa, A.mangium.

Tiếp theo đó là một loạt các khảo nghiệm cho các loài keo trồng ở vùng thấp từ Bắc vào Nam [22], kết quả có 3 loài keo có triển vọng hơn cả, đó là Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lá liềm. Theo thống kê của Nguyễn Ngọc Lung (1994) về diện tích trồng rừng của các loài cây chính thì hai loài Keo tai tượng và Keo lá tràm chiếm tới 10% tổng diện tích, trong đó Keo tai tượng chiếm 6% và Keo lá tràm chiếm 4%.

Đối với Keo tai tượng được gây trồng ở miền Bắc vào những năm 1980, theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003) [22], tăng trưởng bình quân đạt 2m/năm về chiều cao và 2,5cm/năm về đường kính. Trên các lập địa khắc nghiệt lại không có phân bón (như Đại Lải) sinh trưởng kém hơn. Tại các tỉnh Nam Bộ, Keo tai tượng sinh trưởng nhanh hơn, với mức tăng trưởng bình quân đạt trên 2,5m/năm về chiều cao, trên 3cm/năm về đường kính.


Về kỹ thuật trồng theo Ngô Quang Đê và Nguyễn Hữu Vĩnh (1997) [6], Keo tai tượng có thể trồng bằng gieo hạt thẳng, cây con rễ trần song phổ biến và tốt nhất là cây con có bầu. Keo tai tượng thường trồng thuần loài hay hỗn loài với bạch đàn, phi lao, trám, sấu… đất trồng chủ yếu là đất trống đồi núi trọc, ở độ cao dưới 500m so với mặt nước biển.

Đã có một số nghiên cứu về quy luật kết cấu và sinh trưởng của Keo tai tượng phục vụ cho việc lập biểu thể tích hai nhân tố cho vùng Trung tâm [2], công trình xây dựng một số mô hình sản lượng ở khu vực Uông Bí – Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh của tác giả Khúc Đình Thành (1999) [25].

Tác giả Tống Minh Mạnh (2001) [20], đã xây dựng một số mô hình cấu trúc cơ bản của lâm phần làm cơ sở cho điều tra và kinh doanh rừng trồng Keo tai tượng tại một số huyện Ba Vì (Hà Tây), Lương Sơn (Hoà Bình), Đông Triều

– Uông Bí (Quảng Ninh).


Còn tác giả Nguyễn Văn Diện (2001) [4] lại nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến cấu trúc và sản lượng rừng Keo tai tượng cho các khu vực Ba Vì (Hà Tây), Đông Triều – Uông Bí (Quảng Ninh).

Trên đây giới thiệu một cách tóm lược những vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài mà trong quá trình thực hiện chúng tôi có sự kế thừa vận dụng, đặc biệt có chú trọng đến các vấn đề về cơ sở lý luận, quan điểm và phương pháp nghiên cứu cho đối tượng rừng Keo tai tượng trồng thuần loài đều tuổi.

Chính những vấn đề nghiên cứu nói trên đã giúp chúng tôi định hướng lựa chọn các nội dung nghiên cứu của đề tài này. Đồng thời trong quá trình thực hiện đề tài có ứng dụng các tiến bộ của công nghệ tin học, thống kê toán học để từ đó lượng hoá các quy luật kết câu của lâm phần, xây dựng các mô hình cấu trúc, sinh trưởng và hình dạng thân cây phù hợp với loài Keo tai tượng trồng tại Tuyên Quang.


Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU


2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm cây Keo tai tượng

Keo tai tượng còn có tên khác là Keo lá to, Keo lá mỡ, tên khoa học là Acacia mangiumWild, thuộc bộ đậu (Leguminoceae) họ phụ trinh nữ (Mimosoideae).

Keo tai tượng là loài cây sinh trưởng nhanh, được trồng trên các vùng đất rừng du canh bỏ hoá, bị cỏ tranh xâm lấn và rừng sau khai thác ở vùng nhiệt đới ẩm. Là loài cây gỗ thân lớn, có chiều cao đạt tới 30 m với trục thân thẳng tới trên 1/2 chiều cao cây, song ít thấy cây có đường kính trên 60 cm. Trên các lập địa khắc nghiệt, nó chỉ cao 7- 10 m, có khi còn thấp hơn và cây cho bộ lá vàng vọt, không có sức sống. Là loài cây tái sinh rất mạnh và thuộc vào một trong số các loài cây mọc nhanh của rừng nhiệt đới. Do không thấy nhiều ở tầng tán cao của rừng thường xanh nên người ta cho rằng cây có tuổi thọ ngắn, chỉ khoảng 30 – 50 năm.

Lá rất rộng bản, rộng tới 5 – 10 cm và dài tới 25 cm, lá có màu lục sẫm và thường có 4 (đôi khi 3) đường gân.

Có phân bố tự nhiên dọc theo ranh giới của vùng nhiệt đới nóng và ẩm. Lượng mưa bình quân năm từ 1500 – 3000 mm. Cây thường gặp ở ven biển bắc Queensland, Ôxtrâylia kéo dài sang Papua New Guinea và Irian Jaya của Inđônêxia. Phân bố giữa các vĩ độ 1 và 180 Nam, trên các độ cao từ mực nước biển tới 1800 m, song chủ yếu là 0 – 300 m. Nhu cầu khí hậu của loài ở Việt Nam đã được Nguyễn Hoàng Nghĩa (1996) đã xác định như sau:


Lượng mưa bình quân năm: 1300 – 2500 mm;

Chế độ mưa: mưa mùa hè;

Chiều dài mùa khô: 0 – 6 tháng; Nhiệt độ tối đa bình quân của tháng nóng nhất: 28 – 350 C; Nhiệt độ tối thiểu bình quân tháng lạnh nhất: 10 – 220C; Nhiệt độ bình quân năm: 22 – 280C.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (NAS, 1983), lá Keo tai tượng có thể làm thức ăn chăn nuôi. Là loài cây cho gỗ củi tốt ở Fiji, đặc biệt trên các lập địa bị xói mòn mạnh. Gỗ dễ xẻ, mặt gỗ phẳng nhẵn dễ đánh bóng, gỗ rất bền đối với thời tiết. Có thể dùng làm đồ gỗ, làm nhà, làm bột giấy có chất lượng cao.

Là loài cây cố định đạm, tạo cộng sinh ở rễ với nấm Thelephora, tán lá dày nên Keo tai tượng có tác dụng che phủ đất và cải tạo đất tốt. Tại Sabah, Malaixia cây còn được dùng để che bóng cho cây cacao.

Có khoảng 70.000 – 90.000 hạt trên mỗi kg. Trước khi gieo, hạt được xử lý nước sôi để kích thích này mầm. Cây mầm được 3 lá thì có thể cấy vào bầu. Khi cây con cao 25 – 30 cm ở vườn ươm thì có thể đem trồng. Cây sinh trưởng chậm nếu nhiệt độ bình quân tháng thấp hơn 170C. Rễ ăn nông nhưng khoẻ, phần lớn rễ tập chung ở 28 cm tầng mặt. Các rễ tầng mặt cũng sinh trưởng rất nhanh, cây 7 tháng tuổi có rễ bên dài tới 3 m, do vậy người ta có xu hướng cuốc hố rộng hơn cho cây trồng (40 x 40 x 30 cm). Khả năng chống

chịu gió bão kém hơn keo lá tràm. Nhiệt độ thấp và sương giá có thể làm cây con bị chết.

Khi được trồng trên các lập địa khô cằn nước ta, cây thường sinh trưởng kém và rỗng ruột. Cây sinh trưởng đặc biệt tốt ở vùng mưa nhiều như ở Hàm Yên (Tuyên Quang) và ở phía Nam. Vào mùa mưa ở vùng Bầu Bàng


(Bình Phước), chỉ cần gạt lớp lá che đất là có thể thấy các nốt sần rễ nổi trên bề mặt. Khu khảo nghiệm ở Phú Tân (Phạm Thế Dũng, 1996) cho thấy tăng trưởng có thể đạt 29 m3/ha/năm và tại Mã Đà (Đồng Nai) là trên 30 m3/ha/năm ở 40 tháng tuổi đối với xuất xứ Oriomo.

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu


Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, cách thị xã Tuyên Quang 37 km về phía Bắc, độ cao khoảng 80m so với mực nước biển. Theo số liệu của Trạm khí tượng Hàm Yên, nhiệt độ trung bình là 230C với trung bình tối cao là 27,70C và trung bình tối thấp là 19,20C, độ ẩm 87,0 %. Lượng mưa trung bình năm là 1.800 - 2.200 mm, tập trung chủ yếu vào mùa nóng từ tháng 5 - 8. Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) thường có xuất hiện sương muối.

Đất ở khu vực nghiên cứu là đất Feralit vàng nâu phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, độ sâu tầng đất trung bình từ 30 – 80 cm, pH (KCl) bằng 3,7- 3,8. Hàm lượng đạm và cacbon trung bình, lân dễ tiêu nghèo. Đất có cấu tượng tốt, thành phần cơ giới trung bình.

Tóm lại, điều kiện đất đại khí hậu vùng Hàm Yên, Tuyên Quang khá thích hợp với điều kiện sinh thái của Keo tai tượng, tầng đất sâu, hàm lượng mùn cao. Đây là vùng có rất nhiều tiền năng để phát triển trồng cây nguyên liệu giấy đặc biệt là các loài keo. Chính vì vậy, đây là một trong những vùng trung tâm trồng rừng Keo tai tượng ở nước ta hiện nay.

2.1.3. Đặc điểm của rừng Keo tai tượng ở khu vực nghiên cứu


Keo tai tượng được đưa vào trồng tại Tuyên Quang từ những năm 1980. Cho đến nay, tại Hàm Yên nói riêng và Tuyên Quang nói chung Keo tai tượng là loài cây trồng được ưu tiên và đã được trồng với diện tích tương đối lớn. Hầu hết các diện tích trồng Keo tai tượng nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và bảo vệ môi trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023