Những Vấn Đề Cần Được Tiếp Tục Nghiên Cứu Trong Luận Án

1.1.4.2. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án

*Về lý luận

- Khái niệm về xác minh điều kiện THADS chưa được xây dựng một cách đầy đủ, chưa lột tả hết bản chất của hoạt động xác minh điều kiện THADS. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là phải tổng hợp đầy đủ, phân tích kỹ lưỡng, khoa học các quan niệm đã có về xác minh điều kiện THADS, từ đó, xây dựng được khái niệm về xác minh điều kiện THADS phù hợp hơn với điều kiện mới và tiếp cận giá trị chung của thế giới.

- Đặc điểm xác minh điều kiện THADS cũng cần được nhìn nhận một cách toàn diện hơn, không những để phân biệt với hoạt động khác trong THADS, mà quan trọng hơn là để nhận diện cho đúng, cho đầy đủ giá trị riêng có của xác minh điều kiện THADS ở Việt Nam, từ đó, thực hiện việc đổi mới, hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện THADS một cách phù hợp.

- Xác minh điều kiện THADS phải được nghiên cứu trong về các mối quan hệ với quy trình THADS; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ xác minh; thủ tục xác minh điều kiện THADS với luật nội dung liên quan; xác minh điều kiện THADS với các điều kiện đảm bảo thực hiện… Nội hàm của từng mối quan hệ, mức độ tác động giữa các mối quan hệ và hệ quả tác động giữa các mối quan hệ với nhau cần được phân tích, lý giải rò. Đây là những nội dung cần được nghiên cứu và khái quát hóa về mặt lý luận.

*Về thực trạng

- Thực trạng quy định của pháp luật về xác minh theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật THADS 2014 đã được nghiên cứu ở các góc độ, các lát cắt khác nhau. Nhiệm vụ của luận án là: một mặt, phải hệ thống hoá một cách đầy đủ những phân tích, đánh giá đã có; mặt khác, tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, đánh giá một cách toàn diện hơn, trên cơ sở đó phác hoạ được bức tranh toàn cảnh về các quy định của pháp luật hiện hành về xác minh điều kiện THADS.

- Thực trạng áp dụng pháp luật về xác minh điều kiện THADS từ năm 2015 đến nay cần được nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, toàn diện và sâu sắc, qua đó, làm rò mặt được, mặt còn hạn chế của thực thi pháp luật về xác minh điều kiện THADS.

- Việc đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về xác minh điều kiện THADS cần được đặt trong mối liên hệ với pháp luật thực định, yêu cầu giải quyết án tồn đọng - một nhiệm vụ quan trọng của ngành thi hành án; phân tích các yếu tố tác

động, tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

*Về giải pháp

Trên cơ sở nhận thức lý luận cũng như đánh giá thực trạng pháp luật về xác minh điều kiện THADS, luận án có nhiệm vụ đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện THADS hiện nay. Các giải pháp đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động xác minh điều kiện THADS phải trên cơ sở các tiêu chí cụ thể, đảm bảo tính hiệu quả và hội nhập quốc tế.

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 4

1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án

Để tiến hành nghiên cứu nội dung của đề tài này, luận án dựa trên các cơ sở lý thuyết như sau:

(1) Lý thuyết về xét xử công bằng: THADS là một giai đoạn quan trọng để đảm bảo hiện thực hoá các quyền được toà án ghi nhận. Nếu không có sự bảo đảm THA nhanh chóng, hiệu quả thì quyền được tiếp cận công lý và quyền được xét xử công bằng sẽ trở nên vô nghĩa. Theo án lệ của Toà án nhân quyền châu Âu, việc thi hành bản án hoặc quyết định của Toà án phải được coi là một phần không thể thiếu của “phiên toà” theo nghĩa của Điều 6 Công ước châu Âu [99, pg. 60]. Do vậy, lý thuyết về xét xử công bằng có giá trị quan trọng trong việc nghiên cứu lý luận về căn cứ xác minh điều kiện THADS, cũng như là một trong những cơ sở để đưa ra các đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện THADS.

(2) Lý thuyết về tính minh bạch của thông tin, bảo vệ dữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư: Do xác minh điều kiện THADS là hoạt động tìm kiếm các thông tin về điều kiện THADS của người phải THA nên lý thuyết về tính minh bạch của thông tin, lý thuyết về bảo vệ dữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư cũng là một trong những cơ sở lý thuyết của luận án.

(3) Lý thuyết về cân bằng quyền lợi của các bên đương sự: Xác minh điều kiện THADS là hoạt động có mục đích nhằm tổ chức thi hành bản án, quyết định có hiệu lực thi hành. Trong hoạt động THADS, có hai chủ thể trung tâm với các quyền, lợi ích đối nghịch nhau là người được THA và người phải THA. Xác minh điều kiện THADS là một hoạt động của quá trình THADS, do đó, lý thuyết về cân bằng quyền lợi của các bên đương sự cũng cần được xem xét khi nghiên cứu các vấn đề lý luận về xác minh điều kiện THADS.

(4) Lý thuyết về quyền tự định đoạt trong quan hệ tư: Xác minh điều kiện THADS là một công đoạn của hoạt động THADS. Hoạt động này có đặc trưng cơ bản là bảo vệ cho “lợi ích tư” nên thuộc phạm vi điều chỉnh của luật tư. Theo nguyên tắc của luật tư, quan hệ tài sản hay nhân thân đều do các bên tự định đoạt. Do vậy, lý thuyết về quyền tự định đoạt sẽ là một nội dung quan trọng khi nghiên cứu các vấn đề lý luận về xác minh điều kiện THADS.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Luận án đã xác định các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu tập trung vào ba nội dung lớn mà đề tài luận án cần nghiên cứu đó là: lý luận, thực trạng và kiến nghị liên quan tới vấn đề xác minh điều kiện THADS theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

(1) Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về lý luận:

Ở Việt Nam hiện nay đã xây dựng được một nền tảng lý luận về xác minh điều kiện THADS chưa? Những vấn đề lý luận tạo lập nên nền tảng đó là những gì và chúng như thế nào?

Giả thuyết nghiên cứu:

Hiện ở Việt Nam vẫn chưa xây dựng được nền tảng lý luận hoàn chỉnh về xác minh điều kiện THADS. Các nhà nghiên cứu chưa nhìn nhận đầy đủ về các thành tố của nền tảng lý luận về xác minh điều kiện THADS, chưa làm rò được các nội dung chủ yếu của các bộ phận cấu thành nên nền tảng lý luận đó.

(2) Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về thực trạng pháp luật Việt Nam:

Pháp luật về xác minh điều kiện THADS ở Việt Nam hiện nay có xuất phát từ các nguyên lý khách quan hay nền tảng lý luận thực sự hay không, có đáp ứng được nhu cầu của xã hội không, có những ưu điểm và hạn chế gì, nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập đó là gì?

Giả thuyết nghiên cứu:

Môi trường pháp lý của Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự phù hợp đối với việc phát triển xác minh điều kiện THADS. Nguyên nhân của những bất cập của các quy định pháp luật trong lĩnh vực này bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, nhưng chủ yếu là do chưa có một nền tảng lý luận pháp luật vững chắc về xác minh điều kiện THADS.

(3) Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay

Tại sao cần thiết phải hoàn thiện chế định xác minh điều kiện THADS? Việc hoàn thiện chế định pháp luật này cần phải tuân thủ các yêu cầu nào để phù hợp với các nguyên lý khách quan và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thực tiễn xã hội? Các giải pháp để hoàn thiện chế định này là những gì?

Giả thuyết nghiên cứu:

Việc hoàn thiện chế định pháp luật xác minh điều kiện THADS là một nhu cầu cấp thiết nhằm cải thiện hiệu quả công tác THADS, một trong những vấn đề được xã hội quan tâm trong giai đoạn gần đây. Các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện phải phù hợp với các nguyên lý khách quan, đồng bộ với các chế định pháp luật khác trong hệ thống pháp luật và phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam.


Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận án đã khái quát hoá được bức tranh về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án. Về tình hình nghiên cứu lý luận về xác minh điều kiện THADS, các công trình nghiên cứu khoa học trong nước đã bước đầu đặt ra và lý giải khá rò những vấn đề lý luận về xác minh điều kiện THADS như: khái niệm, đặc điểm xác minh điều kiện THADS; nội dung điều chỉnh pháp luật về xác minh điều kiện THADS (chủ thể xác minh, nội dung xác minh, thủ tục xác minh, thời hạn xác minh; vai trò, ý nghĩa của xác minh điều kiện THADS; một số yếu tố ảnh hưởng đến xác minh điều kiện THADS). Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu đều chỉ đề cập đến một số khía cạnh của xác minh điều kiện THADS mà chưa đầy đủ, toàn diện và đủ độ sâu sắc để làm nên nền tảng lý luận vững chắc về vấn đề này. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài về xác minh điều kiện THADS tuy rất sâu sắc nhưng cũng chỉ dừng lại ở giá trị chung của nhân loại. Đây là những nghiên cứu có giá trị tham khảo đối với luận án để hoàn thiện khung pháp lý về xác minh điều kiện THADS. Từ đánh giá tình hình nghiên cứu về lý luận, nhiệm vụ của luận án là cần phải xây dựng khái niệm về xác minh điều kiện THADS cho phù hợp hơn với bản chất của hoạt động xác minh điều kiện THADS và tiếp cận với kinh nghiệm của một số nước trên thế giới; luận giải các yếu tố tác động đến hoạt động xác minh điều kiện THADS và nội dung quy định pháp luật về xác minh điều kiện THADS.

Về tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện THADS, một số công trình nghiên cứu trong nước cũng đã đánh giá một số khía cạnh về thực trạng pháp luật và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện THADS. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu trên mới chỉ là những “lát cắt” nhỏ trong bức tranh tổng thể về thực trạng cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện THADS. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ của NCS là kế thừa có chọn lọc các thông tin trong các tài liệu nghiên cứu về thực trạng, khái quát hóa, đồng thời nghiên cứu, thực hiện khảo sát thực trạng một cách độc lập để nội dung phần thực trạng pháp luật tại thời điểm hiện nay nhằm đảm bảo tính mới, tính thời sự của nội dung nghiên cứu. Đồng thời, luận án có nhiệm vụ đưa ra những kiến nghị, những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xác minh điều kiện THADS. Các giải pháp đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động xác minh điều kiện THADS phải trên cơ sở các tiêu chí cụ thể, đảm bảo tính hiệu quả và hội nhập quốc tế.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ


2.1. Khái niệm, đặc điểm xác minh điều kiện thi hành án dân sự

2.1.1. Khái niệm xác minh điều kiện thi hành án dân sự

THADS là hoạt động đưa các bản án, quyết định về dân sự của toà án ra thi hành trên thực tế nhằm hiện thực hoá quyền và lợi ích hợp pháp của người được THA đã được xác định trong bản án, quyết định. THADS đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin của người dân vào toà án và hệ thống tư pháp nói chung, bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền tiếp cận công lý và quyền được xét xử công bằng [98].

Trong những năm gần đây cộng đồng quốc tế đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị về mô hình THADS có hiệu quả, không phụ thuộc vào mô hình tổ chức THADS là mô hình công hay tư, gắn với toà án hay không gắn với toà án. Theo khuyến nghị về THADS của Hội đồng châu Âu năm 2003, mô hình THADS hiệu quả bao gồm hai thành tố chủ đạo: thủ tục thi hành án (enforcement procedures) và con người – tức là cán bộ thi hành án (enforcement agents) [98]. Theo một tài liệu trong chuỗi nghiên cứu về nhà nước pháp quyền của Quỹ quốc tế về các hệ thống bầu cử (IFES) – một tổ chức phi chính phủ ở Mỹ, mô hình thi hành án hiệu quả gồm 12 tiêu chí [105]. Cả hai mô hình THADS do EU và IFES khuyến nghị đều đề cập đến một yếu tố không thể thiếu, đó là cơ chế xác minh điều kiện THADS hữu hiệu, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tiếp cận các thông tin về người phải THA. Có thể nói, xác minh điều kiện THADS là hoạt động trung tâm, quan trọng nhất của quá trình tổ chức THADS [85]. Kết quả xác minh là cơ sở để cơ quan THADS thuyết phục đương sự tự nguyện THA, ra các quyết định khác trong quá trình thi hành án, lựa chọn áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án… [47, tr.90]

Với tầm quan trọng đặc biệt như vậy nhưng khái niệm xác minh điều kiện THADS ít được các nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn cả ở Việt Nam và ở nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nội dung như chủ thể xác minh, phương thức xác minh, thủ tục xác minh.

Về mặt ngữ nghĩa, khái niệm “xác minh điều kiện thi hành án dân sự” được hợp thành bởi hai cụm từ “xác minh” và “điều kiện thi hành án dân sự”. Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1998 thì "xác minh" được hiểu là làm cho rò với chứng cứ cụ thể [55, tr.2061], còn theo Đại Từ điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 1998 thì "xác minh" được hiểu là làm rò thực chất sự việc với những chứng cứ cụ thể [91, tr.1848]. Như vậy, có thể hiểu "xác minh" là việc đi tìm các chứng cứ, tài liệu để tìm hiểu, làm rò một hoặc nhiều vấn đề nào đó. Xác minh được tiến hành bởi chủ thể nhất định, tùy theo mục đích và yêu cầu của vấn đề cần được xác minh mà chủ thể tiến hành xác minh là chủ thể nào.

Điều kiện THADS là khả năng để có thể thực hiện việc THADS. Pháp luật về THADS đã định nghĩa có điều kiện thi hành án là trường hợp người phải thi hành án có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản; tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án [75, khoản 6 Điều 3].

Như vậy, bản chất của xác minh điều kiện THADS chính là làm rò tình hình tài sản, thu nhập của người phải THA (trong trường hợp thi hành nghĩa vụ trả tiền) và làm rò khả năng thực hiện việc THA (trong trường hợp thi hành nghĩa vụ thuộc về hành vi). Ở nhiều quốc gia trên thế giới, pháp luật gọi tên hoạt động này đúng theo bản chất của nó thay vì cách sử dụng thuật ngữ mang tính chất khái quát như ở Việt Nam. Ví dụ ở Mỹ, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn gọi hoạt động xác minh điều kiện THADS của người phải THA là xác định tài sản của người phải THA (Locate a debtor’s assets) [111] hay là tìm kiếm tài sản của người phải THA (discovery to find the debtor’s assets) [94]. Ở Pháp, người ta dùng thuật ngữ nhận diện tài sản (identifying assets) [96]. Giáo sư Burkhard Hess thì dùng thuật ngữ thu thập thông tin nhằm mục đích THA (gathering of information for enforcement purposes) [107, tr.51] và thuật ngữ tìm kiếm thông tin về nơi có tài sản của người phải THA (seek information about the whereabout of the debtor’s assets) [106, tr.17].

Tiếp cận khái niệm xác minh dưới khía cạnh đặc trưng của hoạt động xác minh, tác giả Hoàng Thị Thu Trang định nghĩa:

"Xác minh điều kiện THADS là việc CHV thu thập thông tin, tiếp cận, xác định đối tượng, mục tiêu cần phải thi hành (tài sản, thu nhập của người phải thi hành án, vật, giấy tờ, nhà phải trả…) và các thông tin khác phục vụ cho quá trình tổ chức thi hành án như: Nhân thân, hoàn cảnh gia đình của người phải thi hành án” [85].

Định nghĩa này đã nêu lên được các đặc trưng của hoạt động bao gồm chủ thể của hoạt động là CHV; nội dung của hoạt động là thu thập thông tin, tiếp cận, xác định đối tượng, mục tiêu cần phải THA (tài sản, thu nhập của người phải THA, vật, giấy tờ, nhà phải trả, nhân thân, hoàn cảnh gia đình…); mục đích của hoạt động là nhằm tổ chức THA. Tuy nhiên, khi đối chiếu định nghĩa này với đặc trưng của hoạt động xác minh điều kiện THADS, có thể thấy, định nghĩa này chưa chính xác ở những điểm sau:

- Thứ nhất, về chủ thể tiến hành hoạt động xác minh: nếu chỉ coi hoạt động xác minh là hoạt động của CHV là chưa phù hợp bởi CHV không phải là chủ thể duy nhất của hoạt động xác minh điều kiện THADS. Mỗi quốc gia trên thế giới lựa chọn trao quyền xác minh điều kiện THADS cho các chủ thể khác nhau tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận của họ đối với hoạt động xác minh cũng như mô hình tổ chức THA mà quốc gia đó lựa chọn. Ví dụ, ở Mỹ, với quan niệm xác minh điều kiện THADS cũng giống như hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự nên pháp luật đã trao nhiệm vụ xác minh cho người được THA [112, Rule 69 (2)]. Ở Pháp, xác minh điều kiện THADS được giao cho TPL do mô hình tổ chức THA mà quốc gia này lựa chọn là mô hình THA tư nhân [113, Điều L.152]. Ở Trung Quốc, xác minh điều kiện THADS được giao cho thẩm phán do mô hình tổ chức THA mà quốc gia này lựa chọn là mô hình THA dựa vào toà án [103, pg.572]. Ở Việt Nam, xác minh điều kiện THADS cũng không phải là hoạt động độc quyền của CHV mà còn là hoạt động của TPL.

- Thứ hai, về nội dung của hoạt động xác minh: nội dung của hoạt động xác minh không phải là tiếp cận, xác định đối tượng, mục tiêu cần phải THA mà chỉ là thu thập, xác định tài sản, thu nhập và khả năng THA của người phải THA. Xác minh điều kiện THADS là một trình tự, thủ tục của hoạt động THADS. Do đó, việc xác minh điều kiện THADS hướng tới mục đích là để tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực thi hành. Và để tổ chức THA hiệu quả thì người phải THA phải có điều kiện, khả năng để thi hành nghĩa vụ. Vì vậy, nội dung của hoạt động xác minh chính là xác định tài sản, thu nhập, khả năng THA.

Ngoài ra, do định nghĩa nói trên không đặt xác minh điều kiện THADS trong mối liên hệ với hoạt động THADS nên chưa làm rò được vị trí của xác minh điều kiện THADS trong THADS.

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 15/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí