Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG


XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY


Ngành : Luật Kinh tế Mã số : 9 38 01 07


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HOÀNG THẾ LIÊN

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Nguyễn Thị Hương Giang

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7

1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án 21

1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 22

Tiểu kết chương 1 23

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 25

2.1. Khái niệm, đặc điểm xác minh điều kiện thi hành án dân sự 25

2.2. Ý nghĩa của xác minh điều kiện thi hành án trong hoạt động thi hành án dân sự 34

2.3. Nội dung điều chỉnh pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án

dân sự 37

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xác minh điều kiện thi hành

án dân sự 59

Tiểu kết chương 2 66

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM 68

3.1. Các quy định hiện hành về xác minh điều kiện thi hành án dân sự 68

3.2. Các vướng mắc, bất cập chủ yếu của pháp luật xác minh điều

kiện thi hành án dân sự 115

Tiểu kết chương 3 126

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM 127

4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự 127

4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự 135

Tiểu kết chương 4 153

KẾT LUẬN 154

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CHV:

Chấp hành viên

EU:

Liên minh châu Âu

IFES:

Quỹ quốc tế về các hệ thống bầu cử

NCS:

Nghiên cứu sinh

TAND:

Toà án nhân dân

THA:

Thi hành án

THADS:

Thi hành án dân sự

TPL:

Thừa phát lại

UBND:

Uỷ ban nhân dân

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài

Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định yêu cầu Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân phải luôn tôn trọng và nêu cao tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Các bản án, quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành, các giá trị của công lý phải được tôn vinh và bảo vệ. Trong bối cảnh đó, công tác THADS đang ngày càng có vị trí và ý nghĩa tích cực, quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế XHCN, thực thi công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương và ổn định.

Xác minh điều kiện THADS là việc CHV/TPL thu thập thông tin, tiếp cận, xác định đối tượng mục tiêu cần phải thi hành (tài sản, thu nhập của người phải THA, vật, giấy tờ, nhà phải trả…) và các thông tin khác phục vụ cho quá trình tổ chức THADS như: nhân thân, hoàn cảnh gia đình của người phải THA… Đây là hoạt động rất quan trọng trong quá trình tổ chức THADS. Kết quả xác minh là cơ sở để CHV/TPL thuyết phục đương sự tự nguyện, thỏa thuận THA, là cơ sở để Thủ trưởng cơ quan THADS ra các quyết định ủy thác, hoãn, đình chỉ THA hay lựa chọn biện pháp cưỡng chế THA thích hợp. Mặt khác, việc xác minh điều kiện THADS còn là cơ sở để phân loại án, là căn cứ cho việc thống kê số án tồn đọng. Có thể nói, xác minh điều kiện THADS chính là căn cứ làm phát sinh hàng loạt các tác nghiệp khác trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định, đòi hỏi CHV/TPL cần thiết phải nắm vững cơ sở pháp lý của việc xác minh, kỹ năng xác minh và xử lý kết quả xác minh phù hợp với quy định của pháp luật về THADS. Nếu coi điều kiện THADS của người phải THA là “chìa khóa” để “mở cánh cửa” cho việc tổ chức THADS thành công, thì hoạt động xác minh điều kiện THADS của CHV và các chủ thể khác là một “cuộc hành trình” đi tìm chiếc chìa khóa đó.

Để nâng cao hiệu quả của công tác THADS, các cơ quan THADS cần tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác THADS, tạo chuyển biến cơ bản, bền vững, hoàn thành các yêu cầu, nhiệm vụ về THA theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII về công tác tư pháp. Theo đó, việc xác minh điều kiện THADS có ý nghĩa quan trọng trong việc

góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác THADS, giảm án tồn đọng, giảm áp lực đối với cơ quan THADS. Nói cách khác, nâng cao hiệu quả của hoạt động xác minh điều kiện THADS là một trong những giải pháp căn bản nhất để thi hành dứt điểm bản án, quyết định, góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia hoạt động THADS.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật THADS năm 2014 có hiệu lực từ 01/7/2015, đã khắc phục được nhiều bất cập, vướng mắc sau 06 năm thi hành Luật THADS năm 2008. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng thiếu hiệu quả của hoạt động xác minh điều kiện THADS. Chẳng hạn như trong năm 2016, số tiền có điều kiện THA là 86.254.000.000 đồng/tổng số tiền phải THA là 133.619.000.000 đồng (chiếm 64,6%) [12]; năm 2017, số tiền có điều kiện THA là 92.000.000.000 đồng/tổng số tiền phải THA là 163.658.000.000 đồng (chiếm 56,2%) [13]; năm 2018, số tiền có điều kiện THA là 90.010.000.000 đồng/tổng số tiền phải THA là 178.628.000.000 đồng (chiếm 50,4%) [14]; năm 2019, số tiền có điều kiện THA là 148.791.000.000 đồng/tổng số tiền phải THA là 251.172.000.000 đồng (chiếm 59,2%), [15]. Như vậy, trong 4 năm gần đây, số tiền có điều kiện THA trên số tiền phải THA có tỉ lệ thấp, trung bình chưa tới 60%.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có nguyên nhân từ sự bất cập của quy định pháp luật cũng như những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thi hành pháp luật về xác minh điều kiện THADS. Cụ thể như thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động xác minh của các chủ thể xác minh điều kiện thi hành án; chế tài chưa đủ sức răn đe đối với hành vi không kê khai hoặc kê khai thiếu trung thực về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; sự thiếu rò ràng trong vấn đề quản lý tài sản thuộc sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án… có tác động rất lớn đến hiệu quả công tác xác minh điều kiện thi hành án. Vì vậy, để các quy định pháp luật về xác minh điều kiện THA tiếp tục được hoàn thiện, phù hợp, bắt nhịp kịp với cuộc sống vốn dĩ sinh động này thì việc phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng quy định pháp luật và dự liệu những thách thức mới đặt ra đối với thực thi pháp luật về xác minh THADS, để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị thiết thực, có hiệu quả là hết sức cần thiết.

Với các lý do trên, NCS lựa chọn đề tài “Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ luật học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy định pháp luật về xác minh điều kiện THADS ở Việt Nam trên hai phương diện điều chỉnh pháp luật và thực thi pháp luật.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Cụ thể, tiến hành thu thập các tài liệu, công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, tìm hiểu, nhận xét, đánh giá và nêu quan điểm về những vấn đề đã được các công trình khoa học trước đó nghiên cứu. Từ đó, xác định các nội dung cần được kế thừa, những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án.

Thứ hai, nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề lý luận cơ bản về xác minh điều kiện THADS như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của xác minh điều kiện THADS, nội dung điều chỉnh pháp luật về xác minh điều kiện THADS, các yếu tố ảnh hưởng đến xác minh điều kiện THADS.

Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về xác minh điều kiện THADS ở Việt Nam, rút ra các nhận xét về những ưu điểm cũng như những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về xác minh điều kiện THADS.

Thứ tư, luận giải về các yêu cầu đổi mới, hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện THADS và kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về xác minh điều kiện THADS.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu quy định pháp luật về xác minh điều kiện THADS và thực tiễn thi hành pháp luật về xác minh điều kiện THADS ở nước ta. Nội dung pháp luật về xác minh điều kiện THADS ở Việt Nam là đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm: chủ thể xác minh; phương thức xác minh; nội dung xác minh; trình tự, thủ tục xác minh; thời điểm xác minh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về xác minh điều kiện THADS, các quy định pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về xác minh

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 15/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí