Với các phân tích trên, NCS đưa ra định nghĩa về xác minh điều kiện THADS như sau: “Xác minh điều kiện thi hành án dân sự là một thủ tục THADS, trong đó, người được nhà nước giao quyền thực hiện các trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định nhằm thu thập thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án khác của người phải thi hành án để làm căn cứ tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật.”
2.1.2. Đặc điểm xác minh điều kiện thi hành án dân sự
- Xác minh điều kiện THADS là một thủ tục THADS
Xác minh điều kiện THADS là thủ tục THADS, đồng thời là một trong các thủ tục quan trọng của hoạt động THADS. Một trong những nguyên tắc được khẳng định trong bản Hướng dẫn thực hiện tốt hơn khuyến nghị của Hội đồng châu Âu về THA là “Để pháp luật được duy trì và để người dân có niềm tin vào hệ thống toà án, cần có các quy trình THA hiệu quả. Tuy nhiên, việc THA chỉ có thể đạt được khi người phải THA có điều kiện hoặc khả năng thoả mãn bản án” [100]. Như vậy, xác minh điều kiện THADS là một thủ tục trong quy trình THADS, do đó, không có hoạt động THADS thì không có hoạt động xác minh điều kiện THADS. Đặc điểm này giúp lý giải cho lý do vì sao pháp luật của nhiều nước yêu cầu để được quyền thu thập các thông tin về điều kiện THADS của người phải THA thì người được THA phải xuất trình một văn bản chứng minh rằng mình có quyền THA. Ở Pháp và Tây Ban Nha không cho phép tìm kiếm thông tin về tình hình tài chính của người phải THA trước khi có một giấy tờ (title) có thể THA chính thức [106, pg.34]. Đặc điểm này cũng giúp phân biệt với hoạt động xác minh, thu thập thông tin của các chủ thể khác. Ví dụ, cũng coi xác minh giống như hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự nhưng với hoạt động xác minh điều kiện THADS, người được THA còn được hỗ trợ bởi quy định về việc bắt buộc phải cung cấp thông tin của người phải THA và bên thứ ba. Bởi lẽ, khi đã bắt đầu với tiến trình THADS thì người phải THA đang phải thi hành một nghĩa vụ, do đó, cung cấp thông tin là một việc buộc phải làm, nếu trốn tránh sẽ là hành vi vi phạm nghĩa vụ và phải chịu hình phạt (như trong quy định pháp luật của Mỹ, Anh, Canada).
- Chủ thể thực hiện xác minh gắn bó chặt chẽ với hệ thống tổ chức THA mà mỗi quốc gia lựa chọn cũng như quan điểm của các nhà lập pháp đối với hoạt động xác minh điều kiện THADS.
Thông thường với các hoạt động khác trong quy trình THA như thông báo THA, giải quyết việc THA, ghi nhận sự thoả thuận của các bên đương sự, cưỡng chế THA đều do người có thẩm quyền tổ chức THA (CHV/TPL/thẩm phán THA/cán bộ toà án) thực hiện thì hoạt động xác minh lại không đương nhiên được quy định như vậy.
Các quốc gia theo quan điểm hoạt động THADS là hoạt động của cơ quan công quyền thì người có thẩm quyền tổ chức THA là công chức nhà nước, cơ quan THA là cơ quan nhà nước (có thể nằm trong hệ thống toà án hoặc nằm ngoài hệ thống toà án). Vì vậy, người thực hiện việc xác minh điều kiện THADS là các công chức nhà nước như Nga [103, tr.345], Italia [103, tr.452], Trung Quốc [103, tr.572].
Với các nước theo hệ thống pháp luật common law như Anh, Mỹ, Canada thì lựa chọn giao quyền chủ động xác minh cho người được THA với sự hỗ trợ từ toà án và chế tài nghiêm khắc đối với hành vi không cung cấp thông tin của người phải THA [93], [102], [112].
Đối với các quốc gia lựa chọn hệ thống THA tư nhân hoặc bán tư nhân thì việc xác minh được giao cho TPL như Pháp [94, tr.23], Estonia, Bỉ, Montenegro [104, tr.7], Bulgaria [103, tr.419].
Ở Việt Nam, cả 3 chủ thể bao gồm CHV, TPL, người được THA đều có quyền xác minh điều kiện THADS nhưng với các phạm vi quyền hạn khác nhau. Trong đó, CHV được giao quyền đầy đủ, trong mọi trường hợp, nếu không có yêu cầu khác từ người được THA thì đều phải xác minh. TPL chỉ tiến hành xác minh khi đương sự hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu xác minh hoặc yêu cầu tổ chức THA. Người được THA được lựa chọn tự mình xác minh hoặc uỷ quyền cho người khác xác minh hoặc để CHV tiến hành xác minh.
Có thể bạn quan tâm!
- Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 2
- Tình Hình Nghiên Cứu Về Thực Trạng Pháp Luật Về Xác Minh Điều Kiện Thi Hành Án
- Những Vấn Đề Cần Được Tiếp Tục Nghiên Cứu Trong Luận Án
- Nội Dung Điều Chỉnh Pháp Luật Về Xác Minh Điều Kiện Thi Hành Án Dân Sự
- Phương Thức Xác Minh Qua Tuyên Bố Của Người Phải Thi Hành
- Xác Minh Thu Nhập, Tài Sản Của Người Phải Thi Hành Án
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
- Việc xác minh điều kiện THADS được thực hiện tại nhiều thời điểm, nhiều địa điểm khác nhau trong quá trình THADS. Việc xác minh điều kiện THADS được thực hiện tại nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình THADS. Chẳng hạn, trường hợp THA chủ động hoặc xác minh theo yêu cầu của đương sự thì việc xác minh điều kiện THADS được thực hiện sau khi hết thời gian tự nguyện THA. Trường hợp sau khi người được THA tiến hành xác minh điều kiện THADS của người phải THA và nộp đơn yêu cầu THA mà CHV không đồng ý với kết quả xác minh này thì CHV sẽ tiến hành xác minh điều kiện THADS lại. Trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì việc xác minh điều kiện THADS được thực hiện trước,
trong và sau khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc xác minh điều kiện THADS cũng được thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng xác minh. Chẳng hạn, khi xác minh hiện trạng nhà đất thì địa điểm tiến hành xác minh là tại nơi có nhà đất, khi xác minh chủ sở hữu phương tiện giao thông thì địa điểm tiến hành xác minh là tại phòng cảnh sát giao thông; khi xác minh về tiền, tài khoản thì địa điểm xác minh là tại ngân hàng, các tổ chức tín dụng…
- Nội dung xác minh điều kiện THADS chủ yếu là làm rò thông tin về thu nhập, tài sản của người phải THA. Phần lớn nghĩa vụ THADS là nghĩa vụ về tài sản. Vì vậy, trừ những trường hợp đặc biệt cần xác minh về nhân thân, thái độ của người phải THA để thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nhất định thì nội dung chủ yếu của việc xác minh là làm rò thông tin về thu nhập, tài sản của người phải THA. Để tổ chức THADS thì phải làm rò tài sản, thu nhập của người phải THA có những gì? Số lượng và chủng loại cụ thể? Tài sản của người phải THA do họ giữ hay do người khác giữ? Tài sản vô hình hay tài sản hữu hình? Tài sản hiện có hay tài sản được hình thành trong tương lai?…
- Việc xác minh điều kiện THADS phải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Pháp luật THADS quy định cụ thể về trình tự, thủ tục THADS nhằm đảm bảo hiệu quả THADS. Xác minh điều kiện THADS là một khâu của quá trình THADS. Vì vậy, việc xác minh điều kiện THADS phải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định từ chủ thể xác minh, thể thức văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, thời hạn thực hiện việc xác minh; nơi thực hiện việc xác minh, biên bản xác minh… để tránh những trường hợp áp dụng một cách tùy tiện.
Ngoài những đặc điểm nêu trên, do xác minh điều kiện THADS là một thủ tục THADS nên xác minh điều kiện THADS còn có những đặc điểm của THADS như sau:
Một là, hoạt động THADS tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của đương sự và luôn chịu sự chống đối quyết liệt của đương sự.
Sự tác động của hoạt động xét xử đến quyền, lợi ích của người khác thông qua việc Tòa án nhân danh nhà nước tuyên buộc một người, một nhóm người phải gánh chịu một hoặc nhiều nghĩa vụ nhất định. Tuy nhiên, bản án của Tòa án mới chỉ là trên bản án trên giấy. Trên thực tế, người có nghĩa vụ chưa bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình dưới sự giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nhưng
hoạt động THADS lại tác động trực tiếp tới quyền, lợi ích của cá nhân đương sự do phải thi hành nghĩa vụ của họ theo quyết định trong bản án, quyết định của Tòa án và của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác. Trong quá trình THA, CHV phải tác động vào chính những quyền lợi thiết thân của người phải THA, như buộc họ phải trả tiền, nếu họ không tự nguyện trả tiền thì sẽ kê biên và bán tài sản của họ, yêu cầu cơ quan quản lý thu nhập của người phải THA trừ vào thu nhập của họ, yêu cầu người đang giữ tiền hoặc tài sản của người phải THA phải giao tiền, tài sản đó cho cơ quan THA... Và cũng chính vì vậy mà hoạt động THADS luôn chịu sự chống đối quyết liệt của đương sự. Thực tiễn cho thấy, không phải lúc nào các đương sự cũng thỏa mãn với phán quyết của Tòa án, thậm chí, sự chống đối với phán quyết của Tòa án là tương đối cao. Các đương sự luôn cho là mình đúng; quyền, lợi ích của mình là hợp pháp và cần được bảo vệ. Do đó, họ sẽ chống đối và chống đối đến cùng nếu Tòa án không bảo vệ cho quyền, lợi ích của họ. Tuy nhiên, việc xét xử của Tòa án cũng có giới hạn của nó, đến một thời điểm nhất định, trong giới hạn luật định, phán quyết của Tòa án là quyết định cuối cùng và đương sự buộc phải thực hiện phán quyết. Và lúc phán quyết của Tòa án, hay nói cách khác là bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, không có kháng cáo, kháng nghị thì cơ quan THA có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định đó. Lúc này, sự phản kháng, sự chống đối của người phải THA sẽ mãnh liệt hơn bao giờ hết. Họ cho rằng một tài sản nào đó đáng lẽ là thuộc về họ thì lại bị cơ quan THA lấy đi. Sau rất nhiều năm có nhà cửa đàng hoàng thì bỗng chốc họ trở thành “kẻ không nhà” (trong trường hợp cơ quan THA thực hiện biện pháp cưỡng chế buộc giao nhà)...
Hai là, hoạt động THADS không có tính độc lập tuyệt đối mà luôn phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Như đã phân tích ở trên, do tính chất phức tạp của hoạt động THADS, trong quá trình tổ chức THA, CHV cần phải có sự phối hợp, hỗ trợ của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Mối quan hệ phối hợp này được thể hiện ngay trong những quy định của pháp luật về THADS. Cụ thể, Điều 169 Luật THADS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an trong THADS, Điều 170 Luật THADS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong THADS, Điều 171 Luật THADS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND tối cao trong THADS, Điều 173, Điều 174, Điều 175 Luật THADS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trong
THADS; Điều 176 Luật THADS quy định về trách nhiệm của Kho bạc nhà nước, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trong THADS; Điều 177 Luật THADS quy định về trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội trong THADS; Điều 178 Luật THADS quy định về trách nhiệm của cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm trong THADS...
Thực tiễn THA cho thấy, các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan có vai trò rất lớn trong quá trình tổ chức THA của cơ quan THADS. Chẳng hạn như để tổ chức buổi cưỡng chế THA, cơ quan THA phải có sự phối hợp với các cơ quan liên quan như UBND, Phòng tài nguyên môi trường, Công an… Với những vụ án phức tạp cơ quan THA phải báo cáo với Ban chỉ đạo THA để xin ý kiến chỉ đạo. Hoặc để cơ quan THA xác minh được tài khoản, thu nhập của người phải THA thì phải có sự phối hợp của Kho bạc nhà nước, Ngân hàng, Bảo hiểm xã hội...
Ba là, hoạt động THADS ở Việt Nam đang ngày càng tăng cả về số lượng án phải thi hành và tính chất phức tạp của các vụ việc.
Với chủ trương kiên trì đường lối đổi mới trong việc chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nền kinh tế xã hội Việt Nam trong thời gian qua đã và đang có những chuyển biến quan trọng theo chiều hướng ngày càng phát triển năng động, phong phú và đa dạng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí tiếp tục được nâng lên. Song bên cạnh đó, cơ chế thị trường cũng vận động theo quy luật khách quan của nó, đó là quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh. Chấp nhận kinh tế thị trường là phải thừa nhận và chịu sự chi phối, tác động của các quy luật khách quan đó. Trước đây trong cơ chế tập trung bao cấp, các tranh chấp kinh tế thường được giải quyết theo thủ tục trọng tài kinh tế nhà nước, các tranh chấp dân sự thường nhỏ, tính chất ít phức tạp, phạm vi công tác THA chủ yếu là tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về dân sự, hôn nhân và gia đình, phần dân sự trong bản án, quyết định về hình sự. Hiện nay, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, giao lưu dân sự - kinh tế ngày càng phát triển đa dạng và phong phú, “với đa dạng các chủ thể kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, trên cơ sở nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do khế ước, tự do hợp đồng, sẽ làm phát sinh vô số các quan hệ kinh tế, dân sự, thương mại. Tính rủi ro trong các quan hệ này chắc chắn sẽ
làm phát sinh các tranh chấp về lợi ích giữa các chủ thể”. Đặc biệt, những quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 đã tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng, bảo đảm cho tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền dân sự của mình một cách chủ động và an toàn trong nền kinh tế thị trường, góp phần ổn định và phát triển đời sống dân sự. Người lao động được coi là yếu tố trọng tâm của kinh tế thị trường, nhưng trước những khuyết tật của nền kinh tế thị trường là luôn trong tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp thì họ lại luôn đứng trước nguy cơ bị xâm phạm quyền lợi và sa thải, không có việc làm. Bên cạnh những mặt năng động, tích cực do nền kinh tế thị trường mang lại thì đồng thời mặt trái của cơ chế thị trường cũng đã bộc lộ và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Tình trạng vi phạm pháp luật và tội phạm, nhất là các tội phạm về kinh tế, buôn lậu, tham nhũng lớn, các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, hành chính không ngừng gia tăng. Số lượng vụ việc mà Tòa án các cấp đã giải quyết ngày càng tăng, giá trị tiền, tài sản phải thi hành ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp. Chính vì vậy, các vụ việc THADS đang ngày càng gia tăng cả về số lượng, giá trị tiền THA cũng như tính chất phức tạp. Cụ thể, thống kê kết quả THA trên toàn quốc từ năm 2016 đến nay như sau:
Năm 2016 tổng số việc phải THA là 642.885 việc, tổng số tiền phải THA là 46.505.104.227.000 đồng [12];
Năm 2017 tổng số việc phải THA là 732.179 việc, tổng số tiền phải THA là 70.562.600.894.000 đồng [13];
Năm 2018 tổng số việc phải THA là 779.298 việc, tổng số tiền phải THA là 95.108.655.390.000 đồng [14];
Năm 2019 tổng số việc phải THA là 791.412 việc, tổng số tiền phải THA là 125.956.077.215.000 đồng [15];
Bên cạnh xu hướng gia tăng số lượng vụ việc và giá trị tiền THA thì tính chất của các vụ việc THA cũng đang ngày càng trở lên phức tạp hơn. Cụ thể, số vụ việc THA kinh doanh thương mại tăng nhanh, đặc biệt là án tín dụng ngân hàng. Tại Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế 01 về phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác THADS, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Sơn cho biết: Năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, số việc phải thi hành cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng là 33.365 việc, tương ứng với số tiền phải thi hành khoảng 130 nghìn tỷ đồng [41]. Không những số lượng ngày càng tăng mà án tín dụng ngân hàng là loại án gây nhiều khó khăn, phức tạp cho cơ quan
THA trong quá trình thi hành từ khâu xác minh điều kiện THA đến khi xử lý tài sản thế chấp. Nhiều trường hợp tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất có sự chênh lệch diện tích giữa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được ghi tại bản án với thực tế xác minh, hoặc bị chồng lấn sang diện tích đất của người khác. Các tài sản thế chấp là động sản như: ôtô, tàu thuyền… khi yêu cầu THA, ngân hàng chỉ cung cấp được hồ sơ thế chấp tài sản mà không xác định được tài sản hiện nay đang ở đâu, đây cũng là vướng mắc lớn cho cơ quan THA khi tiến hành xác minh điều kiện THA. Ngoài ra, nhiều trường hợp tài sản thế chấp là nhà xưởng được xây dựng trên quyền sử dụng đất thuê khu công nghiệp cũng gây không ít rắc rối cho cơ quan THA...
Ngoài ra, còn có một số vụ việc THA nổi cộm gần đây, được dư luận xã hội quan tâm đó là các vụ việc liên quan đến các tội phạm về kinh tế, với các tội danh như cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, nổi lên một số vụ việc điển hình, như: vụ Phạm Thanh Bình (Vinashin), vụ Nguyễn Đức Kiên, vụ Vũ Quốc Hảo (Công ty đầu tư tài chính II), vụ Huỳnh Thị Huyền Như… Ngoài việc bị tuyên xử các hình phạt nghiêm khắc, người phải THA trong các vụ án này còn phải thi hành phần trách nhiệm dân sự với giá trị phải thi hành rất lớn, có trường hợp số tiền phải THA lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Tuy số tiền phải THA lớn, nhưng tài sản để bảo đảm THA lại có giá trị rất nhỏ, không đủ thi hành nghĩa vụ mà bản án đã tuyên. Ví dụ, việc THA đối với Dương Chí Dũng trong vụ Vinalines, theo quyết định của bản án thì Dương Chí Dũng và đồng bọn phải liên đới bồi thường cho Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam trên 358 tỷ đồng (chia theo phần: Dương Chí Dũng phải nộp 110 tỷ đồng). Quá trình THA, cơ quan THA đã xử lý tài sản đã kê biên và thu được trên 14 tỷ đồng, trong khi nghĩa vụ THA của Dương Chí Dũng còn rất lớn. Ngoài các tài sản đã được kê biên, tuyên xử lý trong bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan THADS khó có thể xác minh được thêm tài sản hoặc nguồn thu nhập khác, vì tội phạm tham nhũng thường tìm mọi cách để tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa tài sản…[82]
2.2. Ý nghĩa của xác minh điều kiện thi hành án trong hoạt động thi hành án dân sự
Xác minh có vai trò quan trọng đối với hầu hết các giai đoạn khác nhau của quá trình THADS. Kết quả xác minh sẽ là cơ sở, định hướng để CHV tổ chức thi hành theo đúng quy định pháp luật, trên cơ sở kết quả xác minh một cách toàn diện
và đầy đủ, CHV có thể xử lý hồ sơ THADS theo hướng: ủy thác, đình chỉ, đưa vào loại việc chưa có điều kiện thi hành hay CHV có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế THA.
Xác minh điều kiện THADS phải được CHV thực hiện thường xuyên liên tục vừa theo diễn biến của vụ việc THA vừa theo quy định pháp luật. Để trả lời cho câu hỏi người phải THA có hay không có điều kiện THA chỉ có thông qua kết quả xác minh mới trả lời được câu hỏi này.
Vì vậy, có thể nói công tác xác minh có vị trí vai trò rất quan trọng trong chuỗi các hoạt động THADS. Trên thực tế, thời gian thực hiện công tác xác minh của CHV tính trung bình phải chiếm đến quá nửa thời gian của một hồ sơ kể từ khi được thủ trưởng giao đến khi kết thúc hồ sơ chưa kể đối với hồ sơ cần phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế có huy động lớn lực lượng thì thời gian và các nội dung xác minh rất đa dạng, phức tạp bởi tính chất của tài sản và quyền sở hữu tài sản. Kể cả các hồ sơ đã được xác minh không có điều kiện, xếp vào loại việc chưa có điều kiện THA nhưng hàng năm (6 tháng hoặc không quá 12 tháng tùy theo loại việc) CHV vẫn phải xác minh định kỳ.
Công tác xác minh có ý nghĩa quyết định đến công tác phân loại hồ sơ THA. Phân loại hồ sơ THA đã trở thành một trong các nội dung thuộc bộ tiêu chí được giao hàng năm khi đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cũng là một trong các tiêu chí thi đua của cá nhân và các cơ quan THADS. Công tác phân loại hồ sơ nhằm giảm áp lực công việc và làm tăng hiệu quả công tác THADS nói chung và thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ nói riêng.
Như vậy, thông qua công tác xác minh đã làm phát sinh một loạt các tác nghiệp khác trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Toà án, đồng thời công tác xác minh làm cho công tác phân loại hồ sơ một cách chính xác, giảm áp lực công việc và tăng tính hiệu quả của công tác THADS. Kỹ năng xác minh của CHV là một trong các kỹ năng rất cơ bản trong việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định. Tính hiệu quả và đúng pháp luật được biểu hiện rất rò trong kết quả xác minh để CHV xử lý hồ sơ theo quy định.
Việc xác minh điều kiện THADS của người phải THA là cơ sở pháp lý để CHV áp dụng các biện pháp tiếp theo nhằm tổ chức THADS như ủy thác, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ THA, xác định việc chưa có điều kiện THA, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế THA… Mặt khác, việc xác minh điều kiện THADS