Phương Thức Xác Minh Qua Tuyên Bố Của Người Phải Thi Hành

2.3.2. Phương thức xác minh

Phương thức xác minh là các cách thức mà người có quyền thực hiện để thu thập, xác minh điều kiện THA của người phải THA. Hiện nay, tồn tại ba (03) phương thức khác nhau để có được thông tin về tài sản của người phải THA:

Phương thức thứ nhất là bắt buộc người phải THA tiết lộ thông tin về nơi ở, tài sản của người phải THA cho người được THA hoặc cơ quan THA. Phương thức thứ hai là bắt buộc bên thứ ba đang nắm giữ thông tin về tài sản của người phải THA phải tiết lộ thông tin về tài sản của người phải THA. Phương thức thứ ba là cung cấp cho các cơ quan THA các điều kiện để truy cập vào các sổ đăng ký.

2.3.2.1. Phương thức xác minh qua tuyên bố của người phải thi hành

Đây là phương thức mà nguồn thông tin về điều kiện THA của người phải THA phụ thuộc vào cung cấp của người phải THA.

Ở châu Âu, hầu hết các hệ thống quốc gia (Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Vương quốc Anh, Bỉ, Pháp, Ý, Luxemburg, Hà Lan) trao quyền cho các cơ quan THA để đặt câu hỏi trực tiếp đối với người phải THA về tài sản của mình. Tuyên bố của người phải THA có thể được thực hiện dưới hình thức lời khai trước tòa án THA. Người phải THA được yêu cầu tham dự một phiên xét xử nơi anh ta bị thẩm phán (hoặc một thư ký toà án) thẩm vấn; người được THA cũng có cơ hội đặt thêm câu hỏi cho người phải THA. Ở Ireland và Anh, kiểm tra chéo về tài sản của người phải thi hành cũng có thể diễn ra và người phải THA phải trình bày bằng chứng về tài sản của mình. Tuy nhiên, ở các quốc gia thành viên khác, tuyên bố của người phải THA được thực hiện bằng cách điền vào các mẫu bắt buộc - đôi khi là vai trò của các cơ quan THA chỉ đơn giản là để giúp người phải THA điền vào các mẫu đơn [106, tr.35].

Ở các nước theo hệ thống pháp luật common law như Anh, Mỹ, Canada, khi người được THA tiến hành xác minh điều kiện THA của người phải THA thì thông tin đầu tiên đến từ chính người phải THA, sau khi người được THA đưa ra các câu hỏi (qua bảng câu hỏi hoặc phiên điều trần, kiểm tra), người phải THA có trách nhiệm trả lời các câu hỏi đó. Về cơ bản, đây cũng là một hình thức tuyên bố về tài sản của người phải THA, chỉ có điều tuyên bố đó chịu sự kiểm soát của người được THA hoặc cơ quan THADS có thẩm quyền. Cũng dưới phương thức xác minh thông qua tuyên bố của người phải THA, pháp luật Đức lại lựa chọn phương án trao quyền cho cơ quan THADS trực tiếp yêu cầu người phải THA cung cấp thông tin về

tài sản của mình. Theo quy định của pháp luật CHLB Đức, người được THA là người có quyền lựa chọn cơ quan có thẩm quyền THA hoặc nhân viên toà án tổ chức THA với các yêu cầu THA của mình. Vì vậy, người được THA mới là người kiểm soát và quyết định các biện pháp tổ chức THA. Để thuận lợi cho người được THA trong việc dễ dàng lựa chọn một loạt biện pháp THA phù hợp thì người phải THA phải có trách nhiệm cung cấp một bản kê khai chi tiết về tài sản của mình cho người có thẩm quyền THA theo sự lựa chọn của người được THA [62].

Vấn đề cơ bản của tuyên bố của người phải THA nằm ở thực tế là nó phụ thuộc vào cá nhân người phải THA. Nếu con nợ từ chối tiết lộ tài sản của mình, cơ quan THA (với sự giúp đỡ của cảnh sát) có thể thực hiện cưỡng chế và bắt giữ anh ta. Một tuyên bố không chính xác hoặc sai của con nợ được coi là một tội hình sự. Do đó, tại một số quốc gia thành viên, tuyên bố phải được tuyên thệ [107, tr.51]. Pháp luật Đức quy định bản kê khai chi tiết tài sản của người phải THA phải được đính kèm với một lời tuyên thệ rằng tất cả thông tin trong đó là chính xác bằng tất cả sự hiểu biết và kiến thức của mình [62]. Đồng thời, nếu người phải THA không đến văn phòng của CHV theo lịch hẹn để cung cấp thông tin về tài sản và tình hình tài chính của mình mà không có lý do chính đáng hoặc từ chối cung cấp thông tin về tài sản và tình hình tài chính của mình, theo Điều 802c Bộ luật TTDS Đức mà không đưa ra được bất kỳ một lý do phù hợp nào thì họ sẽ bị bắt giữ để buộc người phải THA phải cung cấp các thông tin theo yêu cầu. Người phải THA có thể sẽ bị bắt giam giữ trên cơ sở lệnh bắt giữ được phát hành bởi toà án theo yêu cầu của người được THA (biện pháp cưỡng chế giam giữ) cho đến khi họ cung cấp được đầy đủ thông tin về tài sản và tình hình tài chính của mình, thời hạn tối đa của việc giam giữ này là 6 tháng. Một bản photocopy đã được xác nhận của Lệnh bắt giữ sẽ được chuyển giao trực tiếp cho người phải THA tại thời điểm bắt giữ. Người có thẩm quyền bắt giữ người phải THA trong trường hợp này là CHV thi hành án [62]. Ngoài ra, ở Đức, bản tuyên bố của người phải THA còn được đăng ký tại các toà án địa phương. Theo đó, các toà án địa phương sẽ liệt kê những người đã tuyên thệ hoặc không tuyên thệ. Tại nhiều toà án địa phương, các sổ đăng ký được duy trì dưới dạng cơ sở dữ liệu điện tử và phòng công nghiệp và thương mại thường xuyên nhận được các bản sao (thậm chí là truy cập trực tuyến). Do đó, uy tín tín dụng của người phải THA là vấn đề hồ sơ công khai. Trong thực tế, việc tránh bị ghi trong sổ đăng ký của người phải THA là một động lực mạnh mẽ cho người phải THA để hỗ trợ phán quyết được thi hành [106, tr.37].

Phương thức này đã có những hiệu quả nhất định trên thực tiễn áp dụng do nó đe doạ đến quyền tự do của người phải THA nếu có hành vi gian dối hoặc trốn tránh (bị bắt giam giữ). Tuy nhiên, nhiều nhà lập pháp lo ngại rằng, đây là biện pháp hình sự hoá các vấn đề dân sự, do đó, khi áp dụng cần có những cân nhắc cụ thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Như vậy, xét dưới khía cạnh bản chất của hoạt động THADS, việc thi hành nghĩa vụ của người phải THA luôn là trọng tâm của hoạt động này và để thực thi nghĩa vụ phải có các thông tin về điều kiện thi hành thì quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của người phải THA là hợp lý và chính đáng. Đồng thời, để ràng buộc trách nhiệm của người phải THA phải có các biện pháp chế tài đủ tính răn đe, trong đó, các chế tài răn đe bằng phạt tiền thực tế sẽ không phát huy hiệu quả do bản thân các nghĩa vụ về tiền trước đó đã không thể thực thi thì việc phạt tiền cũng sẽ không thể ngăn chặn được sự gian dối hoặc trốn tránh của người phải THA. Vì vậy, hình phạt tước quyền tự do vẫn là một giải pháp có tính khả thi hơn cả bởi tính áp lực của nó đối với tư tưởng và hành vi của người phải THA.

2.3.2.2. Phương thức xác minh qua việc truy cập vào các sổ đăng ký

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 7

Đây là phương thức thu thập thông tin thông qua các hồ sơ công cộng như sổ đăng ký thương mại, sổ đăng ký dân số, sổ đăng ký xe cơ giới, sổ đăng ký đất đai, bộ sưu tập dữ liệu tư nhân, sách điện thoại, sổ đăng ký bảo hiểm xã hội…

Ở Áo và đặc biệt là Tây Ban Nha, các tòa án THA có thể yêu cầu thông tin về việc làm của người phải THA từ sổ đăng ký bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, Tây Ban Nha và Thụy Điển, các cơ quan THA cũng có thể trực tiếp yêu cầu thông tin từ hồ sơ tài chính. Trong các khu vực pháp lý này, hiệu quả của thủ tục THA đã được cải thiện đáng kể. Ở Hà Lan và tại Bỉ, CHV/TPL có thể lấy thông tin về địa chỉ và việc làm của người phải THA từ hồ sơ an sinh xã hội. Ở Luxembourg, một người được THA có thể yêu cầu các thẩm phán hoà giải liên lạc với đăng ký bảo hiểm xã hội để tìm hiểu địa chỉ và việc làm của người phải THA. Ở Pháp, tình hình pháp lý phức tạp hơn khi TPL không có quyền truy cập trực tiếp vào hỗ trợ hành chính, mà phải yêu cầu sự giúp đỡ của Văn phòng công tố. Trong thực tế, sự hợp tác này không hiệu quả do các văn phòng công tố bị quá tải công việc. Ngoài ra, TPL bị cấm sử dụng thông tin thu được cho các mục đích khác ngoài việc thi hành các loại bản án, quyết định, tài liệu được tổ chức bởi chủ nợ [107, tr.52].

Ngoài ra, ở liên minh châu Âu, một trong những nguồn thông tin quan trọng để xác định tài sản của người phải THA đó là sổ đăng ký thương mại. Theo Chỉ thị

68/151/EEC, hồ sơ thương mại tại các quốc gia thành viên phải cung cấp các thông tin sau: (i) Hiến pháp và các đạo luật và bất kỳ sửa đổi nào; (ii) Việc bổ nhiệm, chấm dứt các chức vụ và chi tiết của những người uỷ quyền đại diện cho công ty trong các giao dịch với bên thứ ba và tố tụng hợp pháp hoặc tham gia quản lý, giám sát hoặc kiểm soát công ty; (iii) Ít nhất mỗi năm một lần, số vốn đăng ký, bảng cân đối kế toán và tài khoản lãi lỗ cho mỗi năm tài chính. Hiện nay, đăng ký kinh doanh của các quốc gia thành viên cung cấp thông tin chi tiết về các công ty riêng lẻ (tình trạng hợp pháp, ngày thành lập, vốn công ty, mã văn bản, lĩnh vực hoạt động, cơ quan doanh nghiệp và quyền đại diện của họ, đôi khi cả số lượng nhân viên). Thông tin này thường được ghi lại trong sổ đăng ký trung tâm điện tử và có thể truy cập trực tuyến. Nhược điểm chính của chỉ thị này bắt nguồn từ quy định 3 (1) Chỉ thị 68/151/EEC. Theo quy định này, các quốc gia thành viên được tự do thành lập các trung tâm đăng ký thương mại địa phương hoặc trung tâm. Do đó, tổ chức của các đăng ký thương mại tại các quốc gia thành viên vẫn bị phân mảnh: trong khi ở Vương quốc Anh có ba trung tâm đăng ký bao gồm tất cả thông tin về giao dịch kinh doanh, ở Đức có đến 400 trung tâm đăng ký được điều hành bởi các toà án địa phương. Trung tâm đăng ký không phải luôn luôn cho phép người được THA được truy cập. Bên cạnh đó, thông tin trong sổ đăng ký thương mại không phải lúc nào cũng đáng tin cậy như nhau: Trong sáu quốc gia thành viên như Phần Lan, Ireland, Hà Lan, Vương quốc Anh, cơ quan đăng ký không kiểm tra thông tin trước khi nó được nhập vào sổ đăng ký. Ở một số quốc gia thành viên khác, thông tin trong sổ đăng ký thương mại có thể bị lỗi thời, vì công ty không báo cáo thay đổi trạng thái của nó và không phải việc không báo cáo này lúc nào cũng được giải quyết bằng các biện pháp trừng phạt đầy đủ [106, tr.22-23].

Địa chỉ của người phải THA cũng có thể được tìm thấy trong sổ đăng ký dân số. Hầu hết các quốc gia thành viên của liên minh châu Âu (ngoại trừ Vương quốc Anh và Ireland) địa chỉ của tất cả người dân được ghi lại trong sổ đăng ký dân số. Tuy nhiên, các sổ đăng ký này được tổ chức theo các cách rất khác nhau. Trong một số quốc gia thành viên chúng được duy trì bởi chính quyền địa phương, vì vậy, người được THA muốn tìm được địa chỉ của một người phải THA sẽ phải tìm kiếm tất cả các hồ sơ ở các địa phương trên cả nước – một điều không thể thực hiện. Sổ đăng ký trung tâm thường không có sẵn cho người được THA (ngoại trừ Áo, sổ đăng ký dân số trung ương có sẵn trực tuyến). Thông tin đáng tin cậy thường được

ghi lại trong các sổ đăng ký thuế, nhưng những hồ sơ này không thể truy cập được từ người được THA và cơ quan THA – ngoại trừ Thuỵ Điển và (một mức nào đó) ở Tây Ban Nha. Ở Áo, toà án THA có thể liên hệ với hiệp hội bảo hiểm xã hội Áo để tìm hiểu nhà tuyển dụng của người phải THA. Thông tin về hoàn cảnh việc làm của người phải THA cũng có sẵn cho các cơ quan THA ở Phần Lan, Bỉ, Luxembourg và Tây Ban Nha. Trong các khu vực pháp lý này, người được THA được hỗ trợ bởi các cơ quan THA và thực hiện việc xác minh mà không cần biết chính xác địa chỉ của người phải THA [106, tr.23].

Thông tin về địa chỉ, tài sản của người phải THA còn có thể lấy từ các hồ sơ khác như hồ sơ bầu cử, sổ đăng ký xe cơ giới hoặc sổ đăng ký đất đai. Tuy nhiên, các thông tin này không phải lúc nào cũng đáng tin cậy và dễ dàng truy cập. Ví dụ như ở Vương quốc Anh và Ireland thông tin về hồ sơ bầu cử là có sẵn nhưng không đáng tin cậy [106, pg.24-25]. Hay để tìm kiếm địa chỉ, tài sản của người phải THA qua sổ đăng ký đất đai thì sổ đăng ký đất đai phải được tập trung và thông tin phải có thể truy cập bằng tên của chủ sở hữu nhưng không phải mọi quốc gia đều đảm bảo được yêu cầu này. Ví dụ như ở Anh, nơi đăng ký đất đai (trung ương) không cung cấp thông tin về đất thuộc sở hữu của người phải THA. Người được THA muốn tìm kiếm thông tin thì phải biết vị trí của bất động sản – thường là một nhiệm vụ bất khả thi. Một số sổ đăng ký được vi tính hoá và có thể truy cập trực tuyến (như ở Áo, Phần Lan, Thuỵ Điển, Scotland), trong khi các quốc gia thành viên khác chỉ cung cấp sổ đăng ký đất đai ở cấp thành phố (Pháp, Đức). Tuy nhiên, có một xu hướng hiện nay là tổ chức lại các sổ đăng ký đất đai như cơ sở dữ liệu điện tử và sự phân mảnh giữa hệ thống các quốc gia có thể được khắc phục bằng dữ liệu điện tử cho phép truy cập chuẩn vào cơ sở dữ liệu trung tâm tại quốc gia cấp [106, tr.27].

Ở Việt Nam, việc xác minh điều kiện THA của người phải THA cũng được thực hiện thông qua các sổ đăng ký như sổ đăng ký đất đai, sổ đăng ký xe cơ giới… Tuy nhiên, cũng như ở nhiều quốc gia châu Âu, ở Việt Nam tổ chức các sổ đăng ký cũng được thực hiện theo từng địa phương và chưa có dữ liệu điện tử trung tâm, chẳng hạn như sổ đăng ký đất đai của cá nhân thì cấp quản lý là ở cấp huyện.

Từ các phân tích trên, có thể thấy, nguồn thông tin về địa chỉ, tài sản của người phải THA từ các sổ đăng ký công cộng hoặc các cơ quan quản lý thông tin là vô cùng cần thiết. Kể cả các quốc gia xây dựng phương thức xác minh trên cơ sở tuyên bố của người phải THA thì để kiểm soát sự trung thực của người phải THA

vẫn cần sử dụng đến các sổ đăng ký công cộng hoặc cơ quan quản lý thông tin để kiểm tra thông tin. Ví dụ như ở Đức, ngoài bản tuyên bố thông tin về tài sản do người phải THA cung cấp thì cơ quan THA có thẩm quyền cũng có thể tiếp cận các nguồn thông tin khác có chứa các thông tin về cá nhân cũng như tài sản của người phải THA từ chủ sử dụng lao động của người phải THA, Văn phòng thuế liên bang, cơ quan quản lý giao thông vận tải liên bang…[62] Tuy nhiên, để việc xác minh thông qua nguồn tin này có hiệu quả đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống thông tin mà ở đó, những người có thẩm quyền trong việc xác minh điều kiện được truy cập trực tiếp vào nguồn tin đó và nguồn tin đó phải được quản lý một cách thống nhất, minh bạch ở phạm vi lãnh thổ rộng nhất có thể. Ví dụ như ở Pháp, khi TPL không được truy cập trực tiếp vào nguồn thông tin mà phải thông qua cơ quan khác (văn phòng công tố) dẫn đến sự chậm trễ và không hiệu quả trong việc tìm kiếm thông tin [106, tr.23]. Hoặc ở các quốc gia như Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Việt Nam sổ đăng ký đất đai chỉ được quản lý ở cấp huyện, cấp thành phố thì việc xác minh tài sản của người phải THA dường như thiếu đi tính hiệu quả. Hoặc sổ đăng ký đất đai trung ương ở Vương quốc Anh không được quản lý theo chủ sở hữu mà được quản lý theo vị trí thửa đất cũng khiến cho việc xác minh rơi vào bế tắc cho những người có quyền thực hiện việc xác minh [106, tr.27]. Ngoài ra, đối với trường hợp chưa xây dựng được hệ thống thông tin thông qua dữ liệu điện tử thì quy định về cách thức quản lý thông tin cũng như nghĩa vụ cung cấp thông tin của các cơ quan nắm giữ thông tin về điều kiện THA của người phải THA là yêu cầu tất yếu. Ví dụ, đối với thông tin về quyền sở hữu đất đai, nếu chưa có dữ liệu điện tử thì cơ quan quản lý đất đai sẽ là người nắm giữ thông tin này. Vì vậy, việc xác minh chỉ hiệu quả khi pháp luật quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan quản lý đất đai trong việc cung cấp thông tin về quyền sở hữu đất đai cho người có thẩm quyền xác minh. Ở Pháp, theo quy định về nghĩa vụ, phối hợp và giữ bí mật trong vấn đề cung cấp thông tin, các cơ quan hành chính của Nhà nước, các khu vực, các sở và các thành phố trực thuộc trung ương, các công ty được Nhà nước cấp phép hoặc kiểm soát, các khu vực, các sở và thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở công cộng hoặc các cơ quan do cơ quan hành chính kiểm soát phải thông báo cho TPL chịu trách nhiệm THA thông tin đảm bảo rằng có thể xác định địa chỉ của con nợ hoặc ký gửi các khoản thanh khoản hoặc phải trả và thành phần bất động sản của anh ta, loại trừ bất kỳ thông tin nào khác, không thể chống lại bí mật chuyên nghiệp [113, Điều L152.1].

2.3.2.3. Phương thức xác minh từ bên thứ ba

Đây là phương thức xác minh từ bên thứ ba có nắm giữ hoặc biết được tình hình tài sản của người phải THA. Tuy nhiên, phương thức thu thập thông tin từ bên thứ ba này thường bị ngăn chặn bởi bí mật nghề nghiệp (như bí mật ngân hàng). Ở các quốc gia thành viên của liên minh châu Âu, các quy định về bí mật nghề nghiệp có thể được khắc phục nếu người phải THA đồng ý. Có một số tình huống, đặc biệt là trong bối cảnh bắt đầu một mối quan hệ kinh doanh hoặc khi tìm kiếm một khoản tín dụng, người phải THA sẽ có lợi ích để tiết lộ thông tin về giá trị tín dụng của họ. Những thông tin này có thể được sử dụng bởi người được THA. Một cách khác để có được thông tin (thông thường trước khi bắt đầu mối quan hệ kinh doanh theo hợp đồng hoặc tương tự) là tham chiếu của ngân hàng. Đây là tài liệu dựa trên sự trao đổi thông tin giữa các ngân hàng về tình hình tài chính của khách hàng của họ, đặc biệt là liên quan đến cho vay. Thông tin được truyền tải từ ngân hàng được yêu cầu đôi khi được chuyển (trên cơ sở tự nguyện) đến người được THA (phải là khách hàng của ngân hàng). Việc chuyển thông tin này bị giới hạn bởi bảo vệ dữ liệu cũng như bảo mật ngân hàng, do đó, phải tuân theo uỷ quyền của khách hàng. Ở một số quốc gia thành viên, tài liệu tham khảo ngân hàng được cung cấp dưới dạng dịch vụ độc lập trong kinh doanh ngân hàng. Ở Đức, hợp đồng ngân hàng hình thức tiêu chuẩn thường xuyên có một điều khoản uỷ quyền theo đó khách hàng tư nhân (người tiêu dùng) đồng ý với việc chuyển thông tin. Tuy nhiên, tại Áo, Toà án dân sự tối cao cho rằng uỷ quyền của khách hàng theo điều khoản tiêu chuẩn là không hợp lệ.

Ở Việt Nam, mặc dù pháp luật đã loại trừ quy định bí mật nghề nghiệp trong hoạt động ngân hàng khi các cơ quan này cung cấp thông tin về tài khoản, tài sản của người phải THA cho CHV, đồng thời, đã quy định mức xử phạt từ 1.000.000 đồng – 3.000.000 đồng nếu không cung cấp thông tin. Tuy nhiên, mức xử phạt này quá thấp, và thực tế, để bảo vệ khách hàng, các ngân hàng thường tìm các cách khác nhau để từ chối cung cấp thông tin (nội dung này sẽ được NCS phân tích cụ thể ở chương thực trạng).

Như vậy, khác với phương thức thu thập thông tin từ sổ đăng ký với các nhược điểm như không đáng tin cậy, thông tin lỗi thời, thông tin thiếu sự minh bạch, rò ràng… thì phương thức thu thập thông tin qua bên thứ ba loại bỏ được các nhược điểm đó. Bởi lẽ, đây là các thông tin mang tính trực tiếp. Nghĩa là người nắm giữ thông tin đang trực tiếp quản lý hoặc nắm giữ tài sản của người phải THA. Tuy

nhiên, cũng giống như thông tin được thu thập qua tuyên bố của người phải THA, thì nguồn thông tin này cũng phụ thuộc vào cá nhân người cung cấp thông tin. Vì vậy, để thực hiện hiệu quả phương thức thu thập thông tin từ bên thứ ba cần phải có sự đảm bảo từ hai phía là người thu thập thông tin và người cung cấp thông tin. Cụ thể, đối với người cung cấp thông tin, pháp luật phải đảm bảo sự trung thực và sẵn sàng cung cấp thông tin của người này. Còn đối với người thu thập thông tin thì phải có quy định để đảm bảo các thông tin được sử dụng đúng mục đích, không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người phải THA cũng như người cung cấp thông tin.

Từ các phân tích về phương thức thu thập thông tin, có thể thấy, mỗi phương thức thu thập thông tin đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó, mỗi quốc gia có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương thức thu thập thông tin tuỳ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Đồng thời, trên cơ sở phân tích, xem xét các ưu điểm, nhược điểm đó, các quốc gia hoạch định cho mình kế hoạch xây dựng hành lang pháp lý tương ứng để hạn chế các nhược điểm, phát huy các ưu điểm, giúp cho việc thu thập thông tin hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực của hoạt động THADS.

Ngoài ra, phương thức xác minh cũng có mối liên hệ mật thiết với chủ thể xác minh. Qua nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia châu Âu, có thể thấy, đối với các quốc gia giao quyền chủ động trong việc THA cho người được THA (hay như cách gọi của giáo sư Burkhard Hess là hệ thống phi tập trung) thì việc truy cập trực tiếp của người được THA vào các đăng ký được loại trừ bởi quy định bảo vệ dữ liệu. Ở các quốc gia này, người được THA phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng khi tìm cách thi hành các yêu cầu của họ. Một ví dụ nổi bật là Đức, nơi sự lựa chọn của các cơ quan có thẩm quyền phần lớn phụ thuộc vào địa điểm nơi có tài sản của người phải THA. Hiện tại, người được THA có bất kỳ thông tin nào tình hình tài chính của người phải THA thì có thể yêu cầu CHV nơi người phải THA cư trú để bắt đầu các biện pháp THA. Nếu CHV không liên lạc với người phải THA, người phải THA có thể được triệu tập để khai báo tài sản của mình. Trên cơ sở cung cấp thông tin của người phải THA, người được THA bắt đầu các thủ tục THA lần nữa. Tuy nhiên, trái với tình hình của nhiều quốc gia láng giềng như Áo, CHV không được trao quyền truy cập trực tiếp vào sổ an sinh xã hội, cũng tồn tại ở Đức. Do đó, người được THA thường mất thời gian (và tiền bạc), khả năng làm việc của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022